Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập
lượt xem 4
download
Bài viết Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập trình bày một số điểm chính về thực trạng tài chính và một số vấn đề khi thực hiện tự chủ tài chính trong trong các trường đại học công lập Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng tài chính và triển khai tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập
- THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ TRIỂN KHAI TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Mai Thanh Phong Trường Đại học Bách Khoa-ĐHQG TP.HCM Theo Hiệp hội đại học Châu Âu (European University Association) (2012), tự chủ đại học bao gồm (i) tự chủ về tổ chức (organisational autonomy), (ii) tự chủ về tài chính (financial autonomy), (iii) tự chủ về nhân sự (staffing autonomy), (iv) tự chủ về học thuật (academic autonomy). Trong đó, quyền tự chủ về tài chính cho phép trường có điều kiện huy động các nguồn lực và phân bổ nguồn tài chính để hiện thực hóa những mục tiêu đặt ra. Tự chủ về tài chính thể hiện ở các nội dung cụ thể sau: quyết định mức học phí, trả lương cho giảng viên (theo thành tích nghiên cứu và giảng dạy), phân bổ ngân sách một cách độc lập, sở hữu bất động sản, tài sản tài chính, vay vốn, đầu tư ở thị trường tài chính. Một số trường đại học đã triển khai thực hiện thí điểm tự chủ đại học trong giai đoạn 2014-2017 theo tinh thần Nghị định 77/NĐ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Cho đến nay, các trường đại học đang trong giai đoạn bắt đầu thực hiện tự chủ đại học theo Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ 01/07/2019 và Nghị định hướng dẫn số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019. Bài viết này trình bày một số điểm chính về thực trạng tài chính và một số vấn đề khi thực hiện tự chủ tài chính trong trong các trường đại học công lập Việt Nam. 1. Thực trạng tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) hiện nay Nguồn tài chính cho giáo dục đại học (GDĐH) bao gồm nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn thu hợp pháp của các cơ sở GDĐH. Cơ chế tài chính GDĐH bao gồm chi NSNN cho GDĐH và phương pháp phân bổ NSNN cho GDĐH thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL); hiện nay là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL, trong đó có cơ sở GDĐH công lập. Cơ chế quản lý chi NSNN cho GDĐH (chi đầu tư và chi thường xuyên và phương pháp phân bổ NSNN cho GDĐH) được thực hiện theo các quy định chung của Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn. Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở GDĐH công lập bao gồm thu học phí; các khoản thu hợp pháp và nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định. Về nguyên tắc, Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo cung cấp phần kinh phí quan trọng cho các trường ĐHCL kể cả khi trường đã thực hiện tự chủ tài chính. Tuy nhiên, việc cung cấp phần kinh phí này tới mức nào, theo cơ chế nào và trách nhiệm của nhà trường đối với việc sử dụng phần kinh phí này như thế nào đối với một trường đại học cụ thể cần phải được nghiên cứu kỹ và xác định phù hợp, hiệu quả. Đối với các cơ sở giáo dục được Nhà nước bao cấp 100% kinh phí thì vẫn cần và có thể xây dựng một cơ chế tự chủ về tài chính phù hợp và hiệu quả, đồng bộ với tự chủ về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tự chủ về tổ chức, biên chế, nhân sự. 401
- Do nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, việc tăng cường huy động và huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho cơ sở GDĐH, hướng tới phát triển nhanh, toàn diện và bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Khi có nguồn lực tài chính thì các trường đại học mới có cơ sở để phát triển các nguồn lực khác như cơ sở vật chất, con người vì đó chính là những yếu tố quyết định đến chất lượng của giáo dục đại học, trong giai đoạn hiện nay giáo dục đại học đòi hỏi một nguồn lực tài chính rất lớn. Theo thống kê, hiện nay, nguồn tài chính của các trường đại học công lập (ĐHCL) cơ bản là từ ngân sách nhà nước và thu từ học phí: + Ngân sách nhà nước chiếm từ 30% - 40% tổng thu của các trường ĐHCL hàng năm. Do nguồn ngân sách được cấp là nguồn thu chủ yếu và lại phụ thuộc rất lớn vào quy mô hay cụ thể hơn là số lượng sinh viên đầu vào của Trường, cho nên để gia tăng nguồn thu chỉ có thể có được khi tăng quy mô sinh viên. + Nguồn tài chính quan trọng thứ hai cho các trường là thu từ hoạt động sự nghiệp, bao gồm nguồn thu từ sinh viên và các nguồn thu khác chiếm khoảng 60% - 70% tổng nguồn thu của các trường. Bình quân các trường đại học tự đảm bảo cân đối chi thường xuyên được khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi thường xuyên này vẫn chưa thể đảm bảo đủ nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàng năm. Sau một thời gian triển khai Nghị định 77/NĐ-CP năm 2014 về cơ chế tự chủ đại học và cụ thể là tự chủ tài chính, các trường ĐHCL thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ đã đạt một số kết quả và tồn tại như sau: Về cơ bản các trường ĐHCL đã đảm bảo được toàn bộ chi hoạt động thường xuyên, thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người học, miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, trích lập quỹ học bổng khuyến khích theo quy định và các trường ĐHCL đó đều có chênh lệch thu lớn chi. Nhờ có cơ chế học phí mới, các trường cũng có cơ hội và thuận lợi hơn trong thực hiện chính sách học bổng, học phí (gia tăng học bổng, số xuất và số người được học bổng) đối với đối tượng chính sách. Có thể minh chứng bằng số liệu như sau: + Thu từ học phí và lệ phí tăng 3% so với thời điểm trước tự chủ và vẫn là nguồn thu chính của các trường đại học, chiếm trên 70% trong tổng thu của các trường; + Tổng thu giai đoạn thí điểm tự chủ năm 2015-2016 tăng 19,9% so với giai đoạn trước tự chủ, trong đó: (i) Thu từ ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên, không thường xuyên và vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 29,8%; (ii) Thu hoạt động sự nghiệp từ thu học phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác tăng 23,5%; (iii) Thu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ giảm 0,2%. Thu nhập của người lao động đã tăng lên rõ rệt so với thu nhập bình quân giai đoạn trước; + Cơ cấu nguồn quỹ trích lập trong các trường tự chủ trên 24 tháng cũng có sự phân hóa mạnh mẽ. Cùng với việc tăng học phí theo cơ chế tự chủ tài chính và tiếp tục thu hút giảng viên và sinh viên, các trường cũng tăng quỹ trích lập lên 45,5% kể từ sau tự chủ; + Trong khi đó, quỹ khen thưởng và quỹ phát triển sự nghiệp (giai đoạn 2015- 2017) tăng lên, quỹ phúc lợi và quỹ ổn định thu nhập đều có xu hướng giảm xuống, tỷ lệ giảm tương ứng là -17% và -14%. 402
- Các trường ĐHCL được chủ động xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với từng đơn vị, dần dần quản lý hoạt động của đơn vị theo đầu ra, giảm dần việc quản lý các yếu tố đầu vào. 2. Một số vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai tự chủ đại nói chung trong các trường ĐHCL Tự chủ đại học đặt ra một số thách thức như năng lực tự chủ của một số trường ĐHCL còn hạn chế, một số quy định của luật và các văn bản pháp quy chưa được rõ, cụ thể dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, lúng túng khi triển khai thực hiện. Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ 01/07/2019 trong đó đề cao tính tự chủ của các trường đại học đặc biệt là tự chủ về tài chính. Đây là cơ sở để các trường ĐHCL chủ động xây dựng và triển khai các giải pháp gia tăng nguồn thu và kế hoạch chi tiêu. Tuy nhiên, biện pháp gia tăng nguồn thu khả dĩ nhất của các trường chỉ là từ nguồn thu học phí. Trong khi đó, trên bình diện chung của xã hội thì khả năng chi trả của người học là chưa cao nên các trường phần lớn gặp khó khăn khi quyết định nâng mức học phí. Hiện tại, việc tự chủ đại học là đồng nghĩa với việc nhà nước cắt ngân sách chi thường xuyên, thậm chí cả chi đầu tư. Như vậy có thể thấy rõ, nguồn tài chính của các trường đang đặt hết lên vai người học. Việc đa dạng hoá nguồn thu cho các trường gặp rất nhiều rào cảm bởi quy định của các luật và văn bản pháp quy khác. Chẳng hạn, Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Luật đất đai sẽ hạn chế các trường triển khai các hoạt động như liên doanh, liên kết, cho thuê, góp vốn đầu tư,… nhằm gia tăng nguồn thu. Việc sở hữu và quyền khai thác kết quả nghiên cứu khoa học từ các công trình nghiên cứu cũng gặp nhiều khó khăn bởi các quy định của Luật sở hữu trí tuệ, Luật khoa học và công nghệ. Bên cạnh các quy định theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục ĐH vẫn phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu dẫn đến vướng mắc, khó khăn và chưa được chủ động trong nhiều hoạt động liên quan đến mua sắm thiết bị, đầu tư công, xây dựng cơ bản, gây chậm tiến độ ở nhiều dự án. Việc thực hiện tự chủ về bộ máy, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sa thải, cơ chế tiền lương tại các Trường ĐHCL là đối tượng được điều chỉnh đồng thời bởi quy định của nhiều luật: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Bộ luật Lao động; Luật Thi đua khen thưởng; một số luật chuyên ngành… Điều này dẫn đến sự xung đột và chồng chéo trong việc thực hiện. Quyền và trách nhiệm của Hội đồng trường, quan hệ giữa hội đồng trường với hiệu trưởng, Đảng uỷ,… cũng là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của trường và tất nhiên đến chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường. 3. Kiến nghị, giải pháp tăng cường tự chủ tài chính tại các trường ĐHCL Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế tự chủ cho các trường đại học, đặc biệt trong tự chủ tài chính: - Tiếp tục tăng đầu tư của nhà nước gắn với đổi mới phương thức và cơ chế đầu tư của nhà nước cho phát triển giáo dục đại học phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện cụ thể của Việt Nam, nâng cao hiệu quả đầu tư, theo hướng đầu tư có 403
- trọng tâm, trọng điểm, có tính cạnh tranh gắn với kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của trường. - Xây dựng chính sách cho phép trường đại học công lập được phép vay vốn phát triển từ các định chế tài chính. - Giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu cho các trường; các trường được quyền khai thác và được miễn giảm các loại thuế liên quan hoạt động này. - Trường đại học được sở hữu và khai thác cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,…) cho liên doanh, liên kết, hợp tác, cho thuê,… để gia tăng nguồn thu. Kết luận Tự chủ (Autonomy) là thuộc tính tất yếu của quản trị đại học hiện đại. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực từ 01/07/2019 và Nghị định hướng dẫn số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019. Trong đó, tự chủ đại học là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn đầu triển khai nên một số vấn đề vẫn còn lúng túng khi thực hiện. Mặt khác, việc triển khai tự chủ đại học còn bị chi phối bởi các luật và văn bản pháp quy khác nên chưa thực sự được “tự chủ” ở một số vấn đề. Điều này làm hạn chế đáng kể thuộc tính quan trọng “tự chủ” của một trường đại học, cụ thể ở đây là tự chủ về tài chính. Do đó, việc không ngừng rà soát, điều chỉnh các luật và văn bản pháp quy liên quan nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học là hết sức cần thiết. Qua đó, tạo hành lang pháp lý phù hợp cho phát triển giáo dục đại học, hòng bắt kịp các nền giáo dục đại học khác trong khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, ban hành ngày 24 tháng 10 năm 2014 2. Chính phủ, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công, ngày 14/2/2015; 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Báo cáo kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ cở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017; 4. Trang Thông tin điện tử Hội đồng lý luận TW, Một số vấn đề về cơ chế tự chủ của các trường đại học; 5. Tổng hợp ý kiến từ Báo cáo kiểm toán thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học thuộc Bộ GD&ĐT của KTNN cho giai đoạn thí điểm tự chủ - năm 2019. 404
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay - Nguyễn Trung Chinh
239 p | 322 | 89
-
Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
19 p | 124 | 21
-
Viện trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance)
25 p | 118 | 20
-
Thực trạng hợp tác của các trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam
13 p | 86 | 6
-
Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp thực trạng và những vấn đề đặt ra
13 p | 51 | 5
-
Thực trạng, hiệu quả và những hạn chế, bất cập của chính sách, cơ chế đối với hệ thống các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập
18 p | 105 | 5
-
Thực trạng công tác phát triển đội ngũ viên chức hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tại trường Đại học Sài Gòn
5 p | 80 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau
14 p | 114 | 4
-
Cần một gói hỗ trợ tài chính của nhà nước để đào tạo nhân lực công nghệ cao phục vụ và phát triển nông nghiệp nông thôn
8 p | 10 | 4
-
Thực trạng tự chủ đại học tại Việt Nam hiện nay và một số giải pháp
8 p | 14 | 3
-
Phân bổ tài chính công cho phát triển xã hội: Thực trạng và vấn đề - Hà Huy Thành
0 p | 61 | 3
-
Phát triển nhân tài cho đội ngũ cán bộ, công chức của Thành phố Hồ Chí Minh (nhìn từ góc độ chính sách công)
9 p | 9 | 3
-
Quản lý tài chính ở Đại học Quốc gia TpHCM thực trạng và giải pháp
8 p | 11 | 3
-
Ebook 30 năm Sóc Trăng xây dựng và phát triển: Phần 2
134 p | 8 | 2
-
Thực trạng nghèo đói tại các tỉnh dự kiến thí điểm dự án trợ cấp tiền mặt
8 p | 77 | 2
-
Phát triển mạng an toàn tài chính quốc gia ở việt nam
10 p | 42 | 2
-
Tiêu chí và mô hình phát triển đại học bền vững: Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội
8 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn