intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

Chia sẻ: Nhadamne Nhadamne | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá thực trạng tổ chức căng tin, các loại thực phẩm và đồ uống được bán tại căng tin trường học, xu hướng tiêu thụ thực phẩm của học sinh. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 trường học các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tổ chức căng tin trong các trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CĂNG TIN TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC<br /> TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG<br /> Phạm Bích Diệp*, Nguyễn Thị Hồng Diễm*,**<br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Thói quen ăn uống, kiến thức về dinh dưỡng của học sinh có ảnh hưởng tới sự hình thành<br /> cũng như tiến triển của các bệnh không lây nhiễm sau này. Căng tin trường học là nơi có thể giáo dục kiến thức<br /> dinh dưỡng cũng như thói quen sử dụng thực phẩm lành mạnh của học sinh. Căng tin trường học lành mạnh sẽ<br /> giúp học sinh có hành vi lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.<br /> Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tổ chức căng tin, các loại thực phẩm và đồ uống được bán tại căng tin<br /> trường học, xu hướng tiêu thụ thực phẩm của học sinh.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 28 trường học các cấp tại thành phố<br /> Hồ Chí Minh (TP. HCM) và thành phố Đà Nẵng.<br /> Kết quả: Hầu hết người phụ trách căng tin có trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 (71,5%); 21,4 % người phụ<br /> trách căng tin chưa được tập huấn về dinh dưỡng. Khoảng 85,7% các trường tự quản lý căng tin và 82,1%<br /> trường do Ban Giám hiệu quyết định thực phẩm bán tại căng tin. Có 93,8% căng tin bán bim bim (snack), trong<br /> đó ở TP. HCM là 100% và Đà Nẵng là 87,5%. Có 67,9% căng tin có bán nước ngọt có ga, tại Hồ Chí Minh là<br /> 85,7% cao hơn ở Đà Nẵng là 50,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với X2 = 4,09, p < 0,05. Có 71,5% căng tin<br /> có bán các loại sữa; tỷ lệ căng tin có bán mì tôm các loại và các món xào, rán cho học sinh là 71,4% và 53,6%, các<br /> tỷ lệ này ở TP. HCM đều cao hơn tại Đà Nẵng. Có 7,1% số trường có bán trái cây cho học sinh. Thực phẩm học<br /> sinh tiêu thụ phổ biến theo thứ tự từ nhiều đến ít là kẹo các loại, nước ngọt (có ga và không có ga), bim bim<br /> (snack), mì tôm. Sữa các loại được học sinh tiêu thụ đứng hàng thứ 5 sau kẹo, nước ngọt, bim bim và mì tôm.<br /> Kết luận: Hầu hết căng tin do các nhà trường tự quản lý. Việc ra quyết định các loại thực phẩm bán tại<br /> căng tin trong trường học phần lớn là do Ban Giám hiệu nhà trường trong khi tỷ lệ cha mẹ học sinh tham gia ra<br /> quyết định chưa cao. Tỷ lệ các trường bán các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, nhiều muối, chất<br /> béo cao. Thực phẩm và đồ uống học sinh tiêu thụ nhiều nhất cũng là các loại thực phẩm được đóng gói sẵn và chủ<br /> yếu là các loại đồ ăn chứa nhiều muối, đường và chất béo.<br /> Từ khóa: căng tin trường học, thực phẩm lành mạnh<br /> ABSTRACT<br /> THE ORGANIZATION STATUS OF SCHOOL CANTEENS IN HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG CITY<br /> Pham Bich Diep, Nguyen Thi Hong Diem<br /> * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 381 - 387<br /> Background: Student's eating habits, nutritional knowledge affect the formation and progression of non-<br /> communicable diseases in the future. School’s canteen is a place where can educate students' nutritional<br /> knowledge and healthy eating habits. Healthy school canteen will help students to make healthier food choices.<br /> Objectives: To assess the organization status of school canteens, the types of food and drinks sold at the<br /> school canteens, food consumption trends of students.<br /> Methods: A descriptive-cross study was conducted on 28 schools at all levels in Ho Chi Minh City and Da<br /> Nang City.<br /> *Trường Đại học Y Hà Nội **Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế<br /> Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hồng Diễm ĐT: 0905165239 Email: hongdiemmoh@gmail.com<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 381<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019<br /> <br /> Results: Most canteen’s managers (71.5%) had secondary and high school education, 21.4% of those have<br /> not received any nutrition training. About 85.7% of schools manage canteen themselves; 82.1% of School Boards<br /> decide foods sold at school canteen. About 93.8% of canteens sold snack, of which in HCM City and Da Nang<br /> were 100% and 87.5%, respectively. About 67.9% of canteens sold carbonated soft drinks, the rate in Ho Chi<br /> Minh City was higher than that in Da Nang city (85.7% vs 50.0%), the difference was statistically significant<br /> with X2 = 4.09, p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0