YOMEDIA
ADSENSE
Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
68
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định trình bày: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thức TCLTKT mang tính đặc thù của lãnh thổ. Cũng chính từ đó, tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định đã được xác định theo ba tiểu vùng kinh tế. Mỗi tiểu vùng có những thế mạnh riêng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />
HOÀNG QUÝ CHÂU<br />
Trường Đại học Quy Nhơn<br />
Tóm tắt: Bình Định là địa phương có điều kiện khá thuận lợi về vị trí địa lí<br />
và sự phân hóa lãnh thổ tương đối rõ nét về nguồn lực tự nhiên, tài nguyên<br />
thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự phân bố các hình thức TCLTKT<br />
mang tính đặc thù của lãnh thổ. Cũng chính từ đó, tổ chức lãnh thổ kinh tế<br />
tỉnh Bình Định đã được xác định theo ba tiểu vùng kinh tế. Mỗi tiểu vùng có<br />
những thế mạnh riêng.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Bình Định là địa phương có vị trí địa lí khá thuận lợi, được xem là đầu mối phía Đông<br />
của trục đường 19 - hành lang kinh tế Đông - Tây nối giữa Duyên hải và Tây Nguyên<br />
tốt nhất. Đặc biệt, Bình Định có cảng Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội với<br />
hậu phương cảng rộng lớn và hấp dẫn đối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, Đông<br />
Bắc Campuchia và Thái Lan. Ngoài ra, Bình Định còn có sự phân hóa khá rõ nét về<br />
lãnh thổ giữa bộ phận phía Tây và bộ phận phía Đông với những lợi thế nổi bật có ý<br />
nghĩa đối với tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT). Từ đó, tạo điều kiện hình thành ở địa<br />
phương này ba tiểu vùng kinh tế với sự kết hợp các hình thức TCLTKT khá đa dạng.<br />
1. MỘT SỐ HÌNH THỨC TCLTKT TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />
Với những lợi thế về vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, Bình Định có<br />
khả năng phát triển một số hình thức TCLTKT chủ yếu như sau:<br />
1.1. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp<br />
Một trong số các hình thức TCLTNN phát triển khá nổi bật trên địa bàn tỉnh Bình Định,<br />
đó là trang trại. Tính đến năm 2008 toàn tỉnh Bình Định có 1.019 trang trại [1].<br />
Trong thời gian qua, số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh Bình Định có chiều hướng<br />
giảm dần, càng về sau mức độ giảm càng nhanh hơn. Tuy nhiên, sự tăng, giảm số lượng<br />
trang trại có sự khác biệt nhau giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh. Đáng chú ý nhất là<br />
các huyện Tuy Phước, Phù Cát, An Lão và Vĩnh Thạnh có sự giảm sút rất rõ về số trang<br />
trại. Ngược lại, các huyện Hoài Ân, An Nhơn và thành phố Quy Nhơn, số trang trại tăng<br />
lên một cách đáng kể. Sự thay đổi về số lượng trang trại liên quan với hướng đầu tư<br />
kinh doanh và thị trường tiêu thụ sản phẩm trang trại. Trang trại ở Bình Định thường tập<br />
trung với số lượng khá nhiều (trên 100 trang trại) tại các huyện đồng bằng và trung du<br />
có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn như Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Ân.<br />
Năm 2008, diện tích đất đai trang trại chiếm khoảng 1,3% diện tích đất nông nghiệp của<br />
tỉnh. Trong đó, bình quân diện tích đất đai trên một trang trại lớn nhất thuộc về loại hình<br />
trang trại lâm nghiệp (8,6 ha/trang trại), nhỏ nhất là loại hình trang trại chăn nuôi (1,5<br />
ha/trang trại). Lao động trang trại chiếm khoảng 0,4% lao động đang làm việc trong khu<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(16)/2010: tr. 119-126<br />
<br />
120<br />
<br />
HOÀNG QUÝ CHÂU<br />
<br />
vực nông, lâm, thủy sản và thu nhập của trang trại cũng chiếm khoảng 0,4% tổng sản<br />
phẩm của khu vực đó. Trong thời gian đến, nếu nguồn vốn đầu tư được cải thiện, nhận<br />
được sự hỗ trợ về vốn vay của địa phương và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào<br />
trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các loại hình trang trại trên địa bàn tỉnh sẽ hoạt<br />
động có hiệu quả hơn, đặc biệt trang trại nuôi trồng thủy sản.<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định tỉ lệ 1:600.000<br />
<br />
1.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp<br />
Các hình thức TCLTCN ở tỉnh Bình Định khá đa dạng, bao gồm các điểm công nghiệp,<br />
khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) và trung tâm công nghiệp.<br />
Hệ thống các điểm công nghiệp được hình thành ngày càng nhiều và phân bố trên hầu<br />
hết các huyện trong tỉnh, song tập trung nhiều ở Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy<br />
Phước và Tây Sơn. Phần lớn các điểm công nghiệp này phân bố ở những nơi có điều<br />
kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, giao thông…, gắn với các ngành<br />
<br />
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />
<br />
121<br />
<br />
công nghiệp như: khai khoáng (đá granit, titan), chế biến (mì, dừa, hạt điều, lâm sản,<br />
thủy sản), sản xuất vật liệu xây dựng và một số mặt hàng tiêu dùng khác. Riêng huyện<br />
miền núi Vĩnh Thạnh có 2 nhà máy thủy điện là Vĩnh Sơn và Định Bình.<br />
Hiện nay, Bình Định có 2 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đang hoạt động. Đó là<br />
khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, cụm công nghiệp Quang Trung, Gò Đá Trắng, Hóc<br />
Bợm, Nhơn Bình. Trong đó, KCN Phú Tài là KCN đầu tiên của tỉnh.<br />
Ngoài ra, Bình Định đang có 6 khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp đang và sẽ<br />
xây dựng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, đó là: KCN Nhơn Hội, Nhơn Hòa, Hòa Hội,<br />
Cát Khánh, Bồng Sơn và Bình Nghi-Nhơn Tân; CCN Nhơn Phú, Phước An, Phú An,<br />
Bình Dương, Gò Mít… [7].<br />
1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ khác<br />
* Tổ chức lãnh thổ du lịch<br />
Xuất phát từ lịch sử hình thành của vùng đất này gắn liền với nền văn hóa Chămpa,<br />
Bình Định là một trong những tỉnh, thành ở khu vực miền Trung có khá nhiều làng<br />
nghề. Các điểm du lịch làng nghề nổi tiếng, đó là: Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm,<br />
làng nghề Tiện gỗ Nhạn Tháp, làng nghề Rèn Tây phương Danh (huyện An Nhơn), làng<br />
nghề Nón ngựa Phú Gia (huyện Phù Cát) và làng nghề Dệt vải thổ cẩm (huyện Vĩnh<br />
Thạnh); một số điểm di tích văn hóa Chăm nổi tiếng: Tháp Đôi (Quy Nhơn), Tháp Bánh<br />
Ít, tháp Bình Lâm (Tuy Phước), Tháp Dương Long, Tháp Thủ Thiện (Tây Sơn), Tháp<br />
Cánh Tiên, Tháp Phú Lốc (An Nhơn)… và các chùa cổ: Chùa Ông Núi, Chùa Thập<br />
Tháp, Chùa Hang… [4].<br />
Vùng ven biển Bình Định còn có khả năng phát triển các điểm du lịch có giá trị, đó là<br />
các bãi tắm và đầm: Bãi tắm Quy Nhơn, Hải Giang (Quy Nhơn); Trung Lương, Vĩnh<br />
Hội (huyện Phù Cát); Tam Quan, Lộ Diêu (huyện Hoài Nhơn); Mũi Rồng (Phù Mỹ);<br />
Đầm Trà Ổ, Đầm Đề Gi (huyện Phù Mỹ, Phù Cát)…<br />
Có 3 tuyến du lịch bao gồm: tuyến du lịch ven biển từ Sông Cầu - Quy Nhơn - Đề Gi Tam Quan. Đây là không gian du lịch quan trọng nhất của tỉnh. Trong đó có trung tâm<br />
du lịch là thành phố Quy Nhơn và tuyến du lịch Phương Mai - Núi Bà là tuyến du lịch<br />
trọng điểm quốc gia; tuyến dọc quốc lộ 19 và Đông Trường Sơn từ Quy Nhơn - An<br />
Nhơn - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh và Đông Trường Sơn; tuyến du lịch dọc Quốc lộ 1A kéo<br />
dài theo chiều dài của tỉnh, giáp với Quảng Ngãi ở phía Bắc và Phú Yên ở phía Nam.<br />
Hiên nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có một số khu du lịch đặc trưng với khả năng<br />
phát triển mạnh, thu hút nhiều khách du lịch nhất, đó là: khu du lịch thắng cảnh Ghềnh<br />
Ráng - Quy Hoà, khu du lịch Bảo tàng Quang Trung - Nguyễn Huệ, khu du lịch thắng<br />
cảnh Hầm Hô, khu du lịch Thành Hoàng Đế (Thành Đồ Bàn), khu du lịch suối khoáng<br />
Hội Vân và khu du lịch Núi Bà. Các khu du lịch khác chủ yếu tập trung ở thành phố<br />
Quy Nhơn: khu du lịch bán đảo Phương Mai - đầm Thi Nại, khu du lịch tập trung ở phía<br />
nam tuyến Quy Nhơn - Sông Cầu.<br />
<br />
122<br />
<br />
HOÀNG QUÝ CHÂU<br />
<br />
Ngoài ra, còn có 4 cụm du lịch, đó là: cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận; cụm du lịch<br />
Tây Sơn - An Nhơn và phụ cận; cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận, trong đó thị trấn<br />
Bồng Sơn là trung tâm du lịch, dịch vụ của khu vực phía Bắc tỉnh; cụm du lịch Định<br />
Bình - Vĩnh Sơn và Đông Trường Sơn.<br />
* Đô thị: Dân số đô thị tỉnh Bình Định là 406,4 nghìn người (năm 2008), chiếm 27,4%<br />
tổng dân số toàn tỉnh. Các đô thị hình thành và phát triển dọc theo hành lang quốc lộ 1A<br />
và quốc lộ 19, hợp thành một cấu trúc không gian tuyến - điểm. Các đô thị có tốc độ<br />
phát triển nhanh hầu hết tập trung dọc theo tuyến quốc lộ 1A, như: thành phố Quy<br />
Nhơn, thị trấn Diêu Trì, Bình Định và Bồng Sơn.<br />
Tính đến nay, trên toàn tỉnh Bình Định có 15 đô thị, trong đó thành phố Quy Nhơn là đô<br />
thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học<br />
kỹ thuật của tỉnh. Các đô thị khác là đô thị loại V, huyện lị hoặc trực thuộc huyện [5].<br />
Dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định,<br />
toàn tỉnh có thể chia làm 3 vùng phát triển dân cư đô thị như sau: Vùng thành phố Quy<br />
Nhơn và khu vực phụ cận; vùng hành lang Quốc lộ 1A và dải ven biển; vùng trung du,<br />
miền núi.<br />
* Hành lang kinh tế (HLKT) đường 19: HLKT đường 19 là một trong những trục<br />
Đông - Tây, liên kết trực tiếp giữa Bình Định và các tỉnh Bắc Tây Nguyên. Đây cũng là<br />
một trong những tuyến đường bộ đối ngoại quan trọng nhất của Tây Nguyên, liên kết<br />
với vùng ven biển và các nước trên thế giới. Hành lang này dài khoảng 250 km, trong<br />
đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định là 70 km và qua Gia Lai là 180 km, được xây<br />
dựng sớm với chất lượng tốt nhất trong hệ thống trục ngang ở miền Trung.<br />
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, HLKT đường 19 chạy dọc sông Kôn, qua các huyện Tây<br />
Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và kết nối với cảng Quy Nhơn. Đây là khu vực tập trung dân<br />
cư đông đúc, trình độ dân trí cao gắn với văn hóa Tây Sơn và văn hoá ChămPa tạo điều<br />
kiện ngành du lịch phát triển. Bên cạnh đó có thủy điện Vĩnh Sơn, thuỷ điện Định Bình<br />
đã tạo cho ngành công nghiệp phát triển ở một mức độ nhất định. Cùng với Quy Nhơn,<br />
Phú Tài cũng như các ngành công nghiệp khác trong dải hành lang cũng được phát triển<br />
như khai thác, chế biến đá granit, chế biến gỗ, sản xuất mía đường, sản xuất các mặt<br />
hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng. Đặc biệt, một bộ phận dân cư trên trục hành<br />
lang này có khả năng tiếp cận thị trường theo hướng phát triển các ngành thương mại,<br />
du lịch và dịch vụ [3].<br />
* Khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội: KKT Nhơn Hội thuộc bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình<br />
Định, có diện tích tự nhiên khoảng 12.000 ha, được thành lập theo Quyết định số<br />
141/2005/QĐ -TTg ngày 14/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu trở thành hạt<br />
nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị công nghiệp - dịch vụ - du lịch của vùng KTTĐ miền<br />
Trung. Hiện nay, KKT này đang được đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư [6].<br />
KKT Nhơn Hội nằm ở vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng,<br />
tuyến trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung, trên hành lang của tuyến đường<br />
hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biển của các nước trong Tiểu khu vực Mekong mở<br />
<br />
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />
<br />
123<br />
<br />
rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và Thái Lan. Vì Vậy, KKT Nhơn Hội có<br />
vị trí thuận lợi về giao lưu quốc tế, góp phần mở rộng thị trường với các vùng khác<br />
trong cả nước cũng như trong khu vực.<br />
Trong tương lai, khi cảng Nhơn Hội được hình thành sẽ hỗ trợ cho cảng Quy Nhơn hiện<br />
hữu (vì hạn chế về mặt bằng không còn khả năng mở rộng), sản lượng hàng thông qua<br />
cảng sẽ tăng nhanh và nhiều tuyến đường biển đến các cảng cũng sẽ mở ra. Quan hệ<br />
giao thương thông qua hệ thống đường giao thông quốc gia cũng sẽ tăng lên tương ứng<br />
và tạo điều kiện phát triển kinh tế cả vùng.<br />
2. THỰC TRẠNG TCLTKT TỈNH BÌNH ĐỊNH<br />
Dựa trên cơ sở các lí thuyết phát triển không gian, các chỉ tiêu giá trị phản ánh sự phát<br />
triển và phân bố, sự phân hóa khá rõ nét về các nguồn lực và sự phân bố các hình thức<br />
TCLTKT mang tính đặc thù của lãnh thổ, TCLTKT tỉnh Bình Định được xác định theo<br />
3 tiểu vùng: Tiểu vùng phía nam, Tiểu vùng Duyên hải phía Đông và Tiểu vùng Trung<br />
du, miền núi phía Tây.<br />
* Tiểu vùng phía Nam: Vùng “ Dọc Quốc lộ 19 và thành phố Quy Nhơn” bao gồm<br />
các huyện: Tây Sơn, An Nhơn, Vân Canh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn<br />
Tiểu vùng này bao gồm 5 đơn vị hành chính, với diện tích 2.236 km2, chiếm khoảng<br />
37% diện tích toàn tỉnh, với số dân trung bình (năm 2008) là 783,7 nghìn người, chiếm<br />
52,8% dân số toàn tỉnh. Giá trị sản xuất vật chất của tiểu vùng chiếm tỉ trọng rất cao,<br />
khoảng 66,5%. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 52%, tập<br />
trung chủ yếu trong khu vực II và III. Tỉ lệ đô thị hóa chiếm đến 43,2%, gấp 1,56 lần<br />
mức bình quân cả tỉnh (tỉ lệ đô thị của tỉnh là 27,7%) [2]. Trong đó, thành phố Quy<br />
Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và 5 thị trấn: Tuy Phước, Diêu Trì (thuộc huyện<br />
Tuy Phước), Bình Định, Đập Đá (thuộc huyện An Nhơn), Phú Phong (thuộc huyện Tây<br />
Sơn) và Vân Canh (thuộc huyện Vân Canh) là đô thị loại V.<br />
Thế mạnh của tiểu vùng này là khả năng phát triển hệ thống cảng biển, đó là hệ thống<br />
cảng Quy Nhơn và cảng Nhơn Hội (trong tương lai). Vấn đề phát triển hành lang ven<br />
biển với cửa ra Quy Nhơn trong thế liên kết với hành lang ven biển miền Trung và đón<br />
trước cửa ra cho khu vực Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan<br />
qua HLKT đường 19 được coi là ưu tiên số một.<br />
Mặt khác, để phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác lợi thế của cảng Quy Nhơn, việc xác<br />
định vùng hấp dẫn (vùng ảnh hưởng) có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút hàng<br />
hoá, mở rộng giao lưu. Miền Trung là một dải đất dài và tuy hai cực Đà Nẵng, Nha<br />
Trang có vùng ảnh hưởng rộng lớn hơn cực Quy Nhơn, nhưng Đà Nẵng và Nha Trang<br />
(kể cả cực Quảng Ngãi - Vạn Tường tương lai) cũng khó lòng bao quát khoảng trống ở<br />
giữa, bao gồm cả lãnh thổ của vùng Bắc Tây Nguyên, của Nam Lào và Đông Bắc<br />
Campuchia nếu không có Quy Nhơn.<br />
Dọc HLKT đường 19 là khu vực tương đối phát triển so với các khu vực phụ cận khác,<br />
nối liền các thành phố, thị xã, thị trấn nên có khả năng tiêu thụ lớn về hàng tiêu dùng, tư<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn