intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyêt tật là xu hướng hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Nước ta đã triển khai giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được khoảng 20 năm và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non những năm gần đây đã được xã hội rất quan tâm. Bài báo này nhằm trao đổi về thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0121 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 143-154 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI XÂY DỰNG TRONG LỚP MẪU GIÁO HÒA NHẬP 5-6 TUỔI CÓ TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Trần Thị Minh Thành Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyêt tật là xu hướng hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Nước ta đã triển khai giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được khoảng 20 năm và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Giáo dục hòa nhập ở bậc mầm non những năm gần đây đã được xã hội rất quan tâm. Bài báo này nhằm trao đổi về thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập. Từ khóa: Tổ chức trò chơi, khuyết tật trí tuệ, mẫu giáo hòa nhập, giáo dục hòa nhập, trò chơi xây dựng. 1. Mở đầu Giáo dục hòa nhập là xu hướng tất yếu của xã hội hiện nay. Ở nước ta, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã được quan tâm khoảng 2 thập niên trở lại đây. Từ năm học 2002 – 2003 các tỉnh thành xây dựng Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật ở địa phương, công tác giáo dục trẻ khuyết tật được đưa vào trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục của các năm học [3]. Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật số 23/2006/QĐ–BGD&ĐT [2], bao gồm các vấn đề về tổ chức, hoạt động giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật; giáo viên, giảng viên, nhân viên giáo dục hòa nhập; người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học. Quy định này tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng và số lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) nói riêng. Việc triển khai Dự án giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non và Đề án Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi cũng đã tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật nói chung và KTTT nói riêng được đến trường, vui chơi, học tập cùng các bạn, tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển và hòa nhập xã hội. Chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2009 cũng đã có những hướng dẫn giáo viên khi tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non cho trẻ khuyết tật [1]. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Trò chơi đã sớm được khẳng định có vai trò kích thích động cơ học tập và tính sáng tạo của trẻ mầm non. L.X.Vưgôtxky đã viết “Chúng ta có thể xác định quá trình sáng tạo ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là trong trò chơi của chúng” [6;3]. Trò chơi xây dựng (TCXD) là một loại trò chơi sáng tạo, trong đó trẻ sử dụng các vật liệu Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015. Liên hệ: Trần Thị Minh Thành, e-mail: thanhttm@hnue.edu.vn. 143
  2. Trần Thị Minh Thành chơi để tạo ra một công trình hoặc một đồ vật nào đó. Qua TCXD trẻ em sẽ phát triển các lĩnh vực: Nhận thức, vận động, ngôn ngữ, tính sáng tạo (TST). . . [4, 5]. Góc chơi xây dựng là một trong những góc chơi chính trong lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, để trẻ KTTT có kĩ năng chơi, có thể tham gia trò chơi với các bạn thì giáo viên đóng vai trò quan trọng. Thực tế cho thấy, các giáo viên mầm non mặc dù đã quan tâm tới trẻ khuyết tật trong lớp và có một số điều chỉnh khi tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng còn lúng túng khi tổ chức trò chơi cho trẻ KTTT trong lớp, đặc biệt là trò chơi xây dựng. Một số trẻ KTTT trong lớp hầu như không chơi ở góc xây dựng hoặc nếu chơi thì chưa biết cách chơi, không tham gia được cùng với các bạn trong trò chơi. Bài báo này nhằm trao đổi về thực trạng tổ chức TCXD trong các lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ KTTT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ khuyết tật trí tuệ 2.1.1. Những vấn đề chung về tổ chức khảo sát Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập có trẻ KTTT. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra viết và phỏng vấn sâu, trong đó, sử dụng bảng hỏi khảo sát về nhận thức và các biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng của giáo viên theo 3 giai đoạn chuẩn bị trước khi chơi, hướng dẫn trẻ chơi và đánh giá sau trò chơi. Thời gian khảo sát: tháng 2-3 năm 2014 Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 120 giáo viên mầm non dạy hòa nhập tại một số trường mầm non ở Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định. Bảng 1a. Phân bố của mẫu nghiên cứu là giáo viên Thâm niên Số lượng Tỉ lệ (%) 1 – 2 năm 16 13,3 2 – 3 năm 20 16,7 3 – 4 năm 19 15,8 4 – 5 năm 10 8,3 > 5 năm 55 45,8 Tổng 120 100,0 Trong 120 giáo viên tham gia có 55 người có thâm niên dạy trẻ mẫu giáo trên 5 năm, 10 giáo viên đã làm việc 4 – 5 năm, 19 người có thâm niên 3 – 4 năm, 20 người có thâm niên 2 – 3 năm và 16 người có thâm niên từ 1 – 2 năm. Về kinh nghiệm dạy trẻ KTTT, có 52,5% số giáo viên tham gia trả lời làm việc với trẻ trong thời gian ngắn, từ 3 tháng trở xuống. 22,5% giáo viên có kinh nghiệm dạy trẻ KTTT từ 1 – 2 năm, 15.8% làm việc với trẻ trên 2 năm và 9,2% giáo viên làm việc với trẻ trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm khảo sát. 144
  3. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ Bảng 1.b. Kinh nghiệm dạy trẻ KTTT của giáo viên Kinh nghiệm Số lượng Tỉ lệ (%) 2 năm 19 15,8 Tổng 120 100,0 Bảng 1c. Trình độ đào tạo của giáo viên Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%) Đại học 36 30,0 Cao đẳng 76 63,3 Trung cấp 8 6,7 Tổng 120 100,0 2.1.2. Kết quả khảo sát Nhận thức của GV về việc tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ KTTT trong lớp mẫu giáo hòa nhập * Nhận thức về ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển của trẻ Bảng 2. Nhận thức về ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển tâm lí – nhân cách của trẻ Kết quả (n = 120) STT Ý nghĩa Điểm Thứ bậc trung bình 1 Phát triển tính sáng tạo 2,02 2 2 Phát triển kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp 1,75 3 3 Phát triển kĩ năng xã hội 1,37 4 4 Phát triển kĩ năng vận động tinh 2,3 1 5 Phát triển nhận thức 1,17 5 6 Phát triển thẩm mĩ 1,12 6 7 Tất cả các lĩnh vực trên 1,12 6 Qua bảng trên ta thấy, các giáo viên có nhận thức khác nhau về ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển tâm lí nhân cách cho trẻ. Trong đó, vai trò của TCXD đối với sự phát triển vận động tinh được đánh giá cao nhất, xếp thứ nhất. Sau đó là đối với sự phát triển tính sáng tạo và ngôn ngữ, giao tiếp, lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3. Ý nghĩa đối với sự phát triển nhận thức của TCXD được đánh giá thấp, chỉ đứng thứ 5, trong khi đối với kĩ năng xã hội được đánh giá cao hơn (đứng thứ 4). Còn đối với sự phát triển thẩm mĩ chỉ đứng thứ 6 trong bảng. Một số giáo viên cho rằng TCXD có ý nghĩa đối với sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trên. 145
  4. Trần Thị Minh Thành Ngoài ra qua khảo sát chúng tôi nhận được nhiều ý kiến khác nhau của giáo viên về sự thể hiện tính sáng tạo của trẻ trong trò chơi xây dựng như: Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau trong khi chơi (58,33%); trẻ tạo ra được nhiều sản phẩm từ các vật liệu chơi (45,83%); trẻ biết sử dụng các vật liệu thay thế hoặc bổ trợ trong khi chơi (38,33%); trẻ thể hiện ý tưởng độc đáo khi chơi (19,17%); Sản phẩm nhiều chi tiết, công phu (28,33%). Cô Đỗ Thị S (Hà Nội) còn bổ sung thêm “khi chơi TCXD, những trẻ có TST thường tự nghĩ ra những chủ đề khác nhau để chơi và biết phối hợp các vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm theo cách của riêng mình”. Cô Nguyễn Thị T (Hà Nội), cô Nguyễn Thị H, Tạ Thị L (Nam Định), Nguyễn Thị N, Phạm Thị H (Hải Phòng) cũng đồng ý kiến này. Cô Lê Thị L (Hải Phòng), Nguyễn Thu P (Nam Định) và một số cô giáo khác cho rằng khi chơi trò chơi xây dựng nhiều trẻ rất tập trung, hứng thú và say sưa với trò chơi của mình. Như vậy, nhận thức của đa số giáo viên về ý nghĩa của TCXD đối với sự phát triển của trẻ đã đúng nhưng chưa đầy đủ. Các giáo viên nhìn thấy khía cạnh nổi trội nhất của TCXD đó là khi chơi trẻ phải thao tác với các vật liệu xây dựng để tạo nên một sản phẩm nào đó, do đó họ đánh giá cao ý nghĩa đối với sự phát triển kĩ năng vận động tinh và tính sáng tạo cho trẻ. Các giáo viên đánh giá cao vai trò của TCXD đối với sự phát triển tính sáng tạo của trẻ. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì việc phát triển tính sáng tạo cho trẻ lứa tuổi mầm non đã được các giáo viên quan tâm. * Đánh giá của giáo viên về điểm mạnh và hạn chế của trẻ KTTT khi tham gia TCXD Qua điều tra cho thấy có 45,8% giáo viên cho rằng những hạn chế của trẻ KTTT đã dẫn đến những khó khăn khi tổ chức TCXD trong lớp hòa nhập. Các giáo viên cho rằng, trẻ KTTT thường chậm hiểu lời hướng dẫn, có kĩ năng xã hội kém, không hợp tác với bạn và giáo viên, đôi khi có những vấn đề về hành vi như mất tập trung, dễ xao lãng. Khi đánh giá những điểm mạnh của trẻ, một số giáo viên (37,5%) nhận định: trẻ KTTT hứng thú với trò chơi, ngoan, biết chơi xây dựng đơn giản khi cô làm mẫu. Mức độ quan tâm của giáo viên đối với các biện pháp tổ chức TCXD cho trẻ KTTT Khi được hỏi ý kiến về việc nghiên cứu các biện pháp tổ chức trò chơi trong lớp có trẻ KTTT học hòa nhập thì có 88,2% giáo viên rất quan tâm, 10% không có ý kiến, 1,8% cho rằng không quan tâm vì họ có thể sử dụng các biện pháp như đối với trẻ bình thường. Qua phỏng vấn trực tiếp, nhiều cô giáo bày tỏ sự lo lắng khi dạy trẻ KTTT bởi những trẻ này đôi khi rất khó kiểm soát hành vi cũng như không biết cách chơi. Họ mong muốn làm cách nào để có thể giúp trẻ chơi tốt hơn và sáng tạo hơn. Cô Nguyễn Th. T cho biết “cháu H (trẻ KTTT) cũng ngoan, dễ bảo nhưng hay cáu. Cháu không biết chơi xây dựng nên các bạn không thích chơi với cháu. Em cảm thấy rất khó khăn khi tổ chức trò chơi cũng như một số hoạt động khác. Vì vậy, em rất muốn tìm hiểu thêm các cách thức tổ chức, giáo dục cho những trẻ như thế này. Lớp em hầu như năm nào cũng có trẻ như cháu H vào học”. Bảng 3. Mức độ quan tâm của giáo viên đối với các biện pháp tổ chức trò chơi Rất Quan Quan tâm Ít Không Thứ Mức độ XT B quan tâm tâm vừa phải quan tâm quan tâm bậc STT Biện pháp N % N % N % N % N % Củng cố và 1 mở rộng biểu 38 31,7 69 57,5 13 10,8 0 0 0 0 3,21 7 tượng cho trẻ Tăng cường khả năng 2 62 51,7 54 45,0 4 3,3 0 0 0 0 3,48 3 ghi nhớ biểu tượng cho trẻ 146
  5. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ Nâng cao kĩ 3 năng chơi xây 47 39,2 64 53,3 9 7,5 0 0 0 0 3,32 5 dựng cho trẻ Kích thích 4 68 56,7 45 37,5 7 5,8 0 0 0 0 3,51 2 hứng thú Bổ sung, 5 điều chỉnh đồ 27 22,5 61 50,8 31 25,8 1 .8 2,94 12 dùng, đồ chơi Khuyến khích 6 trẻ tương tác 52 43,3 60 50,0 8 6,7 0 0 0 0 3,37 4 với bạn Chơi cùng với 7 32 26,7 71 59,2 17 14,2 0 0 0 0 3,12 8 trẻ Nâng cao khả 8 năng tự đánh 23 19,2 56 46,7 39 32,5 1 .8 1 .8 2,82 14 giá của trẻ Điều chỉnh 9 cách đánh giá, 17 14,2 54 45,0 47 39,2 2 1.7 0 0 2,72 15 nhận xét Điều chỉnh 10 cách hướng 27 22,5 65 54,2 25 20,8 2 1.7 1 .8 2,96 11 dẫn trẻ chơi Khuyến khích trẻ sử dụng 11 26 21,7 77 64,2 16 13,3 1 .8 0 0 3,07 9 các vật liệu khác nhau Gợi ý, mở 12 rộng nội dung 53 44,2 50 41,7 15 12,5 1 .8 1 .8 3,27 6 chơi cho trẻ Động viên, 13 khuyến khích 81 67,5 28 23,3 11 9,2 0 0 0 0 3,58 1 trẻ khi chơi Khuyến khích 14 trẻ giới thiệu 27 22,5 71 59,2 21 17,5 1 .8 0 0 3,03 10 sản phẩm XD Làm mẫu chơi 15 38 31,7 42 35,0 32 26,7 6 5,0 2 1,7 2,90 13 sáng tạo N = 120 Từ việc thống kê và phân tích kết quả khảo sát mối quan tâm của giáo viên đối với các biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập, dưới đây tạm chia làm 3 nhóm: nhóm những biện pháp được quan tâm nhiều nhất (thứ bậc từ 1 đến 5), nhóm những biện pháp được quan tâm vừa phải (từ bậc 6 đến bậc 10), nhóm những biện pháp ít được quan tâm nhất (từ bậc 11 đến bậc 15). – Những biện pháp được giáo viên quan tâm nhất bao gồm: + Động viên, khuyến khích trẻ trong khi chơi; + Kích thích hứng thú của trẻ trước khi chơi; 147
  6. Trần Thị Minh Thành + Tăng cường khả năng ghi nhớ biểu tượng của trẻ; + Khuyến khích trẻ tương tác với bạn; + Nâng cao kĩ năng chơi xây dựng cho trẻ. – Những biện pháp giáo viên tương đối quan tâm bao gồm: + Gợi ý mở rộng nội dung chơi cho trẻ; + Chơi cùng trẻ; + Củng cố, mở rộng biểu tượng cho trẻ; + Khuyến khích trẻ sử dụng các vật liệu chơi khác nhau; + Khuyến khích trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình; – Nhóm các biện pháp ít được quan tâm nhất: + Điều chỉnh cách thức hướng dẫn trẻ; + Làm mẫu chơi xây dựng và sử dụng sản phẩm xây dựng một cách sáng tạo; + Nâng cao khả năng tự đánh giá của trẻ; + Điều chỉnh cách đánh giá, nhận xét để kích thích tính sáng tạo của trẻ; + Bổ sung, điều chỉnh đồ chơi, vật liệu chơi. Kết quả điều tra cho thấy giáo viên thường quan tâm tới những biện pháp chung mỗi khi tổ chức trò chơi xây dựng, ví dụ như kích thích hứng thú của trẻ trước khi chơi, khuyến khích, động viên... Giáo viên cũng chú ý tới kĩ năng chơi xây dựng của trẻ KTTT và có những biện pháp tổ chức cho trẻ chơi xây dựng, ví dụ như sắp xếp môi trường hấp dẫn, tăng khả năng ghi nhớ biểu tượng, mở rộng vốn biểu tượng cho trẻ, rèn kĩ năng xây dựng. . . Tuy nhiên giáo viên chưa chú ý tới những biện pháp riêng cho trẻ KTTT khi chơi. Phương pháp, biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng của giáo viên Mức độ thường xuyên tổ chức trò chơi xây dựng cho trẻ KTTT trong lớp mẫu giáo Biểu đồ 2. Mức độ thường xuyên tổ chức TCXD Một số giáo viên (khoảng 22,0%) không tổ chức thường xuyên TCXD. Có một số lí do được đưa ra như thiếu đồ chơi, phòng học chật chội, giáo viên phải chuẩn bị những việc khác như tập văn nghệ cho trẻ hoặc chuẩn bị cho trẻ học lớp một như dạy kĩ năng tiền đọc, tiền viết và toán cho 148
  7. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ trẻ. . . Thực tế quan sát cho thấy, có thể TCXD được tổ chức thường xuyên nhưng nhiều trẻ KTTT không chơi TCXD và giáo viên cũng chưa quan tâm tới việc lôi cuốn trẻ tham gia trò chơi mà chủ yếu vẫn để trẻ chơi tự do. Chẳng hạn ở lớp 5 - 6 tuổi của cô H, bé T ngày nào cũng chơi trò chơi nấu ăn, còn cô giáo nghĩ là trẻ KTTT không chơi được TCXD nên không khuyến khích cháu chơi TCXD mà để cháu chơi trò chơi mà cháu thích. Như vậy, mặc dù TCXD thường được giáo viên tổ chức nhưng thực tế giáo viên chưa quan tâm tới việc tổ chức trò chơi này cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp, khuyến khích trẻ tham gia vào trò chơi để phát triển các kĩ năng. Bên cạnh đó, tần suất tổ chức các loại TCXD cũng khác nhau. Biểu đồ dưới đây thể hiện tần suất tổ chức các hình thức chơi TCXD cho trẻ. Biểu đồ 3. Các hình thức chơi xây dựng Biểu đồ trên cho thấy cả hai hình thức chơi xây dựng theo đề tài và theo ý thích được giáo viên tổ chức nhiều hơn cả (38,0%). Trong đó chơi theo đề tài được nhiều ý kiến lựa chọn hơn (21,0%), trong khi chơi theo ý thích được 18,0% giáo viên lựa chọn. Rất ít giáo viên chọn hình thức tổ chức chơi xây dựng theo mẫu (8,0%). Theo các cô, TCXD theo mẫu thường được tổ chức ở lứa tuổi nhỏ. Tuy không tổ chức riêng TCXD theo mẫu nhưng trong khi tổ chức chơi theo đề tài và theo ý thích, cô giáo vẫn làm mẫu khi cần thiết để hỗ trợ trẻ. Theo quan sát cũng như hỏi ý kiến của các giáo viên cho thấy, hầu hết các giáo viên khi tổ chức đều chưa thực sự hướng tới việc phát triển TST của trẻ qua trò chơi mà chủ yếu hướng tới sự phát triển chung (vận động, nhận thức, thẩm mĩ, giao tiếp). Các bước tổ chức trò chơi Qua khảo sát cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau về quy trình tổ chức TCXD trong lớp mẫu giáo hòa nhập. Một số giáo viên thực hiện theo 2 bước đó là: Bước 1 – trẻ phân công trong nhóm chơi, bước 2 – trẻ thực hiện chơi. Như vậy ở quy trình này vai trò chủ đạo của trẻ khá được nhấn mạnh trong khi vai trò của giáo viên trong việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi thì mờ nhạt. Các giáo viên này cho rằng trẻ 5 – 6 tuổi có thể tự chơi với nhau, hơn nữa làm như vậy trẻ sẽ phát huy tính độc lập khi chơi. Một số giáo viên cho rằng họ tổ chức theo 4 bước, bao gồm: Giới thiệu trò chơi, cho trẻ chơi, bao quát, khuyến khích trẻ và đánh giá kết quả chơi. Một số giáo viên khác thì tổ chức trò chơi theo 5 bước, đó là: Chuẩn bị vật liệu để cho trẻ xây dựng; định hướng và gợi ý ý tưởng sáng tạo cho trẻ; cho trẻ tự chơi; bao quát trẻ và nhận xét công trình của trẻ. Như vậy, theo các ý kiến trên trong tổ chức trò chơi thì vai trò của giáo viên là chủ đạo. Giáo viên sẽ thực hiện những việc cần thiết để giúp trẻ chơi một cách tốt nhất. Số ý kiến đồng tình với quy trình tổ chức trò chơi theo 3 bước chiếm tỉ lệ cao nhất tuy nhiên các ý kiến cũng không thống nhất. Một số theo các bước: chuẩn bị vật liệu trước khi chơi, hướng dẫn trẻ chơi và kết thúc trò chơi. Một số khác theo 3 bước khác, bao gồm: giới thiệu chủ đề chơi, 149
  8. Trần Thị Minh Thành vật liệu chơi; cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, cách chơi; quan sát, khuyến khích trẻ chơi. Một số khác lại cho rằng, quá trình chơi 3 bước bao gồm: trò chuyện, gây hứng thú trước khi chơi, quá trình chơi và nhận xét sau khi chơi. Tóm lại, các bước tổ chức TCXD cho trẻ KTTT nhẹ trong lớp mẫu giáo hòa nhập không thống nhất giữa các giáo viên. Tuy nhiên có nhiều ý kiến đồng tình hơn cả là quy trình gồm 3 bước: chuẩn bị trước khi chơi, hướng dẫn trẻ chơi và nhận xét sau khi chơi. Những biện pháp giáo viên thường sử dụng trong tổ chức TCXD cho trẻ KTTT trong lớp mẫu giáo hòa nhập Bảng 4. Các biện pháp tổ chức trước khi trẻ chơi N Trung bình Trung vị Thứ bậc Biện pháp Hiệu Khuyết lực thiếu Tạo không gian chơi riêng cho 120 0 1,2 1 6 trẻ Trang trí góc chơi xây dựng bằng 120 0 1,6167 1 5 tranh ảnh Cung cấp, bổ sung đồ chơi bổ trợ 120 0 2,3417 2 4 Sắp xếp đồ chơi để giúp trẻ dễ 120 0 1,1250 1 7 tiếp cận Trải thảm để giảm tiếng ồn ở khu 120 0 0,2750 0 8 vực chơi xây dựng Đảm bảo đủ không gian chơi cho 120 0 2,750 2 2 trẻ Cung cấp các vật liệu chơi đa 120 0 2,7333 3 3 dạng Tạo không khí thân thiện, vui vẻ 120 0 3,3750 4 1 Trong giai đoạn chuẩn bị môi trường trước khi trẻ chơi, nhiều giáo viên tán đồng với các biện pháp như: tạo không khí thân thiện, vui vẻ; chuẩn bị địa điểm, không gian chơi; cung cấp đa dạng vật liệu chơi, đồ chơi. Những biện pháp ít được giáo viên sử dụng đó là: Trải thảm để giảm tiếng ồn ở khu vực chơi xây dựng; Tạo không gian chơi riêng rõ ràng, dễ nhận biết; Sắp xếp đồ chơi để giúp trẻ dễ tiếp cận. Trong đó biện pháp đứng ở vị trí thứ nhất, được đa số giáo viên sử dụng thường xuyên nhất là tạo không khí thân thiện, vui vẻ trước khi chơi, biện pháp đứng ở vị trí thấp nhất, ít được sử dụng nhất, là biện pháp giảm tiếng ồn ở khu vực chơi. Còn các biện pháp như sắp xếp đồ chơi để trẻ dễ tiếp cận, tạo không gian chơi riêng cho trẻ hay trang trí góc chơi bằng tranh ảnh các công trình cũng ít giáo viên thường xuyên sử dụng. Qua quan sát các lớp học chúng tôi cũng thấy ở góc chơi xây dựng, trẻ thường đi lại lấy đồ chơi, vật liệu chơi trên giá để đồ chơi, gây ra sự ồn ào, đôi khi trẻ còn làm hỏng công trình đang xây dựng. Do đó nếu giáo viên cho đồ chơi vào rổ hoặc khay và đặt cạnh trẻ khi chơi thì sẽ tránh được tình trạng trên. Hầu hết các lớp mà chúng tôi khảo sát đều không có các tranh ảnh về các công trình nổi tiếng trong nước hoặc trên thế giới mà thường được trang trí bằng tranh minh họa trẻ đang chơi xây dựng. Các nghiên cứu gợi ý rằng nên giới thiệu cho trẻ các công trình nổi tiếng trên thế giới và trong nước để giúp trẻ làm quen, tiếp xúc với những kiến trúc độc đáo, hoành tráng từ đó giúp trẻ mở rộng vốn biểu tượng, phát triển kĩ năng xây dựng và óc tưởng tượng sáng tạo. 150
  9. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ Vật liệu chơi là một yếu tố không thể thiếu trong TCXD. Ngoài ra, để giúp trẻ KTTT chơi xây dựng một cách sáng tạo thì việc chuẩn bị vật liệu chơi càng cần thiết và quan trọng. Bảng 4 tổng hợp ý kiến của giáo viên về những vật liệu giáo viên thường chuẩn bị cho trẻ chơi xây dựng. Biểu đồ 4. Chuẩn bị vật liệu chơi xây dựng Theo ý kiến của các giáo viên, những vật liệu chơi thường được sử dụng nhất là các khối gỗ (51,7%), khối nhựa hoặc xốp (49,2%), tiếp đến là mô hình người, vật (35,8%), đồ phế thải (35,0%), bộ lắp ghép bán sẵn (30,8%) và vật liệu từ thiên nhiên (30,8%). Những vật liệu bằng len, vải, búp bê, bút sáp, giấy ít được sử dụng hơn (chiếm khoảng 5% - 7,5%). Điều này có liên quan đến nhận thức của giáo viên về TCXD. Khi hỏi “theo cô, TCXD là gì?” thì đa số giáo viên thường có suy nghĩ rằng TCXD là trò chơi trong đó trẻ sử dụng các khối hoặc bộ lắp ghép, bộ lego để tạo nên hoặc xây dựng một sự vật, công trình nào đó. Do giới hạn TCXD ở một số hình thức như vậy nên việc giáo viên sử dụng các đồ chơi, vật liệu chơi hạn chế như trên là điều có thể hiểu được. Như vậy, giáo viên đã có ý thức sử dụng các vật liệu khác nhau, nhất là các đồ phế thải và các vật liệu từ thiên nhiên để cho trẻ chơi TCXD, nhưng còn hạn chế. Hơn nữa, giáo viên chưa chú ý đến việc hướng dẫn trẻ KTTT chơi với các vật liệu nhất là những đồ chơi bổ trợ. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức trò chơi đối với trẻ KTTT nhẹ. Các biện pháp hướng dẫn trong khi trẻ chơi Tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi là giai đoạn quan trọng, sẽ giúp trẻ thực hiện các ý tưởng chơi một cách sáng tạo cũng như phát huy được tính sáng tạo trong khi chơi. Các biện pháp của giáo viên trong giai đoạn này ảnh hưởng tới tính sáng tạo của trẻ sẽ được nâng cao hoặc ngược lại. Bảng 5. Các biện pháp hướng dẫn trẻ trong khi chơi N Biện pháp Hiệu Khuyết Trung bình Trung vị Mode Thứ bậc lực thiếu Gợi ý, định hướng, kích thích 120 0 2,9917 3 3 4 hứng thú của trẻ Hướng dẫn bằng lời nhiều hơn 120 0 2,9750 3 3 6 Hỗ trợ cá nhân 120 0 1,4250 1 1 25 Làm mẫu chơi sáng tạo 120 0 1,7917 2 1 24 Hướng dẫn kĩ năng xây dựng 119 1 2,8235 3 3 11 Sử dụng bạn hướng dẫn 120 0 2,4667 3 3 20 Tổ chức cho trẻ chơi trong nhóm 120 0 2,8583 3 3 10 151
  10. Trần Thị Minh Thành Nhắc nhở quy tắc chơi 120 0 2,7667 3 3 14 Cho trẻ chơi ở các tư thế khác 120 0 ,9000 0 0 26 nhau Cho trẻ cùng thảo luận chủ đề 120 0 2,8833 3 3 8 chơi Cho trẻ chơi theo mức độ 120 0 2,7417 3 3 15 Hướng dẫn và cho trẻ quan sát 120 0 2,8750 3 3 9 các mô hình Cho trẻ xây dựng trong những 120 0 ,5833 .0000 0 27 cái hộp rộng Hướng dẫn trẻ xây dựng với các 120 0 2,5500 3 3 19 vật liệu khác nhau Gợi ý thêm các chi tiết 120 0 2,9500 3 3 7 Chơi cùng trẻ 119 1 2,7899 3 3 12 Khuyến khích trẻ giới thiệu sản 120 0 3,1833 3 3 (a) 1 phẩm của mình Cho trẻ thời gian để chơi 120 0 2,5917 3 3 17 Gợi ý để trẻ chơi đóng vai với 120 0 2,6917 3 3 16 sản phẩm xây dựng Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng 120 0 3,0167 3 3 3 trước khi chơi Hướng dẫn trẻ so sánh sản phẩm 120 0 2,1750 2 2 23 và mẫu Mở rộng đề tài/ nội dung chơi 120 0 2,5750 3 3 18 Tạo ra hoặc gợi ý các tình huống 120 0 3,0333 3 3 2 chơi cho trẻ Tích hợp các nội dung hoạt động 120 0 2,7833 3 4 13 trong trò chơi Điều chỉnh cách hướng dẫn, vật 120 0 2,4500 3 3 21 liệu khi cần Đặt những câu hỏi mở với trẻ 120 0 2,9833 3 3 5 Yêu cầu trẻ xây dựng theo mẫu 120 0 2,2083 2,5 3 22 Phân tích kết quả điều tra cho thấy, các giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp như: kích thích, gây hứng thú cho trẻ trước khi chơi và hướng dẫn bằng lời trong khi trẻ chơi, dạy trẻ kĩ năng xây dựng, khuyến khích trẻ quan sát, bắt chước bạn; nhắc nhở trẻ quy tắc của khu vực chơi; thảo luận chủ đề chơi. Tuy nhiên ít giáo viên sử dụng các biện pháp mang tính đặc thù hơn như: Hướng dẫn trẻ KTTT trong giờ cá nhân, làm mẫu chơi một cách sáng tạo, sử dụng bạn cùng lớp hướng dẫn, hỗ trợ trẻ chơi; cho phép trẻ chơi ở các tư thế khác nhau; cho trẻ thêm thời gian; hướng dẫn trẻ chơi xây dựng một cách sáng tạo; sử dụng các đồ chơi khác nhau ngoài đồ chơi có sẵn trong lớp. Trong đó đáng chú ý: – 60% giáo viên lựa chọn mức độ hiếm khi và không bao giờ với câu “Tôi thường làm mẫu chơi trong hoàn cảnh tưởng tượng”. – 41,7% giáo viên không bao giờ sử dụng giờ học cá nhân để hướng dẫn trẻ KTTT chơi; 25% thỉnh thoảng, 19,4% khá thường xuyên, 14% thường xuyên. 152
  11. Thực trạng tổ chức trò chơi xây dựng trong lớp mẫu giáo hòa nhập 5-6 tuổi có trẻ khuyết tật trí tuệ – 64% giáo viên thỉnh thoảng và hiểm khi cho trẻ thêm thời gian chơi để hoàn thành công việc. 61% hiếm khi khuyến khích và hướng dẫn trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau để chơi xây dựng. – 47% giáo viên không bao giờ cho trẻ chơi ở các tư thế khác nhau; 25% thỉnh thoảng; 6% khá thường xuyên; 17% thường xuyên và 4% rất thường xuyên. Như vậy, giáo viên đã chú ý sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú, khơi gợi ý tưởng và gợi mở tình huống chơi cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế quan sát thì giáo viên thường sử dụng những biện pháp này đối với cả lớp chứ chưa chú ý đến trẻ KTTT, chưa quan tâm tới việc điều chỉnh đối với trẻ. Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát, đa số giáo viên chưa chú ý hỗ trợ cá nhân đối với trẻ KTTT trong lớp. Các biện pháp trên là những biện pháp thông thường mà giáo viên thường sử dụng ở bất cứ giờ tổ chức hoạt động vui chơi nào. * Các biện pháp sau khi chơi Nhận xét, đánh giá trẻ khi chơi là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một giáo viên nồng ấm, vui vẻ, biết cách nhận xét, đánh giá sẽ giúp trẻ nâng cao kĩ năng chơi và khả năng sáng tạo. Bảng 6. Cách thức nhận xét, đánh giá của giáo viên Biện pháp Quan sát, Khen ngợi, Nhận xét một Gợi ý hơn Quan tâm Cho trẻ nhận Mức độ ghi chép củng cố cách tích cực phê bình đến quá trình xét lẫn nhau Tần Tần Tần Tần Tần Tần % % % % % % số số số số số số Không 8 6,7 6 5,0 10 8,3 19 15,8 8 6,7 8 6,7 bao giờ Thỉnh 30 25,0 17 14,2 61 50,8 32 26,7 18 15,0 17 14,2 thoảng Khá thường 24 20,0 37 30,8 27 22,5 45 37,5 25 20,8 22 18,3 xuyên Thường 35 29,2 30 25,0 12 10,0 24 20,0 39 32,5 38 31,7 xuyên Luôn 23 19,2 30 25,0 10 8,3 0 0 30 25,0 35 29,2 luôn Tổng 120 100,0 120 100,0 120 100,0 120 100,0 120 100,0 120 100,0 Nhìn vào bảng tổng hợp ở trên ta thấy đa số giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp cho trẻ nhận xét lẫn nhau trong khi các biện pháp như khen ngợi và củng cố, thường xuyên nhận xét tích cực đối với trẻ và gợi ý hơn là chê trách khi trẻ không làm được rất ít giáo viên sử dụng. Trong thực tế, các giáo viên mầm non thường chưa thực sự chú ý đến cách đưa ra nhận xét, đánh giá đối với trẻ. Theo quan sát, giáo viên sử dụng lời khen khá tùy tiện và không có kế hoạch. Điều đó thể hiện ở chỗ đưa ra lời khen không đúng lúc, các hình thức khen ngợi thiếu phong phú, thường lặp lại và không đem lại hiệu quả cao. 3. Kết luận Kết quả khảo sát cho thấy, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn và thái độ tích cực đối với việc tổ chức TCXD cho trẻ KTTT song còn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chưa thực sự lựa chọn, 153
  12. Trần Thị Minh Thành sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi một cách phù hợp và hiệu quả. Đa số giáo viên sử dụng các biện pháp dành cho trẻ em bình thường, chưa chú ý đến các biện pháp hỗ trợ trẻ KTTT trong lớp cũng như chưa chú ý tới các biện pháp tổ chức, hướng dẫn cho trẻ KTTT. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy mặc dù đã triển khai giáo dục hòa nhập nhiều năm nay nhưng giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức trò chơi cho trẻ KTTT trong lớp và chưa sử dụng các biện pháp phù hợp với trẻ KTTT. Hầu hết giáo viên còn ít chú ý đến việc điều chỉnh đối với trẻ KTTT mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tổ chức chung cho cả lớp. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi cho rằng cần điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non, trong đó cần bổ sung phần hướng dẫn giáo viên cách tổ chức các hoạt động trong lớp hòa nhập để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong lớp. Giáo viên nên được tập huấn về cách thức tổ chức trò chơi xây dựng nói riêng và hoạt động vui chơi nói chung cho trẻ KTTT (trẻ khuyết tật) trong lớp hòa nhập. Giáo viên cần có kĩ năng điều chỉnh chương trình (mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá) để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Chương trình Giáo dục mầm non. NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Luật Người khuyết tật, 2010. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. http://www.chinhphu.vn. [3] Nguyễn Xuân Hải, 2010. Quản lí giáo dục hòa nhập. NXB ĐHSP, Hà Nội. [4] Trần Thị Minh Thành, 2013. Một số biện pháp tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng tạo cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 5-6 tuổi. Tạp chí Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội, số 1, pp.120-129. [5] Alka Burman, 2012. Constructive Play in Early Learning Environments. CMAS, www.cmascanada.ca [6] Lev S. Vygotsky, 1933. Play and Its Role in the Mental Development of the Child. Online Version: Psychology and Marxism Internet Archive (marxists.org) 2002. ABSTRACT Implementing constructive play in inclusive kindergartens to benefit 5 and 6-year old children with intellectual disabilities The provision of inclusive education for children with disabilities is a current trend in the world and Vietnam. Our country has been implementing inclusive education for children with disabilities for about 20 years and a number of achievements have been made. Inclusive education at the preschool level has increased in recent years. This article discusses the inclusion of play in inclusive kindergarten for children with intellectual disabilities who are 5-6 years old. Keywords: Play organization, Intellectual disability, Inclusive preschool, Inclusive education, Constructive play. 154
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2