Thực trạng tư vấn nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore
lượt xem 3
download
Đề tài "Thực trạng tư vấn nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore" được thực hiện với mong muốn định hướng cho học sinh sinh viên chọn đúng ngành, nghề trước khi vào Trường học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng tư vấn nghề nghiệp cho học sinh – sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore
- THỰC TRẠNG TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH – SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM -SINGAPORE Phạm Thị Soa1 1. Lớp CH21QL01. Email: 218140104035@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Có thể nói tư vấn nghề và định hướng nghề cho học sinh sinh viên là việc làm đóng vai trò quan trọng và thiết yếu, bởi sau khi ra trường hầu hết học sinh sinh viên đều mong muốn kiếm được việc làm tốt, ổn định và thu nhập cao. Để xác định được điều đó đòi hỏi đối với mỗi học sinh sinh viên phải bỏ ra nhiều công sức, thời gian, tâm huyết và sự kiên trì để có thể tìm được một công việc phù hợp. Cho nên ngay khi các em đang còn ngồi trên ghế nhà trường hãy cố gắng học tập và rèn luyện các kỹ năng để đem lại hiệu quả cho bản thân trong tương lai. Đối với nhà trường thì cần có những giải pháp như ngay từ khâu tuyển sinh phải bố trí người am hiểu tư vấn nghề nghiệp rõ ràng để các em xác định mục đích học tập, học xong làm được việc gì?; Phân loại lực học sinh ngay từ đầu để chia lớp, chọn giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt để chủ nhiệm, giảng dạy lớp có học sinh yếu, kém; Tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực với nghề và hết lòng với học sinh; Cần khuyến khích, khen thưởng những giáo viên sau một năm học đã có công giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu kém; Giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh để nắm tình hình; Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa để thu hút học sinh đến trường; Nhà trường cần bổ sung trang thiết bị dạy học mới, những mô hình thực tế đồng thời chú trọng đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên - học sinh hứng thú đam mê nghề hơn. Từ khóa: Tư vấn nghề nghiệp; Học sinh –sinh viên; Trường Cao đẳng nghề 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tư vấn nghề nghiệp là một hoạt động quan trọng trong xã hội hiện nay. Nhận được sự tư vấn kịp thời và đúng đắn sẽ tạo cơ hội cho học sinh sinh viên trong việc lựa chọn được ngành nghề phù hợp với mong ước và năng lực của bản thân. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế khó khăn chung của đất nước như hiện nay thì việc tư vấn nghề và chỉ tiêu tuyển sinh của các Trường Cao đẳng, đại học lại càng khó khăn hơn và đang giảm sút gây rất khó khăn cho công tác tuyển sinh đặc biệt là đối với học sinh –sinh viên học nghề, việc tuyển được các em vào trường, đủ số lượng để mở lớp, đảm bảo chỉ tiêu do cấp trên giao cho đã thể hiện sự nỗ lực cố gắng hết sức của cả tập thể lãnh đạo và cán bộ giáo viên nhà trường. Ấy vậy mà khi nhập học được một thời gian thì các em lại bỏ học, nghỉ học không lý do, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sĩ số lớp, đến công tác tổ chức giảng dạy và đặc biệt là khi các em nghi học, dễ phát sinh nhiều tật xấu, thiếu kiến thức kỹ năng, khó xin việc làm, gây áp lực thiếu nhân lực lao động cho xã hội. 204
- Trước thực trạng trên thì tập thể lãnh đạo nhà trường đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình trạng bỏ học như: nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc theo dõi, quản lý lớp nhắc nhỏ hay đi học, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong quản lý học tập của các em. Đồng thời, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trên lớp, tạo động cơ, hứng thú cho người học, giúp các em dễ dàng tiếp thu bài học, giảm thiểu sự nhân chấn trong các tiết học để thu hút người học. Tuy nhiên, qua đánh giá của Phòng Công tác học sinh sinh viên và nhận định của Ban giám hiệu thi tình trạng bỏ học của học sinh sinh viên vẫn còn chiếm tỉ lệ cho. Tỉ lệ học sinh sinh viên nghỉ học với nhiều lý do khác nhau đặc biệt trong đó có lý do học sinh sinh viên nghỉ học vì học nghề không phù hợp và thường đặt ra nhiều câu hỏi như là không rõ ngành học của mình ra trường làm nghề gì? hoặc nghề nghiệp mình thích sẽ làm những công việc cụ thể như thế nào? Không rõ ngành của mình có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai không? Cảm thấy áp lực, quá tải, chán nản với ngành hiện tại và muốn thay đổi nhưng không biết làm thế nào? Và cuối cùng là muốn bỏ học giữa chừng hoặc chuyển sang học ngành khác. Vì mong muốn định hướng cho học sinh sinh viên chọn đúng ngành, nghề trước khi vào Trường học nên tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng tư vấn nghề nghiệp cho học sinh –sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam –Singapore” 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò của tư vấn nghề nghiệp với học sinh sinh viên học nghề Ngày nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều coi nhân tố con người, nguồn lực con người hay nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố cơ bản, có vai trò quyết định nhất đến sự phát triển nhanh và bền vững ở từng quốc gia. Các nhà kinh tế đã khẳng định răng đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục đảo tạo, chăm sóc sức khỏe, các chương trình đảm bảo việc làm và an ninh xã hội... là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của đất nước. Nhờ có sự ưu tiên đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển NNL mà nhiêu nước chi trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp phát triển. Tư vấn nghề nghiệp là một phần quan trọng trong giáo dục nghề nghiệp, giúp học sinh sinh viên lựa chọn nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. Đổi với giáo dục nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp (TVNN) có vai trò vô cùng quan trọng, thế hiện các khía cạnh chính sau: * Tư vấn nghề nghiệp giúp người học đáp ứng yêu cầu việc làm và thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế Tư vấn nghề nghiệp có mục tiêu hàng đâu là tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm thông qua lời khuyên, tư vấn năng lực từmg cá nhân, sao cho phù hợp với những nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Hơn bất cứ phân hệ giáo dục nào, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nói chung và tư vấn nghê nghiệp nói riêng gắn liền chặt chẽ với nhu cầu lao động về số lượng, cơ cầu trình độ, ngành nghề, vùng miền, với nhu cầu học tập và việc làm của hssv, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn quốc lần vùng miễn, địa phương. Đó là một trong nhữmg vấn đề cốt lôi trong tư vấn nghề nghiệp theo quy luật cung-cầu của thị trường lao động (TTLĐ) và việc làm. 205
- *Tư vấn nghề nghiệp gắn chặt chẽ với quá trình lao động nghề nghiệp thực tế và công việc sau này của người học Trong tư vấn nghề nghiệp, về thực chất, người học được tư vấn, học để hình thành những kĩ năng, kiến thức và thái độ LĐNN cần thiết cho việc thực hành thành công quá trình lao động thực tế sau khi tốt nghiệp. Muốn vậy, người học cần được giải thích, hướng dẫn và thực hành ngay trong quá trình lao động thực tế đó. Có ba cách thúc để thực hiện quá trình đào tạo trong tư vấn nghề nghiệp: quá trình lao động được đưa vào trong các cơ sở GDNN, người học được tham gia vào quá trình lao động thực tế và kết hợp hai cách thức trên. Ba mô hình thể hiện mối quan hệ gắn kết chặt chẽ này là: mô hình hoạt động, mô hình nhân cách và mô hình đào tạo, với quan hệ mật thiết theo tiếp cận đào tạo theo năng lực thực hiện. Mô hình hoạt động thể hiện toàn bộ nhiệm vụ và công việc cụ thể của người lao động theo một nghề nhất định với cấp độ năng lực nghề nghiệp tương ứng. Mô hình nhân cách bao gồm kiến thức, kĩ năng, và thái độ mà người học cần có thể thực hiện nhiệm vụ, công việc mà quá trình lao động thực tế đòi hỏi. Mô hình nhân cách được xác định thông qua việc phân tích kĩ từng công việc, cho biết thông tin sát thực tế rằng để thực hiện được từng công việc đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn thực hiện của công việc thì người học cần có những kiến thức, kĩ năng và thái độ gì... Mô hình đào tạo thể hiện những gì cần được trang bị để sinh viên đạt được những kiến thức, kĩ năng và thái độ, hình thành nên nhân cách người lao động tương lai. 2.2. Nội dung tư vấn nghề nghiệp [1] Bộ phận tư vấn nghề nghiệp được đặt trong từng cơ sở GDNN với các nội dung chung và cơ bản sau đây: 2.2.1. Tư vấn phương pháp học tập Tư vấn nghề nghiệp diễn ra trong cơ sở GDNN, gắn với quá trình vận hành của trường và sự phát triển toàn diện của người học. Phương pháp học tập, hướng dẫn cách học hiệu quả, kết hợp với nhiều phương pháp học hiện đại khác nhau: trực tuyến, lên giảng đường, kèm cập tại vị trí thực hành. 2.2.2. Tư vấn trang bị các kỹ năng cần thiết cho công việc trong tương lai Thế kỷ XXI là kỷ nguyên dựa vào kỹ năng, sự thành công của mỗi người phụ huộc vào việc thực hiện và kết hợp hài hòa giữa kỹ năng cúng (chuyên môn về nghề được đào tạo) và kỹ năng mềm trong cuộc sống cũng như công việc. Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (Klaus, Marcel M.Robler, Huỳnh Văn Sơn...) cho rằng kỹ năng mềm (KNM) quyết định 75% sự thành công của mỗi người. KNM có vai trò quan trọng đối với hssv trong các cơ sở GDNN. Trong nhà trường, KNM có vai trò quan trọng đối với hssv trong các cơ sở GDNN. Trong nhà trường, KNM giúp người học học tập một cách tích cực, chủ động, tạo lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè và cộng đồng. Ra khỏi cơ sở đào tạo, nêu không có KNM, người học sẽ không thể thích nghi với môi trường mới. Họ cần có kỹ năng giao tiếp, thích ứng… để vượt qua những thách thức mà nhà tuyển dụng đặt ra. Khi đã trúng tuyển và được làm việc, mỗi người đều mong muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng khác là chìa khóa vàng mở cánh cửa thành công. KNM không chỉ giúp mỗi người trưởng thành trong công việc mà còn quyết định chất lượng của quá trình thiết lập mối quan hệ và phát triển cuộc sống của mỗi người. Vì thế, giáo dục KNM cho người học là một yêu 206
- cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Qua thực tế cho thấy, một phần không nhỏ người học có chuyên môn giỏi đã trúng tuyển vào các cơ sở sử dụng lao động nhưng không có kỹ năng để thích ứng với môi trường và áp lực công việc dẫn đến tình trạng bị sa thải hoặc phải chuyển chỗ làm. 2.2.3. Định hướng nghề nghiệp tương lai và con đường lập nghiệp Tư vấn nghề là một hoạt động rất quan trọng nhằm mục đích sau cùng là đưa ra lời khuyên phù hợp cho đối tượng dang "bâng khuâng đứng giữa nhiều dòng nước". Khi một người nào đó hoặc một người học nào đó cần tư vấn nghề, thì chắc chắn đối tượng ấy có những khiếm khuyết mà bản thân họ hoặc không biết, biết không đầy đủ, hoặc hiểu sai; hoạt động này sẽ giúp định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp và con đường lập nghiệp thành công. 2.2.4. Nghề nghiệp tương lai- cơ hội, rủi ro và thách thức Tư vấn nghề nói chung và tư vấn nghề cho người học nói riêng đã có lịch sử hình thành và phát triển ở các nước phát triển từ hàng trăm năm nay. Nhìn chung, định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề đã trở thành một phương pháp tiếp cận liên nghành để lại nhiều thành tựu lý thuyết và thực tiễn quan trọng. Ở các nước phát triển, định hướng nghề và tư vấn nghề đã trở thành mang đầy đủ các yếu tố: chính trị theo nghĩa (kinh tế chính trị), pháp lý, kinh tế, xã hội, y học, văn hóa và đạo đức,… Thành tưu các nghiên cứu định hướng nghề và tư vấn nghề đã giúp đỡ rất nhiều người nói chung và giới trẻ nói riêng đi tìm đúng con đường “mưu cầu hạnh phúc” thông qua quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Các văn bản của Nhà nước về định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề hãy còn mới mẻ và vẫn còn nhiều bất cập hay chồng chéo lẫn nhau. Về mặt kinh tế chính trị, chúng ta chưa thực sự có một chính sách kinh tế khuyến khích phát triển khoa học dự báo về sự tiến triển hay biến đổi của các nghề căn cứ theo chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong môi trường luôn luôn biến động. Về mặt xã hội, định hướng nghề và tư vấn nghề cơ bản vẫn dựa vào gia đình, chí ít trong việc duy trì hứng thú cho con em theo học một ngành nào đó. Do vậy, việc tiếp cận các nghề có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng: 1/người ta ở vào thế phải làm một nghề không hề phù hợp với chuyên môn hay năng lực; 2/người ta có thể bị rơi vào tình huống làm một nghề không tạo ra hứng thú, đam mê hay động lực và 3/ người biết, ta có thể làm một nghề không phù hợp với nhu cầu xã hội. Những hệ quả này, một khi kết hợp lại, trở thành những nguyên nhân sâu xa về sự kém sáng tạo của người lao động, sự bất hạnh và sau cùng là sự chậm phát triển của xã hội. Về mặt y sinh, có nhiều người không rõ thể chất và tâm lí của mình có phù hợp với những nghề nào... Mà hậu quả trước mắt là người học chán nản và bỏ học chiếm tỉ lệ cao. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên trườn Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore 2.3.1 Yếu tố chủ quan * Chương trình đào tạo Chương trình đảo tạo là biểu hiện của tư duy cũng như mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của nguời học sau tốt nghiệp. Thực tế hiện nay, khi xây dụng chuẩn đầu ra cho người học đều khẳng định yêu cầu người học đạt được những kiển thức, kỹ năng, thái độ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, định hướng đào tạo gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội chưn được cụ thể hóa trong chương trình chi tiết. Thực trạng này dần đến tình trạng, khi thiết kế các bộ chương tư vàn nghề nghiệp cho nguời học ánh hưởng trực tiếp từ chuơng trinh đào tạo. 207
- * Năng lực và trách nhiệm của đội ngũ tư vấn viên Tư vấn nghề nghiệp cho người học cần được tính hợp ngay trong chương trinh chi tiết của từng từng môn học, mô đun. Ở đây, vai trò của đội ngũ giáo viên/ tư vấn viên rất quan trọng. Thực tiễn của công tác đào tạo tại Truờng cho thấy. chúng ta mới đang trong giai đoạn chuyển đổi tư duy giảng dạy theo hướng lấy nguời học làm trung tâm với nhiệm vụ thay đổi những hệ quả của lịch sử truớc đấy. Làm thể nào để mỗi giáo viên thực sự là cầu nối giúp người học tiếp cận tối đa với thực tiến xã hội theo định huớng mục tiêu tu vấn nghề nghiệp cho họ là việc làm rất quan trọng. *Các hoạt động tập thế trong nhà trường Một trong những yếu tố cấu thành, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo là các hoạt động tập thể của người học thông qua tổ chức đoàn, hội. Người học có nhiều cơ hội cọ xát, trau dồi các kiến thức, hình thành tư vấn nghề nghiệp nhằm giải quyết công việc. Thực tế, thời gian quan có nhiều hoạt động của Đoàn - Hội thể hiện làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp, đóng góp quan trọng trong việc giáo dục tư vấn nghề nghiệp cho nguời học nhumg cũng con rất nhiều cá nhân chưa thực sự coi trọng thực chất mà nặng về hinh thức. * Đặc điểm nhân cách của người học Tư vấn nghề nghiệp cho người học, bên cạnh những yêu tố khách quan, không thể không tinh đến những nhân tố chủ quan trong đó nổi bật là đặc điểm nhân cách của người học. Xét ở góc độ cá nhân, các em vào học nghề tại Trường đang ở độ tuổi từ 15-18, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. 2.3.2. Yếu tố khách quan * Sự liên kết của nhà trường với các cơ sở sử dụng lao động Không thể có được hiệu quả của tư vấn nghề nghiệp cho người học nếu như nhà trường không có sự kết nôi với các cơ sở sử dụng lao động. Tham quan thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp mang lại hiệu quá tốt hơn nhiều lần so với chi tư vấn suôn. *Truyền thông đại chúng Bản chất của truyền thông đại chúng là hướng tới mọi đối tuợng công chúng trong xã hội. Chính vì thể, có thể khẳng định ngay rằng, chắc chắn vai trò của chúng có ảnh huởng nhất định đến định hướng nghề nghiệp của nguời học nghề. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rõ rằng, tự thân các kênh truyền thông đại chúng không thể có tác động gì mà thực chất nó là một công cụ, cầu nối đưa các dụng thông tin, giá trị khác nhau đến với người huởng thụ các dịch vụ truyền thông. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các kênh truyền thông cũng ngày cảng phát triển mạnh mẽ và trong các nội dung truyền tài của nó có các nội dung liên quan tới lĩnh vực nghề nghiệp, lao động việc làm. Trong khi đó người học nghề chính là một nhóm xã hội yếu thế, ít có điều kiện tiếp cận với hầu hết các kênh truyền thông. Chính vì lẽ đó truyền thông đại chúng cần tác động mạnh đến định hướng nghề nghiệp và cung cấp về thị truờng lao động cho họ. * Vai trò của “Bạn/ Nhóm bạn" Việc tham gia vào các nhóm bạn bè có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi nguời học. Khác với gia đình, truờng học hay các yếu tố khác, bạn và nhóm bạn là môi trưòng tương tác xã hội hết sức bình đẳng, cởi mở mà trong đó mỗi cá nhân người học có thể tìm thấy cho mình sự đồng cảm, chia sẻ cũng như sự hỗ trợ thường trực về mặt tinh thần trong cuộc sống. 208
- Trong quá trinh học tập, nguời học gia nhập các nhóm có cùng sở thích, có cùng tính cách và kết quả là họ tìm được sự chia sẻ và hỗ trợ nhất định về mặt tinh thần trong quá trình học tập cũng như đời sống. Trong các quyết định của họ cũng có sự tham khảo ý kiến của bạn thân đồng thời bạn bè cũng là một kênh hỗ trợ thông tin rất hữu ích. *Thị trường lao động Trong quá trình học tập, qua nhiều cách thức khác nhau, nguời học chịu sự tác động của môi trường nghề nghiệp việc làm hết sức rộng lớn và phong phú. Có thể người học trực tiếp tham gia vào các môi trường đó thông qua việc làm thêm, có thế gián tiếp thông qua các kênh truyên thông đại chúng hoặc có thể qua các sở giao dịch việc làm hay hoạt động cộng đồng mà người học được tham dự hoặc thông qua chính bạn bè của họ. Điều này dự báo một hệ quả tất yêu là sự ảnh hưởng manh mà của thị trường lao động đến định hướng nghề nghiệp của người học sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, các nội dung phân tích đã phần nào so sách được mức đô ảnh tác giữa các yếu tố với nhau trong quá trình hình thành định hướng nghề nghiệp và trong môi trường xã hội hóa nghề nghiệp của người học nghề. Ngoài các yếu tố chính trên đây, một số yếu tố khác như: sự thay đổi môi trường giáo dục, cơ sở vật chất thiết bị, vai trò của gia đình ...cũng ảnh hưởng đến quá trình tư vấn nghề nghiệp. Tùy vào điều kiện cụ thế, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính và các yếu tố khác sẽ khác nhau. 2.4. Kết quả nghiên cứu 2.4.1. Thực trạng học sinh sinh viên bỏ học hiện nay Theo báo cáo của Phòng Đào tạo, số sinh viên hệ CĐN khóa IX-9/2018 khi nhập học là 513 sinh viên, nhưng đến khi xét điều kiện thi tốt nghiệp chỉ còn 381 sinh viên, bỏ học hết 132 sinh viên, chiếm tỉ lệ 25,73%; số học sinh TC24T khóa XTV-9/2018 khi nhập học là 721 học sinh, nhưng đến khi xét điều kiện thi tốt nghiệp chỉ còn 465 học sinh, bỏ học hết 256 học sinh, chiếm tỉ lệ 35,51%; Qua thống kê cho thấy các nghề học sinh trung cấp bỏ học trên 50% đó là: Điện tử công nghiệp, Điện công nghiệp và Nguội sửa chữa máy công cụ. Bảng 3.1: Thống kê số lượng học sinh sinh viên từ khi nhập học đến khi thi tốt nghiệp. SỐ LƯỢNG SỐ XÉT ĐIỀU SỐ LƯỢNG TỶ LỆ BỎ STT HỆ- LỚP TUYỂN SINH KIỆN THI TN BỎ HỌC HỌC I. CAO ĐẲNG NGHỀ 513 381 132 25,73% 1 LỚP C18DC1 41 34 7 17,07% 2 LỚP C18DC2 34 29 5 14,71% 3 LỚP C18DC3 47 27 20 42,71% 4 LỚP C18DT1 40 31 9 22,50% 5 LỚP C18DT2 44 36 8 18,18% 6 LỚP C18OT1 43 32 11 25,58% 7 LỚP C18OT2 42 35 7 16,67% 8 LỚP C18QT1 67 44 23 34,33% 9 LỚP C18CK2 41 32 9 21,95% 10 LỚP C18CK2 39 28 11 28,21% 11 LỚP C18SM1 37 20 17 45,95% 12 LỚP C18BT1 38 33 5 13,16% 209
- II. TC HỆ 24 THÁNG 721 465 256 35,51% 1 T2181DC1 45 30 15 33,33% 2 T2181DC2 52 37 15 28,85% 3 T2181DC3 47 29 18 38,30% 4 T2181DC4 44 26 18 40,91% 5 T2181CD1 49 37 12 24,49% 6 T2181DT1 43 31 12 27,91% 7 T2181DT2 45 31 14 3111% 8 T2181DT3 42 27 15 35,71% 9 T2181CK1 42 32 10 23,81% 10 T2181CK2 39 27 12 30,77% 11 T2181CK3 40 18 22 55,00% 12 T2181SM1 46 24 22 47,83% 13 T2181SM2 47 25 22 46,81% 14 T2181BT1 45 26 19 42,22% 15 T2181OT1 46 32 14 30,43% 16 T2181OT2 49 33 16 32,43% Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường của các ngôi trường THCS hay THPT, mặc dù các em đã được các giáo viên phổ thông định hướng cho việc lựa chọn nghề nghiệp hay có những buổi hội thảo giao lưu, tham quan sơ bộ đến trường nghề. Nhưng dường như những điều đó quá mơ hồ chưa giúp các em định hình được một ngành nghề phù hợp, đúng sở thích là như thế nào. 2.4.2. Thực trạng tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên tại trường hiện nay Có bao nhiêu phần trăm hssv trong Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore hiện nay xác định rõ ràng những nghề nào liên quan trực tiếp đến nghề mình đang học? Những yêu cầu cụ thể của các nghề ấy là gì? Đây là những vấn đề đặt ra để qua đó chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về công tác tư vấn nghề nghiệp cho hssv tại trường như thế nào. 2.4.3. Công tác tư vấn nghề nghiệp giúp học sinh lựa chọn nghề và trường theo học Trong giai đoạn này các em lựa chọn nghề và đến với trường nghề có rất nhiều nguyên do Hầu hết những học sinh sinh viên đang theo học tại trường là những học sinh vừa mới tốt nghiệp THCS (đối với hệ trung cấp) và vừa mới tốt nghiệp THPT (đối với hệ cao đẳng). Khi đang còn ngồi học ở các trường phổ thông thì các em chỉ được tham gia tư vấn hướng nghiệp chỉ có một vài tiết học để gọi là có trong chương trình học, điều này cho thấy công tác tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh ngay từ buổi sơ khai đã quá sơ sài để giúp cho người học có thể định hướng cho mình một ngành nghề phù hợp. Hầu hết học sinh trung cấp của chúng ta cơ bản định hướng đi học nghề theo chủ trương phân luồng. Các em vào trường nghề vì không thể học tiếp lên bậc THPT, các em đi học theo nguyện vọng của gia đình, không phải do sở thích hay nguyện vọng của cá nhân. Học sinh sinh viên gặp đầy rẫy khó khăn khi chọn nghề vì các thông tin về các nghề gắn với ngành học còn khiếm khuyết nghiêm trọng hoặc cũng không có chương trình hướng nghiệp nào trong trường phổ thông nói cho từng người biết rằng, với đặc điểm tâm li hay nhân cách của từng học sinh thì họ thích hợp với những nghề gì. Thêm vào đó, thông tin về sự tiến triển hay biến đổi của thị trường lao động cũng vừa thiếu lại vừa yếu. Do vậy, rất ít học sinh sinh viên năm được những nghề gì là xã hội đang cần, sẽ cần và sự biến chuyển quy mô cơ cấu của các nghề như thế nào. 210
- Mặc dù có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyển sinh giữa các trường nghề nói chung (Trường CĐN Việt Nam –Singapore nói riêng) và các trường phổ thông nhưng điều đó chỉ mới là phần nào giúp các em hiểu rõ hơn về việc định hướng cho mình một ngành nghề phù hợp. Hàng năm, các trường Trung học cơ sở trong và ngoài tỉnh đều có tổ chức những buổi cho học sinh tham quan Trường chúng ta, nhưng dường như các em chỉ mới bước đầu làm quen với môi trường học tập của trường nghề mà vẫn chưa được tiếp cận và hiểu rõ hơn từng ngành nghề cụ thể và đặc biệt là chưa thể biết được bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào. Do công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả, chưa sát với nhu cầu của xã hội mà áp lực phân luồng học sinh của ngành giáo dục lại rất lớn dẫn đến tình trạng học sinh có xu hướng chọn nghề theo phong trào, theo sự rủ rễ của bạn bè, thiếu sự định hướng của cơ quan có chức năng. Do vậy, sau một thời gian theo học các em cảm thấy không phù hợp với nghề nên bỏ học, chờ năm sau đăng ký học nghề khác. Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng bỏ học trong học sinh sinh viên tại Trường Cao đẳng nghề Việt Nam – Singapore hiện nay. Khi những dạng thông tin “ngoài mình” như vậy vừa thiếu lại vừa yếu, người học chỉ còn biết cách dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm, dựa vào gia đình hay mạng lưới bạn bè...để đưa ra cho mình một quyết định chọn nghề “phù hợp nhất” phối hợp với cảm quan và trực giác của họ. 2.4.3.1. Tư vấn nghề nghiệp trong quá trình học tại trường Khi khảo sát về công tác tư vấn nghề nghiệp trong quá trình học tập tại trường thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, thông qua các buổi sinh hoạt của nhà trường vào đầu các học kỳ/ năm học, thông qua sinh hoạt Đoàn- Hội và thông qua quá trình thực hành, thực tập tại doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mức độ yêu nghề và gắn bó với nghề đã chọn như thế nào? Bảng 3.2 Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng như sau: Giáo viên chủ Giáo bộ môn tư vấn Sinh hoạt của nhà Sinh hoạt của tổ Quá trình thực nhiệm tư vấn về về nghề và phương trường vào đầu các chức Đoàn – Hội hành, thực tập tại nghề và phương pháp học tập học kỳ/ năm học doanh nghiệp pháp học tập 14 16 8 6 20 21,9% 25,0% 12,5% 9,4% 31,3% Qua khảo sát cho thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có ảnh hưởng rất lớn trong việc tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên. Người học có ý thức học tập tốt hay không là do quá trình động viên, nhắc nhỡ, hướng dẫn về phương pháp học tập thích hợp giúp người học vượt qua được những khó khăn ban đầu khi mới nhập học. Đây là nhân tố quan trọng, quyết định đến việc duy trì sỉ số lớp. Qua quan sát nhiều năm cho thấy những lớp mà giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn quan tâm theo dõi ngay từ đầu thì các em nhanh chóng đi vào nề nếp học tập, tình hình bỏ học được hạn chế. Bên cạnh, việc quan tâm tư vấn, hỗ trợ hàng ngày của đội ngũ giáo viên thì quá trình thực hành, thực tập tại doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng cho người học trong việc định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai. Qua quá trình tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp thì người học dần có cái nhìn rõ nét hơn về nghề mình đã chọn, những yêu cầu cụ thể cho từng vị trí công việc mà nghề phải thực hiện. Từ đó người học có ý thức hơn về việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc, trang bị thêm cho mình những nội dung còn khiếm khuyết, chuẩn bị tốt cho công việc sau này. 211
- Công tác sinh hoạt đầu năm học của nhà trường đối với toàn thể học sinh sinh viên luôn được duy trì. Qua đó, giúp người học nắm vững các nội qui, qui chế của nhà trường trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. Nội dung sinh hoạt còn cứng nhắc, chưa phong phú về mặt nội dung để tạo sự hấp dẫn đối với người học. Hiện tại, sinh hoạt Đoàn- Hội trong nhà trường vẫn chưa có sức hấp dẫn thực sự đối với đông đảo người học do các hoạt động phong trào còn nhiều hình thức, chưa đi sâu vào các nội dung có liên quan đến nghề nghiệp. 2.4.3.2. Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên tốt nghiệp Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên tốt nghiệp thông qua các kênh như: sinh hoạt chuyên đề phát triển nghề nghiệp tương lai, lập nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp; Tổ chức ngày hội việc làm/ Giới thiệu việc làm; Thiết lập diễn dàn của cựu học sinh sinh viên trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp; Tư vấn trang bị các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai. Qua khảo sát cho thấy hiện nay công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học được thực hiện tương đối tốt. Đa số người học ra trường đều có việc làm. Tuy nhiên, mức độ phù hợp của công việc khi người học ra trường đi làm tại các công ty do nhà trường giới thiệu đến mức độ nào thì chưa thể khẳng định được, người học có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không thì chưa có kênh thông tin khảo sát nào của trường nhằm đánh giá về vấn đề này. Điều này thể hiện qua việc điều tra theo dấu vết của người học tốt nghiệp được thực hiện chưa tốt, chưa đồng bộ qua các kênh thông tin. 2.5. Biện pháp hạn chế tình trạng học sinh sinh viên nghỉ học 2.5.1. Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên sớm Cần định hướng cho học sinh sinh viên theo từng độ tuổi để hình thành, phát triển nhận thức về các kỹ năng có liên quan đến nghề nghiệp tương lai. Hiện nay, công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông chủ yếu tập trung vào lớp 9 và lớp 12 – là những đối tượng chuẩn bị bước vào thị trường lao động hoặc chuyển lên giáo dục đại học hoặc giáo dục nghề nghiệp. Tư vấn nghề nghiệp là một quá trình, phải chuẩn bị cho học sinh sinh viên ngay từ khi bước vào cánh cổng nhà trường. Trước mùa tuyển sinh, nhà trường có thể đến các trường phổ thông tổ chức đưa các em đến tham quan quá trình đào tạo tại trường, qua đó giúp các em sớm xác định được nghề mình yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân . Xác định sớm nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của học sinh sẽ đem lại sự lựa chọn đúng đắn trong việc chọn nghề, chọn trường cho người học. 2.5.2. Tăng cường tích hợp tư vấn nghề nghiệp vào các môn học, mô đun Mục tiêu đặt ra đối với mỗi môn học, mô đun là phải chỉ ra cho người học thấy được sự cần thiết của môn học, mô đun đó, việc áp dụng kiến thức của môn học, mô đun đó vào thực tiễn công việc như thế nào là một trong những điều quan trọng. Vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực sinh viên khá gần gũi với tích hợp tư vấn nghề nghiệp vào các môn học. Quá trình này đã hướng đến năng lực áp dụng những kiến thức đã học của sinh viên vào cuộc sống. 2.5.3. Nâng cao chất lượng tư vấn chọn nghề cho người học Tư vấn chọn nghề ở các trường hiện nay mới dừng lại ở mức giới thiệu nghề nghiệp. Cần chú trọng, nâng cao chất lượng của công tác này, nhằm giúp người học hiểu sâu sắc về những cơ hội, thách thức cũng như rủi ro gặp phải trong nghề nghiệp. Đặc biệt, việc phát hiện ra sự phù hợp giữa trí thông minh, năng lực, sở thích của sinh viên với nghề nhóm nghề tương ứng 212
- là hết sức quan trọng. Nó sẽ giúp định hướng tốt cho người học có thể học tập, lập kế hoạch nghề nghiệp cũng như sẵn sàng để tham gia vào thị trường lao động tốt hơn. 2.5.4. Tư vấn nghề nghiệp phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành Tư vấn nghề nghiệp phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tư vấn tuyển sinh phải kết hợp với việc tham quan, tìm hiểu thực tiễn đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tư vấn chọn nghề đòi hỏi thực địa, tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của nghề nghiệp để người học hiểu rõ và có sự yêu thích đối với nghề. Các kỹ năng mềm phải được thực hành thường xuyên thì mới có thể thành thạo. Điều đó đòi hỏi các bên liên quan phải nhập cuộc, đặc biệt là phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sử dụng lao động. Nhà trường phải có kế hoạch đón học sinh phổ thông đến tham quan và qua đó tư vấn ngành nghề cho họ. Có như thế học sinh mới có ấn tượng mạnh về nghề mà mình quyết tâm theo học. 2.5.5. Phát triển nhân sự tư vấn nghề nghiệp Cán bộ làm công tác tư vấn nghề nghiệp phải là người am hiểu công tác hướng nghiệp, nắm được các quy trình hướng nghiệp, trong đó có quy trình tư vấn nghề, có khả năng tổ chức các khâu tư vấn nghề một cách khoa học và có hiệu quả. Có thể có mạng lưới những cộng tác viên, giúp vào việc tư vấn cho từng ca cụ thể. Cán bộ làm công tác tư vẫn nghề nghiệp cũng cần am hiểu về kỹ thuật làm các test hoặc phụ trách về chiếu phim, chiếu các băng hình hoặc chỉ dẫn cách tìm tư liệu tra cứu, tham khảo. 2.5.6. Đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với tư vấn nghề nghiệp Trước hết cần có máy tính nổi mạng Intemet để có thể truy cập những thông tin về các ngành nghề đang đảo tạo, những công nghệ đang thịnh hành trong sản xuất, những kỹ thuật mới nhất rong thực tiễn sản xuất... Cần có một tủ sách như một thư viện nhỏ mang tính chuyên đề về thế giới nghề nghiệp và thế giới lao động. Xây dựng những cơ sở dữ liệu về những sản phẩm của quá trình đào tạo, những chuyên môn được các khoa đang giảng dạy. Xây dựng hệ thống hồ sơ tư vấn nghề, danh sách những người đã đến để được thụ hưởng dịch vụ tư vấn, nội dung tư vấn cho từng người, cập nhật thông tin về việc học tập, phấn đấu của những người đã qua tư vấn. Xây dựng bộ trắc nghiệm phục vụ cho công tác tư vấn và hệ thống phương pháp cụ thể để giúp vào việc điều tra, phát triển những gì cần phải biết nhằm làm cho những lời khuyên chọn nghề có độ chính xác và độ tin cậy cần thiết. Lập mạng lưới liên hệ giữa phòng tư vấn với những “khách hàng” cần dịch vụ tư vấn như mở những trang Web, những hòm thư điện tử v.v… 3. KẾT LUẬN Để nâng cao công tác tuyển sinh và định hướng cho học sinh sinh viên chọn được một ngành học phù hợp với bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: 213
- Một là, Ngay từ khâu tuyển sinh, phải bố trí người am hiểu tư vấn nghề nghiệp rõ ràng để các em xác định mục đích học tập, học xong làm được việc gì? Hoặc thông tin cho các em rõ về nghề nghiệp các em theo học như mức lương, vị trí việc làm…trong các buổi sinh hoạt đầu khóa. Không chỉ tư vấn cho học sinh, chúng ta cần phải tư vấn cho phụ huynh nữa, bởi phần lớn các em lựa chọn nghề nghiệp là do cha mẹ định hướng. Đúng như Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đã nhấn mạnh: “Làm sao đẩy mạnh truyền thông để thay đổi nhận thức của không chỉ học sinh mà còn cả phụ huynh và xã hội về việc chọn nghề. Đồng thời tạo ra sự ràng buộc để giữ học sinh. Hai là, Phân loại lực học sinh ngay từ đầu để chia lớp, chọn giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt để chủ nhiệm, giảng dạy lớp có học sinh yếu, kém. giáo viên bộ môn kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm tình hình các em ở các khóa trước xem các em đã thật sự ổn định học tập hay chưa đồng thời tìm hiểu, lập danh sách các đối tượng lười học, vắng học thường xuyên, có nguy cơ bỏ học trong năm học mới rồi xác định nguyên nhân, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện học tập.. để theo dõi, nhằm có giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời. Hiện nay phòng công tác HS - SV đã có biện pháp theo dõi học sinh nghỉ học bằng báo cáo tháng tuy nhiên còn mang tính hình thức chưa mang lại hiệu quả. Ba là, Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa để thu hút học sinh đến trường. Bởi vì đối tượng của chúng ta là lứa tuổi rất nhạy cảm đặc biệt là hệ trung cấp cho nên người giáo viên phải thương yêu, tôn trọng, gần gũi, ân cần, bao dung với thái độ nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc trong việc giáo dục các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động phải được tổ chức kết hợp đan xen trong chương trình học một cách hợp lý sao cho phong phú, sinh động và hấp dẫn để giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho học sinh do hằng ngày các em phải tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn khi đến trường, làm cho học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui và ham thích đến trường. Các hoạt động bao gồm: trò chơi tập thể, văn nghệ, phong trào cùng nhau đi học, phong trào cùng bạn học nghề giỏi, các cuộc thi về chuyên môn... kết hợp tăng cường chú trọng việc tích hợp rèn luyện, giáo dục các chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống, nhận thức xã hội cho học sinh. Bốn là, Tất cả cán bộ giáo viên trong nhà trường phải cùng có ý thức hợp tác, phối hợp đồng bộ trong các hoạt động bằng tất cả lòng yêu nghề, yêu công việc và tinh thần trách nhiệm, tận tâm tận lực với nghề và hết lòng với học sinh. Hiện nay nhiều giáo viên, nhân viên các phòng ban của chúng ta bây giờ vẫn còn nói rất nặng lời, thái độ la mắng, cáu gắt học sinh khi các em mắc lỗi thậm chí có những em bỏ học chỉ vì bị phê bình, các em tự ái nên nhất quyết không chịu đến lớp nữa. Năm là, Cần khuyến khích, khen thưởng những giáo viên sau một năm học đã có công giáo dục học sinh cá biệt, học sinh yếu kém. Thực tế cho thấy, giáo dục một học sinh cá biệt, có học lực yếu kém mất nhiều công sức, thời gian và chính họ là những người góp phần trực tiếp làm giảm thiểu nguy cơ nghỉ học của học sinh. Sáu là, Giáo viên chủ nhiệm liên lạc thường xuyên với phụ huynh học sinh để nắm tình hình. Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học tập. Sự lười biếng học tập kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là thi lại, học lại nên chán nản bỏ học. Do đó giáo 214
- viên chủ nhiệm lớp phải trực tiếp liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, cùng phụ huynh tìm ra các giải pháp phối hợp tốt nhất trong công tác quản lí và giáo dục con em họ; góp phần duy trì tính chuyên cần, tích cực học tập của học sinh. Tích cực chủ động liên lạc với phụ huynh học sinh nhất là những trường hợp học sinh cá biệt, thường xuyên trốn học để phối hợp giáo dục. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên trao đổi với ban cán sự của lớp để theo dõi tình hình của lớp, kịp thời nắm bắt những thay đổi của lớp về tình hình duy trì sĩ số học sinh để đề ra biện pháp và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Học sinh chỉ cần vắng mặt một buổi học không lí do là giáo viên chủ nhiệm liên lạc với gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, vắng mặt 2 buổi không lí do là báo cáo ngay với bộ phận quản lý học sinh - sinh viên để tìm biện pháp giải quyết kịp thời. Như vậy muốn làm tốt công tác này phải có bộ phận chuyên làm công tác chủ nhiệm. Bảy là, Nhà trường cần bổ sung trang thiết bị dạy học mới, những mô hình thực tế đồng thời chú trọng đổi mới phương pháp dạy học để giáo viên - học sinh hứng thú đam mê nghề hơn. Ngoài ra, Quan tâm đời sống của học sinh như nhà vệ sinh, lớp học đẹp sạch sẽ, quạt điện ở các phòng học lý thuyết nên bảo trì, sửa chữa thường xuyên, sắp xếp chỗ nghỉ trưa hợp lý cho học sinh sinh viên ở cả 3 cơ sở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bảo Ngọc, “Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh sinh viên- một trong những biện pháp góp phần giảm thiểu học sinh sinh viên bỏ học”, sáng kiến kinh nghiệm . 2. Mạc Văn Tiến (TS), “Một số vấn đề hướng nghiệp trong lĩnh vực dạy nghề”, Ki yếu hội thảo quốc tế Vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam, Hà Nội, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 3. http://dayhoctindat.weebly.com/cam-nang-chu-nhiem.html. 5 nguyên tắc giáo dục học sinh chưa ngoan. 4. https://tintaynguyen.com/lam-dong-giai-phap-han-che-hoc-sinh-bo-hoc-va-bao-luc-hoc- duong/177079/. 5. http://www.hpg.edu.vn/luong-khanh-thien/cong-tac-gvcn/76-nhiem-vu-cua-giao-vien-chu-nhiem- lop.html. 215
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số trường trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 185 | 38
-
Vài nét về thực trạng tư vấn hướng nghiệp tại Việt Nam - Đỗ Thị Lệ Hằng
10 p | 113 | 15
-
Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở hiện nay
10 p | 93 | 8
-
Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường trung học phổ thông huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 88 | 6
-
Đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long
6 p | 72 | 5
-
Mấy suy nghĩ về tâm trạng và thái độ của người trí thức trong hoạt động nghề nghiệp hiện nay - Phạm Liên Kết
2 p | 80 | 4
-
Thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
6 p | 7 | 4
-
Nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số - Một nghiên cứu điển hình vùng Tây Bắc Việt Nam
3 p | 8 | 3
-
Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học Việt Nam
11 p | 62 | 3
-
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của học sinh thuộc hai trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Kạn
8 p | 52 | 3
-
Thực trạng xu hướng nghề của học sinh trung học phổ thông
4 p | 48 | 3
-
Thực trạng triển khai công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 56 | 2
-
Thực trạng tiếp cận nghề nghiệp của sinh viên sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội
12 p | 6 | 2
-
Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử tuyển ở trường Đại học Y dược - Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017
10 p | 39 | 2
-
Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình
3 p | 9 | 2
-
Thực trạng việc làm và các biện pháp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Dược Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023
3 p | 7 | 2
-
Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
9 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn