intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuân thủ quy trình chăm sóc chuẩn của điều dưỡng (ĐD) góp phần quan trọng vào sự thành công cũng như giúp giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng liên quan đến việc áp dụng thở áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP) cho trẻ suy hô hấp. Bài viết trình bày khảo sát thực trạng tuân thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống thở nCPAP tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2021 đến 06/2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG QUY TRÌNH CHĂM SÓC HỆ THỐNG THỞ ÁP LỰC DƯƠNG QUA MŨI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Lê Thị Thu Trang1, Lê Nguyễn Thanh Nhàn1, Nguyễn Thị Cẩm Ly1 TÓM TẮT 14 đầu thở nCPAP đến lúc loét trung bình 7,14 ± Đặt vấn đề: Tuân thủ quy trình chăm sóc 4,914 ngày. chuẩn của điều dưỡng (ĐD) góp phần quan trọng Kết luận: Cần đẩy mạnh công tác giám sát, vào sự thành công cũng như giúp giảm thiểu huấn luyện, tái huấn luyện định kỳ cho điều hoặc phòng ngừa các biến chứng liên quan đến dưỡng. việc áp dụng thở áp lực dương liên tục qua mũi Từ khóa: nCPAP, bệnh nhi, quy trình, điều (nCPAP) cho trẻ suy hô hấp. dưỡng Mục tiêu: Khảo sát thực trạng tuân thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống thở SUMMARY nCPAP tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng THE STATUS OF COMPLIANCE OF 12/2021 đến 06/2022. NURSES IN THE CARE PROCESS OF Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt THE NASAL CONTINUES POSITIVE ngang khảo sát tỷ lệ tuân thủ quy trình chăm sóc AIRWAY PRESSURE SYSTEM AT THE hệ thống thở nCPAP của 29 ĐD và mô tả các ca CHILDREN'S HOSPITAL 1 loét mũi trong loạt 50 bệnh nhi có chỉ định thở Background: Adherence to standard nursing nCPAP tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. care is critical to success and helps to minimize Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ chung của ĐD trong or prevent complications associated with the quy trình chăm sóc hệ thống nCPAP là 32,3%, tỷ application of nasal continuous positive airway lệ này không có mối liên quan với trình độ pressure (nCPAP) for children with respiratory chuyên môn (p=0,508), số năm kinh nghiệm failure. (p=0,963), giới tính (p=0,439), tuổi ĐD Objectives: Survey on the compliance status (p=0,991); tỷ lệ tuân thủ các bước quy trình thấp of nurses in the care process of the nCPAP nhất: ĐD có massage da vùng mũi là 35,3%, cao system at Children's Hospital 1 from December nhất: ĐD chọn cannula mềm, bộ dây không đọng 2021 to June 2022. nước đạt 100%. Có 7/50 bệnh nhi thở nCPAP Material and methods: A cross-sectional loét mũi đều ở giai đoạn I, thời gian từ lúc bắt study investigating the compliance rate of 29 nurses with nCPAP system care and describing cases of nasal ulcers in a series of 50 pediatric 1 Bệnh viện Nhi Đồng 1 patients with indications for nCPAP at the Chịu trách nhiệm chính: Lê Thị Thu Trang Respiratory Diseases Department in Children's ĐT: 0778080005 Hospital 1. Email: lethithutrang1105@gmail.com Results: The overall compliance rate of Ngày nhận bài: 12/3/2024 nurses in the nCPAP system care was 32.3%, this Ngày phản biện khoa học: 28/3/2024 rate was not related to professional qualifications Ngày duyệt bài: 2/5/2024 104
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 (p=0.508), years of experience (p=0.963), sex năng của điều dưỡng trực tiếp chăm sóc đóng (p=0.439), age (p=0.991); the compliance rate vai trò then chốt(1,4,5,8). Các nghiên cứu cho with the lowest process steps: The nurse thấy kiến thức và kỹ năng của ĐD trong massaged the skin of the nose area was 35.3%, chăm sóc bệnh nhi thở nCPAP ở mức độ the highest: the nurse chose a soft cannula, the trung bình và khá lần lượt dao động từ 30% water-free cord set reached 100%. There are 7/50 đến 85% và từ 11% đến 70%(1,5,8). Tại Bệnh pediatric patients breathing nCPAP with nasal viện Nhi Đồng 1, nCPAP được triển khai ulcers all in stage I, the time from the beginning ứng dụng từ những năm đầu của thập niên of nCPAP breathing to the time of ulceration is 1990, tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 7.14±4.914 days on average. tháng 8 đến tháng 10 năm 2020, hệ thống Conclusions: It is necessary to strengthen giám sát sự cố tại khoa Hồi sức Tích cực – supervision, training and periodic retraining of Chống độc (HSTC-CĐ) của bệnh viện đã ghi nurses. nhận 25 trường hợp bệnh nhi bị loét mũi ở Keywords: nCPAP, pediatric patient, mức độ trung bình (giai đoạn II) có liên quan procedure, nursing đến việc sử dụng nCPAP. Từ sự cố này, một câu hỏi cần được nghiên cứu là tỷ lệ tuân thủ I. ĐẶT VẤN ĐỀ của ĐD trong quy trình chăm sóc bệnh nhi có Tuân thủ các quy trình chăm sóc chuẩn thở nCPAP là bao nhiêu? Những yếu tố ảnh của ĐD góp phần quan trọng vào sự thành hưởng hoặc liên quan đến sự tuân thủ quy công của một phương pháp điều trị, giúp trình của ĐD. Trả lời hai câu hỏi trên giúp giảm thiểu hoặc phòng ngừa các biến chứng chúng ta đánh giá được thực trạng tuân thủ liên quan đến việc áp dụng phương pháp điều quy trình chăm sóc bệnh nhi có thở nCPAP trị đó. Trong chăm sóc bệnh nhi thở áp lực tại bệnh viện và đề xuất các can thiệp nhằm dương liên tục qua mũi (nCPAP), một cải thiện chất lượng chăm sóc, điều trị và an phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn toàn người bệnh. Vì những lý do trên, chúng được chỉ định cho bệnh nhi suy hô hấp còn tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tuân tự thở bằng cách duy trì đường thở một áp thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc lực dương liên tục suốt chu kỳ thở, nếu điều hệ thống áp lực dương qua mũi tại Bệnh viện dưỡng bỏ qua hoặc không thực hiện đúng Nhi Đồng 1”. một hoặc nhiều bước của quy trình sẽ có Mục tiêu: nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả điều trị và 1. Xác định tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng gây ra các biến chứng(3,5). Bên cạnh các biến trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực chứng ít gặp thường liên quan đến áp lực cao dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. trên 10cmH20 như chướng bụng do hơi vào 2. Xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ dạ dày, tăng áp lực nội sọ do cố định cannula tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình quanh mũi quá chặt và tràn khí màng phổi…, chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua loét mũi cũng đã được mô tả trong một số mũi. nghiên cứu với tỷ lệ thay đổi từ 3,1% đến 3. Mô tả đặc điểm loét mũi của bệnh nhi 45,2%(2,3,6,7). Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc bệnh có hỗ trợ thở áp lực dương qua mũi. nhi thở nCPAP, trong đó kiến thức và kỹ 105
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU nghiên cứu của Nguyễn Bích Hoàng, 2.1. Đối tượng nghiên cứu p=0,875(1). Điều dưỡng: tất cả các ĐD tại khoa Hô - N: số lượt quan sát hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 được phân công - α: ngưỡng ý nghĩa chăm sóc các trẻ từ trên 1 tháng đến 16 tuổi - Z: hệ số từ phân phối chuẩn bình thở nCPAP từ tháng 12 năm 2021 đến tháng thường. Chọn α=0,05, Z0,975 =1,96. 6 năm 2022. - d: sai số biên, chọn d= 0,05. Bệnh nhi: trẻ từ trên 1 tháng đến 16 tuổi Áp dụng vào công thức tính được cỡ mẫu nhập viện điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện N=168 lượt quan sát trên tất cả ĐD được Nhi Đồng 1 có thở nCPAP từ tháng 12 năm phân công chăm sóc các trẻ có thở nCPAP 2021 đến tháng 6 năm 2022. tại phòng cấp cứu khoa Hô hấp. Tiêu chí chọn vào Bệnh nhi: Lấy mẫu toàn bộ. Điều dưỡng: tất cả các ĐD được phân 2.3. Phân tích số liệu công chăm sóc các trẻ từ trên 1 tháng đến 16 Số liệu được nhập và xử lý bằng phần tuổi thở nCPAP tại khoa Hô hấp Bệnh viện mềm SPSS 25.0. Nhi Đồng 1 trong thời gian nghiên cứu và Biến số định tính: báo cáo tần số và tỷ lệ. đồng ý tham gia nghiên cứu. Biến số định lượng: các biến số sẽ được Bệnh nhi: tất cả trẻ từ trên 1 tháng đến 16 kiểm tra phân phối nếu có phân phối bình tuổi nhập viện điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh thường thì báo cáo trung bình và độ lệch viện Nhi Đồng 1 có thở nCPAP trong thời chuẩn, nếu biến số có phân phối không bình gian nghiên cứu và thân nhân đồng ý tham thường thì báo cáo trung vị và khoảng tứ gia nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành theo dõi phân vị. trẻ từ lúc bắt đầu thở nCPAP đến khi có chỉ Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm định kết thúc thở nCPAP tại khoa Hô hấp. đối tượng nghiên cứu là ĐD với sự tuân thủ Tiêu chí loại ra quy trình chăm sóc hệ thống áp lực dương Các trường hợp sau đây được loại ra khỏi qua mũi: nghiên cứu, bao gồm: (1) Bệnh nhi thở Sử dụng kiểm định chi bình phương để nCPAP dưới 2 giờ rồi ngưng; (2) Bệnh nhi xét mối liên quan với các biến số định tính, chuyển khoa mà còn thở CPAP; (3) Thân nếu trên 20% tổng số các ô có vọng trị nhỏ nhân, ĐD từ chối tham gia nghiên cứu. hơn 5 hoặc có 1 ô giá trị < 1 thì kiểm định 2.2. Phương pháp nghiên cứu chính xác Fisher được chọn để thay thế cho Thiết kế nghiên cứu kiểm định chi bình phương. Phép kiểm T, Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Mann – Whitney cho biến định lượng, hồi Cỡ mẫu quy đơn biến và đa biến. Điều dưỡng Tiêu chí để xác định mối liên quan bao Công thức tính cỡ mẫu: gồm p
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung nhóm đối tượng điều dưỡng Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng điều dưỡng Tần số (N=29) Tỷ lệ (%) Dưới 30 tuổi 4 13,8 Nhóm tuổi Từ 30 đến 39 tuổi 18 62,1 >=40 tuổi 7 24,1 Nam 1 3,5 Giới tính Nữ 28 96,5 Trung cấp 7 24,1 Trình độ chuyên môn Cao đẳng 21 72,4 Đại học 1 3,4 Dưới 5 năm 3 10,3 Năm kinh nghiệm Từ 5 đến dưới 10 năm 7 24,1 Từ 10 năm trở lên 19 65,5 Được tập huấn chăm sóc trẻ thở nCPAP 29 100 Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu là bệnh nhi Bảng 2. Đặc điểm chung nhóm đối tượng bệnh nhi Số ca (n=50) Tỷ lệ (%) Nam 31 62.0 Giới tính Nữ 19 38.0 ≤2 tháng 10 20,0 Nhóm tuổi >2 tháng 40 80,0 Tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng trong mũi trên tổng số 167 lượt quan sát là 32,3%. quy trình chăm sóc hệ thống áp lực dương Trong đó, tỷ lệ tuân thủ mỗi ĐD thay đổi từ liên tục qua mũi thấp nhất là không có lần nào tuân thủ đến Tỷ lệ tuân thủ chung của ĐD trong quy cao nhất là tuân thủ 100%. trình chăm sóc hệ thống áp lực dương qua Bảng 3. Tỷ lệ tuân thủ theo các bước quy trình Tuân thủ Có (n,%) Không (n,%) Kiểm tra áp lực đầu mỗi tua trực với chỉ định trong HSBA 120(71,9) 47(28,1) Áp lực thực tế đúng chỉ định HSBA 162(97,0) 5(3,0) Mũi sạch 154(92,2) 13(7,8) ĐD vệ sinh mũi hàng ngày 80(47,9) 87(52,1) ĐD massage da vùng mũi 59(35,3) 108(64,7) ĐD thay hệ thống nCPAP đúng ngày 165(98,8) 2(1,2) Bình làm ẩm được châm nước 162(97,0) 5(3,0) Hệ thống sưởi bình làm ẩm hoạt động tốt 164(98,2) 3(1,8) 107
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 Bẫy nước thẳng đứng thấp hơn người bệnh 149(89,2) 18(10,8) Nước trong bẫy không quá 2/3 166(99,4) 1(0,6) Bộ dây không động nước 167(100) 0(0) Bệnh nhi không có sonde dạ dày qua mũi 62(37,1) 105(62,9) Nhiệt độ hệ thống nCPAP < 37 độ C hoặc không quá nóng 165(98,8) 2(1,2) Cỡ cannula phù hợp 164(98,2) 3(1,8) Cannula mềm 167(100) 0(0) Dùng miếng lót cannula 101(60,5) 66(39,5) Cố định cannula quá chặt 95(56,9) 72(43,1) Bảng 4. Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ thống nCPAP Tuân thủ quy trình Các yếu tố Tuân thủ Chưa tuân Giá trị P* (n,%) thủ (n,%) Trung cấp 19 (35,8) 34 (64,2) Trình độ chuyên môn 0.508 Cao đẳng & Đại học 35 (30,7) 79 (69,3) dưới 5 năm 3 (30) 7 (70) Năm kinh nghiệm từ 5 đến dưới 10 năm 15 (31,3) 33 (68,8) 0,963 từ 10 năm trở lên 36 (33,0) 73 (67,0) Nam 1(12,5) 7(87,5) Giới tính 0,439* Nữ 53(33,3) 106(66,7) < 30 tuổi 3(33,3) 6(66,7) Tuổi 30 – 39 tuổi 30(31,9) 64(68,1) 0,991 ≥40 tuổi 21(32,8) 43(67,2) (*) Chi bình phương hiệu chỉnh Mantel-Haenszel Mô tả 7 ca có loét mũi Bảng 5. Tỷ lệ loét theo giới tính và nhóm tuổi Loét mũi Giá trị P* Có Không Nam 4 (12,91) 27 (87,09) Giới tính (n, %) 0,543* Nữ 3 (14,28) 16 (85,72) ≤2 tháng tuổi 2 (20) 8(80) Nhóm tuổi (n, %) 0,429* >2 tháng tuổi 5(12,5) 35 (87,5) *Fisher’s exact Trong số 7 ca loét mũi thì bệnh nhi tuổi lúc bệnh nhi bắt đầu thở nCPAP đến lúc phát nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 1 tháng tuổi hiện loét (t) trung bình 7,14±4,914 ngày, (t) và 13 tuổi. Tỷ lệ loét mũi ở trẻ ≤2 tháng tuổi nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 2 ngày và 15 cao gấp 1,6 lần so với trẻ >2 tháng tuổi, trẻ ngày. Tất cả trường hợp loét đều ở thời điểm nam và nữ tương đương nhau; sự khác biệt bệnh nhi thở áp lực 6 cmH2O và 10 cmH2O. này không có ý nghĩa thống kê. Thời gian từ Cả 7 ca loét mũi đều ở giai đoạn I. Thời gian 108
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 hết loét ít nhất và nhiều nhất lần lượt là 2 trung vị của bệnh nhi là 4 (3-7,25) tháng. ngày và 4 ngày. Các bước quy trình mà ĐD Tuổi nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 1 tháng chưa thực hiện chung ở 7 ca bệnh nhi bị loét: và 156 tháng (13 tuổi). Nhóm trên 2 tháng Kiểm tra áp lực đầu mỗi tua trực với chỉ định tuổi chiếm đa số, nhóm từ 2 tháng tuổi trở trong HSBA; ĐD có vệ sinh mũi hàng ngày; xuống chiếm 1/5 trường hợp. Trẻ nam nhiều ĐD có massage da vùng mũi; Đặt sonde dạ hơn trẻ nữ gấp 1,6 lần, kết quả này phù hợp dày cho bệnh nhi qua miệng; Cố định với các nghiên cứu của một số tác giả cannula phù hợp. Các bước xử trí chung cho khác(Error! Reference source not found.). 7 ca khi phát hiện có loét: massage mũi, vệ Tỷ lệ tuân thủ quy trình của điều sinh mũi, nới lỏng cố định cannula. dưỡng trong chăm sóc hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong Đặc điểm nhóm đối tượng điều dưỡng 167 lượt quan sát, tỷ lệ tuân thủ quy trình Nhóm tuổi ĐD trong nghiên cứu chủ yếu chăm sóc bệnh nhi có hỗ trợ thở nCPAP là nhóm tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm tỷ lệ chung của ĐD là 32,3%, khác với nghiên cứu cao nhất là 62,1% (tuổi trung bình là 38). Tỷ của Nguyễn Bích Hoàng và cộng sự thì tỷ lệ lệ ĐD trong khoa có thâm niên công tác từ thực hành chăm sóc bệnh nhi thở CPAP đạt 10 năm trở lên chiếm 65,5%, nhóm từ 5 đến mức độ trung bình chiếm 87,5%, đạt mức độ dưới 10 năm chiếm 24,1% còn lại nhóm ĐD khá chiếm 12,5%; tương tự với kết quả của có thâm niên dưới 5 năm là 10,3%. Tỷ lệ ĐD Cristianti và cộng sự thì kiến thức về nCPAP viên nữ chiếm đại đa số 96,5% có thể do đặc mức độ trung bình chiếm 30%, mức độ tốt thù là Nhi khoa nên nhân viên là ĐD viên nữ chiếm 70%(1,5). Sự khác biệt này có thể lý có đặc tính cần cù, tỉ mỉ, kiên nhẫn, nhẹ giải là do định nghĩa về sự tuân thủ trong nhàng phù hợp với việc chăm sóc bệnh nhi. nghiên cứu của chúng tôi khá chặt chẽ, ĐD Kết quả này phù hợp với tỷ lệ chung tại Bệnh thực hiện thiếu một bước sẽ được xếp vào viện Nhi Đồng 1 với ĐD cả Bệnh viện chiếm nhóm chưa thực hiện quy trình đầy đủ. 92,5% cũng như phù hợp với kết quả một số Phòng cấp cứu khoa Hô hấp thường nghiên cứu trong và ngoài nước(4,1). Trong 29 xuyên quá tải tuy nhiên được phân công 4 điều dưỡng được chọn vào lô nghiên cứu có ĐD chăm sóc trong giờ hành chánh và tua 24,1% ĐD viên tốt nghiệp hệ Trung cấp, ngày thứ, chủ nhật do đó các bạn ĐD thường 72,4% ĐD tốt nghiệp hệ Cao đẳng, chỉ có 1 sẽ thực hiện ưu tiên các kỹ thuật nền trước ĐD viên là tốt nghiệp hệ Đại học (3,4%) phù như là tiêm truyền, xét nghiệm cận lâm sàng, hợp với tỷ lệ chung của Bệnh viện cũng như kiểm tra áp lực đầu tua, thực hiện chỉ định phù hợp với tình hình thực tế trên đà xu của bác sĩ,.. nếu còn dư thời gian mới thực hướng phát triển trong hệ thống y tế tại Việt hiện các bước bổ sung như là massage mũi, Nam đang nâng trình độ ĐD lên cao, để đến do vậy tỷ lệ massage mũi thường bị thấp. ĐD năm 2025 trình độ ĐD viên cả nước thấp cố định cannula siết quá chặt chiếm tỷ lệ khá nhất phải là Cao đẳng. cao, điều này nhiều khả năng do bệnh nhi ở Đặc điểm nhóm đối tượng bệnh nhi phòng cấp cứu khoa rất quấy, nếu cannula Trong tổng số 50 bệnh nhi có hỗ trợ thở sút ra thường xuyên bệnh nhi sẽ bị thiếu áp nCPAP được chọn vào lô nghiên cứu, tuổi lực và nồng độ oxy cần thiết cùng với lượng 109
  7. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 nhân lực ít không đủ thời gian đi gắn lại quá nữa là bé quấy nhiều người nhà phải bế bé nhiều lần nên ĐD cố định cannula khá chặt. lên, thỉnh thoảng dây nCPAP không đều, lý Đối với miếng lót cannula thì vẫn thấy 66 do còn lại là ĐD cố định chưa cân bẫy nước. trường hợp không được sử dụng, khi khoa Đối với trường hợp hệ thống sưởi không hoạt nhận cannula mới về có miếng lót kèm theo động nguyên nhân chính là không cắm điện của nhà sản xuất, khi sử dụng một thời gian hoặc cắm điện nhưng không bật công tắc miếng lót bị mất hoặc hỏng và đôi khi không thường xảy ra trong tình huống phòng cấp có miếng lót khác thay thế nên một số cứu bệnh đông hoặc có nhiều bệnh nhi cần cannula không có miếng lót. Bệnh nhi được cấp cứu. Trong 6 tháng ĐD sót 2 ca không đặt sonde dạ dày qua mũi, đây là điều không thay hệ thống CPAP là không nhiều tuy được khuyến cáo trong quy trình vì sẽ tạo sự nhiên cần giám sát nhắc nhở, trường hợp sót đè cấn mũi khi có cannula CPAP, đồng thời thường rơi vào ngày thứ 7, chủ nhật do nhân tạo cho cannula hở ra khỏi mũi tuy nhiên lực cuối tuần ít hơn ngày hành chánh. Thông bệnh nhi thở nCPAP ở phòng cấp cứu Hô thường ĐD kết hợp hút đàm với vệ sinh mũi hấp khá quấy một phần do khí xì vào mũi hoặc dùng nước muối nhỏ mũi dùng tăm gây khó chịu, khi đặt qua miệng bé quấy bông ngoáy mũi và hướng dẫn người nhà khóc liên tục sonde dạ dày tụt ra liên tục, các thực hiện; tỷ lệ thấp thường là do ĐD làm bạn ĐD phải liên tục đặt lại sonde. Đây là lý không kịp giờ, một số trường hợp sót. do chính mà ĐD chọn đặt qua mũi. Đối với trường hợp chỉ số thực tế khác Các loại cannula khi mới nhận về thì chất HSBA do: bác sĩ cho chỉ định đổi chỉ số gần liệu đều mềm nhưng khi sử dụng qua một giờ giao tua nên ĐD chưa kịp thực hiện y thời gian xử lý nhiều lần do ảnh hưởng của lệnh, nguyên nhân khác là bác sĩ cho chỉ định hóa chất, hấp khử khuẩn nên chất liệu một số chưa báo lại ĐD thay đổi y lệnh và ĐD chưa cannula trở nên cứng hơn. Khoa có tổng thực hiện. Kiểm tra áp lực đầu tua là bước cộng 13 cannula, khi dùng xong cho một bắt buộc, mặc dù tỷ lệ thực hiện khá cao bệnh nhi phải gửi khoa Kiểm soát nhiễm 71,9% nhưng cần được giám sát nhắc nhở vì khuẩn xử lý, một số cannula bị rách cánh do áp lực sai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy đó thỉnh thoảng không còn đủ cannula đúng hiểm cho bệnh nhi. cỡ hay còn cannula mềm khi đó ĐD sẽ chọn Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ cỡ cannula to hơn hoặc cannula cứng hơn quy trình chăm sóc hệ thống áp lực dương dùng đỡ trong khi chờ khoa Kiểm soát nhiễm liên tục qua mũi của điều dưỡng khuẩn cung cấp, thường là sau một ngày. Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa tìm Nhiệt độ hệ thống bị nóng tại khoa Hô hấp thấy có mối liên quan nào giữa đặc điểm của thường là do nồi làm ẩm bị lỗi; phòng Vật tư ĐD viên và sự tuân thủ của ĐD trong quy trang thiết bị y tế kiểm tra chất lượng trang trình chăm sóc hệ thống nCPAP. Điều này có thiết bị mỗi 6 tháng. Nước trong bẫy quá 2/3 thể do cỡ mẫu nhỏ hoặc do có những yếu tố thường là do ĐD quên bổ sung. Bẫy nước khác mà nghiên cứu này chưa với tới. thẳng đứng thấp hơn người bệnh vẫn còn một Đặc điểm loét mũi ở những bệnh nhi số trường hợp chưa thực hiện, một trong thở áp lực dương liên tục qua mũi trong lô những lý do bệnh nhi nằm ở giường mà hệ nghiên cứu thống khó cố định, một trong những lý do Nghiên cứu có 7 trong 50 bệnh nhi có hỗ 110
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 537 - THÁNG 4 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 trợ thở nCPAP có loét mũi đều ở giai đoạn I, cứu của Fisher và cộng sự(6). vùng da ngay vị trí từ chóp mũi xuống vách Theo nghiên cứu của Chung Thị Mộng ngăn 2 lỗ mũi bị đỏ và không có tổn thương Thúy có 3,1% ca trầy xước niêm mạc mũi da, không có trường hợp nào khi phát hiện đã không nói rõ giai đoạn, nếu có trầy xước thì ở nhóm giai đoạn II, III (vừa và nặng) điều theo bảng phân độ NPUAP thì ở giai đoạn này là do khi phát hiện có loét mũi nhóm II(2). Nghiên cứu của Ozan thực hiện trên 82 quan sát báo ngay cho nhóm điều dưỡng trẻ sơ sinh thở nCPAP thì 6 ca báo cáo loét chăm sóc để xử lý không để tiến triển sang mũi, có 1 ca hoại tử ở giai đoạn III. Nghiên giai đoạn nặng thêm. Loét mũi trên bệnh nhi cứu của Nihaz và cộng sự thực hiện trên 35 có tỷ lệ tuân thủ thấp thì thấy khá rõ ràng, trẻ sơ sinh, trong đó có 9 ca loét lần lượt là 2, tuy nhiên, loét mũi trên bệnh nhi có tỷ lệ sự 4, 3 giai đoạn I, II, III(7). Kết quả nghiên cứu tuân thủ quy trình cao có thể giải thích do của Bạch Văn Cam và cộng sự có 2 trường liên quan các yếu tố khác như: tình trạng da hợp viêm loét mũi nhưng không mô tả cụ thể khô, da dễ dị ứng, bệnh lý mạch máu, thời giai đoạn loét. gian tiếp xúc với cannula, áp lực hệ thống, Hạn chế của nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng, thuốc điều trị,.. mà Nghiên cứu của chúng tôi đã mô tả khá trong nghiên cứu của chúng tôi không đào đầy đủ thực trạng tuân thủ của ĐD trong quy sâu đến. trình chăm sóc bệnh nhi thở nCPAP. Tuy Theo nghiên cứu của Fisher và cộng sự nhiên, nghiên cứu có một vài điểm hạn chế các ca loét mũi ở giai đoạn I, II và III lần như sau: (1) Thiết kế nghiên cứu cắt ngang lượt là 88,3%, 11% và 0,7% và (1) hầu hết và chỉ thực hiện tại một khoa. Mặc dù, khoa các trường hợp có loét mũi (90%) xuất hiện Hô Hấp là khoa có số lượng bệnh nhi thở trong 6 ngày đầu tiên của nCPAP; (2) bệnh nCPAP tương đối nhiều hơn so với các khoa nhi thở nCPAP trên 5 ngày thì khả năng loét khác nhưng mẫu nghiên cứu vẫn chưa đại cao gấp 5,36 lần(6). Như vậy, đại đa số ca loét diện cho tất cả trường hợp thở nCPAP tại là ở giai đoạn I điều này phù hợp với kết quả bệnh viện trong thời gian nghiên cứu; (2) của chúng tôi mặc dù các ca loét trong Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm ra được nghiên cứu của chúng tôi không có giai đoạn các yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình II, III có thể là do chúng tôi quan sát từ khi nhiều khả năng do cỡ mẫu nhỏ hoặc do công bệnh nhi bắt đầu thở nCPAP và tần suất theo cụ thu thập số liệu chưa bao gồm các biến số dõi dày kèm theo khi phát hiện có loét quan này; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân sát viên báo ngay với nhóm chăm sóc để xử thủ quy trình của ĐD chưa có cơ sở và lý trí; nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không luận mạnh, cần có thêm những nghiên cứu có có sự chênh lệch rõ giữa nhóm ca loét dưới 6 đối chứng để có thêm cơ sở khoa học. ngày và trên 6 ngày thở nCPAP có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện ở V. KẾT LUẬN trẻ nhỏ và trẻ lớn trong khi nghiên cứu của Tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng trong Fisher và cộng sự chỉ thực hiện trên nhóm sơ quy trình chăm sóc hệ thống nCPAP sinh(6). Cuối cùng tất cả các ca loét mũi trong Tỷ lệ tuân thủ chung của ĐD trong quy nghiên cứu của chúng tôi đều ở áp lực 6 trình chăm sóc hệ thống nCPAP là 32,3%, cmH2O và 10 cmH2O phù hợp với nghiên trong đó tỷ lệ tuân thủ mỗi ĐD thay đổi từ 111
  9. HỘI NGHỊ KHOA HỌC NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2024 thấp nhất là không có lần nào tuân thủ đến 3. Đặng Thanh Tuấn. Thở áp lực dương liên cao nhất là tuân thủ 100%. tục qua mũi. In. Nguyễn Thanh Hùng. Phác Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ đồ điều trị Nhi khoa 2020, (2020), tr. 266- của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc 270. Nhà xuất bản Y học. hệ thống nCPAP 4. Afifa RA, Murtadha Abbas A. Assessment Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy of nurses' knowledge toward The CPAP yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của điều Machine in Neonatal Intensive Care Unit at dưỡng trong quy trình chăm sóc nCPAP. Al-Diwanyia City Hospital. International Đặc điểm các ca loét mũi Journal Scientific and Research Publications, Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 7 (2017), (8): 460-467. trên tổng số 50 ca bệnh nhi có loét mũi đều ở 5. Cristianti DI, Tuti AU . Knowledge The giai đoạn I. Trong đó, tỷ lệ loét mũi ở trẻ ≤2 Use of Continous Positive Airway Pressure tháng tuổi cao gấp 1,6 lần so với trẻ >2 tháng (Cpap) In Neonatus. Indonesian Journal of tuổi; tỷ lệ loét mũi ở trẻ nam và nữ tương Nursing Science (IJNS), (2019), 1(2): 95- đương nhau. Thời gian từ lúc bệnh nhi bắt 102. đầu thở nCPAP đến lúc phát hiện loét trung 6. Fischer C, Bertelle V, Hohlfeld J, Forcada vị 6 (2-12) ngày. Tất cả trường hợp loét mũi GM, Stadelmann DC, Tolsa JF. Nasal đều ở thời điểm bệnh nhi thở áp lực 6 trauma due to continuous positive airway cmH2O và 10 cmH2O. pressure in neonates. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, (2010), 95 (6): 447–451. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Nihaz N, Femitha P, Jyothi P, Naveen J. 1. Nguyễn Bích Hoàng. Thực trạng chăm sóc Nasal Injury with Continuous Positive bệnh nhi thở máy CPAP của điều dưỡng tại Airway Pressure: Need for “privileging” trung tâm Nhi khoa – bệnh viện đa khoa Nursing Staff. The Indian Journal of trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học Pediatrics, (2019), 86(7): 595–598. điều dưỡng, (2018), 1(4): 33-38. 8. Wilson PL, Tumbwene M, Stewart B, 2. Chung Thị Mộng Thúy, Huỳnh Thị Duy Kahabi I, Zephania SA. Knowledge about Hương. Kết quả điều trị thở áp lực dương continuous positive airway pressure machine ngắt quãng qua mũi trên trẻ sanh non sau rút usage among nurses at a tertiary hospital in nội khí quản tại khoa Sơ sinh bệnh viện Từ Tanzania. South Sudan Medical Journal, Dữ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (2020), 13(4): 131-135. (2014), 18 (1): 228-233. 112
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2