TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ<br />
Phan Thị Tú Nga, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những<br />
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ<br />
cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban<br />
chấp hành TW khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu: “Các trường đại học phải là các<br />
trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và<br />
đời sống”. Chỉ thị 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới<br />
quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 cũng nêu rõ “Nâng cao năng lực quản lý và hiệu<br />
quả công tác nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, góp phần tích cực nâng cao chất lượng<br />
đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Bài báo này nhằm đánh giá thực trạng hoạt động<br />
nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Huế, và trên cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất<br />
các biện pháp nhằm tháo gỡ và thúc đẩy hoạt động này hiệu quả hơn.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thực tiễn trong các trường đại học, cao đẳng, hoạt động nghiên cứu khoa học<br />
(NCKH) là con đường hiệu quả nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát<br />
triển năng lực sư phạm của mỗi người làm công tác giảng dạy và giáo dục. NCKH là một<br />
trong hai tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm<br />
bảo chất lượng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa đào tạo và NCKH là mối quan hệ<br />
hữu cơ, gắn bó mật thiết có tác dụng tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.<br />
Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của Đại học Huế đã đạt<br />
được một số thành tựu đáng kể. So với các trường đại học trong cả nước, hoạt động<br />
nghiên cứu khoa học của Đại học Huế được Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư một khoản<br />
kinh phí hàng năm tương đối lớn. Hoạt động NCKH đã góp phần bồi dưỡng đội ngũ,<br />
nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa<br />
NCKH với giảng dạy và hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao học và nghiên<br />
cứu sinh; phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương thông qua các đề tài nghiên<br />
cứu triển khai và hoạt động chuyển giao công nghệ.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại<br />
học Huế vẫn còn một số tồn tại. Một bộ phận giảng viên chưa coi trọng hoạt động<br />
nghiên cứu khoa học, chất lượng đề tài chưa cao, việc xã hội hóa các đề tài còn<br />
thấp, khả năng ứng dụng của một số đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế...<br />
67<br />
<br />
Nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho hiện trạng này như: thiếu thiết<br />
bị hiện đại, thiếu đầu ra cho các kết quả nghiên cứu, văn bản hướng dẫn không đồng bộ;<br />
Các văn bản pháp quy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học,<br />
cao đẳng chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời,... Tất cả điều đó làm hạn chế hoạt<br />
động nghiên cứu khoa học nói chung và hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên<br />
Đại học Huế nói riêng.<br />
Bài báo này nhằm nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của<br />
giảng viên Đại học Huế, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt<br />
động khoa học công nghệ của giảng viên nói riêng và của hoạt động nghiên cứu khoa<br />
học tại Đại học Huế nói chung, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình một đại học<br />
mạnh về nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động NCKH của giảng viên (GV) Đại học Huế,<br />
chúng tôi đã phối hợp các phương pháp nghiên cứu (NC) của ngành khoa học xã hội đó<br />
là: điều tra, quan sát, phân tích, tổng kết kinh nghiệm và lấy ý kiến chuyên gia. Sau đó,<br />
sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả khảo sát.<br />
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra với 208 giảng viên và 67<br />
cán bộ quản lý gồm cán bộ tham gia trực tiếp vào việc quản lý hoạt động NCKH của<br />
Đại học Huế.<br />
3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học Huế<br />
Kết quả nghiên cứu qua phương pháp điều tra cho thấy thực trạng hoạt động<br />
NCKH của GV Đại học Huế có những đặc điểm sau:<br />
3.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên về hoạt động nghiên cứu khoa học<br />
Chất lượng hoạt động NCKH, thái độ tham gia của giảng viên phụ thuộc rất<br />
nhiều vào nhận thức về hoạt động NCKH của giảng viên và cán bộ quản lý (CBQL).<br />
Bảng 1. Nhận thức của GV, CBQL của Đại học Huế về hoạt động NCKH<br />
<br />
Nhận thức về hoạt<br />
động NCKH<br />
<br />
GV (n = 208)<br />
<br />
CBQL (n = 67)<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
Rất quan trọng<br />
<br />
155<br />
<br />
74,5<br />
<br />
44<br />
<br />
65,7<br />
<br />
Quan trọng<br />
<br />
51<br />
<br />
24,5<br />
<br />
23<br />
<br />
34,3<br />
<br />
Ít quan trọng<br />
<br />
2<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Không quan trọng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
208<br />
<br />
100,0<br />
<br />
67<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
68<br />
<br />
Kết quả khảo sát ở Bảng 1 cho thấy, chỉ có 1% đánh giá hoạt động này là ít quan<br />
trọng, còn đa số GV và CBQL đều nhận thức rằng hoạt động NCKH giữ một vai trò quan<br />
trọng và rất quan trọng, đặc biệt, số người đồng ý với vai trò của NCKH trong trường đại<br />
học rất quan trọng chiếm tỷ lệ rất lớn so với ý kiến cho rằng quan trọng: gấp 3 lần đối với<br />
GV (74,5% so với 24,5%) và gần 2 lần (65,7% so với 34,3%) ở đối tượng CBQL.<br />
3.1.1. Động cơ, mục đích tham gia nghiên cứu<br />
Kết quả khảo sát về động cơ tham gia NCKH của giảng viên ở Bảng 2 chỉ ra<br />
rằng, trong khi ý kiến của giảng viên về động cơ tham gia NCKH có sự phân hóa rõ rệt<br />
với tỷ lệ cao nhất là 194 ý kiến, tương đương 93,3% đối với nâng cao trình độ chuyên<br />
môn, năng lực nghiên cứu và thấp nhất là phục vụ công tác thi đua, xét chức danh (63 ý<br />
kiến, chiếm 30,3%) thì ý kiến của CBQL về động cơ tham gia NCKH có tỷ lệ gần như<br />
nhau, chênh lệch không đáng kể.<br />
Bảng 2. Động cơ tham gia NCKH của GV Đại học Huế<br />
<br />
GV (n = 208)<br />
<br />
Động cơ tham gia NCKH<br />
<br />
CBQL (n = 67)<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
SL<br />
<br />
%<br />
<br />
Nhiệm vụ bắt buộc<br />
<br />
121<br />
<br />
58,2<br />
<br />
40<br />
<br />
59,7<br />
<br />
Tăng thu nhập<br />
<br />
99<br />
<br />
47,6<br />
<br />
37<br />
<br />
55,2<br />
<br />
Lòng say mê<br />
<br />
152<br />
<br />
73,1<br />
<br />
36<br />
<br />
53,7<br />
<br />
Thể hiện năng lực NC<br />
<br />
140<br />
<br />
67,3<br />
<br />
28<br />
<br />
41,8<br />
<br />
Thực hiện ý tưởng NC<br />
<br />
143<br />
<br />
68,8<br />
<br />
40<br />
<br />
59,7<br />
<br />
Phục vụ công tác giảng dạy<br />
<br />
175<br />
<br />
84,1<br />
<br />
49<br />
<br />
73,1<br />
<br />
Nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực NC<br />
<br />
194<br />
<br />
93,3<br />
<br />
42<br />
<br />
62,7<br />
<br />
Nâng cao uy tín<br />
<br />
87<br />
<br />
41,8<br />
<br />
27<br />
<br />
40,3<br />
<br />
Phục vụ xét thi đua, xét chức danh<br />
<br />
63<br />
<br />
30,3<br />
<br />
40<br />
<br />
59,7<br />
<br />
Đối với GV, ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu, nhóm<br />
các động cơ có tỷ lệ lớn (trên 65%) được chọn bao gồm lòng say mê, thể hiện năng lực<br />
nghiên cứu, thực hiện ý tưởng nghiên cứu, phục vụ công tác giảng dạy. Như vậy, đối với<br />
họ, động cơ NCKH chủ yếu thuần túy là khoa học, là tri thức, phục vụ cho lòng đam mê,<br />
cho khoa học và cho nghề nghiệp. Những yếu tố khác chỉ là phụ.<br />
Dưới con mắt của nhà quản lý, có sự lựa chọn cân đối, gần như rải đều đối với<br />
các động cơ. Trong khi tỷ lệ lựa chọn động cơ NCKH phục vụ công tác thi đua, xét<br />
chức danh đối với GV chiếm tỷ lệ nhỏ thì CBQL đánh giá động cơ này khá quan trọng<br />
(59,7% lựa chọn). Như vậy, dưới góc nhìn khách quan, điều này là hợp với tình hình<br />
hiện nay. Một số đơn vị đã đưa vào tiêu chí NCKH để xét thi đua. Đặc biệt, trong các<br />
69<br />
<br />
tiêu chuẩn xét công nhận các chức danh giáo sư, phó giáo sư, các công trình NCKH là<br />
một thành phần rất quan trọng, tổng điểm công trình từ bài báo, sách, giáo trình... chiếm<br />
tỷ lệ lớn.<br />
Cũng như đối với động cơ nghiên cứu, GV thực hiện NCKH nhằm nâng cao<br />
trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu với phần lớn ý kiến đánh giá (92,3%). Nhóm<br />
có tỷ lệ lớn tiếp theo là ứng dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy (88,5%), nâng cao và<br />
mở rộng tầm hiểu biết (81,7%), phát hiện những tri thức mới trong chuyên môn (79,8%)<br />
và hình thành thói quen làm việc khoa học (74%).<br />
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện hoạt động NCKH của<br />
giảng viên<br />
Trong khảo sát, chúng tôi liệt kê ra 11 yếu tố thuận lợi/khó khăn mà GV thường<br />
gặp phải khi thực hiện hoạt động NCKH. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy,<br />
trong 3 yếu tố mà GV đánh giá là thuận lợi gồm ý chí của bản thân (87,5%), kinh<br />
nghiệm, kỹ năng nghiên cứu (69,2%) và cán bộ chuyên môn phối hợp nghiên cứu<br />
(68,3%) thì 2 yếu tố đầu tiên thuộc về các yếu tố chủ quan.<br />
Như vậy, với những lợi ích mà hoạt động NCKH mang lại, tự bản thân GV đều<br />
mong muốn được thực hiện. Ngoài ra, với đội ngũ lớn cán bộ giảng viên có trình độ thì<br />
kinh nghiệm và kỹ năng NC và việc tìm, lựa chọn cán bộ phối hợp không phải là vấn đề<br />
cản trở GV thực hiện hoạt động NC. So sánh với những thuận lợi thì tỷ lệ các yếu tố<br />
được GV đánh giá khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn, chủ yếu là những yếu tố khách quan.<br />
Có đến 7 yếu tố được cho là khó khăn chiếm tỷ lệ trên 50% (kinh phí, cơ chế<br />
khuyến khích nghiên cứu, trang thiết bị phục vụ NC, môi trường nghiên cứu, tài liệu<br />
chuyên môn, quy trình đăng ký, tuyển chọn, quỹ thời gian dành cho NC), trong đó cao<br />
nhất là kinh phí với 90,9% và trang thiết bị phục vụ NC với 82,2%.<br />
Trong những năm trở lại đây, mặc dù kinh phí cho KHCN được cải thiện đáng<br />
kể nhưng vẫn rất nhỏ so với nhu cầu nghiên cứu, trang thiết bị nghiên cứu còn thiếu,<br />
chưa đáp ứng được yêu cầu khiến cho việc thực hiện hoạt động NCKH của GV gặp khó<br />
khăn. Hơn nữa, chưa có một chính sách thực sự động viên, tạo động lực cho GV nghiên<br />
cứu, trong lúc thủ tục thanh toán tài chính vẫn còn hình thức, bất cập và khó thực hiện.<br />
Về pháp lý, Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 về việc<br />
hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án<br />
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư<br />
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án<br />
khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được ban hành, quy định về chế độ<br />
khoán cho hoạt động NCKH của giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc khoán này<br />
không được quy định một cách triệt để, việc thực thi còn phức tạp cho nên hầu hết cán<br />
bộ giảng viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh quyết toán tài chính của đề tài.<br />
70<br />
<br />
Khó khăn mang yếu tố chủ quan được tính đến đó là quỹ thời gian dành cho<br />
nghiên cứu. NCKH là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, vừa tốn nhiều công sức, thời<br />
gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, lại trải qua một quá trình thực hiện dài và qua nhiều<br />
khâu tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu. Trong khi đó, kinh phí nhận được so<br />
với công sức là chưa thực sự tương xứng. Do vậy, nhiều GV chủ yếu dành thời gian cho<br />
việc giảng dạy. Nguồn thu nhập chính của các giảng viên đại học hiện nay đến từ việc<br />
giảng dạy, thời gian dành cho công tác nghiên cứu còn hạn chế.<br />
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH<br />
Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV Đại học Huế,<br />
chúng tôi đã đưa ra một số yếu tố chủ quan và một số yếu tố khách quan để giảng viên<br />
lựa chọn theo mức độ ảnh hưởng từ thấp đến cao (từ không ảnh hưởng đến rất ảnh<br />
hưởng). Khi xử lý số liệu, chúng tôi đã lượng hóa thành điểm đối với các mức độ<br />
(Không ảnh hưởng: 1 điểm, Ít ảnh hưởng: 2 điểm, Bình thường: 3 điểm, Ảnh hưởng: 4<br />
điểm, Rất ảnh hưởng: 5 điểm) và lấy giá trị trung bình của các mức độ ấy. Kết quả được<br />
thể hiện ở Bảng 3 với hai đối tượng GV và CBQL.<br />
Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động NCKH của GV Đại học Huế<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
<br />
Yếu tố<br />
<br />
Giảng viên<br />
<br />
CB QL<br />
<br />
Cơ chế, chính sách động viên người nghiên cứu<br />
<br />
4,51<br />
<br />
4,21<br />
<br />
Môi trường KT-XH, KH-CN địa phương<br />
<br />
3,88<br />
<br />
3,97<br />
<br />
Các nguồn lực phục vụ NCKH (kinh phí, CSVC...)<br />
<br />
4,49<br />
<br />
4,51<br />
<br />
Đặc điểm giới tính<br />
<br />
2,20<br />
<br />
2,30<br />
<br />
Sự quản lý, điều hành hoạt động NCKH<br />
<br />
3,98<br />
<br />
3,63<br />
<br />
Tài liệu, trang thiết bị cho NCKH<br />
<br />
4,39<br />
<br />
4,27<br />
<br />
Động lực tham gia NCKH<br />
<br />
4,28<br />
<br />
4,27<br />
<br />
Ý thức, thái độ đối với NCKH<br />
<br />
4,40<br />
<br />
4,46<br />
<br />
Trình độ, năng lực chuyên môn<br />
<br />
4,74<br />
<br />
4,63<br />
<br />
Kinh nghiệm, kỹ năng NCKH<br />
<br />
4,63<br />
<br />
4,49<br />
<br />
Trình độ tin học, ngoại ngữ<br />
<br />
3,79<br />
<br />
3,54<br />
<br />
Khối lượng công việc giảng dạy<br />
<br />
3,73<br />
<br />
4,24<br />
<br />
Các nguyên nhân khác (bận kiếm sống, tuổi tác, vị trí<br />
công tác...)<br />
<br />
3,48<br />
<br />
3,93<br />
<br />
71<br />
<br />