Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát vùng ven biển huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày tình hình phát triển các mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát ven biển huyện Lệ Thủy; Đánh giá chung về tình hình phát triển các mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Lệ Thủy; Một số giải pháp phát triển các mô hình kinh tế sinh thái theo hướng bền vững trên vùng đất cát huyện Lệ Thủy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát vùng ven biển huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN ĐẤT CÁT VÙNG VEN BIỂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐỖ CÔNG CƯỜNG TRẦN THỊ THANH DỊU - NGUYỄN THỊ HIỀN Khoa Địa lý Tóm tắt: Kinh tế sinh thái đã và đang là một loại hình quan trọng trong nền nông nghiệp của huyện Lệ Thủy, đây là một xu hướng phát triển bền vững, là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. Trong những năm gần đây huyện Lệ Thủy đang từng bước xây dựng quy hoạch phát triển các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát ven biển vừa đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn lực phát triển, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa bảo vệ, phục hồi môi trường sinh thái theo hướng bền vững. Tuy nhiên, các mô hình kinh tế sinh thái Lệ Thủy còn bộc lộ nhiều hạn chế vì vậy cần có những biện pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế sinh thái ở Lệ Thủy ngày càng phát triển. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, phát triển, kinh tế sinh thái, trên đất cát 1. MỞ ĐẦU Trong những năm qua, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách mới đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy khu vực này đổi mới và phát triển. Không nằm ngoài xu thế chung của cả nước, huyện Lệ Thủy đã và đang xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững, trong đó xây dựng mô hình kinh tế sinh thái nông – lâm kết hợp được đặt lên hàng đầu. Thực tế, dải cát ven biển huyện Lệ Thủy là vùng đất có nhiều khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện tượng cát biển lấn chiếm và đang có nguy cơ hoang mạc hóa. Trước tình trạng như vậy, việc xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhằm góp phần cải tạo môi trường, tao sự đa dạng sinh học và phát huy hiệu qủa kinh tế trong khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên của địa phương, đồng thời giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm giàu cho nhiều hộ gia đình trên vùng đất cát ven biển vốn nghèo khó này. Đây là một hướng đi mới nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở hiện tại, vừa có tính chiến lược lâu dài trong chiến lược phát triển của địa phương. 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN ĐẤT CÁT VEN BIỂN HUYỆN LỆ THỦY 2.1. Các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát huyện Lệ Thủy - Mô hình trồng cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi: Đây là mô hình khá phổ biến của các hộ trong vùng. Ngoài trồng lúa, ngô, sắn, diện tích đất vườn gắn với đất thổ cư của mỗi gia đình được sử dụng trồng các loại hoa màu, rau: Khoai lang, ớt, đậu, lạc,... Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 115-124
- 116 ĐỖ CÔNG CƯỜNG và cs. Chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Ao nông nuôi cá tăng cường bữa ăn cho gia đình, quanh bờ ao trồng khoai nước, mặt ao thả bèo để nuôi lợn. - Mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS): chủ yếu phát triển thành các trang trại NTTS yêu cầu sự đầu tư nhiều hơn về vốn, lao động, kỹ thuật,... - Mô hình nông - lâm kết hợp: rất phổ biến ở vùng ven biển như trồng phi lao kết hợp ngô, lạc,... Đất lâm nghiệp chủ yếu do hộ quản lý và sử dụng. Mô hình nông - lâm kết hợp phát triển thành trang trại NN (trang trại cây hàng năm, trang trại cây ăn quả), trang trại LN - Mô hình lâm ngư kết hợp: Đây là mô hình lâm - ngư kết hợp ở bãi triều ven biển, kết hợp giữa trồng rừng ngập mặn và NTTS. 2.2. Tình hình tổ chức các nguồn lực của các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát huyện Lệ Thủy 2.2.1. Đất đai Đất cát ven biển sử dụng vào nông – lâm - ngư nghiệp là chủ yếu, bao gồm: Đất nông nghiệp (trồng cây hàng năm và cây lâu năm, chăn nuôi,...), đất lâm nghiệp (đất có rừng tự nhiên và đất có rừng trồng), bãi triều ven biển (nuôi tôm, rừng ngập mặn).Các kiểu sử dụng đất chủ yếu trên đất cát ven biển: Canh tác vụ Đông xuân và vụ Hè thu. Cùng với nhà ở, hầu hết các hộ dân cư sống ven cồn cát thực hiện mô hình vườn-ao-chuồng (VAC) với cách bố trí: Vườn trồng rau, cây ăn trái lâu năm; chuồng nuôi gia súc, gia cầm; ao nông nuôi cá nước ngọt. 2.2.2. Lao động Nguồn lao động tại huyện Lệ Thủy rất dồi dào với hơn 82% dân số hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đây cũng là lợi thế to lớn. Tuy nhiên trình độ lao động thấp, chưa được đào tạo làm cho hiệu quả lao động thấp, khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất NLKH theo hướng KTTT để mang lại hiệu quả cao hơn. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp (NN) đang có xu hướng giảm xuống, về quy mô bình quân hàng năm giảm 2,07%. 2.2.3. Vốn Do sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, tình trạng rủi ro thường xuyên xảy ra nên sử dụng vốn trong nông nghiệp mang tính rủi ro cao. Vì thế, cần phải thực hiện đa dạng hoá sản xuất, khuyến khích tích tụ, tập trung vốn vào sản xuất trang trại, hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra và cần phải có lượng vốn, vật tư dự phòng trong những lúc thiên tai. 2.2.4. Khoa học công nghệ Phát triển các mô hình KTST trên vùng đất cát ven biển đã thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cải tạo môi trường sinh thái, đồng thời tạo điều kiện để người nông dân trên địa bàn tiếp cận với khoa học công nghệ. Nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi mới, những tiến bộ KHKT được ứng dụng đã nâng cao hiệu quả
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ… 117 sản xuất. Các công nghệ sinh học, chọn tạo giống cây con đã được chú trọng trong các khâu của quá trình sản xuất như ươm, trồng, nhân giống, chăm sóc,... 2.3. Công tác quản lý sản xuất kinh doanh của các mô hình - Các nông hộ được tổ chức quản lý và điều hành sản xuất theo phương thức chủ hộ trực tiếp điều hành và thực hiện toàn bộ công việc, từ mua sắm vật tư, cây, con giống đến việc bán các sản phẩm ra thị trường. - Các trang trại được quản lý và điều hành theo phương thức chủ trang trại trực tiếp điều hành toàn bộ công việc, từ thuê mướn nhân công, mua sắm thiết bị vật tư,... đến tiêu thụ sản phẩm hay gián tiếp điều hành và thuê người thực hiện hoặc người nhà thực hiện do chăn nuôi và NTTS đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn khá cao trong khi một số chủ trang trại chỉ có vốn và một số kinh nghiệm sản xuất nhất định nên phải sử dụng người nhà hoặc thuê người có kiến thức, kinh nghiệm sản xuất để điều hành trang trại. 2.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm - Kinh tế hộ: Thường đơn điệu về sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra thường để phục vụ cho gia đình nên giá trị hàng hóa hàng năm thấp. Sản phẩm bán ra thị trường chiếm từ 10,2% đến 76,4% tổng giá trị sản phẩm của nông hộ. - KTTT: Sản xuất mang tính sản xuất hàng hóa, sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thị trường. Giá trị hàng hóa của trang trại tạo ra hàng năm tương đối lớn. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để cung cấp cho thị trường (chiếm 75,7% đến 99,9% tổng giá trị sản phẩm của trang trại). 2.5. Hiệu quả kinh tế - Đối với mô hình trồng cây hàng năm kết hợp chăn nuôi: Đất nông nghiệp được sử dụng canh tác 3 vụ/năm (lúa đông xuân + lúa hè thu + ngô; lúa đông xuân + lúa hè thu + khoai lang; lúa đông xuân + lúa hè thu + rau; lạc + vừng + khoai lang; đậu + vừng + khoai lang) và canh tác 2 vụ/năm (lúa đông xuân + lúa hè thu; lúa đông xuân+ ngô; lạc + lúa hè thu; lạc + khoai lang). Hiệu quả canh tác 3 vụ cao hơn canh tác 2 vụ. Trong canh tác 3 vụ, mô hình Lúa đông xuân + Lúa hè thu + Rau có hiệu quả cao nhất. Trong canh tác 2 vụ, mô hình Lạc + Lúa hè thu có hiệu quả cao nhất. Bảng 1. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông xuân giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số (ha) 13.190 13.187 13.249 13.562 13.617 Cây lương thực 10.121 10.139 10.127 10.385 10.405,5 Cây chất bột 1.510 1.510 1.545 1.550 1.559 Cây thực phẩm 1.012 1.022 1.040 1.069 1.072,5 Cây công nghiệp 349 328 349 351 373 Cây gia vị 88 88 88 113 115 Cây khác 110 100 100 94 92 Nguồn: [9]
- 118 ĐỖ CÔNG CƯỜNG và cs. Bảng 2. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Hè thu giai đoạn 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số(ha) 10.514 10.548 10.648 10.722 10.743,2 Quốc doanh 98 98 98 98 53 Cây lương thực 9.414 9.454 9.551 9.517 9.560,4 Cây chất bột 400 400 400 418 394 Cây thực phẩm 500 514 523 606 602 Cây công nghiệp 115 95 89 101 101,8 Cây khác 85 85 85 80 85 Nguồn: [9] Vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò, gia cầm (gà chiếm 90,1%). Sản lượng thịt lợn xuất chuồng cao nhất trong tổng sản phẩm chăn nuôi. Chăn nuôi trong hộ là chính, chăn nuôi trang trại chưa phát triển. Hiện tại chưa có quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung và đất trồng cỏ. Phương thức chăn nuôi tận dụng, quảng canh là phổ biến, tiêu thụ sản phẩm tự do qua thương lái là chủ yếu. Có một số trang trại làm ăn khá, như trang trại gia đình anh Ngô Văn Hiến, ở thôn Đặng Lộc 3, với mô hình chăn nuôi gà vịt, ao thả cá theo dạng trang trại tổng hợp, mỗi năm thu nhập khoảng 150-200 triệu đồng. Nếu so với các vùng khác thì trang trại này có quy mô nhỏ, nhưng đối với vùng cát nghèo Cam Thủy thì đây là một mô hình tốt được nhiều người dân học tập, áp dụng. - Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản: Xã Cam Thuỷ là địa phương đi đầu khai canh vùng cát trắng. Kết quả qua 5 năm thực hiện NTTS trên vùng cát, Cam Thủy đã đưa được 70 hộ đến định cư, phát triển được gần 45 ha nuôi cá nước ngọt, với thu nhập bình quân mỗi năm 2 vụ đạt 80-100 triệu đồng/ha (Báo biên phòng). Bảng 3. Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn Tổng số Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ (triệu đồng) 2011 182.323 76.065 105.737 521 2012 231.608 94.475 133.286 3.847 2013 254.429 145.611 107.664 1.154 2014 134.720 155.729 160.427 25.564 2015 403.437 196.718 165.323 41.396 Nguồn: [9] Bảng 4. Sản lượng hải sản khai thác ba xã biển 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 2.750 3.207 3.415 3.545 3.629 Ngư Thủy Nam 981 1.292 1.325 1.620 1.701 Ngư Thủy Trung 610 613 640 625 668 Ngư Thủy Bắc 1.159 1.302 1.450 1.300 1.260 Nguồn: [9]
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ… 119 - Đối với mô hình nông lâm kết hợp: Đây là mô hình rất phổ biến trên vùng đất cát. Người dân thường trồng phi lao, keo, tràm,... để chắn cát, xen kẽ trồng hoa màu (ngô, lạc,...). Bảng 5. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ (triệu đồng) 2011 1.504.512 803.729 682.498 18.285 2012 1.497.805 773.353 699.901 24.551 2013 1.543.391 741.421 770.588 31.382 2014 1.718.775 835.679 847.025 36.071 2015 1.864.761 816.205 1.004.710 43.846 Nguồn: [9] Bảng 6. Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Năm Tổng số Trồng và Khai thác gỗ, Thu nhặt Dịch vụ (triệu đồng) nuôi rừng lâm sản rừng 2011 118.073 11.776 101.023 2.082 3.192 2012 183.800 17.585 160.703 2.150 3.362 2013 232.807 10.950 218.418 1.067 2.372 2014 204.488 19.688 178.027 1.205 5.568 2015 233.712 22.623 204.150 1.319 5.620 Nguồn: [9] - Đối với mô hình lâm ngư kết hợp: bao gồm rừng phòng hộ chắn gió, cát, rừng ngập mặn chống sóng kết hợp nuôi tôm sú bán thâm canh ở các bãi triều ven biển. Bảng 7. Sản lượng thủy sản chủ yếu giai đoạn 2011-2015 (Đvt: tấn) 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng khai thác 3.547 4.161 4.482 4.677 4.840 Sản lượng hải sản 2.750 3.207 3.415 3.545 3.629 Cá 2.200 2.645 2.740 2.821 2.838 Tôm 80 87 90 95 105 Mực 231 234 250 252 266 Các loại thủy sản khác 239 241 335 377 420 Sản lượng TS nước ngọt 797 954 1.067 1.132 1.211 Cá 400 462 472 495 514 Tôm 166 168 170 176 180 Các loại thủy sản khác 231 324 425 461 517 Sản lượng TS nuôi trồng 1.786 2.023 2.216 2.776 3.089 Doanh nghiệp tư nhân, vốn 54 51 57 286 172 đầu tư nước ngoài Cá 1.620 1.845 2.026 2.322 2.556 Tôm 80 86 95 357 434 Thủy sản khác 86 92 95 97 99 Nguồn: [9]
- 120 ĐỖ CÔNG CƯỜNG và cs. 2.6. Hiệu quả xã hội Việc phát triển mô hình kinh tế sinh thái là tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng. Điều này có tác dụng tạo cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư, phát triển ngành nghề, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển dân trí cho cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bảng 8. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (Đvt: người) 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số 76.781 79.929 81.139 82.470 83.342 Ngành NLN 57.508 57.934 57.391 56.469 56.417 Nông nghiệp 51.009 51.301 50.258 49.115 48.765 Lâm nghiệp 2.614 2.717 2.845 2.915 3.120 Thủy Sản 3.885 3.916 4.288 4.439 4.532 Ngành CNXD 10.157 9.654 9.562 9.854 9.945 Công nghiệp 6.081 6.260 6.312 6.438 6.380 Xây dựng 4.076 3.394 3.250 3.416 3.565 Ngành dịch vụ 9.116 12.341 14.186 16.147 16.980 Nguồn: [9] 2.7. Hiệu quả môi trường Việc trồng cây trên đất cát có tác dụng tăng độ che phủ, bảo vệ đất, chống sa mạc hóa đất ven biển. Song song với việc tăng độ che phủ đất, canh tác theo băng và tạo bồn cho cây lâu năm, cây ăn quả cũng đã giảm lượng nước chảy tràn bề mặt, hạn chế xói mòn đất trong thời gian mưa dầm vào mùa mưa. Mặt khác các kiểu sử dụng đất này còn có tác dụng điều hoà tiểu khí hậu, tạo cảnh quan môi trường. Tuy nhiên, thời gian gần đây các hộ sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng tăng lượng đầu tư phân bón hoá học và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong tương lai gần sẽ làm suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên nước Bên cạnh đó, các loại hình trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ ven bờ yêu cầu lượng nước vào mùa khô rất lớn, nhiều hộ nông dân đã tự ý đào, khoan giếng lấy nguồn nước, khai thác nước ngầm bừa bãi nên đã xảy ra hiện tượng tụt mực nước ngầm, tăng khả năng nhiễm mặn, gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất, dễ gây sụt lún và các tai biến địa chất khác. Thực tế này đang đặt ra cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cần sớm có giải pháp giải quyết. 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TRÊN ĐẤT CÁT HUYỆN LỆ THỦY 3.1. Kết quả đạt được - Với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội hiện tại của địa phương, việc phát triển mô hình kinh tế sinh thái cho nông hộ và trang trại hợp lý là rất cần thiết.
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ… 121 - Mô hình kinh tế sinh thái (trang trại) đem lại kết quả và hiệu quả cao hơn hẳn so với kinh tế hộ gia đình. Hiệu quả của mô hình kinh tế sinh thái bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. - Trong các mô hình kinh tế sinh thái chính đang áp dụng trên vùng đất cát thì mô hình NTTS có kết quả và hiệu quả cao nhất. - Về hiệu quả xã hội của các mô hình: Hiệu quả xã hội lớn nhất là tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Về hiệu quả môi trường của các mô hình: Tăng độ che phủ đất, chống sa mạc hóa, chống bão, ổn định diện tích canh tác, điều hòa nước mặt, nước ngầm,... 3.2. Một số tồn tại, hạn chế - Quy mô các mô hình kinh tế sinh thái còn nhỏ, được hình thành theo hướng tự phát và theo phong trào là chính. - Phát triển kinh tế sinh thái còn thiếu định hướng cụ thể, thiếu quy hoạch đồng bộ. - Các điều kiện kinh tế và pháp lí cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế sinh thái còn nhiều bât cập. - Việc phát triển kinh tế sinh thái gặp không ít khó khăn trong quá trình quá trình sản xuất kinh doanh như: Đất đai manh mún, phân tán; trình độ của lao động thấp (đặc biệt là chủ hộ); thiếu vốn để đầu tư, đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chế; thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu theo phương thức tự cung tự cấp là chính. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT HUYỆN LỆ THỦY 4.1. Quy hoạch phân vùng xác định cơ cấu đầu tư hợp lý - Quy hoạch phân vùng, đặc biệt là ba xã ven biển (Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam), xác định cơ cấu đầu tư, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng. - Kết hợp sự phát triển có trọng điểm và phát triển toàn diện giữa các vùng nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng. 4.2. Ch nh sách quản lý đất đai - Khảo sát, đánh giá hiện trạng đất sử dụng, bố trí cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của vùng. - Khuyến khích các hộ nông dân đầu tư phát triển các mô hình kinh tế sinh thái tự nhiên - Dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung đầu tư, thâm canh. - Khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ nông dân bỏ vốn đầu tư thuê đất theo dự án sản xuất kinh doanh để khai thác sử dụng đất vào nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt,...
- 122 ĐỖ CÔNG CƯỜNG và cs. 4.3. Vốn phát triển sản xuất - Ưu tiên nguồn vốn cho vay để hộ nông dân phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi, phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư, hàng hóa và khấu hao máy móc, thiết bị. - Khuyến khích mở rộng cho vay dài hạn với các hộ nông dân phát triển kinh tế trang trại hoặc các mô hình kinh tế sinh thái quy mô lớn, các hộ có tiềm năng, có kế hoạch sản xuất theo các dự án có tính khả thi. - Tổ chức có hiệu quả các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và lưu thông vốn, thực hiện gắn kết công tác tín dụng với các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp, các dự án theo các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. 4.4. Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật khuyến nông - Đầu tư cho phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ - Chú trọng đầu tư cho công nghệ sau khi thu hoạch (chế biến, bảo quản sản phẩm). - Tuyên truyền, tập huấn tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, kiến thức về tổ chức quản lý,... Chú trọng các chương trình áp dụng giống mới, các chương trình lai sinh hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, phát triển các giống gia cầm, thủy sản mới cho chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. - Chỉ đạo, hướng dẫn các hộ nông dân xây dựng các mô hình nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp, các mô hình nuôi trồng thủy sản, VAC, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, đất cát cùng tập đoàn cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng cát. - Phổ biến kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi, nhân rộng các mô hình kinh tế sinh thái có hiệu quả. 4.5. Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với phát triển nông lâm kết hợp theo hướng kinh tế sinh thái cho các chủ hộ - Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại: các kiến thức về tổ chức quản trị kinh doanh như xác định phương hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, các kiến thức về khoa học kỹ thuật. Hình thức đào tạo phải hết sức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của các đối tượng như: đào tạo ngắn ngày theo từng chuyên đề, tại chỗ, tại các cơ quan nghiên cứu, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi. Ưu tiên cho con em nông dân theo học các ngành nghề về phục vụ ở các trang trại. - Tổ chức khuyến nông, lâm, ngư tích cực in ấn, phát hành các tài liệu chuyên môn về quy trình kỹ thuật, giống nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường,... rộng rãi cho các vùng, các địa phương, các chủ trang trại, các hộ nông dân phù hợp với trình độ dân trí ở từng khu vực và các điều kiện cụ thể khác để họ lựa chọn và áp dụng một cách nhanh nhất vào thực tiễn sản xuất.
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ… 123 4.6. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp - Tổ chức tiêu thụ nông, lâm sản cho hộ nông dân theo các hướng sau:Tập trung xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các doanh nghiệp công nghiệp chế biến; Tổ chức hệ thống các kênh lưu thông nông, lâm sản; Nâng cao khả năng tiếp thị của các chủ hộ nông dân để gắn sản xuất với nhu cầu thị trường trên các vùng nhằm tạo ra thị trường có tính chất ổn định. - Quy hoạch và xây dựng chợ nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông để nông, lâm sản được nhanh chóng đến với người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Đồng thời, Nhà nước cần củng cố các doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu. - Về phía các nông dân: Tích cực, chủ động tìm kiếm thị; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm; đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu sản phẩm ngày càng phong phú của người tiêu dùng; đầu tư cho công tác bảo quản chế biến. 4.7. Bảo vệ môi trường sinh thái - Áp dụng chế độ canh tác nông nghiệp hợp lý: áp dụng chế độ luân canh, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường sống nói chung, tăng cường đầu tư thâm canh, bón phân hữu cơ, phân vi sinh, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh theo chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). - Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của dân cư về công tác bảo vệ môi trường sinh thái. Ngăn chặn tình trạng khai thác rừng bừa bãi, việc sử dụng kích điện để đánh bắt hải sản. 5. KẾT LUẬN Bài báo đã phân tích làm rõ một số nội dung chủ yếu về thực trạng phát triển các mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát vùng ven biển huyện Lệ Thủy, bao gồm các vấn đề gồm các mô hình kinh tế sinh thái, tình hình tổ chức các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn, công nghệ, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của các mô hình, thực trạng tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả các mô hình kinh tế sinh thái. Kết quả phát triển các mô hình kinh tế sinh thái ở địa bàn nghiên cứu từng bước giải quyết được việc làm cho lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế sinh thái trên địa bàn còn gặp những khó khăn đó là tình trạng manh mún, phân tán của đất sản xuất; đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chế; thiếu vốn để đầu tư; trình độ dân trí, văn hóa, chuyện môn của lao động còn thấp; thị trường và giá cả đầu vào đầu ra thiếu ổn định, còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm.Từ thực trạng đó, bài báo đã đưa ra 7 giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế sinh thái ở Lệ Thủy. Hệ thống các giải pháp đó là quy hoạch phân vùng xác định cơ cấu đầu tư hợp lý với từng tiểu vùng, về đất đai, nguồn vốn, khoa học công nghệ, lao động, thị trường và các giải pháp môi trường.
- 124 ĐỖ CÔNG CƯỜNG và cs. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Lâm nghiệp (1987). Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [2] Trần Văn Chử (2004). Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Nguyễn Sinh Cúc (2003). Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, NXB Thống kê, Hà Nội. [4] Đào Lệ Hằng (2008). Sử dụng bền vững đất trong nông nghiệp, NXB Hà Nội. [5] Trần Thị Bích Hằng (2009). Quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển theo hướng phát triển bền vững, NXB Thống kê, Hà Nội. [6] Trương Quang Học (2002). Đánh giá tổng hợp về hiện trạng, tiềm năng và diễn biến sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên ở vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình, Quảng Trị, Chương trình KC 08-07, Bộ khoa học và Công nghệ, Hà Nội. [7] Trương Quang Học (2004). Nghiên cứu những vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình Quảng Trị. Đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, mã số KC.09. [8] Nguyễn Cao Huần (chủ trì) và nnk (2002). Đánh giá tổng hợp về hiện trạng, tiềm năng và diễn biến sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tai biến thiên nhiên ở vùng sinh thái đặc thù Quảng Bình - Quảng Trị, Chương trình KC 08-07, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. ĐỖ CÔNG CƯỜNG TRẦN THỊ THANH DỊU NGUYỄN THỊ HIỀN SV lớp 4A, khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chất thải rắn nông thôn, nông nghiệp và làng nghề thực trạng và giải pháp - GS.TS. Đặng Kim Chi
17 p | 249 | 51
-
Vấn đề môi trường ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thực trạng và giải pháp - Huỳnh Đức Thiện
10 p | 119 | 19
-
Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường ở Thủ đô Hà Nội hiện nay: thực trạng và giải pháp
7 p | 129 | 16
-
Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực dạy học môn Khoa học tự nhiên của giáo viên trung học cơ sở, đáp ứng đổi mới giáo dục trong thời gian tới
4 p | 206 | 15
-
Thực trạng cung, cầu phân bón vô cơ của Việt Nam trong thời gian qua và giải pháp phát triển thị trường - ThS. Nguyễn Thế Hoà
6 p | 124 | 14
-
Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, thực trạng và giải pháp
8 p | 50 | 7
-
Thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Vật lí trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực cho học sinh
4 p | 108 | 6
-
Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Thực trạng và giải pháp
6 p | 49 | 5
-
Thực trạng và một số biện pháp phát triển năng lực giải toán cho sinh viên năm thứ nhất ngành đại học sư phạm Toán
7 p | 12 | 4
-
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại thành phố Kon Tum – thực trạng và giải pháp
5 p | 22 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên hóa học phổ thông và sinh viên sư phạm hóa học
10 p | 65 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển cây cam tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
9 p | 87 | 4
-
Nguồn vốn cho bảo vệ môi trường thực trạng và giải pháp phát triển nguồn vốn Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Long An
9 p | 36 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường, quản lí tài nguyên thiên nhiên của cộng động dân cư ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế
5 p | 22 | 3
-
Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
6 p | 8 | 3
-
Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí
11 p | 10 | 2
-
Thực trạng và giải pháp kinh tế xanh vì môi trường bền vững ở Việt Nam: Một số lý luận
12 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn