intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và giải pháp quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

94
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: Chạy, nhảy,..việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 109 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Nguyễn Đoàn Thế Trường Tiểu học Thái Tân Tóm tắt: Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: Chạy, nhảy,..việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Từ khóa: Kỹ năng tự bảo vệ, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ, quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh. Nhận bài ngày 20.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.7.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Đoàn Thế; Email: nguyendoanthe77@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Giáo dục kĩ năng sống (KNS) giúp trang bị cho học sinh (HS) những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để trải nghiệm trong đời sống cho học đặc biệt là kĩ năng (KN) tự bảo vệ cho học sinh càng quan trọng hơn, HS có KN tự bảo vệ tốt sẽ cho các em dần dần thích ứng được với môi trường xã hội, có thể tự tin, chủ động, không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên. Thực tế hiện nay, việc rèn KNS nói chung, KN tự bảo vệ nói riêng cho học sinh trong nhà trường đã được quan tâm chú ý đến nhưng còn mang tính hình thức, chưa có các giải pháp quản lý khoa học, hiểu quả. 2. NỘI DUNG 2.1. Kỹ năng tự bảo vệ Kỹ năng tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó kịp thời trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có
  2. 110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI thể xảy đến để bản thân được an toàn. Hay nói cách khác, kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học là khả năng trẻ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó kịp thời trước những hoàn cảnh nguy hiểm, những tình huống bất lợi để bản thân được an toàn. 2.2. Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói chung và giáo dục (GD) kĩ năng tự bảo vệ là một quá trình tác động sư phạm có kế hoạch, có mục đích nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, về giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, tự bảo vệ và ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày. 2.3. Quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh Chính là quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của giáo viên khi thực hiện giáo dục các KNS, KN tự bảo vệ cho HS. Từ đó, có những tư vấn, giúp đỡ, đề ra giải pháp kịp thời nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại, giúp hoạt động Giáo dục KNS, KN tự bảo vệ cho HS của các giáo viên (GV) trong nhà trường được nâng cao và đạt kết quả tốt hơn. Mục đích hướng tới HS được trang bị các kĩ năng cần thiết để sẵn sàng ứng phó, thích nghi với các điều kiện và các tình huống của cuộc sống. Như vậy, quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh là quá trình tổ chức, lãnh đạo có mục đích của nhà quản lí nhằm giúp các nhà trường làm tốt công tác giáo dục, trang bị những kiến thức cho HS về KN tự bảo vệ, từ đó các em nhận biết, thực hành và các hành động đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân được an toàn trước các tình huống nguy hiểm của cuộc sống. 2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 2.4.1. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Bảng 1. Kết quả đánh giá mức độ quản lý lập kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Mức độ hiệu quả Điể Rất hiệu Không Thứ TT Nội dung Hiệu quả Ít hiệu quả m quả hiệu quả bậc TB SL % SL % SL % SL % Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, kế hoạch nhiệm vụ 1 25 19.23 44 33.8 52 40.0 9 6.92 2.65 1 năm học của ngành, thực tế của nhà trường Các thông tin được thu thập từ sự đóng góp ý kiến một cách 2 20 15.38 45 34.6 55 42.31 10 7.69 2.57 4 khách quan của các thành viên và các tổ chức trong trường
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 111 Xác định nội dung của bản kế hoạch 3 22 16.93 46 35.3 52 40.0 10 7.69 2.62 3 GD kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh Xác định các hoạt 4 động và giải pháp 18 13.85 42 32.3 58 44.62 12 9.22 2.51 5 thực hiện Xác định điều kiện đảm bảo cho việc 5 thực hiện kế hoạch 17 13.08 40 30.7 57 43.84 16 12.30 2.45 6 về thời gian địa điểm, nguồn lực Dự kiến được kết 6 quả hoạt động và 15 11.53 38 29.2 60 46.15 17 13.09 2.39 7 các tiêu chí đánh giá Có kế hoach cho cả 7 năm, từng học kì, 24 18.46 43 33.0 554 41.53 99 6.94 2.63 2 từng tháng TBC 2.54 Số liệu thống kê đã phản ánh thực trạng, việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, kế hoạch nhiệm vụ năm học của ngành, thực tế của nhà trường trước khi lập kế hoạch được đánh giá cao nhất nhưng điểm trung bình chỉ là 2.65/4. Nội dung nào được hỏi về thực trạng lập kế hoạch cũng còn nhiều ý kiến đánh giá là không hiệu quả. Để so sánh về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của việc lập kế hoạch GDKN tự bảo vệ cho HS các trường tiểu học huyện Nam Sách, chúng tôi dùng biểu đồ sau: 2.4.2. Công tác tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Bảng 2. Mức độ thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Mức độ Rất Không Thường Ít thường T thường thường Điểm Thứ Nội dung xuyên xuyên T xuyên xuyên TB bậc S TL S SL % SL % % L % L Thành lập và tổ chức 1 hoạt động của Ban chỉ 80 61.53 45 34.61 4 3.07 1 0.76 3.56 1 đạo của nhà trường Có sự phân công trách nhiệm của từng bộ 2 phận, thành viên liên 78 60.00 46 35.38 5 3.84 1 0.78 3.54 2 quan Xác định sự phối hợp 3 giữa GVvà các bộ 57 43.84 63 48.46 8 6.15 2 1.55 3.35 4 phận, thành viên khác Tổ chức các hoạt 4 73 56.15 47 36.15 7 5.38 3 2.32 3.46 3 động giám sát hỗ trợ,
  4. 112 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI điều chỉnh trong quá trình thực hiện GDKN tự bảo vệ cho học sinh của nhà trường TBC 3.47 Bảng thống kê các ý kiến khảo sát về mức độ thực hiện khi tổ chức hoạt động GDKN tự bảo vệ cho học sinh tại địa bàn đã thể hiện việc thành lập và tổ chức hoạt động của ban chỉ đạo của nhà trường được xếp vị trí số 1 với 80 ý kiến cho là rất thường xuyên, 45 ý kiến được cho là thường xuyên song vẫn còn 4 ý kiến đánh giá là ít thường xuyên, 1 ý kiến cho là không thường xuyên; khi tổ chức thực hiện đều có sự phân công trách nhiệm của từng bộ phận, thành viên liên quan song vẫn còn 5 ý kiến đánh giá việc làm này là ít thường xuyên, 1 ý kiến dánh giá chưa thường xuyên. Tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ, điều chỉnh trong quá trình thực hiện GDKN tự bảo vệ cho học sinh của nhà trường vẫn có một phần đánh giá là ít thường xuyên, không thường xuyên. Bảng 3. Mức độ hiệu quả việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Mức độ Rất hiệu Ít Không Điểm Thứ TT Nội dung Hiệu quả quả hiệu quả hiệu quả TB bậc SL % SL % SL % SL % Thành lập và tổ chức hoạt động 1 của Ban chỉ đạo 54 41.53 70 53.84 5 3.84 1 0.79 3.36 1 của Nhà trường Có sự phân công trách nhiệm của 2 từng bộ phận, 50 38.46 68 52.30 8 6.15 4 3.09 3.26 3 thành viên liên quan Xác định sự phối hợp giữa GV và 3 40 30.07 78 60.00 9 6.92 3 3.01 3.19 4 các bộ phận thành viên khác Tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ, điều chỉnh trong quá trình 4 53 40.76 69 53.07 6 4.61 2 1.56 3.33 2 thực hiện GT KN TBV cho học sinh của Nhà trường TBC 3.28 Mức độ hiệu quả việc tổ chức hoạt động GDKN tự bảo vệ cho học sinh tại địa bàn đã thể hiện ở bảng trên. Qua bảng thống kê ta thấy hầu như các nội dung được hỏi đều có số ý kiến đánh giá đạt hiệu quả ở mức thấp (chưa đạt 50%). Các nội dung đều đạt điểm trung bình
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 113 ở mức dưới 4, chứng tỏ việc tổ chức hoạt động GDKN tự bảo vệ cho học sinh tại địa bàn huyện Nam Sách hiệu quả chưa cao. 2.4.3. Công tác chỉ đạo giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Công tác quản lí hoạt động GDKN tự bảo vệ cho HS các trường tiểu học trên địa bàn có đạt hiệu quả hay không đòi hỏi việc đánh giá đúng thực trạng công tác chỉ đạo là rất quan trọng. Bảng 4. Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Mức độ đạt được Trung TT Nội dung Tốt Khá Chưa đạt Điểm Thứ bình TB bậc SL % SL % SL % SL % Xây dựng chương trình, 1 nội dung 15 11.54 55 42.31 46 35.38 14 10.77 2.55 3 GDKN tự bảo vệ cho HS Nâng cao nhận thức cho 2 17 13.08 58 44.62 45 34.62 10 7.68 2.63 2 các lực lượng giáo dục Phân công cụ thể nhiệm vụ 3 18 13.85 62 47.69 41 31.54 9 6.92 2.68 1 cho từng thành viên Chỉ đạo đổi mới các hình 4 12 9.23 60 46.15 43 33.08 15 11.54 2.53 4 thức tổ chức hoạt động Tăng cường đầu tư CSVC, 5 10 7.69 64 49.23 39 30.0 17 13.08 2.52 5 trang thiết bị, kinh phí Nâng cao 6 năng lực cho 8 6.15 65 50.0 38 29.23 19 14.62 2.48 6 CBQL, GV TBC 2.57 Kết quả bảng điều tra thực trạng công tác chỉ đạo GDKN tự bảo vệ cho HS các trường tiểu học cho thấy nội dung phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên đứng thứ nhất (2.68); nội dung nâng cao năng lực cho CBQL, GV được đánh giá thấp nhất (đứng cuối cùng với điểm trung bình là 2.48/4), hầu như tất cả nội dung được hỏi đều có ý kiến đánh giá đạt mức trung bình là chủ yếu. Điểm trung bình cho các ý kiến là 2.57. Điều này chứng tỏ trong công tác chỉ đạo GDKN tự bảo vệ cho HS, Ban Giám hiệu các trường mới quan tâm đến phân công rõ người, rõ việc nhưng việc nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV chưa được quan tâm, công tác nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục có thể nói là nội dung quan trọng nhất nhưng thực tế tại các trường không như vậy. Nói tóm lại, công tác chỉ
  6. 114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI đạo GDKN tự bảo vệ cho HS các trường tiểu học chưa thực sự sát sao, còn thiếu đồng bộ nên dẫn đến hiệu quả chưa cao. 2.4.4. Dảm bảo các điều kiện cho giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Bảng 5. Mức độ thực hiện đảm bảo các điều kiện cho giáo dục kĩ năng tự bảo vệ Mức độ thực hiện Không Rất thường Thường Ít thường thường Điểm Thứ TT Nội dung xuyên xuyên xuyên xuyên TB bậc S SL % SL % SL % % L Đảm bảo sự sẵng sàng của chương 1 57 43.85 65 50.00 6 4.61 2 1.54 3.36 1 trình GDKN tự bảo vệ cho học sinh Đảm bảo năng lực GV cho thực hiện 2 60 46.16 55 42.30 12 9.23 3 2.31 3.32 2 GDKN tự bảo vệ cho học sinh Đảm bảo sự phối hợp trong thực hiện 3 53 40.77 64 49.23 10 7.69 3 2.31 3.28 5 GDKN tự bảo vệ cho học sinh 4 Kinh phí 57 43.85 63 48.46 8 6.15 2 1.54 3.28 6 CSVC, kỹ thuật, 5 trang thiết bị tài 54 41.54 66 50.78 6 4.61 4 3.07 3.31 3 liệu, phương tiện Môi trường, không gian nơi diễn ra 6 hoạt động GDKN 55 42.30 60 46.16 13 10 2 1,54 3.29 4 tự bảo vệ cho học sinh TBC 3.31 Mức độ rất thường xuyên của các điều kiện được CBQL và GV đánh giá mức độ rất thường xuyên đạt từ 40.77% đến 46.16 %. Mức độ thường xuyên của các điều kiện được CBQL và GV đánh giá mức độ thường xuyên đạt từ 42.30% đến 50.78%. Điều kiện đảm bảo sự sẵn sàng của chương trình GDKN tự bảo vệ cho học sinh được xếp ở vị trí thứ nhất với điểm trung bình là 3.36/4; tiếp theo được đánh giá ở vị trí số 2 là điều kiện đảm bảo năng lực GV cho thực hiện GDKN tự bảo vệ cho học sinh, cuối cùng là điều kiện về kinh phí đứng vị trí số 6. Mặc dù các điều kiện đảm bảo cho GDKN tự bảo vệ cho học sinh tại địa bàn đã được các trường quan tâm và lựa chọn theo thứ tự ưu tiên khá phù hợp song việc thực hiện chưa thường xuyên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng việc này không được thực hiện thường xuyên. Mức độ hiệu quả của việc đảm bảo các điều kiện cho GDKN tự bảo vệ cho học sinh tại địa bàn được thể hiện qua bảng sau:
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 115 Bảng 6. Mức độ hiệu quả đảm bảo điều kiện cho giáo dục kĩ năng tự bảo vệ Mức độ hiệu quả Rất hiệu Không Điểm Thứ TT Nội dung Hiệu quả Ít hiệu quả quả hiệu quả TB bậc SL % SL % SL % SL % Đảm bảo sự sẵn sàng của chương 1 trình GDKN tự 7 5.39 47 36.15 74 56.93 2 1.53 2.45 1 bảo vệ cho học sinh Đảm bảo năng lực GV cho thực hiện 2 4 3.07 48 36.93 75 57.70 3 2.30 2.41 2 GDKN tự bảo vệ cho học sinh Đảm bảo sự phối hợp trong thực 3 hiện GDKN tự 3 2.30 45 34.62 76 58.46 6 4.62 2.35 4 bảo vệ cho học sinh 4 Kinh phí 3 2.30 47 36.16 70 53.84 10 7.69 2.33 5 CSVC, kỹ thuật, 5 trang thiết bị, tài 4 3.08 47 36.16 76 58.46 3 2.30 2.39 3 liệu, phương tiện Môi trường, không gian nơi 6 diễn ra hoạt động 2 1.53 40 30.77 76 58.46 12 9.23 2.24 6 GDKN tự bảo vệ cho học sinh TBC 2.36 Bảng trên cho thấy, mức độ rất hiệu quả của các nội dung chỉ đạt từ 1.53% đến 5.39%, mức độ hiệu quả của các nội dung chỉ đạt từ 30.77% đến 36.93%, mức độ ít hiệu quả chiếm tỉ lệ cao hơn (53.84% đến 58.46%), vẫn còn 1.53% đến 9.23% ý kiến cho rằng việc đảm bảo các điều kiện cho giáo dục kĩ năng tự bảo vệ là không hiệu quả. Trong đó việc đảm bảo sự sẵn sàng của chương trình GDKN tự bảo vệ cho học sinh và đảm bảo năng lực GV cho thực hiện GDKN tự bảo vệ cho học sinh được đánh giá ở mức cao hơn; điều kiện môi trường, không gian nơi diễn ra hoạt động GDKN tự bảo vệ cho học sinh được đánh giá là kém hiệu quả nhất với điểm trung bình là 2.24/4. 2.5. Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 2.5.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về sự cần thiết của giáo dục lỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Giúp cho CBQL, GV, phụ huynh học sinh (PHHS) và HS nhận thức sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của ngành về mục tiêu GDKN tự bảo vệ cho HS; hiểu sâu sắc về vai trò, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của GDKN tự bảo vệ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp các em có những KN, thói quen, hành vi tốt trong
  8. 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ứng xử với mọi người trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khác nhau để cuộc sống của các em an toàn, góp phần xây dựng một xã hội văn minh. Chỉ khi có nhận thức đầy đủ thì CBQL, GV và các lực lượng tham gia mới thực sự vào cuộc để cùng nhà trường làm tốt công tác GDKN tự bảo vệ cho HS. 2.5.2. Bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho đội ngũ giáo viên Cán bộ quản lý các trường phải có kế hoạch sớm, chủ động về nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức tập huấn bồi dưỡng năng lực cho GV ngay từ đầu năm học. Đổi mới các hình thức tập huấn, bồi dưỡng sao cho phong phú đa dạng, tránh nhàm chán, gây căng thẳng áp lực cho GV mà hiệu quả không cao. Hình thức tập huấn phải mang màu sắc riêng của GDKN, gắn liền với thực tế hoạt động GDKN tự bảo vệ. Đội ngũ GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, sức khỏe tốt, có năng lực, trình độ đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu hiện nay của giáo dục, luôn say mê, tâm huyết với nghề, kiên trì, bền bỉ trong mọi tình huống giáo dục KN tự bảo vệ cho HS. Có sự quan tâm, đầu tư kinh phí cho công tác tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho GV, động viên, khen thưởng GV. 2.5.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh Để tạo hứng thú cho HS trong hoạt động GDKN tự bảo vệ thì giải pháp rất quan trọng đó là đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Thông qua các hình thức khác nhau, HS sẽ chủ động, tích cực, có cơ hội được thể hiện năng lực cá nhân, phát huy tính sáng tạo của các em. Đây cũng là giải pháp giúp HS tự tin, hứng thú hơn khi tham gia các hoạt động GDKN tự bảo vệ. Khi xây dựng kế hoạch GDKN tự bảo vệ cho HS, Ban giám hiệu phải đưa các nội dung kế hoạch gắn với từng chủ đề trong năm học theo từng tháng. Cán bộ quản lý, GV tham gia GDKN tự bảo vệ phải là những người đã được tập huấn, có kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động Giáo dục NGLL, có năng khiếu thi càng tốt, càng thuận lợi. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN, GV dạy bộ môn, tổng phụ trách Đội và lực lượng đoàn viên trong Chi đoàn khi tổ chức các hoạt động cho HS; có sự vào cuộc của Ban đại diện cha mẹ học sinh. 2.54. Quản lí đầu tư và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh Hoạt động GDKN tự bảo vệ cho HS trong các trường tiểu học có thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc quản lý đầu tư và khai thác hiệu quả CSVC, trang thiết bị của các trường. Biện pháp này tạo điều kiện thuận lợi để CBQL và GV phát huy khả năng sáng tạo, đổi mới, đa dạng hóa hình thức trong công tác quản lí, GDKN tự bảo vệ. Bởi vì chỉ khi cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại thì mọi ý tưởng sáng tạo trong công tác quản lí giáo dục mới được bộc lộ và phát huy. Làm tốt giải pháp này sẽ giúp HS có nhiều cơ hội được luyện tập thực hành, tạo động lực thu hút HS tham gia tích cực vào hoạt động GDKN tự bảo vệ. 2.5.5. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục, của các nhà trường mà cần phải có sự chung tay vào cuộc của các lực lượng, sự phối kết hợp giữa nhà
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 42/2020 117 trường, gia đình và xã hội. Làm tốt công tác phối hợp sẽ tạo nên sự đống thuận cao, sự thống nhất về lựa chọn nội dung, phương pháp GDKN tự bảo vệ cho HS được chuẩn xác và hiệu quả hơn. Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, CBQL nhà trường phải luôn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và trong công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, xây dựng quy chế phối hợp với PHHS và các tổ chức đoàn thể địa phương. Làm tốt công tác tuyên truyền với PHHS và các tổ chức đoàn thể địa phương, các tổ chức xã hội hiểu rõ vai trò, nắm rõ các nội dung của việc GDKN tự bảo vệ cho học sinh. GVCN làm tốt công tác phối hợp với PHHS, thường xuyên trao đổi, đảm bảo thông tin hai chiều với PHHS về công tác GDKN tự bảo vệ cho HS. Đặc biệt quan tâm tới những HS có hoàn cảnh khó khăn để có giải pháp phối hợp kịp thời. 2.5.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá nhằm rút kinh nghiệm, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện quản lí các hoạt động GDKN tự bảo vệ sao cho phù hợp với điều kiện thức tế của nhà trường, của địa phương. Kiểm tra đánh giá giúp nhà quản lí phát hiện những nhân tố tiêu biểu, tích cực trong GDKN tự bảo vệ để triển khai, nhân rộng, biểu dương đồng thời cũng kịp thời rút kinh nghiệm, điểu chỉnh, tư vấn với những cá nhân, bộ phận làm chưa tốt. Sau cùng là nhằm mục đích thúc đẩy nâng cao năng lực tổ chức GDKN tự bảo vệ cho HS của GV đồng thời nâng cao chất lượng GDKN tự bảo vệ trong các nhà trường. 3. KẾT LUẬN Quản lí GDKN tự bảo vệ cho học sinh là hoạt động vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang thời kì hội nhập. Do đó, điều kiện sống, điều kiện học tập của học sinh tại có rất nhiều thuận lợi, ưu đãi song cũng không ít những thách thức, khó khăn, phức tạp. Vì vậy GDKN tự bảo vệ cho các em lại càng là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, giúp cho các em có một cuộc sống an toàn, chất lượng góp phần xây dựng một xã hội phát triển, văn minh, hiện đại. Để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động GDKN tự bảo vệ cho HS các trường tiểu học, cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và PHHS về sự cần thiết của GDKN tự bảo vệ cho học sinh; Quan tâm, bồi dưỡng năng lực tổ chức GDKN tự bảo vệ cho đội ngũ GV; Đa dạng hóa các hình thức GDKN tự bảo vệ cho HS; Quản lí đầu tư và khai thác hiệu quả CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác GDKN tự bảo vệ cho HS; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKN tự bảo vệ cho HS. Công tác này nhằm tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng GD trong các nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình kỹ năng sống, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Giáo dục giá trị và kĩ năn s cho học sinh phổ thông, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  10. 118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng (2010), Giáo dục giá trị và KNS cho học sinh tiểu học, Tài liệu dành cho giáo viên tiểu học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. REALITY AND SOLUTIONS FOR MANAGING SELF-DEFENCE EDUCATION FOR PRIMARY STUDENTS Abstract: It is true that parents have tried to create a safe environment for their children since they were born. Children are also received proper guidance towards acknowledging safe and unsafe situation as long as they can walk and control their physical activities such as running and jumping. Over the time, these skills are gradually improved because of children’s curiostity and the ability of self-controlling. They seem to be easily attracted by most of things that surround them. In fact, it brings both pros and cons for children in terms of broadening their knowledge about the world. This, therefore, leads to the need of preparing them self-defence techniques that could be essential not only for protecting themselves, but also gaining self-confidence while exploring their vivid lives. Keywords: Self-defence techniques, self-defence education, self-defence education for students.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1