Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
lượt xem 3
download
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 212 nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang điều trị ARV tại một số phòng khám tại Hà Nội, nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ARV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV TRONG NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI Vũ Thị Bích Hồng1,, Nguyễn Đức Khánh1, Vũ Minh Anh1 Phạm Hồng Thắng2, Lê Minh Giang1 1 Trường Đại học Y Hà Nội 2 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 212 nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang điều trị ARV tại một số phòng khám tại Hà Nội, nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị. MSM có tuổi trung bình là 25,49 ± 6,32. Tuân thủ điều trị ở mức tối ưu chiếm 45,28%. Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy: MSM có tình trạng lo âu ở mức nhẹ có khả năng tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu cao hơn so với MSM có mức độ lo âu bình thường (OR hiệu chỉnh = 2,70; 95% KTC: 1,26 – 5,74). Khả năng mức tuân thủ dưới mức tối ưu ở người có chất lượng cuộc sống cao hơn 1 điểm chỉ bằng 0,86 lần những người có mức chất lượng cuộc sống thấp hơn (OR hiệu chỉnh = 0,86; 95% KTC: 0,74 – 0,99). Để cải thiện việc tuân thủ điều trị ARV ở nhóm MSM cần các can thiệp tập trung trên nhóm nguy cơ tuân thủ dưới mức tối ưu: có lo âu ở mức độ nhẹ và mức chất lượng cuộc sống thấp. Từ khóa: Tuân thủ điều trị, ARV, MSM. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV (Human Immunodeficiency Để hạn chế sự lan rộng của đại dịch HIV/ Virus) vẫn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn AIDS và kéo dài cuộc sống của người bệnh, trên toàn cầu, với khoảng 39 triệu người sống nhiều chương trình quốc gia về phòng chống chung với HIV trong năm 2022.1 Trong đó, nhóm HIV/AIDS đã được triển khai. Trong đó, việc nam có quan hệ tình dục với nam (MSM) là một chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bằng các thuốc trong các nhóm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch kháng retrovirus (ARV) có vai trò hết sức quan HIV. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm mới, tỷ trọng. Mặc dù, việc điều trị ARV không giúp lệ hiện nhiễm HIV và các gánh nặng bệnh tật liên người bệnh khỏi hoàn toàn HIV/AIDS nhưng quan trong nhóm MSM trên tất cả các quốc gia nó có thể ức chế tối ưu sự nhân lên của HIV, đều ở mức cao.2 Ở Việt Nam, tỷ lệ HIV gia tăng cho phép hệ miễn dịch phục hồi từ đó phòng cao trong nhóm MSM trong suốt thập kỷ qua với ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, kéo dài và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM vào năm 2022 cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. là 12,1%.3 Trong đó, Hà Nội là khu vực đô thị có Đây là quá trình điều trị liên tục, kéo dài suốt khoảng 35.436 MSM đang sinh sống và chiếm đời và đòi hỏi sự tuân thủ điều trị tuyệt đối của 17,5% MSM của cả nước.4 Nơi đây, HIV đang người bệnh, do đó việc tuân thủ điều trị như lây lan ở mức báo động với tỷ lệ lưu hành trong uống đúng giờ, đúng liều, đúng cách là cực kỳ nhóm dân số này là 13,6%.5 quan trọng. Tác giả liên hệ: Vũ Thị Bích Hồng Tuy vậy, việc tuân thủ điều trị là không dễ Trường Đại học Y Hà Nội dàng, nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong Email: vubichhong@hmu.edu.vn quá trình điều trị dài ngày.6 Các nghiên cứu Ngày nhận: 02/10/2023 trên nhóm MSM cũng đã chỉ ra tỷ lệ tuân thủ Ngày được chấp nhận: 30/10/2023 điều trị dao động trong khoảng rộng, từ 30% 232 TCNCYH 172 (11) - 2023
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC đến 84%.7-9 Một số nghiên cứu đã đã chỉ ra khăn và rào cản trong giai đoạn mới điều trị, nhiều rào cản ở cấp độ cá nhân, xã hội và cấu đồng thời trong đợt điều trị đầu tiên, các phòng trúc đã ảnh hưởng đối với việc tuân thủ điều khám thường cấp phát thuốc cho bệnh nhân đủ trị thuốc ARV của nhóm MSM.8 Đặc biệt, trong dùng trong 28 ngày.9,10 năm đầu tiên điều trị ARV, bệnh nhân gặp rất Tiêu chuẩn loại trừ nhiều khó khăn, rào cản ảnh hưởng đến việc Đối tượng nghiên cứu không có khả năng điều trị như: thiếu thông tin, kiến thức, kỹ năng trả lời phỏng vấn. tuân thủ điều trị, lo ngại tác dụng phụ của thuốc, thay đổi thói quen hàng ngày, không 2. Phương pháp muốn bị nhắc nhở về tình trạng nhiễm HIV, hay Thiết kế nghiên cứu: sử dụng thiết kế mô tả gặp những rối loạn về sức khỏe tinh thần như cắt ngang. lo âu, trầm cảm.9,10 Xuất phát từ những lý do Cỡ mẫu nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính cứu này với 2 mục tiêu: một tỷ lệ: (1) Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ARV ở p.(1 - p) nhóm MSM nhiễm HIV/AIDS tại một số phòng n = Z2(1 - α/2) . khám ngoại trú tại Hà Nội; d2 (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến Trong đó: tuân thủ điều trị ARV của nhóm MSM đang điều - p = 0,84 là tỷ lệ MSM nhiễm HIV báo cáo trị tại các cơ sở y tế này. tuân thủ điều trị đạt mức tối ưu (100%), lấy từ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP một nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2021; - Sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và 1. Đối tượng tham số quần thể chọn d = 0,056; Đối tượng gồm MSM nhiễm HIV/AIDS đang - Mức ý nghĩa thống kê chọn α = 0,05 nên điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú tại Z(1- α/2) = 1,96.7 Cỡ mẫu tối thiểu là 180, cộng Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm, Trung tâm thêm 15% dự trữ các trường hợp mất số liệu Y tế quận Hoàng Mai, Khoa Bệnh Nhiệt đới và hoặc từ chối tham gia nghiên cứu nên chúng can thiệp giảm hại - Bệnh viện Đại học Y Hà tôi thu được cỡ mẫu cần thiết là 207. Thực tế, Nội. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 04/2022 nghiên cứu tuyển chọn được 212 người. đến tháng 12/2022, thời gian xử lý và phân tích số liệu từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2023. Phương pháp chọn mẫu Tiêu chuẩn lựa chọn Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Toàn bộ tất cả người tham gia thỏa mãn MSM từ 16 tuổi trở lên được phát hiện nhiễm tiêu chuẩn lựa chọn trên và đồng ý tham gia HIV, đang sống ở Hà Nội ít nhất 3 tháng và nghiên cứu. không có kế hoạch chuyển đến nơi khác trong 24 tháng tới, đã điều trị ARV tại các phòng khám Công cụ và phương pháp thu thập thông điều trị ngoại trú từ 28 đến 365 ngày kể từ ngày tin điều trị đầu tiên, hoàn thành bản thỏa thuận và Thông tin trích lục bệnh án: phác đồ điều trị, đồng ý tham gia nghiên cứu. Lý do nghiên cứu giai đoạn lâm sàng, ngày có kết quả xét nghiệm lựa chọn MSM đã điều trị ARV trong khoảng HIV khẳng định, ngày bắt đầu điều trị ARV, thời gian này là vì nhóm MSM gặp nhiều khó các bệnh đồng nhiễm (gồm có: lao, viêm gan TCNCYH 172 (11) - 2023 233
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC B, viêm gan C, nấm Candida, nấm Penicillium dự án, nghiên cứu về sức khỏe trên cộng đồng marneffei, Toxoplasma, Chlamydia, giang mai, người Việt Nam. viêm màng não do nấm, Herpes sinh dục, viêm Nghiên cứu cũng sử dụng bộ công cụ đo phổi do nấm Pneumocystis carinii). lường chất lượng cuộc sống WHOQOL-HIV Thông tin thu thập do đối tượng nghiên cứu BREF.14 Phiên bản tiếng Việt của bộ công cụ tự trả lời dựa trên bộ câu hỏi cấu trúc và các này được tác giả Trần Xuân Bách dịch sang thang đo, gồm: Bộ câu hỏi về nhân khẩu - xã tiếng Việt và được đánh giá độ tin cậy và tính hội học, thang đo đánh giá mức độ rối loạn giá trị và có thể được sử dụng phù hợp để đánh lo âu (Generalized Anxiety Disorder Scale – giá chất lượng cuộc sống trên người nhiễm HIV GA7), thang đo ASSIST (The Alcohol, Smoking đang điều trị ARV.15 and SubstanceInvolvement Screening Test) để Trong nghiên cứu này, thực trạng tuân thủ sàng lọc đối tượng tham gia nghiên cứu có sử điều trị của nhóm MSM được đo lường qua dụng rượu, amphetamine, thuốc phiện, thang thang đo tuân thủ điều trị đa chiều. Đây là bộ đo về kỳ thị dành riêng cho những người nhiễm công cụ do USAIDS hỗ trợ phát triển cho các HIV (The short HIV stigma scale).11-13 Mặc dù, nước có nguồn lực hạn chế, gồm có 4 phần: tự các thang đo lo âu GAD-7, kỳ thị, thang đo tuân đánh giá của đối tượng nghiên cứu, thang điểm thủ điều trị đa chiều chưa được chuẩn hóa cho trực quan VAS, nhân viên y tế đánh giá tuân thủ người Việt Nam nhưng các thang đo trên đã điều trị qua kiểm tra mức độ tuân thủ của đối được chỉnh sửa cho phù hợp với văn hóa và tượng nghiên cứu và đếm số viên thuốc, kiểm được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế, các đếm số thuốc.16 Bảng 1. Diễn giải mức độ tuân thủ điều trị ARV theo thang đo tuân thủ điều trị đa chiều Tuân thủ điều trị Cao Trung bình Thấp Tất cả các câu trả lời Trả lời là “Có” Phần 1 Trả lời “Có” một câu. là “Không”. từ 2 câu trở lên. Phần 2 Từ 95% trở lên. Từ 75% - 94%. Dưới 75%. Liều, thời gian dùng và Liều và thời gian Chỉ nhớ liều Phần 3 cách dùng thuốc đều dùng thuốc đúng. hoặc nhầm lẫn. chính xác. Phần 4 Từ 95% trở lên. Từ 75% - 94%. Dưới 75%. Kết quả (chọn 1 ô phù hợp nhất) Nếu các câu trả lời của phần 1, 2, 3, 4 của thủ dưới mức tối ưu, điểm tuân thủ điều trị ở bảng 1 không nằm chung một cột thì lấy kết quả mức cao sẽ được xếp vào mức tuân thủ tối ưu. tương ứng với ô ngoài cùng bên tay phải (kết Xử lý số liệu quả kém nhất). Nếu như điểm tuân thủ điều trị Dữ liệu được thu thập trên nền tảng ở mức trung bình và thấp được xếp vào tuân REDCap. Các thông tin ghi nhận được qua 234 TCNCYH 172 (11) - 2023
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC phiếu tự trả lời, phỏng vấn và hồi cứu hồ sơ phát hiện trong các nghiên cứu trước sẽ được bệnh án của đối tượng nghiên cứu. Sau khi lựa chọn đưa vào mô hình đa biến. Sử dụng hoàn thành thu thập, dữ liệu được làm sạch và chỉ số tiêu chí thông tin Akaike (AIC) và tiêu chí phân tích trên phần mềm STATA/MP 16.0. Sử thông tin Bayesian (BIC) của mô hình để định dụng trung bình/trung vị và khoảng tứ phân vị hướng lựa chọn mô hình đa biến phù hợp. mô tả biến định lượng, và tần số, tỷ lệ để mô tả 3. Đạo đức nghiên cứu biến định tính. Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc (Y) trong nghiên cứu Y sinh học cấp cơ sở, Trường là biến nhị phân (0,1), với 0 = tuân thủ mức tối Đại học Y Hà Nội phê duyệt, số 729/GCN- ưu, 1 = mức tuân thủ dưới mức tối ưu; Để đánh HĐĐĐNCYSH-ĐHYHN, ngày 04 tháng 6 năm giá các yếu tố liên quan đến tuân thủ tối ưu, mô 2022. hình hồi quy logistic được thực hiện. Các biến III. KẾT QUẢ có p-value < 0,2 trong mô hình đơn biến và một số biến có tác động đến tuân thủ điều trị được 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Một số đặc điểm của quần thể nghiên cứu (n = 212) Nhóm tuân thủ Nhóm tuân thủ Tổng tối ưu dưới mức tối ưu (n = 212) (n = 96) (n = 116) n (%) n (%) n (%) Tuổi (trung bình, độ lệch chuẩn) 25,54 ± 5,98 25,45 ± 6,60 25,49 ± 6,32 16 - 24 tuổi 56 (58,33) 60 (51,72) 116 (54,72) ≥ 25 tuổi 40 (41,67) 56 (48,28) 96 (45,28) Học vấn Dưới PTTH 11 (11,46) 20 (17,24) 31 (14,62) Hoàn thành PTTH 30 (31,25) 30 (25,86) 60 (28,30) Trên PTTH 55 (57,29) 66 (56,90) 121 (57,08) Hôn nhân Độc thân 92 (95,83) 103 (88,79) 195 (91,98) Có gia đình/Góa 4 (4,17) 13 (11,21) 17 (8,02) Sống chung với người thân Không 55 (57,29) 71 (61,21) 126 (59,43) Có 41 (42,71) 45 (38,79) 86 (40,57) TCNCYH 172 (11) - 2023 235
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nhóm tuân thủ Nhóm tuân thủ Tổng tối ưu dưới mức tối ưu (n = 212) (n = 96) (n = 116) n (%) n (%) n (%) Mắc các bệnh đồng nhiễm Không 66 (68,75) 87 (75,00) 153 (72,17) Có 28 (29,17) 28 (24,14) 56 (26,42) Không biết 2 (2,02) 1 (0,86) 3 (1,42) Tác dụng phụ của thuốc ARV (n = 210) Không/Không biết 64 (66,67) 81 (71,05) 145 (69,05) Có 32 (33,33) 33 (28,95) 65 (30,95) Nhận được hỗ trợ của bác sỹ Không/Hỗ trợ ít 9 (9,38) 6 (5,17) 15 (7,08) Bình thường 26 (27,08) 29 (25,00) 55 (25,94) Nhiều/Rất nhiều 61 (63,54) 91 (69,83) 142 (66,98) Tham gia các nhóm hỗ trợ đồng đẳng Có 16 (16,67) 27 (23,28) 43 (20,28) Không 80 (83,33) 89 (76,72) 169 (79,72) Từng sử dụng đồ uống có cồn Không 33 (34,38) 32 (27,59) 65 (30,66) Có 63 (65,63) 84 (72,41) 147 (69,34) Mức độ lo âu Bình thường (0 - 4) 60 (62,50) 54 (46,55) 114 (53,77) Mức độ nhẹ (5 - 9) 18 (18,75) 44 (37,93) 62 (29,25) Mức độ vừa phải (10 - 14) 9 (9,38) 15 (12,93) 24 (11,32) Mức độ nghiêm trọng (≥ 15) 9 (9,38) 3 (2,59) 12 (5,66) Kỳ thị liên quan đến HIV 29,08 ± 7,45 29,43 ± 7,50 29,27 ± 7,48 (trung bình, độ lệch chuẩn) Chất lượng cuộc sống 17,17 ± 2,72 16,43 ± 2,42 16,76 ± 2,58 (trung bình, độ lệch chuẩn) 236 TCNCYH 172 (11) - 2023
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Trong nghiên cứu này, 212 đối tượng nghiên được tham gia hỗ trợ bởi các nhóm đồng đẳng cứu tham gia có độ tuổi trẻ (25,49 ± 6,32), đa xã hội. Đặc biệt, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có phần có tình trạng hôn nhân là độc thân. Khoảng mức lo âu ở mức độ bình thường chỉ chiếm ba phần tư đối tượng nghiên cứu mắc các bệnh khoảng 50%, số còn lại có tình trạng lo âu ở đồng nhiễm. Gần 20% đối tượng nghiên cứu mức độ nhẹ trở lên. 2. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV Bảng 3. Mức độ tuân thủ điều trị ARV (n = 212) Cao Trung bình Thấp Mức độ tuân thủ điều trị n (%) n (%) n (%) Phần 1: Đối tượng nghiên cứu tự 167 (78,77) 7 (3,30) 38 (17,92) báo cáo Phần 2: Thang điểm trực quan 190 (89,62) 11 (5,18) 11 (5,18) Phần 3: Kiểm tra kiến thức về 160 (75,47) 12 (5,66) 40 (18,87) thuốc ARV Phần 4: Kiểm đếm số viên trong kỳ 179 (84,43) 2 (0,94) 31 (14,62) 96 (45,28) 92 (43,40) 24 (11,32) Mức tuân thủ Mức tuân thủ Đánh giá chung tối ưu dưới mức tối ưu 96 (45,28) 116 (54,72) Trong nghiên cứu này, số đối tượng nghiên tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu (gồm mức độ cứu có tuân thủ điều trị ở mức tối ưu (chỉ gồm thấp và trung bình) chiếm hơn 50% còn lại. mức độ cao) chiếm gần 50%, còn lại có mức 3. Yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị Bảng 4. Mô hình phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến thể hiện một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu ở nhóm MSM (n = 212) Tuân thủ Tuân thủ dưới mức tối ưu dưới mức tối ưu OR thô OR hiệu chỉnh Giá trị p Giá trị p (95% KTC) (95% KTC) Nhóm tuổi 16 - 24 tuổi 1 1 ≥ 25 tuổi 1,31 (0,76 - 2,25) 0,336 1,31 (0,68 - 2,51) 0,423 TCNCYH 172 (11) - 2023 237
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tuân thủ Tuân thủ dưới mức tối ưu dưới mức tối ưu OR thô OR hiệu chỉnh Giá trị p Giá trị p (95% KTC) (95% KTC) Trình độ học vấn Dưới PTTH 1 1 Hoàn thành PTTH 0,55 (0,22 - 1,34) 0,189 0,63 (0,23 - 1,70) 0,362 Trên PTTH 0,66 (0,29 - 1,49) 0,320 0,64 (0/25 - 1,61) 0,345 Tình trạng hôn nhân Độc thân 1 1 Kết hôn/Ly hôn/Góa 2,90 (0,91 - 9,22) 0,071 1,96 (0,55 - 6,95) 0,299 Sống chung với người thân Không 1 1 Có 1,18 (0,68 - 2,04) 0,563 1,50 (0,80 - 2,82) 0,203 Mắc ít nhất 1 đồng nhiễm Không 1 1 Có 0,76 (0,41 - 1,40) 0,378 0,64 (0,30 - 1,34) 0,235 Gặp tác dụng phụ của thuốc ARV Không 1 1 Có 0,81 (0,45 - 1,46) 0,494 0,73 (0,37 - 1,46) 0,379 Hỗ trợ từ bác sỹ Không/Hỗ trợ ít 1 1 Bình thường 1,67 (0,52 - 5,34) 0,385 1,48 (0,41 - 5,39) 0,550 Nhiều/Rất nhiều 1,99 (0,67 - 5,89) 0,213 2,26 (0,69 - 7,39) 0,178 Tham gia các nhóm hỗ trợ đồng đẳng Không 1 1 Có 1,52 (0,76 - 3,02) 0,235 1,68 (0,75 - 3,75) 0,208 Từng sử dụng đồ uống có cồn Không 1 1 Có 1,37 (0,76 - 2,47) 0,287 1,40 (0,72 - 2,71) 0,322 238 TCNCYH 172 (11) - 2023
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tuân thủ Tuân thủ dưới mức tối ưu dưới mức tối ưu OR thô OR hiệu chỉnh Giá trị p Giá trị p (95% KTC) (95% KTC) Mức độ lo âu Bình thường (0 - 4) 1 1 Mức độ nhẹ (5 - 9) 2,72 (1,40 - 5,26) 0,003 2,70 (1,26 - 5,74) 0,010 Mức độ vừa phải 1,85 (0,75 - 4,57) 0,182 1,47 (0,53 - 4,10) 0,459 (10 - 14) Mức độ nghiêm trọng 0,37 (0,09 - 1,44) 0,152 0,29 (0,06 - 1,34) 0,114 (≥ 15) Kỳ thị liên quan đến HIV 1,01 (0,97 - 1,04) 0,729 0,98 (0,94 - 1,04) 0,603 Chất lượng cuộc sống 0,89 (0,80 - 0,99) 0,038 0,86 (0,74 - 0,99) 0,045 R2 = 10,7%, giá trị p của mô hình hồi quy ở Việt Nam. Kết quả đánh giá bằng bộ công logistic đa biến nhỏ hơn 0,05, không có sự cụ đa chiều cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị ở tương tác giữa các biến trong mô hình. 95% mức tối ưu trên nhóm MSM ở mức thấp (tương KTC: 95% khoảng tin cậy ứng là 45,28%). Tỷ lệ này thấp hơn so với kết Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy: quả nghiên cứu trên nhóm dân số chung nhiễm đối tượng nghiên cứu có tình trạng lo âu ở mức HIV tại các nước châu Phi năm 2007 (56%), Hà nhẹ có khả năng tuân thủ điều trị dưới mức tối Nội năm 2016 (66,2%) và nghiên cứu tại thành ưu cao hơn so với đối tượng nghiên cứu có phố Hồ Chí Minh năm 2021 (82,1%).16-18 Mặc mức độ lo âu bình thường (OR hiệu chỉnh = dù, các nghiên cứu này được thực hiện trên 2,70; 95% CI: 1,26 - 5,74). Bên cạnh đó, khả cùng bộ công cụ đánh giá tuân thủ điều trị đa năng mức tuân thủ dưới mức tối ưu ở người có chiều nhưng được thực hiện trên các quần thể chất lượng cuộc sống cao hơn 1 điểm chỉ bằng bệnh nhân khác nhau. Nghiên cứu ở Hà Nội 0,86 lần những người có mức chất lượng cuộc và thành phố Hồ Chí Minh đều được thực hiện sống thấp hơn 1 điểm (OR hiệu chỉnh = 0,86; trên nhóm dân số chung, với độ tuổi khác nhau 95% CI: 0,74 - 0,99). Nói cách khác, mức độ (tương ứng là 37 ± 7,4 và 41 ± 9,6), khác biệt lo âu tăng là yếu tố tác động tiêu cực đến việc lớn với độ tuổi trung bình của nhóm MSM trong tuân thủ điều trị tốt và chất lượng cuộc sống nghiên cứu của chúng tôi (25,49 ± 6,32).17,18 tăng là các yếu tố có tác động tích cực đến việc Đồng thời, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tuân thủ điều trị tốt. trên nhóm MSM mới điều trị ARV trong vòng 1 năm, không tuyển dụng đối tượng nghiên IV. BÀN LUẬN cứu có khoảng thời gian điều trị ARV lâu như Bằng sự hiểu biết của chúng tôi, đây là lần 2 nghiên cứu trước đó. Đây có thể là một trong đầu tiên nghiên cứu về thực trạng tuân thủ các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tuân thủ điều trị điều trị ARV được thực hiện trên nhóm MSM ARV khác nhau trong các nghiên cứu. TCNCYH 172 (11) - 2023 239
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Mặt khác, một số nghiên cứu khác trên thế mức tối ưu cao hơn so với nhóm có mức độ lo giới cũng chỉ ra mức độ tuân thủ điều trị ARV âu bình thường. ở mức tối ưu trên nhóm MSM cũng dao động Nghiên cứu của chúng tôi cũng phát hiện rất lớn, từ 30% đến 82%.7,19,20 Tuy nhiên, mỗi thấy: chất lượng cuộc sống tăng có nguy cơ nghiên cứu sử dụng các công cụ đo lường khác làm giảm tuân thủ điều trị ARV dưới mức tối nhau, đồng thời cũng thiết lập các ngưỡng tuân ưu, đồng nghĩa với việc bệnh nhân có mức độ thủ điều trị và khoảng thời gian đo lường khác tuân thủ điều trị tốt hơn. Điều này tương đồng nhau tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu. với những phát hiện trước đây trên nhóm dân Nghiên cứu của tác giả Fedonni D. và cộng sự, số chung đang điều trị ARV và nhóm MSM nói năm 2021, sử dụng ngưỡng tuân thủ điều trị riêng.21-23 Các nghiên cứu trước đây cũng cho ở mức cao (100%) được định nghĩa là MSM thấy tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống không bị nhỡ liều thuốc uống trong 3 ngày gần có tác động qua lại với nhau.24 Tuân thủ điều trị đây; trong khi đó nghiên cứu trên nhóm MSM không những góp phần cải thiện kết quả lâm khác của tác giả Stacy M. Crim YT và cộng sự, sàng điều trị HIV, mà còn nâng cao mức chất năm 2020, lại sử dụng khoảng thời gian hồi lượng cuộc sống của người bệnh. Chất lượng cứu là 30 ngày để tính số liều thuốc bị nhỡ.7,8 cuộc sống cũng ảnh hưởng đến việc tuân thủ Nghiên cứu khác ở Trung Quốc lại định nghĩa điều trị, những người có chất lượng cuộc sống việc tuân thủ điều trị tối ưu là uống đúng thời tốt hơn có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn.24 gian cho phép trong vòng 1 giờ theo lịch uống Mặc dù, nghiên cứu này của chúng tôi thấy thuốc của bệnh nhân với thời gian hồi cứu là 1 rằng lo âu có ảnh hưởng đến mức tuân thủ điều tháng gần đây.7 Hiện nay, không có định nghĩa trị, tuy nhiên để nâng cao mức độ tuân thủ điều về tuân thủ điều trị nào được thống nhất trên trị, không những cần tập trung can thiệp về các quy mô toàn cầu. yếu tố tâm lý sức khỏe tinh thần của cá nhân Các yếu tố có liên quan một cách có ý nghĩa người bệnh, mà cần quan tâm rộng hơn nữa thống kê với tình trạng tuân thủ điều trị của nhóm về các vấn đề của chất lượng cuộc sống xung MSM trong nghiên cứu này có một số phát hiện quanh bệnh nhân như các yếu tố về xã hội, sự tương đồng với nghiên cứu khác. Chẳng hạn, hỗ trợ của gia đình, trình độ nhận thức về sức yếu tố lo âu làm tăng nguy cơ tuân thủ điều trị khỏe, sự kỳ thị, tiền sử điều trị ARV (thời gian dưới mức tối ưu cũng được phát hiện trong một điều trị ARV, mức độ tuân thủ), tần suất hay liều số nghiên cứu ở nhóm MSM ở Trung Quốc.9 lượng sử dụng rượu và các chất gây nghiện. Chúng tôi thấy rằng tình trạng lo âu ở mức nhẹ Nghiên cứu có một số hạn chế nhất định. có khả năng tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu Thứ nhất, đây là một nghiên cứu mô tả cắt cao hơn so với nhóm đối tượng nghiên cứu có ngang không thể dùng để kết luận mối quan mức độ lo âu bình thường, các mức độ lo âu hệ nhân quả. Các nghiên cứu trong tương lai nặng hơn lại tác động không có ý nghĩa thống nên sử dụng các thiết kế can thiệp và theo dõi kê đến tuân thủ điều trị dưới mức tối ưu so với dọc mới có thể xác nhận được yếu tố lo âu và nhóm đối tượng nghiên cứu có mức độ lo âu chất lượng cuộc sống làm thay đổi mức độ tuân bình thường. Tuy nhiên, nếu gộp mức độ lo âu thủ điều trị. Thứ hai, nghiên cứu tuyển chọn đối nhẹ với các mức độ lo âu cao hơn, chúng tôi tượng tham gia tại các phòng khám trên địa bàn cũng tìm thấy sự tác động có ý nghĩa thống kê nội thành, chưa tuyển chọn được bệnh nhân của nhóm đối tượng nghiên cứu có mức lo âu đang điều trị các phòng khám khu vực miền núi, nhẹ trở lên có nguy cơ tuân thủ điều trị dưới nông thôn của Hà Nội nên chưa đánh giá hết 240 TCNCYH 172 (11) - 2023
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC được thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu 4. Viet Nam Ministry of Health. Viet Nam tố ảnh hưởng khác đến tuân thủ điều trị. Thứ HIV/AIDS Estimates and Projections 2007- ba, một số thông tin được thu thập qua phỏng 2012. 4/2009 2009: 50. vấn đối tượng nghiên cứu và việc nhớ lại không 5. Le Minh Giang. THE HANOI MSM (HIM chính xác cũng như xu hướng bệnh nhân muốn Hanoi) STUDY: Evidence for action on HIV làm hài lòng người phỏng vấn. epidemic among MSM HIM. Presented at: Disermination workshop at 9/27/2019; 2019; V. KẾT LUẬN Hanoi Medical University, in Hanoi, Vietnam. Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở mức tối ưu trên 2019. nhóm MSM ở một số phòng khám tại Hà Nội 6. Mannheimer S, Friedland G, Matts còn thấp. Đo lường tuân thủ điều trị là bước J, Child C, Chesney M. The consistency of đầu tiên để định hướng cho các can thiệp. Để adherence to antiretroviral therapy predicts cải thiện việc tuân thủ điều trị ARV ở nhóm biologic outcomes for human immunodeficiency MSM cần thực hiện các can thiệp hỗ trợ trên virus-infected persons in clinical trials. Clinical những nhóm nguy cơ tuân thủ dưới mức tối ưu infectious diseases : an official publication of như mắc các rối loạn về sức khỏe tinh thần (lo the Infectious Diseases Society of America. Apr âu) và có mức chất lượng cuộc sống thấp. Đây 15 2002; 34(8): 1115-21. doi:10.1086/339074. chính là cơ sở để xây dựng các biện pháp can 7. Daniele Fedonn, Justin R thiệp để nâng cao mức độ tuân thủ điều trị cho Buendia,Sabeena C Sears, Osaro O Mgbere, nhóm MSM điều trị ARV. Margaret L Vaale, Osaro O Mgbere. Factors LỜI CẢM ƠN Associated with ART Adherence among MSM Tác giả xin cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng Receiving Medical Care in Texas. Journal of các 3 phòng khám ngoại trú tại Trung tâm Y behavioral health. 2021; 9(2): 1-10. tế quận Nam Từ Liêm, Trung tâm Y tế quận 8. Quinn KG, Voisin DR. ART adherence Hoàng Mai, Khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp among men who have sex with men living with giảm hại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã hỗ trợ HIV: key challenges and opportunities. Current trong quá trình triển khai nghiên cứu. Trân trọng HIV/AIDS reports. 2020-8 2020; 17(4): 290- gửi lời cảm ơn tới tất cả đối tượng nghiên cứu 300. doi:10.1007/s11904-020-00510-5. tại 3 phòng khám ngoại trú đã tham gia. 9. Tao J, Qian HZ, Kipp AM, et al. Effects of depression and anxiety on antiretroviral therapy TÀI LIỆU THAM KHẢO adherence among newly diagnosed HIV-infected 1. UNAIDS. 2023 UNAIDS GLOBAL AIDS Chinese MSM. AIDS. Jan 28 2017; 31(3): 401- UPDATE. 2023. https://www.unaids.org/en. 406. doi:10.1097/QAD.0000000000001287. 2. UNAIDS. Global HIV statistics - Fact 10. Liu JY, Sun LQ, Hou YY, et al. Barriers sheet 2023. 2023. https://www.unaids.org/sites/ to early diagnosis and treatment of severely default/files/media_asset/UNAIDS_FactSheet_ immunosuppressed patients with HIV- en.pdf. 1 infection: A quantitative and qualitative 3. UNAIDS. Country Viet Nam 2021. study. HIV Medicine. 2020; 21(11): 708-717. doi:https://www.unaids.org/en/regionscoun- doi:https://doi.org/10.1111/hiv.13028. tries/countries/vietnam 11. Spitzer RL, Kroenke K, Williams TCNCYH 172 (11) - 2023 241
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC JBW, Löwe B. A Brief Measure for Assessing Y Học TP Hồ Chí Minh 2022; 26(2). Generalized Anxiety Disorder: The GAD-7. 19. Jiao K, Liao M, Liu G, et al. Impact of Archives of Internal Medicine. 2006; 166(10): antiretroviral therapy (ART) duration on ART 1092-1097. doi:10.1001/archinte.166.10.1092 adherence among men who have sex with men %J Archives of Internal Medicine. (MSM) living with HIV in Jinan of China. AIDS 12. WHO. The Alcohol, Smoking and research and therapy. Nov 24 2022; 19(1): 55. Substance Involvement Screening Test doi:10.1186/s12981-022-00482-z. (ASSIST). 2010. 20. Stacy M. Crim YT, Linda Beer, John 13. Reinius M, Wettergren L, Wiklander Weiser, Sharoda Dasgupta,. Barriers to M, Svedhem V, Ekström AM, Eriksson LE. Antiretroviral Therapy Adherence Among HIV- Development of a 12-item short version of Positive Hispanic and Latino Men Who Have the HIV stigma scale. Health and quality Sex with Men - United States, 2015 - 2019. of life outcomes. May 30 2017; 15(1): 115. Morbidity and Mortality Weekly Report. 2020; doi:10.1186/s12955-017-0691-z. (69)(40): 1437-1442. 14. WHO. Mental health: evidence 21. Byansi W, Nabunya P, Muwanga J, et and research department of mental health al. The relationship between life satisfaction, and substance dependence world health personal health, quality of life, and medication organization geneva. WHO. 2012, https://www. adherence among adolescents living with who.int/publications/i/item/WHO-MSD-MER- HIV in southwestern Uganda. Zeitschrift fur Rev-2012-02. Gesundheitswissenschaften = Journal of public 15. Tran BX. Quality of life outcomes of health. Jul 2023; 31(7): 1177-1184. doi:10.1007/ antiretroviral treatment for HIV/AIDS patients s10389-021-01632-9. in Vietnam. PloS one. 2012; 7(7): e41062. doi:10.1371/journal.pone.0041062. 22. e Silva AC, Reis RK, Nogueira JA, Gir E. Quality of life, clinical characteristics 16. Gavin Steel JN, Mohan P. Joshi. and treatment adherence of people living Development of a Multi-method tool to measure with HIV/AIDS. Revista latino-americana de ART adherence in resource-constrained enfermagem. Nov-Dec 2014; 22(6): 994-1000. settings: The South Africa Experience. 2007; doi:10.1590/0104-1169.3534.2508. the U.S. Agency for International Development by the Rational Pharmaceutical Management 23. Liping M, Peng X, Haijiang L, Lahong Plus Program. J, Fan L. Quality of Life of People Living with 17. Đào Đức Giang, Nguyễn Anh Tuấn, Bùi HIV/AIDS: A Cross-Sectional Study in Zhejiang Đức Dương. Thực trạng tuân thủ điều trị kháng Province, China. PloS one. 2015; 10(8): Retrovirus tại một số phòng khám ngoại trú ở e0135705. doi:10.1371/journal.pone.0135705. Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y 24. Mannheimer SB, Matts J, Telzak E, et học dự phòng. 2017; 27(9). al. Quality of life in HIV-infected individuals 18. Lê Tấn Đạt, Phạm Thị Vân Phương. receiving antiretroviral therapy is related to Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố liên quan adherence. AIDS Care. Jan 2005; 17(1): 10-22. ởbệnh nhân nhiễm HIV tại khoa tham vấn và hỗ doi:10.1080/09540120412331305098. 242 TCNCYH 172 (11) - 2023
- TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary ADHERENCE SITUATION AND ASSOCIATED FACTORS WITH ARV ADHERENCE AMONG MEN HAVE SEX WITH MEN This cross-sectional descriptive study aimed to describe ARV treatment adherence and factors associated with adherence among 212 HIV infected men who have sex with men (MSM) at some outpatient clinics in Hanoi. The average age of the participants were 25.49 ± 6.32 years. The rate of optimal adherence to ARV was 45.28%. Multivariable logistic regression model showed that MSM with mild anxiety were significantly more likely to have suboptimal treatment adherence than those with normal anxiety levels (aOR = 2.70; 95%CI: 1.26 – 5.74). Additionally, for every 1 point increase in quality of life score, the odds of suboptimal compliance decreased by 14% (aOR = 0.86; 95%CI: 0.74 – 0.99). This study highlighted the concerning low rate of optimal ARV treatment among MSM. In order to improve ARV adherence among MSM in outpatient settings, it is necessary to implement interventions targeted to group with suboptimal ART adherence and those who had mental health disorders (anxiety) and low quality of life. Keywords: ARV, HIV/AIDS, adherence, MSM.s. TCNCYH 172 (11) - 2023 243
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan dịch vụ khám chữa bệnh tại các trạm y tế phường thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2013
8 p | 123 | 16
-
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp tại trạm y tế xã, tỉnh Cao Bằng, năm 2021
5 p | 25 | 7
-
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B đường sinh sản ở phụ nữ có thai tuần thứ 35 đến tuần thứ 37 tại Nghệ An (2019)
7 p | 34 | 7
-
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang năm 2021
9 p | 41 | 7
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai thương tích của trẻ dưới 5 tuổi tại 3 xã huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội năm 2020
9 p | 20 | 5
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của nhân viên y tế tại phòng khám đa khoa Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, năm 2021
7 p | 26 | 5
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến dịch chuyển nhân lực y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập tuyến huyện và tuyến tỉnh của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2019
6 p | 18 | 5
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội năm 2023
5 p | 15 | 5
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh, năm 2022
10 p | 18 | 4
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2021
5 p | 11 | 4
-
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
10 p | 25 | 4
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia ở nam sinh viên y đa khoa tại Trường Đại học Y dược Thái Bình năm 2021
5 p | 77 | 4
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh, năm 2022-2023
10 p | 19 | 4
-
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnh về dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2021
5 p | 17 | 3
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh ở phụ nữ tại Hải Phòng
10 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của người bệnh về khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp năm 2022-2023
5 p | 12 | 3
-
(Tổng quan một số chính sách về nhân lực y tế cho người dân tộc thiểu số: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng)
7 p | 44 | 3
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
8 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn