intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chấn thương của sinh viên không chuyên trường Đại học TDTT Bắc Ninh khi học tập môn Bóng rổ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

29
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mức độ nhận thức của sinh viên không chuyên về những chấn thương trong môn Bóng rổ; Các bộ phận chấn thương thường gặp đối với sinh viên không chuyên khi tập môn Bóng rổ; Hoàn cảnh thường xảy ra chấn thương đối với sinh viên không chuyên khi tập môn Bóng rổ; Các loại chấn thương thường gặp đối với sinh viên không chuyên khi tập luyện môn Bóng rổ ở trường đại học TDTD Bắc Ninh; Các nguyên nhân dẫn đến chấn thương của sinh viên không chuyên khi tập luyện môn bóng rổ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chấn thương của sinh viên không chuyên trường Đại học TDTT Bắc Ninh khi học tập môn Bóng rổ

  1. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHẤN THƯƠNG CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT BẮC NINH KHI HỌC TẬP MÔN BÓNG RỔ TS. Nguyễn Văn Hải, TS. Nguyễn Thị Việt Nga Trường Đại học TDTT Bắc Ninh TÓM TẮT Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, quan sát sư phạm và toán học thống kê đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến chấn thương của sinh viên không chuyên Trường đại học TDTT Bắc Ninh khi học tập môn Bóng rổ. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao nâng cao hiệu quả tập luyện, thành tích học tập và sức khỏe cho sinh viên. Từ khóa: Bóng rổ, trường đại học TDTT Bắc Ninh, Sinh Viên, Chấn thương SUMMARY Through the method of analyzing and synthesizing documents, interviews, pedagogical observations and statistics, to assess the situation and causes of injuries of non-specialized students at Bac Ninh University of Sports and Sports when studying the subject. Basketball On that basis, contributing to improving training efficiency, academic achievement and health for students Keywords: Basketball, Bac Ninh University of Sport, Student, Injury 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao rất phổ biến. Ngày nay, với tính chất của cuộc thi đấu ngày càng trở nên quyết liệt tạo một áp lực lớn cho VĐV cũng như HLV trong quá trình tập luyện và thi đấu phải làm sao đảm bảo thể lực tốt, thi đấu đạt hiệu quả nhưng không được xảy ra chấn thương. Nhưng trong thực tế, cường độ vận động cao thời gian vận động kéo dài, cùng với thời gian hồi phục không đủ khiến nguy cơ xảy ra chấn thương của VĐV rất cao. Đã có những nghiên cứu về chấn thương đối với các VĐV ở một số môn đối kháng nhưng có thể thấy rằng nghiên cứu về chấn thương trong các môn thể thao nói chung và trong bóng rổ nói riêng ở các trường đại học vẫn là một hướng nghiên cứu mới. Những nghiên cứu trước đây về chấn thương trong môn bóng rổ chủ yếu tập trung nghiên cứu đối với VĐV chuyên nghiệp và chỉ nghiên cứu chấn thương một bộ phận nào đó của cơ thể trên đối tượng. Những đề tài nghiên cứu về biện pháp phòng ngừa chấn thương đối với sinh viên không chuyên khi tập luyện môn bóng rổ rất ít. Bên cạnh đó, dựa vào thực tế hàng năm đều có sinh viên không chuyên học môn bóng rổ và có xuất hiện chấn thương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu điều tra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới chấn thương trong khi tập luyện môn bóng rổ và biện pháp phòng ngừa chấn thương đồng thời nâng cao hiệu quả tập luyện, thành tích học tập và sức khỏe cho sinh viên là vô cùng cấp thiết. [3], [4], [6]. 767
  2. Có thể nhận thấy nguyên nhân chung của chấn thương thể thao là do những yếu tố như: các hoạt động chuẩn bị không đúng, vi phạm các quy tắc thi đấu, các động tác kỹ thuật sai, chất lượng sân tập không đảm bảo và tải trọng quá mức. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn toạ đàm và phương pháp toán học thống kê. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mức độ nhận thức của sinh viên không chuyên về những chấn thương trong môn Bóng rổ Để sinh viên có đủ ý thức tự bảo vệ mình trong khi tập luyện môn Bóng rổ và chủ động phòng tránh chấn thương thể thao, trước tiên cần xem sinh viên có hiểu được vai trò quan trọng của chấn thương thể thao trong khi tập luyện bóng rổ hay không và liệu các em có hiểu rằng việc xảy ra chấn thương sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với mình hay không. Chỉ bằng cách này, sinh viên mới có thể nâng cao ý thức tự bảo vệ và giảm thiểu chấn thương trong khi tập luyện thể thao, có như vậy mới đảm bảo tiến độ học tập môn Bóng rổ. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 1.1 và 1.2 Bảng 3.1: Mức độ nhận thức của sinh viên không chuyên về những chấn thương trong môn Bóng rổ (n = 150) Rất Tương đối Bình Không Không Tổng số hiểu hiểu thường hiểu lắm hiểu Nam 12 16 42 36 19 125 Nữ 1 1 10 8 5 25 Tổng số 13 17 52 44 24 150 Tỷ lệ (%) 8.67 11.33 34.67 29.33 16 100 Qua bảng 1.1 có thể thấy nhận thức về chấn thương khi tập luyện môn Bóng rổ của sinh viên ở mức trung bình hoặc thấp, trong đó có 52 và 44 sinh viên cho rằng mình không hiểu lắm hoặc nhận thức về chấn thương khi tập luyện bóng rổ chỉ ở mức trung bình, chiếm 34.67% và 29.33%. Thứ 2 là nhận thức của sinh viên về chấn thương trong môn Bóng rổ ở mức độ tương đối hiểu 11.33% và không hiểu, chiếm 16% tổng số người được điều tra. Cuối cùng, số sinh viên cho rằng mình rất hiểu về chấn thương trong bóng rổ, chiếm 8.67% thấp hơn so với bốn mức độ nhận thức còn lại. Có thể thấy phần lớn sinh viên còn thiếu kiến thức về chấn thương khi tập luyện môn Bóng rổ, điều này cũng sẽ làm giảm ý thức tự bảo vệ bản thân của sinh viên và dễ dẫn đến nhiều chấn thương hơn. Ngoài ra có mức độ nhận thức về chấn thương trong môn Bóng rổ cao hơn so với sinh viên nữ, có 28 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 18.67% và 02 sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 8% cho rằng họ nhận thức của mình ở mức rất hiểu và tương đối hiểu. Các em sinh viên nam chơi bóng rổ nhiều hơn các em sinh viên nữ và các em quan tâm nhiều hơn đến các kiến thức về chấn thương trong môn Bóng rổ. 768
  3. Bảng 3.2: Cách tìm hiểu về chấn thương trong bóng rổ của sinh viên (n = 150) Trên lớp Thông tin Bạn học Thầy cô Sách vở Tổng số học đại chúng hoặc bạn bè Nam 33 43 16 18 15 125 Nữ 7 8 2 3 5 25 Tổng số 40 51 18 21 20 150 Tỷ lệ (%) 26.67 34 12 14 13.33 100 Từ bảng 1.2 cho thấy, hầu hết các sinh viên đều tìm hiểu về chấn thương trong môn Bóng rổ thông qua 3 cách: trong lớp học, qua giải thích của giáo viên và qua bạn bè và các bạn học cùng lớp. Trong đó, hiểu về chấn thương trong lớp học là chủ yếu có 51 sinh viên, chiếm 34%, Thứ hai là sinh viên tìm hiểu về chấn thương môn bóng rổ thông qua giải thích của giáo viên, có tổng số 40 người, chiếm 26.67% tổng số phiếu điều tra, lần lượt có 33 sinh viên nam và 7 sinh viên nữ. Có 20 sinh viên tìm hiểu chấn thương môn Bóng rổ thông qua bạn bè và bạn học, chiếm 13.33 % số sinh viên được điều tra. Tiếp theo là sinh viên tìm hiểu về chấn thương môn Bóng rổ thông qua sách vở, tổng cộng có 21 người, chiếm 14% tổng số sinh viên được phỏng vấn. Cuối cùng chỉ có 18 người tìm hiểu về chấn thương môn Bóng rổ qua thông tin đại chúng, chiếm 12% tổng số sinh viên được phỏng vấn, trong đó có 36 sinh viên nam và 2 sinh viên nữ. Có thể thấy rằng, do sinh viên thường xuyên chơi các môn thể thao khác nhau trong đó có môn Bóng rổ nên việc tìm hiểu và nắm vững các kiến thức về chấn thương thể thao càng đặc biệt quan trọng. Vì vậy, việc các trường cao đẳng, đại học thường tổ chức các buổi sinh hoạt liên quan đến vấn đề chấn thương thể thao cho sinh viên là rất cần thiết. Giáo viên với vai trò là người đi đầu trong việc truyền đạt kiến thức về chấn thương thể thao cho sinh viên, đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức lý thuyết vững chắc về chấn thương thể thao và chú trọng đào tạo sinh viên hiểu biết về chấn thương thể thao. Phòng ngừa, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên nắm vững kiến thức liên quan đến chấn thương thể thao, để có thể kịp thời xử lý khi bị chấn thương. 3.2 Các bộ phận chấn thương thường gặp đối với sinh viên không chuyên khi tập môn Bóng rổ Trong số các môn bóng, Bóng rổ là một trong những môn thể thao dễ bị chấn thương hơn, tỷ lệ chấn thương tương đối cao, những người chơi bóng rổ trình độ cao thường bị chấn thương ở khớp gối và khớp cổ chân, nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù kỹ thuật của môn Bóng rổ. Bộ phận chấn thương gắn liền với đặc điểm kỹ thuật của môn thể thao đó. Vì vậy, trong phạm vi của đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu chấn thương các bộ phận và các khớp của sinh viên không chuyên khi tập môn Bóng rổ, kết quả phỏng vấn được trình bày bảng 1.3. 769
  4. Bảng 3.3: Các bộ phận chấn thương thường gặp đối với sinh viên không chuyên khi tập môn Bóng rổ (n = 150) Bộ phận Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ % Thứ tự chấn thương Mặt 23 3 23 17.33 8 Tay 42 9 51 34 5 Ngực 15 0 15 10 12 Thắt lưng 18 6 24 16 9 Chân 30 12 42 28 6 Bàn chân 16 2 18 12 11 Khớp ngón tay 92 20 112 74.67 1 Khớp cổ tay 78 12 86 57.33 3 Khớp khuỷu 25 2 27 18 7 Khớp vai 21 2 23 15.33 10 Khớp gối 94 13 107 71.33 2 Khớp cổ chân 55 16 71 47.33 4 Từ bảng 1.3, có thể thấy sinh viên không chuyên không chỉ dễ bị chấn thương ở một bộ phận khi tập Bóng rổ, mà hầu hết các em đều có biểu hiện chấn thương từ hai bộ phận trở lên. Theo tỷ lệ từ nhiều đến ít thì bộ phận chấn thương thường gặp nhất là các đốt ngón tay, có tổng cộng 112 sinh viên (có 92 sinh viên nam và 20 sinh viên nữ) lựa chọn, chiếm 74.67% tổng số người tham gia khảo sát. Nguyên nhân là do sự tiếp xúc thường xuyên giữa bóng rổ và tay của người chơi, động tác bắt bóng đòi hỏi cả hai tay phải thả lỏng và hơi co các ngón tay lại. Tuy nhiên, sinh viên không chuyên thường không chú ý nhiều đến kỹ thuật bắt bóng, sử dụng sai động tác để bắt bóng, gây ra va chạm trực tiếp giữa các ngón tay và bóng. Bộ phận thứ hai là khớp gối, có 107 sinh viên (có 94 sinh viên nam và 13 sinh viên nữ) cho rằng khớp gối cũng rất dễ bị chấn thương, chiếm 71.33% tổng số người được khảo sát. Số lượng nam tham gia tập luyện Bóng rổ nhiều hơn nữ, ngoài ra trong môn bóng rổ thường có các động tác bật, dừng, chạy đột ngột, ảnh hưởng lớn đến khớp gối, đó là lý do tại sao tỷ lệ chấn thương của nam nhiều hơn nữ. Xếp vị trí thứ ba là khớp cổ tay, có 100 sinh viên (có 78 sinh viên nam và 12 sinh viên nữ) cho rằng khớp cổ tay dễ bị chấn thương hơn, chiếm 57.33.% tổng số sinh viên được điều tra, nguyên nhân là do nhiều kỹ thuật Bóng rổ được quyết định bởi độ linh hoạt cũng như lực của cổ tay. Tiếp theo, có 71 sinh viên (có 55 sinh viên nam và 16 sinh viên nữ) cho rằng khớp cổ chân cũng rất dễ bị chấn thương trong môn bóng rổ, chiếm 47.33% tổng số người được khảo sát, nguyên nhân là do phải thực hiện nhiều động tác chạy, bật nhảy liên tục trong quá trình chơi bóng rổ. Xếp vị trí thứ 5 là chấn thương ở tay, có 51 sinh viên (42 sinh viên nam và 9 sinh viên nữ), chiếm 34% tổng số sinh viên được điều tra, trong đó số sinh viên nữ bị chấn thương tay nhiều hơn vì sức mạnh của các em yếu hơn, đồng thời môn bóng rổ có tính đối kháng cao, thường xuyên phải va chạm, cọ xát tay với đối phương khi tranh cướp bóng. Ngoài 5 chấn thương thường gặp trên, còn thấy có xuất hiện chấn thương ở lưng, chân, đầu, khớp khuỷu, khớp vai, bàn chân, ngực và bụng tỷ lệ ý kiến điều tra lần lượt là 28%, 18%, 17.33%, 16%, 15.33%, 12%, 10%. Nguyên nhân chính là do tần số và cường độ luyện tập môn Bóng rổ của sinh viên không chuyên ở trường đại học TDTT Bắc Ninh nhỏ hơn rất nhiều so với các vận động viên bóng rổ 770
  5. trình độ cao và số năm chơi Bóng rổ ngắn nên tỷ lệ chấn thương ở các bộ phận này tương đối thấp. 3.3 Hoàn cảnh thường xảy ra chấn thương đối với sinh viên không chuyên khi tập môn Bóng rổ Sinh viên các khoa GDTC, HLTT và QLTDTT theo học tại trường không chỉ phải học môn Bóng rổ mà các em còn phải học thêm rất nhiều các môn thể thao khác, tham gia các cuộc thi đấu, các hoạt động và bài tập sẽ được thực hiện bên ngoài lớp học. Do đó, điều tra vấn đề này chủ yếu điều tra chấn thương thể thao của sinh viên trong các trường hợp: giờ học Bóng rổ, Bóng rổ ngoại khóa và thi đấu, kết quả được trình bày bảng 1.4. Bảng 3.4: Các hoàn cảnh xuất hiện chấn thương trong môn bóng rổ của sinh viên không chuyên trường đại học TDTT Bắc Ninh (n = 150) Giờ học Bóng rổ Phân loại Thi đấu Tổng số bóng rổ ngoại khóa Nam 14 60 51 125 Nữ 2 16 7 25 Tổng số 16 76 58 150 Tỷ lệ (%) 10.67 50.67 38,67 100 Bảng 1.4 cho thấy, tỷ lệ sinh viên bị chấn thương trong giờ học Bóng rổ không nhiều chỉ chiếm 10.67%, chấn thương chủ yếu xuất hiện khi các em tham gia những buổi ngoại khóa chiếm 50.67%, thi đấu chiếm tỉ lệ 38.67%. Nguyên nhân là do, trong các buổi học có sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên nên sinh viên có ý thức phòng ngừa chấn thương tốt hơn, còn các buổi ngoại khóa các em thường tự tập luyện, tự tổ chức thi đấu và không có ai giám sát buổi tập chính vì vậy tỷ lệ chấn thương thường cao hơn. Ngoài ra, phân tích bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ chấn thương ở nam trong các buổi học cũng như buổi tập cao hơn ở nữ. Thực trạng trên được giải thích là do sinh viên nam tham gia tập luyện ngoại khóa nhiều hơn. Ngoài ra, khi tham gia các môn thể thao đối kháng sinh viên nam với bản chất mạnh mẽ sẵn có thường cố gắng hết mình trong những đường bóng, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch trong tỷ lệ chấn thương giữa nam và nữ. 3.4 Các loại chấn thương thường gặp đối với sinh viên không chuyên khi tập luyện môn Bóng rổ ở trường đại học TDTD Bắc Ninh Chấn thương trong bóng rổ rất nhiều loại, nhưng đề tài chủ yếu đề cập tới 6 loại chấn thương hay gặp nhất khi tập luyện môn bóng rổ đó là: trầy xước da, chấn thương khớp, tổn thương cơ, bong gân, gãy xương, trật khớp. Kết quả điền tra được trình bày ở bảng 1.5 771
  6. Bảng 3.5: Các loại chấn thương thường gặp đối với sinh viên không chuyên khi tập luyện môn bóng rổ ở trường đại học TDTD Bắc Ninh Loại chấn thương Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ % Thứ tự Trầy xước 17 3 23 13.33 4 Chấn thương khớp 31 5 36 24 2 Tổn thương cơ 26 7 33 22 3 Bong gân 42 9 55 34 1 Gãy xương 1 0 4 0.67 6 Trật khớp 8 1 7 6 5 Tổng 125 25 150 100 --- Kết quả điền tra ở bảng 1.5 cho thấy, tỷ lệ các loại chấn thương sinh viên không chuyên thường mắc phải: trầy xước da, chấn thương khớp, tổn thương cơ, bong gân, gãy xương, trật khớp lần lượt là 34%, 24%, 24%, 13.33%, 6% và 0.67%. Tuy bóng rổ là môn thể thao đối kháng nhưng những chấn thương gãy xương rất ít gặp, vì đây là loại chấn thương nghiêm trọng. Thường gặp nhất là các loại chấn thương phần mềm như trầy xước, bong gân, đau cơ... đây là những chấn thương không thể tránh khỏi khi tập luyện môn bóng rổ. Ngoài ra căn cứ theo phân loại bệnh lý thì chấn thương có: chấn thương cấp tính và chấn thương mãn tính. Căn cứ theo mức độ chấn thương thì có: chấn thương nhẹ, chấn thương vừa và chấn thương nặng. Tóm lại, giữa vị trí, loại và tính chất của chấn thương thể thao có một mối liên quan không thể tách rời. Vị trí và dạng chấn thương thể thao có vai trò quyết định đến tính chất của chấn thương đó. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm này để nhấn mạnh cho sinh viên chú ý phối hợp những nhóm cơ lớn nhỏ sao cho hợp lý nhằm giảm thiểu chấn thương. Tập luyện khoa học để tránh những chấn thương thể thao không đáng có đối với sinh viên không chuyên khi tập luyện môn bóng rổ là vô cùng quan trọng. 3.5 Các nguyên nhân dẫn đến chấn thương của sinh viên không chuyên khi tập luyện môn bóng rổ Nguyên nhân dẫn đến chấn thương thể thao rất nhiều và phức tạp. Theo các tài liệu nghiên cứu về chấn thương thể thao trong và ngoài nước hiện nay, nguyên nhân chấn thương có thể được chia thành: nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài tiến hành tổng hợp được 12 nguyên nhân gây ra chấn thương cho sinh viên không chuyên trường đại học TDTT Bắc Ninh khi tập luyện môn bóng rổ. [1], [2], [5]. (1) Va chạm khi thi đấu Đặc điểm của môn bóng rổ là đối kháng trực tiếp, sinh viên sẽ có nhiều hành động phạm lỗi khác nhau hoặc va chạm cơ thể để tranh cướp bóng và ghi điểm. Do tính chất cạnh tranh gay gắt trong thi đấu, nên nếu sinh viên có hành vi phạm lỗi hoặc va chạm cơ thể với nhau, các bộ phận của cơ thể sẽ rất dễ xảy ra chấn thương thể thao nghiêm trọng. Vì vậy, sinh viên không chuyên khi tập luyện bóng rổ cố gắng nâng cao ý thức tự bảo vệ, để có thể giảm thiểu chấn thương thể thao. (2) Không được giám sát y tế đầy đủ Là cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành thể thao nhưng công tác giám sát y tế vẫn chưa được quan tâm đúng mực, nó ảnh hưởng đến việc cứu chữa và phục hồi chức 772
  7. năng kịp thời cho sinh viên khi bị chấn thương. Vì vậy, các trường đại học cần đảm bảo về mặt y tế, để sinh viên có điều kiện được chăm sóc tốt hơn. (3) Tập luyện và thi đấu trong khi bị thương Sinh viên không chuyên bị chấn thương khi chơi bóng rổ là điều không thể tránh khỏi, nhưng đôi khi xảy ra trong hoàn cảnh tập luyện hoặc thi đấu, đây là một trong những yếu tố quan trọng khiến sinh viên không chuyên bị chấn thương trong môn bóng rổ. Mặc dù khi bị chấn thương sinh viên vẫn có thể duy trì tập luyện nhưng nếu không được hồi phục đầy đủ thì theo thời gian chấn thương sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, để lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của sinh viên. Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý tới những sinh viên đã có biểu hiện chấn thương để điều chỉnh lượng vận động cho hợp lý. (4) Ý thức tự bảo vệ kém Việc xảy ra các chấn thương thể thao trong môn bóng rổ có liên quan mật thiết với việc thiếu ý thức phòng chống chấn thương của sinh viên. Trong quá trình dạy và học môn bóng rổ, cả giáo viên và sinh viên đều xem nhẹ chấn thương, điều này khiến sinh viên chủ quan, lơ là trong việc tăng cường ý thức tự bảo vệ bản thân và học các biện pháp phòng ngừa chấn thương thể thao. Ngoài ra, do môn bóng rổ cạnh tranh gay gắt, sinh viên nhiều khi quan tâm vào trận đấu, mà quên đi mất việc bảo vệ mình, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho sinh viên gặp phải chấn thương trong thể thao nói chung và trong môn bóng rổ nói riêng. (5) Thể lực kém Thể lực bao gồm hai mặt: thể lực chung và thể lực chuyên môn. Dù là sinh viên trường thể thao nhưng không thể tránh khỏi có những sinh viên có thể lực kém, hiện tượng này cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong các sinh viên chuyên ngành GDTC và sinh viên chuyên ngành Quản lý TDTT. Thể lực của sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu về thể lực trong môn bóng rổ. Bản thân môn bóng rổ có những yêu cầu cao hơn đối với các tố chất thể lực chung của sinh viên như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự nhanh nhẹn và linh hoạt. Chỉ bằng cách nâng cao tố chất thể lực chung thì mới có thể phát triển được các tố chất thể lực chuyên môn cần đạt được trong môn bóng rổ. (6) Cơ thể mệt mỏi Môn bóng rổ đòi hỏi người tập phải có độ chính xác cao hơn, khả năng đối kháng lớn hơn, sức bền tốt hơn. Trong khi tham gia tập luyện môn bóng rổ, cơ thể của sinh viên bị mệt mỏi sẽ làm giảm đáng kể phản ứng, sự chú ý, sức mạnh, tốc độ, độ chính xác của họ. Điều này ảnh hưởng tới việc sử dụng các kỹ - chiến thuật bóng rổ của sinh viên và cũng dễ dẫn đến những chấn thương thể thao. (7) Thời gian và biện pháp hồi phục không đúng Vì các sinh viên trường thể thao về cơ bản hàng ngày đều phải tham gia tập luyện các môn thể thao khác nhau, điều này cũng làm cho sinh viên dễ bị tích lũy mệt mỏi hơn. Nếu sinh viên mệt mỏi trong khi tập luyện thể thao và không có đủ thời gian hồi phục hoặc các biện pháp hồi phục không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc chất lượng của các buổi học tiếp theo và ảnh hưởng đến việc nâng cao thể lực, trình độ kỹ thuật, chiến thuật của học sinh. 773
  8. (8) Kỹ thuật động tác sai Nếu sinh viên tham gia chơi bóng rổ thực hiện kỹ thuật động tác sai trong một thời gian dài, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể họ. Những động tác sai lâu dài sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm cấu tạo và chức năng của các bộ phận liên quan tới hoạt động, từ đó gây ra tổn thương cho các tổ chức. Đối với những sinh viên mới học bóng rổ, những kỹ thuật động tác sai sẽ trở thành nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương khi các em chơi thể thao. Vì vậy, sinh viên bắt buộc phải nắm vững kỹ thuật bóng rổ ngay từ đầu và vận dụng hợp lý để tránh chấn thương khi chơi môn thể thao này. (9) Khởi động không kỹ Mặc dù hầu hết các sinh viên trường thể thao đều nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động khởi động, nhưng vẫn còn hiện tượng lười khởi động dẫn đến hoạt động khởi động không đầy đủ. Khi bước vào buổi tập, sinh viên rất dễ gặp chấn thương, thường thấy nhất là độ căng của cơ và dây chằng không đủ để đáp ứng với yêu cầu của vận động nên đã gây ra hiện tượng căng cơ, bong gân, nghiêm trọng hơn là đứt dây chằng. Vì vậy, giáo viên và sinh viên vẫn cần hết sức chú ý tới hoạt động khởi động và thực hiện các bài tập kéo giãn cơ trước khi tập luyện. (10) Lượng vận động không hợp lý Lượng vận động không hợp lý có ảnh hưởng rất lớn đối với thành tích của VĐV bóng rổ, lượng vận động còn làm cho cơ thể xuất hiện mệt mỏi. Nếu không chú ý tới quá trình hồi phục mệt mỏi, sẽ ảnh hưởng tới buổi tập sau và có thể là nguyên nhân dẫn đến chấn thương. Một buổi tập thông thường được phân thành 3 phần: phần bắt đầu buổi tập (phần chuẩn bị), phần nội dung chính và phần kết thúc. Lượng vận động của 3 phần này không giống nhau. Ở phần bắt đầu buổi tập, lượng vận động khá thấp, phần nội dung chính, lượng vận động vừa hoặc lớn, phần kết thúc lượng vận động giảm. Nhìn tổng thể thì lượng vận động trong mỗi buổi tập tăng dần rồi lại giảm xuống, điều này phù hợp với quy luật của mệt mỏi xuất hiện trong cơ thể. Vì vây, khi sắp xếp lượng vận động trong mỗi buổi tập phải chú ý tới quy luật này nếu không sẽ gây ra những chấn thương ngoài ý muốn. Ở phần chuẩn bị và phần kết thúc không được sắp xếp lượng vận động lớn, còn phần chính sắp xếp lượng vận động nhỏ. Như vậy, không chỉ dẫn tới chấn thương, mà còn ảnh hưởng tới việc nâng cao kỹ thuật cũng như thành tích của sinh viên. (11) Vấn đề về sân bãi, dụng cụ và trang phục Do môn bóng rổ đòi hỏi người chơi phải di chuyển liên tục trên sân, do đó đòi hỏi rất cao về chất lượng sân bãi, dụng cụ cũng như trang phục. Sân tập phải bằng phẳng, sạch sẽ, không được lồi lỗm và có các chướng ngại vật gây mất an toàn cho người chơi. Hiện nay, phong trào chơi bóng rổ ngày càng phát triển nên các sân tập bóng rổ của nhà trường được sử dụng rất nhiều. Việc thường xuyên sử dụng sẽ làm cho chất lượng mặt sân xuống cấp nhưng lại không được bảo dưỡng thường xuyên. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi bóng rổ, dễ gây bong gân, trật khớp...Ngoài ra, trạng phục tập luyện cũng không thể xem nhẹ, đặc biệt là giầy bóng rổ, sinh viên chơi bóng rổ phải thực hiện di chuyển liên tục, lúc lại phải dừng đột ngột, bật nhảy...nên việc bảo vệ đôi chân, đặc biệt là khớp cổ chân là một điều vô cùng quan trong. 774
  9. Chính vì vậy, thầy giáo cần phân tích để sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của trang phục khi tập luyện, trước khi vào buổi tập phải kiểm tra trang phục để tránh chấn thương. (12) Yếu tố khí hậu không tốt Yếu tố khí hậu không tốt cũng là một yếu tố khách quan có thể gây ra chấn thương cho sinh viên trong tập luyện môn bóng rổ. Tập luyện trong nhà thi đấu có thể giảm thiểu ảnh hưởng của khí hậu đối với quá trình tập luyện. Song trong thực tế sinh viên không chuyên trường đại học TDTT Bắc Ninh chủ yếu là học tập ở sân ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường và khí hậu. Sinh viên có khi phải tập luyện trong điều kiện thời tiết trên 35 độ, cũng có hôm nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, hoặc mưa phùn gió bấc, chính vì thế giáo viên và sinh viên trong mỗi giờ học cũng phải chú ý tới yếu tố khí hậu để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo an toàn cho quá trình học tập. 4. KẾT LUẬN - Mức độ nhận thức về chấn thương trong môn Bóng rổ của sinh viên không chuyên trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, trong đó hiểu biết của nam sinh viên có phần cao hơn so với nữ sinh viên. - Sinh viên không chuyên trường Đại học TDTT Bắc Ninh khi tập luyện môn Bóng rổ thường bị chấn thương ở dạng trầy xước, chấn thương khớp, tổn thương cơ và bong gân. - Nguyên nhân chủ sinh viên không chuyên trường Đại học TDTT Bắc Ninh khi tập luyện môn Bóng rổ bị chấn thương chủ yếu do: Va chạm khi thi đấu; Khởi động không kỹ; Kỹ thuật động tác sai; Lượng vận động không hợp lý; Thể lực kém; Ý thức tự bảo vệ kém; Cơ thể mệt mỏi; Thời gian và biện pháp hồi phục không đúng; Tập luyện và thi đấu trong khi bị thương; Vấn đề về sân bãi dụng cụ, trang phục; Yếu tố khí hậu không tốt; Không được giám sát y tế đầy đủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội bóng rổ Trung Quốc (2001), Kiến thức thực tế về bóng rổ, NXB công nhân Trung Quốc. 2. Lưu Kiệt (2012), Điều tra chấn thương thể thao của sinh viên chuyên ngành bóng rổ tại các trường cao đẳng và đại học tỉnh Cát Lâm. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Cát Lâm. 3. Lê Nguyệt Nga (2004), Nghiên cứu trình độ tập luyện của VĐV bóng rổ nam nữ cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài của Sở Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 4. Cao Ngạc, Lợi Nga Hằng (1988), Bóng rổ hiện đại, NXB Thể thao Nhân dân. 5. Trịnh Tuệ Phương và Dương Kiến Văn (2016), Thực trạng chấn thương trong bóng rổ của sinh viên đại học ở Lan Châu. Sức khỏe sinh viên Trung Quốc, 8 (27). 6. Portnova. Iu. M (1997), Bóng rổ, Dịch Trần Văn Mạnh, Nxb TDTT, Hà Nội. Nguồn bài báo: Trích từ kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu biện pháp phòng ngừa chấn thương cho sinh viên không chuyên trường đại học TDTT Bắc Ninh khi học tập môn Bóng rổ”. – Đề tài Khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2020. 775
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
80=>2