intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng văn hóa học đường đại học Việt Nam từ góc nhìn tổ chức và quản lý

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

14
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thực trạng văn hóa học đường đại học Việt Nam từ góc nhìn tổ chức và quản lý" trình bày các nền tảng lý thuyết cơ bản định hướng cho việc nghiên cứu và thực trạng văn hóa học đường đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng văn hóa học đường đại học Việt Nam từ góc nhìn tổ chức và quản lý

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 THỰC TRẠNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ STATUS OF SCHOOL CULTURE IN VIETNAM UNIVERSITIES FROM ORGANIZATION AND MANAGEMENT VIEWPOINT NGUYỄN THÀNH NHÂN Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ntnhan@hcmussh.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 11/7/2022 Là một phần của kết quả nghiên cứu từ đề tài A2018- 18b-01, nội dung Ngày nhận lại: 19/7/2022 chính của bài viết tập trung trình bày các nền tảng lý thuyết cơ bản định Duyệt đăng: 05/9/2022 hướng cho việc nghiên cứu và thực trạng văn hóa học đường đại học Mã số: TCKH-S03T9-B13-2022 Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Trên cơ sở dữ liệu ISSN: 2354 – 0788 thống kê mô tả được khảo sát từ 48 trường đại học Việt Nam cả 3 miền với 1859 khách thể sinh viên và 967 cán bộ, giảng viên, chuyên qua 2 bộ công cụ khảo sát online; đồng thời, qua phỏng vấn 40 nhóm tập trung (20 nhóm giảng viên, chuyên viên và 20 nhóm sinh viên) và phỏng vấn sâu 48 cá nhân (gồm cán bộ lãnh đạo Trường, Phòng, Ban, Khoa thuộc Trường) thuộc 48 trường đại học đã cung cấp nguồn dữ liệu phong phú, phản ánh các khía cạnh khác nhau của thực trạng văn hóa học đường tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Từ khóa: Văn hóa học đường, đại học, Việt ABSTRACT Nam, tổ chức và quản lý. As a part of research results from the thesis with code: A2018- Key words: 18b-01, the main content of the paper focuses on presenting the School culture, university, basic theoretical foundations that guide the research and Vietnam, organization and presentation of the current situation of higher education school management. culture. Modern culture of Vietnamese universities in the context of integration and development. On the basis of descriptive statistical data surveyed from 48 Vietnamese universities in all 3 regions with 1859 Students, Administrators, lecturers, Staff are 967 through 2 sets of online survey tools; At the same time, through interviews with 40 focus groups (20 groups of teachers, staff and 20 groups of students) and in-depth interviews with 48 individuals (including leaders of the University, Departments and Faculty of the University) from 48 universities in the sample. Interviews have provided a rich source of data, reflecting various aspects of the current state of school culture at Vietnamese higher education institutions. 1
  2. NGUYỄN THÀNH NHÂN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. NỘI DUNG Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và phát Nội dung bài viết này chủ yếu đề cập đến triển giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, bên thực trạng văn hóa học đường đại học qua các cạnh từng bước thực hiện các chủ trương lớn phương diện về: 1) Thực trạng xác định và kiến như tự chủ đại học, công khai thông tin, giải tạo các giá trị cốt lõi của văn hóa học đường đại trình trách nhiệm, kiểm định chất lượng và xếp học; 2) Văn hóa học đường đại học trong quản hạng đại học thì văn hóa học đường có ý nghĩa lý và phát triển tổ chức; 3) Văn hóa học đường nền tảng, phản ánh giá trị, bản sắc của trường đại đại học trong hoạt động đào tạo; 4) Văn hóa học học; phản ánh và ảnh hưởng đến ý thức, niềm đường đại học trong hoạt động khoa học công tin, chuẩn mực và quy ước chung trong mọi hoạt nghệ và các dịch vụ phục vụ cộng đồng. động của nhà trường. 2.1. Mẫu khảo sát Bảng 1. Mô tả mẫu khảo sát GIẢNG VIÊN, NHÂN VIÊN SINH VIÊN Số lượng Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ % khách thể khảo sát khách thể khảo sát Miền Bắc 276 28,4 367 20,2 Miền Trung 161 16,6 411 22,1 Khu vực Miền Nam 491 50,8 1060 57,1 Dữ liệu trống 41 4,2 12 0,6 Tổng 967 100,0 1859 100,0 (Nguồn: trích yếu từ kết quả của đề tài mã số A2018-18b-01, 2021) 2.2. Các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu tổ chức - quản lý được tổng hợp thông tin thu chủ yếu thập qua các phương pháp, công cụ, kỹ thuật Có sự kết hợp hài hòa các phương pháp nghiên cứu như mô tả ở trên. Theo đó, từng khía nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn theo hướng tiếp cạnh cụ thể của thực tiễn văn hóa học đường đại cận hỗn hợp (định tính, định lượng). Trong đó, học được trình bày, phân tích, lý giải và nhận có thể nhấn mạnh một số phương pháp nghiên định căn cứ vào các dữ liệu nghiên cứu (định cứu gồm: 1) Phương pháp nghiên cứu lý luận tính kết hợp định lượng). (lập danh mục tư liệu khoa học theo nhóm vấn Về dữ liệu định tính, chúng tôi tổng hợp, đề, tổng hợp, phân tích nội dung lý thuyết theo chọn lọc thông tin đã thu thập phù hợp với chủ định hướng đặc thù của chuyên đề); 2) Phương đề nghiên cứu của đề tài, trong đó bao gồm các pháp nghiên cứu hồ sơ tổ chức, hồi cứu, phân thông tin phỏng vấn 81 cá nhân cán bộ lãnh đạo, tích diễn ngôn (từ các nguồn thông tin công khai quản lý cơ sở giáo dục đại học và thông tin thảo chính thức qua hồ sơ văn bản, thông tin trên luận 10 nhóm tập trung đã được gỡ băng, mã hóa website, các phát ngôn chính thức của các danh tính. trường đại học trong mẫu khảo sát); 3) Phương Về dữ liệu định lượng, thông qua khách thể pháp điều tra khảo sát qua phiếu hỏi; 4) Phương khảo sát bằng phiếu hỏi gồm 967 giảng viên, pháp phỏng vấn sâu cá nhân, thảo luận nhóm tập chuyên viên và 1859 sinh viên được thực hiện trung; 5) Phương pháp thống kê dữ liệu định với hình thức trực tuyến. Các items khảo sát theo lượng và phân tích nội dung dữ kiện định tính. thang đo likert 5 mức độ (1 = hoàn toàn không Kết quả nghiên cứu thực tiễn về văn hóa học đồng ý; 2 = không đồng ý; 3= tạm đồng ý; 4 = đường đại học Việt Nam từ góc độ giáo dục và đồng ý; 5 = hoàn toàn rất đồng ý). Dữ liệu được 2
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 xử lý bằng kỹ thuật thống kê chủ yếu là thống kê khách thể khảo sát. Độ tin cậy của các items trên mô tả, suy diễn. Bài viết này rút trích dữ liệu của phản ánh qua chỉ số Cronbach's Alpha thể hiện phiếu hỏi cùng với các dữ liệu mô tả thông tin như mô tả ở bảng dưới đây. Bảng 2. Chỉ số Cronbach's Alpha của dữ liệu khảo sát qua Phiếu hỏi giảng viên và sinh viên Các items Giảng viên Sinh viên Case N % N % Valid 967 100,0 1764 94,9 a Excluded 0 .0 95 5,1 Tổng cộng 967 100,0 1859 100,0 Cronbach's Alpha Số biến quan sát Cronbach's Alpha Số biến quan sát .965 14 .962 14 Với chỉ số Cronbach’s Alpha trên .96 cho cả tr.225]. Theo Gibson (2012), văn hóa tổ chức giảng viên và sinh viên trong nghiên cứu này có phản ánh các kỳ vọng, giá trị và thái độ của cá thể khẳng định độ tin cậy cao của dữ liệu khảo sát. nhân, nhóm và tổ chức [3, tr.15-16]. Nếu càng 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU nhiều cá nhân chia sẻ và đồng thuận với giá trị 2.1. Tổng quan lý thuyết cốt yếu thì nền văn hóa của tổ chức càng mạnh 2.1.1. Khái lược nền tảng lý thuyết về văn hóa và ảnh hưởng càng nhiều đến hành vi của họ học đường đại học trong tổ chức. Có nhiều định nghĩa về văn hóa tổ chức khá Trên thế giới có nhiều thuật ngữ được sử tương đồng từ nhiều bối cảnh khác nhau. Định dụng cho văn hóa học đường ở mọi bậc học, nghĩa tiêu biểu của Brown (1995, 1998) cho rằng nhưng đều xoay quanh các yếu tố như: giá trị, văn hóa tổ chức là “Các mẫu hình niềm tin, giá niềm tin, hành vi/thái độ, triết lý, quan điểm, quy trị, cách ứng xử cùng được chia sẻ, được hình tắc quan hệ tương tác ứng xử với bên trong và thành trong lịch sử phát triển của tổ chức” [1, ngoài nhà trường. Peterson và Deal (2009) định tr.9], vừa liên quan đến thiết chế xã hội có tính nghĩa “giá trị” trong tài liệu “Xây dựng văn hóa giá trị và hệ thống, vừa liên quan đến các hoạt nhà trường” như sau: Giá trị là yếu tố cốt lõi của động theo chức năng của tổ chức. Cụ thể hơn, những gì mà nhà trường xem là quan trọng, là bộ theo Schein (2004) thì văn hóa tổ chức là “Một chuẩn mực cho những gì được xem là “tốt”. Giá tập hợp những giả định cơ bản mà một tập thể trị chi phối hành vi, cách ra quyết định và sự chú nhóm cùng chia sẻ, học hỏi để giải quyết những ý của con người [4, tr.14]. Tierney (1988) xác vấn đề nảy sinh trong tổ chức khi cần phải thích định văn hóa trường đại học đi từ văn hóa tổ nghi với những biến đổi bên ngoài cũng như để chức, bị chi phối bởi những yếu tố bên ngoài tạo ra sự gắn kết và hội nhập trong nội bộ tổ chức như: 1) Môi trường; 2) Sứ mệnh; 3) Quá trình xã ấy” [5, tr.17]. Schein rút ra ba nguồn chính hình hội hóa; 4) Thông tin; 5) Chiến lược và 6) Lãnh thành văn hóa của tổ chức là: 1) Từ những giá trị đạo [7, tr.2-21]. Bài viết này tham chiếu dựa trên và niềm tin của người sáng lập tổ chức; 2) Từ tiếp cận của Tierney, trong đó, chủ yếu khai thác kinh nghiệm tích lũy được theo thời gian của các khía cạnh văn hóa lãnh đạo, quản lý và phát triển thành viên, và 3) từ những niềm tin mới, những tổ chức của trường đại học. giá trị mới, những điều được cho là đúng mà 2.1.2. Mô hình văn hóa học đường đại học theo những thành viên mới của tổ chức mang lại [5, tiếp cận kiến tạo đa nhân tố 3
  4. NGUYỄN THÀNH NHÂN Rõ ràng, văn hóa học đường đại học là một văn hóa đại học bao gồm: Văn hóa quản lý, văn thực thể linh động, không ngừng kiến tạo và biến hóa tổ chức, văn hóa học thuật, văn hóa chất đổi xoay quanh trục giá trị tinh thần, giá trị nhân lượng và tinh thần đại học. Có thể sơ đồ hóa các văn cốt lõi. Văn hoá tinh thần là cốt lõi của kiến mặt biểu hiện của văn hóa đại học từ 5 hạt nhân tạo văn hóa đại học [8, tr.4-5]. Kiến tạo văn hóa cốt lõi nêu trên theo tiếp cận kiến tạo đa nhân tố đại học được đặt trong chiến lược phát triển của qua hình 1. nhà trường. Hạt nhân quan trọng của các giá trị Hình 1. Các mặt biểu hiện của văn hóa học đường đại học theo tiếp cận kiến tạo đa nhân tố (Nguồn: tác giả tổng hợp và đề xuất, 2019) Việc xây dựng và phát triển văn hóa học trong các hoạt động chuyên môn cũng như hành đường đại học cũng như thực hiện các nhiệm vụ chính của trường đại học. chủ yếu của nhà trường (đào tạo, nghiên cứu và 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng và phân tích công bố khoa học, phục vụ cộng đồng, đảm bảo 2.2.1. Thực trạng về việc xác định hệ giá trị cốt chất lượng, trách nhiệm giải trình trước xã lõi trong trường đại học hội…) luôn có mối liên hệ và gắn bó mật thiết Các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam với quá trình kiến tạo và vận hành văn hóa đại hiện nay trong mẫu khảo sát của đề tài nghiên học. Và, trong suốt tiến trình ấy, nhân tố người cứu đều có các tuyên bố chính thức về giá trị cốt lãnh đạo, cùng với quyết định quản lý của họ lõi, từ đó, định hướng và lan tỏa trong các hoạt đóng vai trò then chốt đối với việc kiến tạo và động, quan hệ đa dạng bên trong cũng như bên lan tỏa các giá trị văn hóa học đường đại học. ngoài nhà trường đại học. Qua phỏng vấn sâu 81 Tóm lại, trong nhà trường đại học, văn hóa cá nhân gồm cán bộ lãnh đạo cơ sở (Top Admin) học đường không chỉ là yếu tố bối cảnh, môi và đơn vị trực thuộc (Mid-Admin) trong trường trường hay phương tiện kết nối con người, hoạt đại học; đồng thời, qua thảo luận với 10 nhóm động, hình thành, củng cố, lan tỏa và định hình nhỏ (giảng viên, nhân viên, sinh viên) và tham các giá trị tích cực trong nhà trường đại học mà chiếu các tuyên bố giá trị cốt lõi trên website chính văn hóa học đường đại học còn là nền tảng chính thức các trường đại học, chúng tôi tổng tinh thần quan trọng cho việc gìn giữ hình ảnh hợp được các giá trị cốt lõi phổ biến được các tốt đẹp của tổ chức, khẳng định chiều sâu uy tín trường xác định qua bảng 3 dưới đây. 4
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 Bảng 3. Thống kê từ khóa các giá trị cốt lõi của nhóm trường đại học chia theo khu vực Khu vực Khu vực miền Khu vực Khu vực Trung/Tây Nhóm miền Bắc miền Nam Nguyên/Nam Trung bộ Trường Đạo đức; chuyên nghiệp Sáng tạo Sáng tạo (2) Tiên phong Đam mê; tiên phong Trách nhiệm Trường đại Chất lượng cao; khuyến khích Thống nhất học thuộc đại sáng tạo, nuôi dưỡng say mê Vượt trội học Quốc gia Tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy Tiên phong hợp tác; coi trọng chất lượng, Toàn diện hiệu quả; đảm bảo hài hòa, phát Sáng tạo triển bền vững Phụng sự Trung thực Đồng thuận Trường đại Trách nhiệm Tận tâm Trách nhiệm; chuyên nghiệp; chất học thuộc Đại Say mê Chuẩn mực lượng; hiệu quả học Vùng Sáng tạo Sáng tạo Hợp tác Trung thực Chất lượng Chất lượng (4) Sáng tạo (2) Hiệu quả Hợp tác Sáng tạo (4) Trách nhiệm (2) Uy tín và chất lượng; Vì cộng đồng Thân thiện Trường Đại đổi mới và sáng tạo Trách nhiệm (2) Tự chủ học địa Tận tâm và tôn trọng; trách nhiệm Chuyên nghiệp Hiệu quả phương và tự hoàn thiện; Nhân văn Khai phóng gắn kết cộng đồng Dân chủ Niềm tin Minh bạch Truyền thống Đổi mới Hiện đại Hội nhập Chuyên nghiệp; sáng tạo Đoàn kết Đoàn kết Hội nhập; chất lượng Hội nhập Hội nhập Hiệu quả; uy tín Năng động (2) Năng động Trường Đại Chuyên nghiệp; hiện đại Trí tuệ Trách nhiệm học trực thuộc Nhiệt huyết và năng động Trách nhiệm Chất lượng Bộ ngành chủ Trung thực và trách nhiện Chuyên nghiệp Hiệu quả quản Tư duy độc lập và phản biện Chất lượng Phát triển bền vững Sáng tạo không ngừng Sáng tạo Thích ứng môi trường làm việc quốc tế (Nguồn: trích yếu từ kết quả của đề tài mã số A2018-18b-01, 2021) Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy, các giá đại, năng động, tiên phong, chuyên nghiệp được trị như: Sáng tạo, hội nhập, chất lượng, trách chọn trong các cơ sở giáo dục đại học cả miền nhiệm, trung thực được chọn lựa phổ biến; hiện Bắc - Trung - Nam; song song đó, các giá trị phát 5
  6. NGUYỄN THÀNH NHÂN triển bền vững, đam mê, nhân văn, phụng sự, của các nhóm đối tượng khác nhau về sự thể hiện khai phóng được ít hơn các trường xác định; đặc của văn hóa đại học qua vai trò của nhân tố lãnh biệt, các giá trị tận tâm, vượt trội, chuẩn mực, rất đạo và thái độ, cảm nhận, hành vi hưởng ít được các trường tuyên bố trong hệ giá trị cốt ứng/phản hồi của cá nhân, tổ chức trong môi lõi của trường mình. trường đại học. Việc xác định hệ giá trị/giá trị cốt lõi của Qua kết quả khảo sát, trong thực tế hiện nay các trường đại học Việt Nam hiện nay phản ánh từ phản hồi của giảng viên, chuyên viên cũng một phổ rộng về nội hàm, đa dạng về nội dung như sinh viên cho thấy có sự đồng thuận cao của định hướng, phong phú về hình thức diễn đạt. các thành viên trong tổ chức (ĐTB của giảng Một mặt dựa trên triết lý giáo dục, sứ mệnh của viên = ĐTB của sinh viên = 4,10) đối với việc cơ sở giáo dục đại học, mặt khác, tùy thuộc vào triển khai các kế hoạch, chương trình hành động đặc thù, tầm nhìn chiến lược trong sự phát triển phát triển nhà trường nói chung, văn hóa học của tổ chức mà việc xác định giá trị cốt lõi của đường đại học nói riêng. Từ kết quả này cũng trường đại học có sự khác biệt nhất định. Chẳng cho thấy, mối quan hệ công việc nói riêng, quan hạn, 1) Các trường đại học địa phương quan tâm hệ quản lý nói chung trong trường đại học khá nhiều hơn đến giá trị gắn kết cộng đồng, vì cộng thuận lợi cho việc khởi xướng, thực hiện các kế đồng, truyền thống, thân thiện…; 2) Các trường hoạch bởi nhân tố tích cực từ ý thức tích cực và thuộc đại học quốc gia có khuynh hướng nhắm hành động hợp tác của tập thể cán bộ quản lý- đến các giá trị tiên phong, sáng tạo, chuyên giảng viên/chuyên viên đến sinh viên đối với các nghiệp, vượt trội, hội nhập…; 3) Các trường đại định hướng hoạt động từ lãnh đạo trường đại học học thuộc bộ/ngành chủ quản thì bên cạnh các (bảng 4). Các khách thể khảo sát giảng viên và giá trị cơ bản còn chú trọng hơn các giá trị khác sinh viên cũng đánh giá cao việc nhà trường đại như trí tuệ, thích ứng môi trường làm việc quốc học luôn chú trọng phổ biến tầm nhìn, giá trị cốt tế, hội nhập,…. Có vài trường công bố chính lõi đến các bên liên quan dưới nhiều hình thức thức về văn hóa trường đại học (như Đại học đa dạng và thích hợp nhằm lan tỏa sâu rộng đến Trường Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học các đối tượng quan tâm cũng như toàn xã hội Đồng Nai…). Phần nội dung trình bày dưới đây (ĐTB của giảng viên = 4,16; ĐTB của sinh viên mô tả kết quả nghiên cứu thực trạng về đánh giá = 4,08). Bảng 4. Mối quan hệ quản lý trong kiến tạo văn hóa tổ chức, quản lý trường đại học TT Giảng viên Sinh viên Nội dung (N=967) (N=1859) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Nhà trường cụ thể hóa tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi đến các 1 4,16 .843 4,08 .826 bên liên quan Cán bộ viên chức trong trường luôn thể hiện sự đồng thuận và tích 2 4,11 .824 4,10 .785 cực thực hiện các kế hoạch chiến lược, chương trình hành động đề ra Lãnh đạo trường thường xuyên ra quyết định quản lý dựa trên các dữ 3 4,07 .843 4,04 .824 liệu thống kê, hoạt động thực tiễn và ý kiến các bên liên quan (Nguồn: trích yếu từ kết quả của đề tài mã số A2018-18b-01, 2021) Kết quả phỏng vấn sâu cá nhân cán bộ lãnh thấy rõ nét hơn về ý nghĩa của việc xác định tầm đạo các trường, cán bộ chủ chốt phòng, khoa/bộ nhìn, giá trị cốt lõi trường đại học cũng như sự môn, trung tâm trực thuộc trường đại học cho cần thiết của việc truyền thông chúng đến các 6
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 bên liên quan. Một cán bộ lãnh đạo thuộc ban cho thấy lãnh đạo hầu hết các trường đại học đã giám hiệu trường đại học đã phát biểu trong cuộc triển khai mang lại sự hưởng ứng và đồng thuận phỏng vấn cá nhân về vai trò của giá trị cốt lõi cao của tập thể nhưng không phải tất cả các đối với Trường đại học như sau: “…Giá trị cốt quyết định được đưa ra trong nhà trường đều dựa lõi phản ánh giá trị riêng của trường đại học, trên dữ liệu thống kê, có căn cứ thực tế và tham được tóm tắt bằng một số từ, được toàn bộ sinh khảo ý kiến các bên liên quan. viên, cán bộ viên chức chia sẻ. Trên cơ sở đó thì 2.2.2. Thực trạng về văn hóa học đường đại học mình mới xây dựng được văn hóa nhà trường,có trong quản lý và phát triển tổ chức sự khác biệt giữa trường nọ với trường kia, tạo Kết quả nghiên cứu thực trạng từ dữ liệu nên giá trị văn hóa….” (cán bộ quản lý 1, MN) thống kê định lượng qua khảo sát bằng phiếu hỏi Tuy nhiên, so với các kết quả thống kê cùng về chủ đề văn hóa học đường đại học qua quản chủ đề thì: “Lãnh đạo trường thường xuyên ra lý và phát triển tổ chức (bảng 6) phản ánh khá quyết định quản lý dựa trên các dữ liệu thống kê, tập trung về sự đồng thuận, đánh giá cao văn hóa hoạt động thực tiễn và ý kiến các bên liên quan” quản lý của lãnh đạo trường đại học thể hiện các được ghi nhận mức độ đồng ý của các khách thể giá trị như “gương mẫu”, “có trách nhiệm cao” khảo sát (giảng viên và sinh viên) với điểm trung trong việc thực hiện “bộ quy tắc ứng xử” trong bình thấp hơn tương ứng là 4,07 và 4,04. Mặc môi trường đại học. Cả sinh viên và giảng viên dù, trong quan hệ quản lý tổ chức có sự hợp tác, đều ghi nhận rất cao biểu hiện văn hóa quản lý đồng thuận của tập thể trong việc hưởng ứng, của lãnh đạo qua kết quả thống kê (lần lượt là thực thi các kế hoạch chiến lược, hoạt động do 4,16 và 4,20). Thực tiễn từ kết quả thống kê trên nhà trường đề ra nhưng chính các quyết định không chỉ minh chứng về hình ảnh văn hóa tích được đưa ra bởi lãnh đạo chưa thật chú trọng căn cực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trường đại học cứ thực tiễn, dữ liệu thống kê và đóng góp của mà còn cho thấy vai trò có ý nghĩa cốt lõi đảm các bên liên quan. bảo thành công trong quản lý và phát triển tổ Như vậy, ở góc độ xác lập và cụ thể hóa tầm chức, đó là năng lực “quản lý bản thân” của nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi của trường đại học chính cán bộ quản lý [2]. Bảng 5. Văn hóa học đường đại học trong quản lý và phát triển tổ chức Giảng viên Sinh viên TT Nội dung (N=967) (N=1859) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Lãnh đạo và cán bộ quản lý gương mẫu, có trách nhiệm cao trong 1 4,20 .807 4,16 .780 việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi làm việc Công nghệ hiện đại và các quy trình nghiệp vụ cốt lõi được sử dụng 2 4,11 .815 4,09 .808 hiệu quả trong hoạt động quản trị, quảng bá hình ảnh của trường Nhà trường luôn ghi nhận và đánh giá cao các đóng góp của cá nhân, 3 4,09 .841 4,14 .785 bộ phận về hoạt động phát triển tổ chức Các ứng xử, giải quyết bất đồng trong quản lý nhà trường là hợp lý 4 4,04 .836 4,09 .797 và nhân văn (Nguồn: trích yếu từ kết quả của đề tài mã số A2018-18b-01, 2021) Tuy nhiên, từ phản hồi của giảng viên đối giá cao so với phản hồi của sinh viên (ĐTB với vấn đề “Nhà trường luôn ghi nhận và đánh giảng viên = 4,09 so với ĐTB sinh viên = 4,14). giá cao các đóng góp của cá nhân, bộ phận về Rõ ràng, viên chức, người lao động trong trường hoạt động phát triển tổ chức” chưa được đánh đại học tiếp nhận và cảm nhận trực tiếp hơn các 7
  8. NGUYỄN THÀNH NHÂN tác động cũng như các chính sách của nhà trường (ĐTB = 4,09 - xếp thứ bậc cuối trong cùng chủ đối với việc duy trì, củng cố và gia tăng động lực đề). Một trong những phản ánh về việc áp dụng làm việc cho đội ngũ so với góc nhìn từ bên công nghệ và các bất cập, hạn chế trong áp dụng ngoài của sinh viên. Kết quả thống kê trên cũng công nghệ để quản lý hoạt động chuyên môn, lý giải phần nào về kỳ vọng của đội ngũ đối với nghiên cứu khoa học của đội ngũ được phản ánh các đóng góp của họ cần được lãnh đạo nhà qua thông tin trả lời phỏng vấn cá nhân cán bộ trường quan tâm hơn (không chỉ về mặt vật chất quản lý cấp trung (Khoa/Phòng) tại một trường hay kinh tế) mà là vấn đề “ghi nhận và đánh giá đại học ở miền Bắc như sau: “…Không biết các cao” đối với các đóng góp ấy của họ. Đó chính trường khác như thế nào, trường này năm nào là khía cạnh tinh thần của văn hoá quản trị mà cũng phải kê khai các giờ giảng và các thứ, bình đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường đại học thường kê khai, cứ tự động dạy bao nhiêu là nó cần quan tâm hơn. nhảy lên hệ thống rồi. Còn đây, suốt ngày ngồi, Các con số thống kê từ cuộc khảo sát này rồi lại cứ ba tháng 1 lần, các Thầy/Cô kê khai bài cho thấy độ tin cậy và mối quan hệ mang tính báo khoa học nào không? nghiên cứu khoa học logic rõ nét khi tiêu chí“Các ứng xử, giải quyết có bao nhiêu bài không cập nhật; không tưởng bất đồng trong quản lý nhà trường là hợp lý và tượng nổi, cứ riêng mảng kê khai đã mệt hết cả nhân văn” được giảng viên đánh giá với điểm người…” (cán bộ quản lý 2-MB). trung bình thấp nhất là 4,04 và sinh viên cũng Kết quả khảo sát qua thống kê định lượng phản hồi qua ĐTB thấp nhất là 4,09. Giá trị của cho thấy ĐTB đạt mức cao (trên 4,0 theo thang văn hóa học đường đại học trong quản trị tổ chức đo 5 bậc) nhưng với các phân tích và minh bên cạnh các quy định, quyết định, quy chế chứng kết quả phỏng vấn sâu cá nhân cũng đã (đương nhiên là về khía cạnh hành chính, tổ chấm phá các vấn đề cần quan tâm hơn trong chức) không chỉ “hợp lý”- cần thiết, khả thi mà phát triển văn hóa học đường đại học trên còn xét đến khía cạnh “hợp tình”- tức là các giá phương diện quản lý và phát triển tổ chức. trị nhân văn đi kèm, ẩn chứa trong các quyết 2.2.3. Thực trạng về văn hóa học đường đại học định, ứng xử, giải quyết vấn đề của các cấp chủ trong hoạt động đào tạo thể quản lý trong trường đại học. Qua dữ liệu Từ kết quả thu nhận được qua khảo sát, số thống kê, ít nhiều đang tiềm tàng sự khác biệt về liệu thống kê ở bảng 7 cho thấy văn hóa chất thái độ, nhận định của một bộ phận viên chức lượng trong đào tạo ngày càng được các trường (trị số ĐLC cao nhất trong cùng chủ đề là .841 đại học chú trọng. Thực tế trên được phản hồi và .836) đối với các biện pháp khuyến khích, qua đánh giá của giảng viên với trị trung bình động viên cũng như phản ánh sự thiếu hài lòng cao nhất (ĐTB = 4,24) đối với việc “Nhà trường đối với các giải quyết bất đồng từ phía lãnh đạo cam kết chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu đề nhà trường. Một lưu ý khác từ kết quả thống kê ra và yêu cầu của nhà sử dụng lao động”. Nhận ở bảng 6 đó là có sự khác biệt trong nhìn nhận thức và hành vi có sự thay đổi trong triết lý, giữa sinh viên và giảng viên về vấn đề “Công phương châm đào tạo từ tập trung vào nhà nghệ hiện đại và các quy trình nghiệp vụ cốt lõi trường và giảng viên sang “Quan điểm người được sử dụng hiệu quả trong hoạt động quản trị, học là trung tâm được lồng ghép vào chương quảng bá hình ảnh của trường”. Cụ thể hơn, trình và hoạt động đào tạo” được giảng viên thừa giảng viên đánh giá cao về thực tế áp dụng công nhận với ĐTB = 4,22. Có vẻ cảm nhận và ghi nghệ trong quản trị và gới thiệu hình ảnh của nhà nhận của sinh viên về bước chuyển đổi ấy của trường đến xã hội (ĐTB = 4,11- xếp thứ bậc 2) nhà trường đại học chưa thật sự nổi bật (ĐTB nhưng sinh viên thì không đánh giá cao như vậy của sinh viên là 4,11). 8
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 Các giá trị văn hóa học đường đại học trong lệch chuẩn lại mang trị số cao nhất so với các đào tạo ở nghiên cứu này cho thấy có sự cam kết item khác cùng chủ đề (.801). từ tuyên bố giá trị cốt lõi đến thực thi trong đào Theo chúng tôi, xem xét hài hòa cả chủ thể tạo và quản lý hoạt động đào tạo đã thể hiện đậm (giảng viên) cùng với cái nhìn từ khách thể (sinh nét các giá trị về “Chất lượng đào tạo” và thật sự viên) trong việc nhận định về tinh thần đổi mới, đặt người học vào trung tâm của quá trình đào sáng tạo và tự học suốt đời của đội ngũ giảng tạo nói riêng, của mọi hoạt động trong trường viên. Về mặt nguyên tắc, xu hướng tự chủ và đổi đại học nói chung. Kết quả phản ánh mặt tích mới, sáng tạo là xu hướng chung của giáo dục cực của văn hóa học đường đại học qua lĩnh vực đại học, bản thân giảng viên cũng không thể đào tạo và phát triển người học. Điểm sáng trong đứng ngoài xu hướng này. Việc xây dựng môi sự chuyển biến tích cực của văn hóa học đường trường, thiết lập cơ chế, ban hành chính sách và trong đào tạo là tự ý thức của giảng viên (có phần thực thi các giải pháp quản lý đồng bộ, khả thi khiêm tốn) cũng như phản ánh của sinh viên về tạo điều kiện, động lực (kể cả áp lực thích hợp) tinh thần đổi mới sáng tạo và học tập suốt đời nhằm tăng cường tinh thần đổi mới sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong nhà trường đại học. trong mọi hoạt động chuyên môn của đội ngũ Điểm trung bình được sinh viên đánh giá cao giảng viên cũng như tinh thần, cơ hội, điều kiện nhất (4,19) là “Đội ngũ giảng viên tích cực đổi thuận lợi nhất để họ tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự mới, sáng tạo trong công tác chuyên môn theo phát triển các hoạt động chuyên môn của đội ngũ tinh thần học tập suốt đời”. Nhận định “tự ý thức giảng viên cần trở thành kế hoạch hành động và của giảng viên có phần khiêm tốn” là do chính nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, phát triển giảng viên tự đánh giá với điểm trung bình thấp văn hóa học đường đại học hiện nay. nhất so với các item cùng chủ đề (4,16) và độ Bảng 6. Văn hóa học đường đại học trong hoạt động đào tạo TT Giảng viên Sinh viên Nội dung (N=967) (N=1859) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Thông tin về hoạt động đào tạo được phổ biến kịp thời, dễ dàng tiếp 1 cận đến các bên liên quan (người học, người dạy, giáo vụ, cố vấn 4,19 .778 4,13 .816 học tập…) Đội ngũ giảng viên tích cực đổi mới, sáng tạo trong công tác chuyên 2 4,16 .801 4,19 .771 môn theo tinh thần học tập suốt đời Quan điểm người học là trung tâm được lồng ghép vào chương trình 3 4,22 .781 4,11 .796 và hoạt động đào tạo Nhà trường cam kết chất lượng đào tạo đáp ứng mục tiêu đề ra và 4 4,24 .779 4,12 .801 yêu cầu của nhà sử dụng lao động (Nguồn: trích yếu từ kết quả của đề tài mã số A2018-18b-01, 2021) Bên cạnh đó, “Thông tin về hoạt động đào khai, minh bạch được coi trọng và phản ánh tạo được phổ biến kịp thời, dễ dàng tiếp cận đến được khía cạnh tích cực của hoạt động truyền các bên liên quan (người học, người dạy, giáo thông, chia sẻ thông tin về đào tạo đến các bên vụ, cố vấn học tập…)” được cả sinh viên và liên quan. Đặt trong bối cảnh cách mạng công giảng viên đánh giá với trị trung bình không phải nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trong giáo dục đại thấp (trên 4,0). Trong thực tiễn, văn hóa công học nói riêng thì yêu cầu này ngày càng trở nên 9
  10. NGUYỄN THÀNH NHÂN dễ dàng áp dụng hơn trên nền tảng ứng dụng đồng cũng được các trường thúc đẩy triển khai công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Khi (ĐTB giảng viên và sinh viên đánh giá lần lượt là phỏng vấn sâu một cán bộ quản lý cấp trung tại 4,08 và 4,10). Qua nghiên cứu thực tiễn, chúng một trường đại học thì chúng tôi nhận được phản tôi cũng ghi nhận được các ý kiến của một cán bộ ánh sau: “…Các bộ phận hiện cũng không liên quản lý cấp trung tại một trường đại học khu vực thông với nhau: đào tạo không liên thông tổ Tây Nguyên phản ánh về vấn đề này như sau: chức, (phòng) khoa học cũng không liên thông “…Liên quan đến các hoạt động phục vụ cộng tổ chức. Suốt ngày cứ ngồi kê khai hết lượt này đồng thì ở nhà trường cũng như ở khoa có những đến lượt kia. Các bộ phận trong tương lai cần chiến lược, chính sách, những cách thức để thể phải liên thông với nhau hơn. Hợp tác cũng cần hiện hoặc lồng ghép các cái giá trị của văn hóa phải thực chất, có khi Trường ký hợp tác rồi để của nhà trường. Phục vụ cộng đồng cũng là một đấy, cái hợp tác nhà mình cũng chưa thực chất trong các tiêu chí thời gian gần đây nhà trường rất lắm…” (cán bộ quản lý 3-MB). quan tâm. Giống như các thầy biết, liên quan đến Tóm lại, nhìn chung các yêu cầu cũng như kiểm định về cơ sở giáo dục đại học thì một trong biểu hiện về mặt giá trị văn hóa tổ chức và quản những bộ tiêu chí mà Bộ đưa ra đó là tiêu chí lý đào tạo trong trường đại học đã có những “phục vụ cộng đồng”. Trường cũng triển khai rất chuyển biến tích cực trong việc cam kết chất mạnh mẽ và bản thân Khoa thì cũng đã không lượng đào tạo, trong việc cung cấp thông tin đào phải đợi đến lúc có những cái tiêu chí này mà từ tạo, trong việc ứng xử với người học qua hoạt trước đã có quan tâm đến vấn đề này rồi. Thông động đào tạo, trong việc xây dựng và thể hiện qua những hoạt động, ví dụ như cho sinh viên đi hình ảnh người thầy hiện đại (đổi mới, sáng tạo, thực tập thực tế tại doanh nghiệp hoặc thực tập tự học…). Việc ứng dụng công nghệ hiện đại thực tế tập trung tại các tỉnh. Chúng tôi lồng ghép trong đào tạo còn gặp phải các thách thức cả vào hoạt động thiện nguyện tới thăm các cái trại khách quan (nguồn lực) lẫn chủ quan (thiếu trẻ hoặc là những Trung tâm hỗ trợ xã hội…” (cán quyết đoán và mạnh mẽ đổi mới từ phía lãnh đạo bộ quản lý 4-TN). Các giá trị liêm chính, trung các trường đại học). Hi vọng thực trạng này sớm thực trong hoạt động khoa học công nghệ nói được cải thiện khi chủ trương tự chủ đại học riêng, hoạt động chuyên môn học thuật nói chung được thực thi triệt để hơn. của trường đại học hầu như chúng ta đều thấy rõ 2.2.4. Thực trạng về văn hóa học đường đại học về ý nghĩa của chúng. Kết quả khảo sát với số liệu trong hoạt động khoa học công nghệ và kết nối, thống kê bảng 8 nhận được ĐTB thấp nhất lần phục vụ cộng đồng lượt là 3,95 (giảng viên); 4,09 (sinh viên) với Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa học “Trường có công cụ, cơ chế kiểm soát nhằm phát đường đại học thể hiện qua hoạt động khoa học hiện, ngăn ngừa, xử lý kịp thời các trường hợp vi công nghệ, kết nối và phục vụ cộng đồng nhận phạm đạo đức trong hoạt động khoa học công được phản hồi tích cực từ giảng viên, sinh viên nghệ”. Với tinh thần hội nhập và giữ vững các giá như: “Cơ chế, quy định, chính sách và môi trị phổ quát cơ bản trong văn hóa học thuật, sinh trường học thuật trong hoạt động khoa học công hoạt học thuật, nghiên cứu khoa học và công bố nghệ mang tính tích cực, minh bạch” với trị trung khoa học cũng như hoạt động quản lý khoa học bình là 4,14. Bước đầu tiên của việc xác lập văn công nghệ ngày càng được chú trọng, các cấp hóa học đường đại học bắt đầu từ chủ trương, quản lý giáo dục đại học sẽ sớm ban hành những chính sách đã được thiết lập và mang lại sự ghi công cụ kiểm soát, quản lý học thuật hiệu quả để nhận qua khách thể khảo sát. Các chương trình, mang lại môi trường khoa học lành mạnh, nhân các hoạt động khoa học công nghệ, phục vụ cộng văn trong trường đại học nói riêng. 10
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 Bảng 7. Văn hóa học đường đại học trong hoạt động khoa học công nghệ và kết nối, phục vụ cộng đồng Giảng viên Sinh viên TT Nội dung (N=967) (N=1859) ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Cơ chế, quy định, chính sách và môi trường học thuật trong hoạt 1 4,14 .807 4,14 .795 động khoa học công nghệ mang tính tích cực, minh bạch Tinh thần tiên phong, định hướng ứng dụng, phục vụ cộng đồng 2 4,08 .809 4,10 .797 được thúc đẩy trong hoạt động khoa học công nghệ của nhà trường Trường có công cụ, cơ chế kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn ngừa, 3 xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm đạo đức trong hoạt động khoa 3,95 .862 4,09 .826 học công nghệ (Nguồn: trích yếu từ kết quả của đề tài mã số A2018-18b-01, 2021) Có thể khẳng định, trong lĩnh vực quản lý chính; 2) Chính sách tạo động cơ thúc đẩy (giải hoạt động khoa học công nghệ và kết nối, phục thưởng, danh hiệu…); 3) Các công cụ hướng dẫn vụ cộng đồng xét ở góc nhìn văn hóa tổ chức và giám sát, đánh giá (KPIs) và tổng kết các thực quản lý cho thấy các trường có những bước đi tiễn điển hình (Good Practices) về văn hóa học đầu tiên về mặt chủ trương, chính sách cũng như đường đại học; 4) Các hình mẫu nhận diện và triển khai từng phần văn hoá phục vụ cộng đồng, ứng xử văn hóa (quy tắc ứng xử, nghi thức văn phụng sự xã hội tùy theo chức năng, thế mạnh hóa truyền thống trong đại học, đời sống văn hóa của mỗi trường đại học. Các biện pháp đồng bộ học đường đại học…); và 5) Sự tuyên bố công và toàn diện để quản lý khoa học công nghệ đã khai về các giá trị, mô hình văn hóa đại học của và đang được các trường triển khai vẫn cần tiếp các cơ sở giáo dục đại học. tục quan tâm nhiều hơn nữa. Các ứng xử văn hóa theo hệ giá trị cốt lõi, 3. KẾT LUẬN các chuẩn mực trong đào tạo, hoạt động khoa Lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học luôn học công nghệ và dịch vụ phục vụ cộng đồng nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan trọng của văn vẫn mới dừng lại trên phương diện văn bản quy hóa học đường đại học trong bối cảnh hội nhập định từ phía lãnh đạo nhà trường đại học, định và phát triển giáo dục đại học Việt Nam hiện hình các quy tắc ban đầu và từng bước chính nay. Sự quan tâm đó thể hiện qua các hành động thức áp dụng vào thực tiễn hoạt động đa dạng cụ thể, từ việc xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường đại học; cần hành trình đầu tư và nhà trường, chú trọng xác định hệ gíá trị cốt lõi, triển khai dài hơi hơn, toàn diện hơn, tích cực phổ biến và lan tỏa các giá trị văn hóa học đường hơn, tiếp cận và hội nhập tốt hơn nữa với văn đại học đến các bên liên quan trong và ngoài nhà hóa học đường đại học trong khu vực và quốc tế trường đại học; thông qua các kế hoạch, chương ở các trường đại học Việt Nam. trình công tác, các hoạt động đa dạng trong môi Lời cảm ơn: Bài viết này được rút trích và trường đại học. biên tập từ kết quả nghiên cứu đề tài A2018- Bên cạnh tính thống nhất về nhận thức vai 18b-01, do GS.TS. Võ Văn Sen là chủ nhiệm, đề trò của văn hóa học đường đại học, vẫn còn tồn tài đã được Hội đồng nghiệm thu chính thức tại sự thiếu đồng bộ, nhất quán và mang tính khả ngày 17/03/2022 với kết quả Tốt. thi khi triển khai áp dụng các giá trị văn hóa Là thành viên chính tham gia nghiên cứu đề trong hoạt động của các bộ phận, đơn vị chức tài, tác giả bài viết xin bày tỏ lòng biết ơn về sự năng của nhà trường mà nguyên nhân chủ yếu đóng góp khoa học của ê kíp thực hiện đề tài với đến từ 1) Sự thiếu hụt các nguồn lực vật chất, tài tinh thần hợp tác hiệu quả và sự nghiêm túc, 11
  12. NGUYỄN THÀNH NHÂN khách quan trong nghiên cứu, để từ kết quả bất kỳ xung đột lợi ích với bất kỳ ai có liên quan nghiên cứu ấy chắt lọc ra bài viết này. Tuyên bố đến bài nghiên cứu này. về xung đột lợi ích: Chúng tôi cam kết không có TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brown, A. (1998), Organisational Culture. (2nd ed), Pitman Publishing. [2] Đặng Quốc Bảo et al. (1999), Khoa học tổ chức và quản lý - những vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội, Nxb Thống kê. [3] Gibson, J. L., Evancevich, J.M., Donnelly, J.H., Konopaske, R. (2012), Organizations: Behavior, Structure, Processes. 14th ed. McGraw-Hill. [4] Peterson, K.D. and Deal, T.E. (2009), The Shaping school culture Fieldbook. 2nd ed. Jossey Bass. [5] Schein, E. H. (2004), Organizational Culture and Leadership (third edition), San Francisco: Jossey-Bass. [6] Schoen, L. & Teddlie, C. (2008), A new model of Schoolculture: a response to a call for conceptual clarity. School Effectiveness and School Improvement. [7] Tierney, W.G. Organizational culture in Higher education: Defining the essentials”, The Journal of Higher Education. 1988. Vol. 59, No. 1 (Jan-Feb. 1988), Ohio State University Press. [8] WANG Lian-sen (2016), What Is Culture of College/School/Department, US-China Education Review, March 2016, Vol. 6, No. 3, 151-156doi: 10.17265/2161-6248/2016.03.002. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2