Thực trạng về nhận thức của giáo viên trung học cơ sở đối với thiết kế bài học môn toán
lượt xem 1
download
Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá thực trạng về nhận thức của giáo viên Trung học Cơ sở (THCS) đối với thiết kế bài học môn toán thông qua tổng hợp kết quả trả lời phiếu điều tra của 108 giáo viên dạy Toán tại 20 trường THCS thuộc tỉnh Hải Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng về nhận thức của giáo viên trung học cơ sở đối với thiết kế bài học môn toán
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science - Mathematics, 2013, Vol. 58, pp. 41-48 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BÀI HỌC MÔN TOÁN Lương Văn Cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương E-mail: luongvancau@haiduong.edu.vn Tóm tắt. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá thực trạng về nhận thức của giáo viên Trung học Cơ sở (THCS) đối với thiết kế bài học môn toán thông qua tổng hợp kết quả trả lời phiếu điều tra của 108 giáo viên dạy Toán tại 20 trường THCS thuộc tỉnh Hải Dương. Qua đó rút ra 6 nhận xét và 3 ý kiến đề xuất đối với giáo viên, tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường và các cấp quản lí giáo dục. Từ khóa: Thiết kế bài học, thực trạng, giáo viên THCS. 1. Mở đầu Khi trao đổi với các đồng nghiệp và những người làm công tác quản lí giáo dục phổ thông môn Toán, chúng tôi thấy rằng có không ít giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế bài học (giáo án hoặc bài soạn) theo tinh thần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, đặc biệt là thiết kế các hoạt động trong giờ dạy. Mặc dầu đa số giáo viên hiểu rằng muốn có giờ dạy tốt thì phải có giáo án tốt. Song nhận thức đầy đủ về thiết kế bài học cũng còn là vấn đề đòi hỏi những người làm công tác quản lí giáo dục phổ thông môn Toán ở các cấp làm rõ hơn, chi tiết hơn. Để hiểu rõ về tình hình vừa nêu, chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu thực trạng về nhận thức của giáo viên THCS đối với thiết kế bài học môn Toán. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu đó. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung điều tra và kết quả 2.1.1. Mục tiêu điều tra Mục tiêu điều tra là tìm hiểu nhận thức của giáo viên về thiết kế bài học môn Toán ở trường THCS, những khó khăn trong quá trình thiết kế bài học. Cụ thể là: - Vai trò của thiết kế bài học, - Nhận thức về mục tiêu bài học, - Thành phần cốt yếu của thiết kế bài học, 41
- Lương Văn Cầu - Các khâu cơ bản của quá trình dạy học, - Mức độ chi tiết của thiết kế bài học, - Những khó khăn thường gặp trong thiết kế bài học. 2.1.2. Địa bàn điều tra Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại 20 Trường THCS thuộc tỉnh Hải Dương, được phân bố trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện đồng bằng và xã thuộc huyện miền núi. Trong số 20 trường có 10 trường được gọi là trường THCS chất lượng cao của huyện, thị xã, thành phố (các trường chuyên cấp THCS của các huyện, thị xã trước đây, sau khi thực hiện nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Đảng, tỉnh Hải Dương chuyển thành các trường THCS chất lượng cao) và 10 trường THCS bình thường. Đó là: - Các trường THCS chất lượng cao của huyện, thành phố: Lê Quý Đôn (TP Hải Dương), Lê Thanh Nghị (Gia Lộc), Chu Văn An (Thị xã Chí Linh), Phan Bội Châu (Tứ Kỳ), Phạm Sư Mệnh (Kinh Môn), Vũ Hữu (Bình Giang), Nguyễn Huệ (Cẩm Giàng), Chu Văn An (Thanh Hà), Thành Nhân (Ninh Giang), Nguyễn Lương Bằng (Thanh Miện). - Các trường THCS bình thường: Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương), Gia Hòa (Gia Lộc), Quang Minh (Gia Lộc), Võ Thị Sáu (TP Hải Dương), Ngô Gia Tự (TP Hải Dương), Thị trấn Gia Lộc, Thống Nhất (Gia Lộc), Lê Lợi (Gia Lộc), Lê Hồng Phong (TP Hải Dương), Tân Quang (Ninh Giang). Tuy có 10 trường được gọi là trường THCS chất lượng cao, nhưng về thực chất qua đánh giá chất lượng hàng năm thì có 6 trường có chất lượng tốt, trong các trường được điều tra còn 8 trường có chất lượng khá và 6 trường có chất lượng trung bình. Tại 20 trường được điều tra có tổng số giáo viên được hỏi là 108 giáo viên dạy Toán. 2.1.3. Các câu hỏi điều tra và kết quả trả lời Bảng 1: Các câu hỏi điều tra và kết quả trả lời Câu hỏi Trả lời Câu 1: Thiết kế bài học có vai trò như thế nào đối với tiết lên lớp của thầy (cô)? a. Rất quan trọng. 72/108 ≈ 66, 7% b. Quan trọng. 72/108 ≈ 66, 7% c. Bình thường. 0/108 = 0% d. Không quan trọng. 0/108 = 0% Nhận xét: Tất cả giáo viên được hỏi đều khẳng định thiết kế bài học có vai trò quan trọng hoặc rất quan trọng, không có giáo viên nào cho vai trò của thiết kếbài học là bình thường hoặc không quan trọng đối với một tiết lên lớp. Câu 2: Mỗi tiết dạy, thầy (cô) thường dành trung bình bao nhiêu thời gian cho việc thiết kế bài học? a. Không cần thiết kế bài học. 0/108 = 0% b. Chưa đến 30 phút. 2/108 ≈ 1,8% c. Từ 31 phút đến 60 phút. 73/108 ≈ 67,6% d. Từ 61 phút đến 90 phút. 24/108 ≈ 22,2% 42
- Thực trạng về nhận thức của giáo viên Trung học Cơ sở đối với thiết kế bài học môn Toán e. Từ 91 phút đến 120 phút. 6/108 ≈ 5,6% g. Trên 120 phút. 3/108 ≈2,8% Nhận xét: Mỗi tiết dạy, phần lớn giáo viên thường dành thời gian trung bình từ nửa giờ đến 1 giờ cho việc thiết kế bài học. Câu 3: Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng bài soạn khi lên lớp không? a. Thường xuyên. 108/108 = 100% b. Thỉnh thoảng. 0/108 = 0% c. Không sử dụng. 0/108 = 0% Nhận xét: Số liệu ở câu 3 này phù hợp với tỉ lệ 100% giáo viên trả lời câu 1 cho rằng thiết kế bài học có vai trò quan trọng đối với tiết lên lớp. Câu 4. Mục tiêu bài học cần đáp ứng những yêu cầu gì? a. Phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề theo từng lớp, từng lĩnh vực và yêu cầu về thái độ đối với cấp học, đồng thời quan tâm thích đáng trình độ học sinh. 12/108 ≈ 11,1% b. Rõ ràng, cụ thể. 6/108 ≈ 5,6% c. Cả hai yêu cầu trên. 90/108 ≈ 83,3% Nhận xét: Hầu hết giáo viên (94,4%), ngoại trừ một số nhỏ (5,6%), nhận thức được rằng mục tiêu bài học cần phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng chủ đề theo từng lớp, từng lĩnh vực và yêu cầu về thái độ đối với cấp học, đồng thời quan tâm thích đáng trình độ học sinh. 88,9% giáo viên ý thức được rằng mục tiêu bài học cần được phát biểu một cách rõ ràng cụ thể. 83,3% giáo viên tán thành cả hai yêu cầu nói trên, tuy nhiên vẫn còn 16,7% giáo viên được hỏi chưa nắm được đầy đủ hai yêu cầu này của việc thiết kế mục tiêu bài học. Câu 5. Chuẩn kiến thức và kĩ năng là: a. Các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần thiết và có thể đạt được. 84/108 ≈ 77,8% b. Các yêu cầu trung bình về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần thiết và có thể đạt được. 24/108 ≈ 22,2% c. Các yêu cầu cao về kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần thiết và có thể đạt được. 12/108 ≈11,1% Nhận xét: Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học THCS được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 để các nhà trường thực hiện từ năm học 2006-2007. Vậy mà cho đến nay vẫn có khoảng 1/3 số giáo viên được hỏi (dù cho ít nhất 10% trong số đó đã trả lời đúng ở phần 5.a) vẫn còn chưa hiểu rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần thiết và có thể đạt được [1]. Đó là một điều rất đáng suy nghĩ. Câu 6. Theo thầy (cô) thì điều cốt yếu của thiết kế bài học là: a.Tóm tắt kiến thức trong sách giáo khoa một cách rõ ràng, chính xác. 24/108 ≈ 22,2% b. Thiết kế những câu hỏi của giáo viên và những câu trả lời của học sinh. 12/108 ≈ 11,1% c. Thiết kế những hoạt động học tập mà học sinh cần thực hiện để đạt được mục tiêu bài học dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn 43
- Lương Văn Cầu của giáo viên 102/108 ≈94,4% Nhận xét: Hầu hết giáo viên được hỏi đã có nhận thức đúng về điều cốt yếu của thiết kế bài học (nhất trí phương án c) Câu 7. Thầy (cô) sử dụng thiết kế bài học khi lên lớp như thế nào? a. Bám sát từng câu, từng chữ. 0/108 = 0% b. Quan tâm tới các hoạt động của học sinh, giáo viên. 108/108 = 100% c. Chỉ quan tâm các hoạt động của giáo viên. 0/108 = 0% d. Không sử dụng thiết kế bài học. 0/108 = 0% Nhận xét: Tất cả các giáo viên được hỏi đều chọn câu trả lời quan tâm và coi trọng hoạt động của học sinh và giáo viên. Điều đó phù hợp với kết quả câu 6. Câu 8. Trong quá trình dạy học, những hoạt động của thầy và trò được thực hiện thông qua những việc làm. Dưới đây liệt kê những hình thức làm việc của thầy và trò trong tiến trình một bài học: a.Thầy (cô) đồng ý hình thức làm việc nào? GV: Giáo viên thực hiện công việc. Đồng ý: 102/108 ≈ 94,4% Không đồng ý: 6/108 ≈ 5,6% HS: Một học sinh riêng lẻ thực hiện công việc. Đồng ý: 90/108 ≈ 83,3% Không đồng ý: 18/108 ≈ 16,7% CẶP: Làm việc theo cặp. Đồng ý: 108/108 = 100% Không đồng ý: 0/108 = 0% NHÓM: Làm việc theo nhóm (quá 2 người). Đồng ý: 90/108 ≈ 83,3% Không đồng ý: 18/108 ≈ 16,7% LỚP: Cả lớp (từng người độc lập) thực hiện công việc, chẳng hạn mỗi người làm bài tập ra giấy nháp. Đồng ý: 96/108 ≈ 88,9% Không đồng ý: 12/108 ≈ 11,1% b. Thầy (cô) muốn bổ sung thêm hình thức làm việc nào? Bổ sung hình thức làm việc GV-HS: 6/108 ≈ 5,6% Nhận xét: Hầu hết hoặc phần lớn những người được hỏi đồng ý với bảng liệt kê những hình thức việc làm trong tiến trình một bài học: GV, HS, CẶP, NHÓM, LỚP, thông qua đó những hoạt động của thầy và trò được thực hiện [2]. Đề nghị thêm hình thức làm việc GV-HS tuy chỉ được đưa ra từ một số ít ý kiến (5,6%) nhưng tác giả bài báo thấy rằng có thể nghiên cứu bổ sung. Câu 9. Dưới đây liệt kê những khâu cơ bản của quá trình dạy học. a. Thầy (cô) có đồng ý các khâu đó hay không? Khâu 1. Tạo tiền đề độ xuất phát. Đồng ý: 102/108 ≈ 94,4% Không đồng ý: 6/108 ≈ 5,6% Khâu 2. Hướng đích và gợi động cơ. Đồng ý: 102/108 ≈ 94,4% 44
- Thực trạng về nhận thức của giáo viên Trung học Cơ sở đối với thiết kế bài học môn Toán Không đồng ý: 6/108 ≈ 5,6% Khâu 3. Học nội dung mới. Đồng ý: 108/108 = 100% Không đồng ý: 0/108 = 0% Khâu 4. Củng cố (bao gồm luyện tập, đào sâu, ứng dụng, hệ thống hóa và ôn). Đồng ý: 108/108 = 100% Không đồng ý: 0/108 = 0% Khâu 5. Kiểm tra và đánh giá. Đồng ý: 102/108 ≈ 94,4% Không đồng ý: 6/108 ≈ 5,6% Khâu 6. Khâu 6. Hướng dẫn học tập ở nhà. Đồng ý: 108/108 = 100% Không đồng ý: 0/108 = 0% b. Mỗi tiết học phải có đủ 6 khâu nói trên hay không? Đồng ý: 30/108 ≈ 27,8% Không đồng ý: 78/108≈ 72,2% c. Trong mỗi tiết học, trình tự của 6 khâu trên không được thay đổi? Đồng ý: 48/108 ≈ 44,4% Không đồng ý: 60/108≈ 55,6% d. Thầy (cô) muốn bổ sung thêm khâu nào hay không? Đề nghị ghép 2 khâu 4 và 5. 6/108 ≈ 5,6% Đề nghị có kiểm tra nhưng bỏ đánh giá 18/108 ≈ 16,7% Nhận xét: Hầu hết số giáo viên được hỏi đồng ý với 6 khâu cơ bản của quá trình dạy học [3; 464], trong đó những khâu quen thuộc với cách soạn cũ của giáo viên như khâu 3, khâu 4, khâu 6 được sự đồng ý 100%. Phần lớn giáo viên hiểu rằng mỗi tiết học không nhất thiết phải có đủ 6 khâu, trong đó 5,6% giáo viên cho rằng cần ghép củng cố và kiểm tra đánh giá vào một khâu, 16,7% giáo viên cho rằng cần kiểm tra mà không đánh giá. Tuy nhiên có tới gần nửa số giáo viên cứng nhắc cho rằng trình tự 6 khâu trên không được thay đổi. Đây là số giáo viên hiểu các khâu cơ bản của quá trình dạy học là các giai đoạn hay các bước lên lớp. Câu 10. Mời thầy (cô) lựa chọn ý kiến đúng nhất trong 3 câu sau đây: a. Thiết kế bài học phải thật chi tiết để giúp giáo viên ứng phó được với nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong tiết học. 0/108 = 0% b. Thiết kế bài học không quá đi vào chi tiết vì tất cả các kiến thức cần dạy thì giáo viên đã nắm vững cả rồi. 108/108 = 100% c. Thiết kế bài học cần mềm dẻo về mức độ chi tiết để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể khi người dạy là giáo viên lâu năm, đã dày kinh nghiệm hay là giáo viên trẻ, mới ra trường hoặc giáo sinh thực tập sư phạm. 0/108 = 0% Nhận xét: Hầu hết giáo viên tán thành tính mềm dẻo về mức độ chi tiết của thiết kế bài học theo tinh thần như ở lựa chọn c). 45
- Lương Văn Cầu Câu 11. Khi xây dựng thiết kế bài học, thày (cô) thường gặp khó khăn nhất ở công việc nào? a. Xác định mục tiêu bài học. 0/108 = 0% b. Xác định đồ dùng, phương tiện dạy học. 108/108 = 100% c. Lựa chọn phương pháp dạy học. 36/108≈ 33,3% d. Thiết kế các hoạt động dạy học. 78/108 ≈ 72,2% Nhận xét: Phần lớn giáo viên cho rằng khó khăn nhất trong thiết kế bài học là việc thiết kế những hoạt động dạy học. Việc không có giáo viên nào coi xác định mục tiêu bài học, chuẩn bị và sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học là khó khăn nhất do một số nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sách giáo viên và một số tài liệu hướng dẫn đã thể hiện khá rõ nội dung này, mặc dù có thể chưa hoàn hảo, thậm chí có khi còn đơn điệu và chưa thực sự phù hợp. Câu 12. Khi xây dựng thiết kế bài học, thày (cô) thường gặp khó khăn ở dạng bài nào? a.Bài nội dung mới. Đồng ý: 6/108 ≈ 5,6% Không đồng ý: 102/108 ≈ 94,4% b. Bài tập luyện. Đồng ý: 6/108 ≈ 5,6% Không đồng ý: 102/108 ≈ 94,4% c. Bài ôn tập. Đồng ý: 78/108 ≈ 72,2% Không đồng ý: 30/108 ≈ 27,8% d. Bài thực hành. Đồng ý: 24/108 ≈ 22,2% Không đồng ý: 84/108≈ 77,8% Nhận xét: Phần lớn giáo viên thường gặp khó khăn ở dạng bài ôn tập. Một bộ phận không nhỏ (22,2%) gặp khó ở dạng bài thực hành, trong đó một số giáo viên (5,6%) gặp khó khăn đồng thời ở cả hai dạng bài nói trên. 2.2. Nhận xét chung (i) Tất cả giáo viên được hỏi đều khẳng định thiết kế bài học có vai trò quan trọng, không có giáo viên nào cho vai trò của thiết kế bài học là bình thường hoặc không quan trọng đối với một tiết lên lớp. Thời lượng giáo viên dành cho việc thiết kế mỗi bài học mới chỉ ở mức trung bình (từ nửa giờ đến 1 giờ). Với điều kiện sống của giáo viên hiện nay, có thể các thầy cô chỉ chấp nhận được mức trung bình này. (ii) Hầu hết giáo viên, chỉ ngoại trừ một số nhỏ (5,6%), nhận thức được rẳng mục tiêu bài học cần phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ, đồng thời quan tâm thích đáng trình độ học sinh. Trong số đó, phần lớn ý thức được rằng mục tiêu bài học còn cần được phát biểu một cách rõ ràng cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn 16,7% giáo viên được hỏi chưa nắm được đầy đủ hai yêu cầu nói trên của việc thiết kế mục tiêu bài học, và một điều đáng suy nghĩ là cho đến nay vẫn còn 46
- Thực trạng về nhận thức của giáo viên Trung học Cơ sở đối với thiết kế bài học môn Toán khoảng 1/3 số giáo viên được hỏi còn chưa hiểu rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần thiết và có thể đạt được, mặc dù điều này đã được nói rõ trong quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 5/5/2006 để các nhà trường thực hiện từ năm học 2006-2007. (iii) Hầu hết giáo viên được hỏi đã có nhận thức đúng về thành phần cốt yếu của thiết kế bài học là những hoạt động học tập mà học sinh cần thực hiện để đạt được mục tiêu bài học dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên. Tất cả đều ý thức được rằng thành phần cốt yếu này cũng cần được quan tâm và coi trọng cả trong sử dụng thiết kế bài học khi lên lớp. Hầu hết hoặc phần lớn những người được hỏi đều đồng ý với bảng liệt kê những hình thức việc làm trong tiến trình một bài học: GV, HS, CẶP, NHÓM, LỚP, thông qua đó những hoạt động của thầy và trò được thực hiện. Đề nghị thêm hình thức làm việc GV-HS tuy chỉ được đưa ra từ một số ít ý kiến (5,6%) nhưng tác giả bài báo thấy rằng có thể nghiên cứu bổ sung. (iv) Hầu hết giáo viên được hỏi đồng ý với 6 khâu cơ bản của quá trình dạy học được nêu ở câu 7, phần lớn giáo viên hiểu rằng mỗi tiết học không nhất thiết phải có đủ 6 khâu, tuy nhiên có tới gần nửa số giáo viên cứng nhắc cho rằng trình tự các khâu trên không được thay đổi. (v) Hầu hết giáo viên tán thành tính mềm dẻo về mức độ chi tiết của thiết kế bài học để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể khi người dạy là giáo viên lâu năm đã dày dạn kinh nghiệm hay là giáo viên trẻ mới ra trường hoặc giáo sinh thực tập sư phạm. (vi) Phần lớn giáo viên cho rằng trong thiết kế bài học khó khăn nhất là ở việc thiết kế những hoạt động dạy học, và dạng bài học khó khăn thường gặp là bài ôn tập. Một bộ phận giáo viên (22,2%) gặp khó ở dạng bài học thực hành. 2.3. Ý kiến đề xuất Từ kết quả điều tra ở trên, chúng tôi có những ý kiến đề xuất như sau: (i) Để hiện thực hóa dạy học tích cực, giáo viên không thể chỉ dừng ở nhận thức về tầm quan trọng của thiết kế bài học đối với tiết học mà còn cần chuyển từ nhận thức sang hành động. Muốn vậy, bản thân giáo viên và tổ, nhóm chuyên môn ở trường phổ thông cần đặc biệt chú ý việc này, làm sao cho kết quả thiết kế bài học trở thành một sản phẩm có tác dụng thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học. Nên quy định (hoặc ít nhất là khuyến khích) mỗi giáo viên hàng năm, vào đợt bồi dưỡng hè hoặc hội giảng có 1-2 lần đầu tư thỏa đáng thời gian, công sức cho thiết kế bài học với sự giúp đỡ của tổ chuyên môn để đạt được kết quả tốt nhất có thể được, thông qua đó tiến hành bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên tại chỗ. (ii) Cần tổ chức cho giáo viên hiểu đúng, biết cụ thể hóa các mức độ của mục tiêu ở từng bài học cụ thể. Làm cho mọi giáo viên hiểu rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần thiết và có thể đạt được. (iii) Cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên hàng năm trong tỉnh/ thành về việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trong việc thiết kế từng bài học cụ thể. 47
- Lương Văn Cầu Bởi vì việc thiết kế các hoạt động dạy học, thiết kế dạng bài học ôn tập và dạng bài học thực hành là những việc khó khăn cần được quan tâm thích đáng trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. 3. Kết luận Tuy rằng mọi giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của bài soạn, song việc thiết kế bài soạn cụ thể, nhất là thiết kế những hoạt động học tập của học sinh, là một công việc không dễ dàng, ngay cả đối với giáo viên đã có nhiều năm dạy học. Cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên hàng năm trong tỉnh về việc vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trong việc thiết kế từng bài soạn cụ thể và có cơ chế thích hợp để động viên những giáo viên đã có những thiết kế bài học tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [2] Nguyễn Bá Kim, Bùi Văn Nghị, Nguyễn Phương Chi, 2002. Những căn cứ lí luận cho việc hình thành một cấu trúc bài soạn. Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, số 92. [3] Nguyễn Bá Kim, 2004. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. ABSTRACT Cognition of secondary school mathematics teachers when designing lesson plans In this paper, we evaluate the cognitive status of secondary school teachers who design math lesson plans by synthesizing the results of a survey of 108 math teachers in 20 secondary schools in Hai Duong province. In conclusion are presented 6 comments and 3 proposals for teachers, professional groups, school principals and education managers. 48
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số vấn đề về nhận thức và thực trạng giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên Trường Đại học An Giang
149 p | 392 | 55
-
Một số khó khăn hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp - Nguyễn Văn Thủ
0 p | 227 | 44
-
Nâng cao nhận thức của thanh niên về phòng chống bạo lực gia đình
14 p | 157 | 18
-
Thực trạng hôn nhân xuyên biên giới của các tộc người Nùng, Thái, Hmông ở hai tỉnh Cao Bằng và Điện Biên - Lê Thị Hường
8 p | 109 | 12
-
Năng lực của cán bộ cấp cơ sở trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm Minh Anh
0 p | 93 | 12
-
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 71 | 10
-
Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính tại một số trường tiểu học hòa nhập Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 142 | 9
-
Nhận thức của sinh viên về việc “sống thử”
5 p | 91 | 9
-
Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
9 p | 55 | 7
-
Định hướng giá trị đạo đức của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu
7 p | 58 | 6
-
Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ
7 p | 76 | 4
-
Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính tại một số trường tiểu học hòa nhập tại TP. Hồ Chí Minh
11 p | 77 | 3
-
Nâng cao chất lượng quản lý công tác thi đua, khen thưởng ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
9 p | 84 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
18 p | 39 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực tại trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Công thương
7 p | 33 | 2
-
Giải pháp nâng cao thái độ và phương pháp tự học của sinh viên trường Đại học Cần Thơ
11 p | 8 | 1
-
Vai trò của hiệu trưởng trong việc tạo động lực cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường
6 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn