THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN<br />
NĂM THỨ NHẤT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ<br />
NGUYỄN VĂN BẮC 1 - TRẦN VĂN TÍN 2<br />
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Email: nguyenv_bac@yahoo.com<br />
2<br />
Khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
1<br />
<br />
Tóm tắt: Xu hướng nghề có vai trò quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp.<br />
Nắm bắt được xu hướng với nghề giúp sinh viên có định hướng phù hợp<br />
trong học tập và rèn luyện nghề. Xu hướng với nghề sư phạm là khuynh<br />
hướng hoạt động sư phạm và khát vọng thực hiện hoạt động này cũng như<br />
nhu cầu về nghề đã chọn ở sinh viên sư phạm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy<br />
nhiều sinh viên chọn ngành sư phạm để thi tuyển nhưng chưa hẳn là xác<br />
định xu hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nghiên cứu này khảo sát xu hướng nghề<br />
ở sinh viên sư phạm thông qua số liệu điều tra và phỏng vấn sâu. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên ở mức độ<br />
trung bình, do đó có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động học tập và rèn luyện<br />
nghề ở sinh viên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng nghề, trong đó,<br />
yếu tố tâm lý như hứng thú, mong muốn, sở thích của cá nhân sinh viên chi<br />
phối mạnh hơn yếu tố xã hội. Qua kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đề<br />
xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao xu hướng với nghề sư phạm<br />
ở sinh viên, đồng thời giúp sinh viên có định hướng học tập, rèn luyện tốt<br />
hơn và qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường.<br />
Từ khóa: Xu hướng, nghề sư phạm, sinh viên.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Để đạt kết quả cao trong hoạt động nghề nghiệp, mỗi người phải có sự say mê, hứng thú<br />
với nghề. Sinh viên sư phạm trong quá trình học tập tại trường sư phạm cần phải có xu<br />
hướng với nghề, tức là có sự định hướng rõ ràng trong học tập và rèn luyện. Xu hướng<br />
với nghề sư phạm là khuynh hướng hoạt động sư phạm và khát vọng thực hiện hoạt<br />
động này cũng như nhu cầu về nghề đã chọn [1]. Theo các nhà sư phạm, xu hướng nghề<br />
sư phạm của sinh viên được thể hiện ở nhu cầu, hứng thú về nghề, động cơ lựa chọn<br />
nghề và có khuynh hướng trong học tập, rèn luyện với nghề [2], [3].<br />
Theo E. I. Rogov và những nhà nghiên cứu khác, xu hướng với nghề sư phạm của sinh<br />
viên được thể hiện ở 5 nội dung cơ bản, đó là:<br />
1) Tính tổ chức trong hoạt động nghề: như sự tự tin về bản thân, có khả năng trong<br />
hoạt động, làm việc khoa học, ngăn nắp, luôn có quyết định dứt khoát trong công việc,<br />
luôn đóng góp xây dựng tập thể, mong muốn làm công việc liên quan tới hoạt độngquản lý, muốn người khác lắng nghe và làm việc theo yêu cầu.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(41)/2017: tr. 62-69<br />
Ngày nhận bài: 31/8/2016; Hoàn thành phản biện: 06/9/2016; Ngày nhận đăng: 13/3/2017<br />
<br />
64<br />
<br />
NGUYỄN VĂN BẮC – TRẦN VĂN TÍN<br />
<br />
2) Hướng hoạt động của bản thân tới môn học: như nắm chắc kiến thức về môn học,<br />
dành nhiều thời gian đọc sách về môn sẽ dạy, luôn tích lũy kiến thức cho bản thân khi<br />
đọc sách, luôn quan tâm đến các khoa học lân cận, ngưỡng mộ nhà khoa học trong lĩnh<br />
vực bản thân sẽ hướng tới, ngưỡng mộ giáo viên vững về chuyên môn, cảm thấy buồn<br />
khi phải nghỉ buổi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
3) Giao tiếp: luôn muốn tiếp xúc với mọi người, thích trao đổi với mọi người về những<br />
hiểu biết của bản thân, khuyến khích mọi người bày tỏ ý kiến, thích gần gũi và làm cho<br />
mọi người vui, luôn có thiện chí khi giao tiếp với mọi người.<br />
4) Động cơ được thừa nhận: như nghiên cứu kỹ và nắm chắc kiến thức, luôn chú ý về<br />
ăn mặc, khi mắc lỗi luôn sẵng sàng nhận lỗi, mong muốn được giúp đỡ người khác, lo<br />
lắng và chuẩn bị kỹ các điều kiện cho công việc, luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong<br />
công việc.<br />
5) Trí tuệ: như luôn quan tâm nhiều về đạo đức và lối sống ứng xử, có khả năng phân<br />
tích đánh giá hành vi của bản thân, luôn đánh giá phân tích hành vi của người khác, cân<br />
nhắc mọi việc làm của bản thân, thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo trong mọi hoạt động.<br />
Lý luận trên cho thấy, xu hướng với nghề của sinh viên sư phạm biểu hiện ở nhiều mặt<br />
hoạt động nghề của sinh viên. Nghiên cứu xu hướng nghề sư phạm của sinh viên cần<br />
phải được xem xét trên nhiều mặt thì mới có sự nhận định chính xác và đề ra những<br />
biện pháp tác động phù hợp nhằm góp phần định hướng cho sinh viên học tập rèn luyện<br />
nghề tốt hơn. Như vậy, việc nghiên cứu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên có ý<br />
nghĩa lớn đối với học tập, rèn luyện nghề ở sinh viên và công tác đào tạo ở nhà trường.<br />
2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Khách thể nghiên cứu<br />
Để tìm hiểu xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát 217<br />
sinh viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm – Đại học Huế, gồm 114 sinh viên khối<br />
xã hội và 103 sinh viên khối tự nhiên. Trong đó, có 92 sinh viên nam và 125 sinh viên<br />
nữ. Thời điểm khảo sát giữa học kỳ 2 năm thứ nhất khi hầu hết sinh viên đã phần nào<br />
quen với môi trường sư phạm và đều biết được kết quả học tập học kỳ 1 của bản thân.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên năm<br />
thứ nhất trên 5 nội dung cơ bản: nhận thức về nghề sư phạm, động cơ lựa chọn nghề sư<br />
phạm và xu hướng với nghề sư phạm, các biểu hiện xu hướng nghề và các yếu tố tác<br />
động tới xu hướng nghề ở sinh viên. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm<br />
phương pháp điều tra, phương pháp trắc nghiệm (với trắc nghiệm xu hướng nghề sư<br />
phạm của E. I. Rogov), phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn. Kết quả khảo<br />
sát được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Chỉ số Cronbach’s Alpha của bảng hỏi là<br />
0,751 và của trắc nghiệm là 0,692. Chỉ số này cho thấy bộ công cụ được sử dụng để<br />
nghiên cứu có độ tin cậy khá tốt, đảm bảo độ chính xác của kết quả khảo sát.<br />
<br />
THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT...<br />
<br />
65<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Lý do chọn nghề của sinh viên sư phạm<br />
Xu hướng với nghề sư phạm thể hiện ở nhiều mặt trong hoạt động nghề nghiệp. Yếu tố<br />
đầu tiên liên quan tới xu hướng nghề nghiệp của sinh viên là động cơ chọn nghề của<br />
sinh viên; và qua động cơ chọn nghề này, chúng ta có cơ sở nhận định ban đầu về hứng<br />
thú, sở thích của sinh viên đối với nghề sư phạm.<br />
Bảng 1. Lý do chọn nghề sư phạm của sinh viên sư phạm<br />
STT<br />
1<br />
1<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Lý do chọn nghề sư phạm<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm vì nghề sư phạm được xã hội đánh<br />
giá cao<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm là do gia đình định hướng<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm vì không phải đóng học phí<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm là muốn có thời gian cho gia đình<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm là vì nghề này phù hợp vơi sức<br />
khỏe của bản thân<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm là vì có lòng yêu với học sinh,<br />
muốn đem lại tri thức cho các em<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm vì không còn trường nào hơn.<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm là do bạn bè động viên<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm vì nghề này nhìn chung dễ xin<br />
việc<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm vì thấy có năng khiếu về dạy học<br />
Bản thân chọn nghề sư phạm sau này dễ dàng học cao hơn<br />
Bản thân chọn đại để có nghề nghiệp<br />
<br />
SL<br />
159<br />
<br />
%<br />
73,3<br />
<br />
ThB<br />
1<br />
<br />
151<br />
130<br />
97<br />
90<br />
<br />
69,6<br />
59,9<br />
44,7<br />
41,5<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
86<br />
<br />
39,7<br />
<br />
6<br />
<br />
83<br />
82<br />
74<br />
<br />
38,2<br />
37,8<br />
34,1<br />
<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
72<br />
70<br />
62<br />
<br />
33,2<br />
32,3<br />
28,6<br />
<br />
10<br />
11<br />
12<br />
<br />
Kết quả khảo sát về động cơ chọn nghề ở Bảng 1 cho thấy sinh viên chọn nghề sư phạm<br />
với nhiều lý do khác nhau. Đa số sinh viên được khảo sát đều xác nhận là chọn nghề sư<br />
phạm là nghề được xã hội đánh giá cao, do gia đình định hướng và do nghề này khi học<br />
các em không phải đóng học phí. Sự nhận thức trên cho thấy, các lý do chọn nghề của<br />
sinh viên liên quan đến kinh tế của gia đình do cha mẹ định hướng chứ bản thân sinh viên<br />
chưa thực sự yêu thích nghề dạy học. Qua trao đổi với em NTH sinh viên ngành Địa lý,<br />
chúng tôi biết được rằngem học ngành sư phạm chủ yếu là không phải đóng học phí vì gia<br />
đình em làm ruộng, rất khó khăn. Kết quả khảo sát còn cho thấy, phương án “chọn nghề<br />
sư phạm do có hứng thú với nghề dạy học, có năng khiếu với nghề hoặc lòng yêu học<br />
sinh” cũng được sinh viên lựa chọn nhưng không xếp ở mục ưu tiên. Điều này ảnh hưởng<br />
tới kết quả học tập, và rèn luyện về nghề sư phạm của sinh viên. Nhiều nhà giáo dục lo<br />
lắng rằng sinh viên sư phạm không yêu thích nghề mà vẫn theo học, các em hại chính bản<br />
thân thì ít vì lựa chọn sai ngành nghề, nhưng lớn hơn là các em hại cả một thế<br />
hệ”(Nguyễn Kim Hồng, 2016) vì nếu chọn nghề sư phạm, các em phải thật sự yêu nghề,<br />
yêu trẻ, yêu học sinh. Thực tiễn cho thấy, một số sinh viên trong quá trình học tập ở<br />
trường sư phạm mới nhận ra nghề dạy học chưa thực sự phù hợp với các em. Kết quả<br />
khảo sát này cho thấy cần quan tâm hơn nữa công tác giáo dục về nghề để định hướng<br />
<br />
NGUYỄN VĂN BẮC – TRẦN VĂN TÍN<br />
<br />
66<br />
<br />
sinh viên tích cực hơn, hứng thú hơn với nghề dạy học, để các em xác định nghề đúng<br />
đắn, phù hợp với hứng thú, sở thích và năng lực của bản thân.<br />
3.2. Nhận thức của sinh viên về mức độ phù hợp với nghề sư phạm<br />
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về mức độ phù hợp với nghề sư phạm<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
<br />
5<br />
6<br />
<br />
Nội dung<br />
Qua quá trình học, bản thân thấy<br />
học nghề sư phạm là đúng đắn<br />
Quá trình học, bản thân thấy thực<br />
sự yêu thích nghề sư phạm<br />
Nghề sư phạm phù hợp với khả<br />
năng và sức khỏe của bản thân<br />
Quá trình học, bản thân thấy ngành<br />
sư phạm không hợp với tính cách<br />
của bản thân<br />
Quá trình học, bản thân thấy muốn<br />
thi lại ngành khác<br />
Bản thân đang phân vân không biết<br />
nên học tiếp hay thi lại ngành khác<br />
<br />
Đúng<br />
<br />
Thỉnh<br />
thoảng đúng<br />
SL<br />
%<br />
144<br />
66,4<br />
<br />
SL<br />
61<br />
<br />
%<br />
28,1<br />
<br />
64<br />
<br />
29,5<br />
<br />
120<br />
<br />
123<br />
<br />
56,7<br />
<br />
38<br />
<br />
Không đúng<br />
SL<br />
12<br />
<br />
%<br />
5,5<br />
<br />
55,3<br />
<br />
33<br />
<br />
15,2<br />
<br />
76<br />
<br />
35,0<br />
<br />
18<br />
<br />
8,3<br />
<br />
17,5<br />
<br />
104<br />
<br />
47,9<br />
<br />
75<br />
<br />
34,6<br />
<br />
57<br />
<br />
26,3<br />
<br />
55<br />
<br />
25,3<br />
<br />
105<br />
<br />
48,4<br />
<br />
73<br />
<br />
33,6<br />
<br />
40<br />
<br />
18,4<br />
<br />
104<br />
<br />
47,9<br />
<br />
Kết quả khảo sát về nhận thức mức độ phù hợp của bản thân sinh viên với nghề cho thấy<br />
số lượng sinh viên khẳng định sự lựa chọn nghề sư phạm là đúng đắn, có lòng yêu nghề,<br />
phù hợp với khả năng và sức khỏe của bản thân ở mức độ tương đối thấp, số lượng ý kiến<br />
“thỉnh thoảng mới cảm nhận được” vẫn chiếm tỉ lệ cao. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra<br />
rằng số sinh viên cho rằng sau quá trình học tập hơn một học kỳ tại trường sư phạm thì<br />
thấy ngành này không phù hợp với tính cách của bản thân và có suy nghĩ muốn thi lại<br />
ngành khác chiếm tỷ lệ không nhỏ, cụ thể có 38 ý kiến (17,5%) cho rằng nghề sư phạm<br />
không hợp với tính cách của mình và có 57 ý kiến chiếm 26,3% cho rằng muốn thi lại<br />
ngành khác. Như vậy, sinh viên có nhận định nghề sư phạm không thực sự phù hợp với<br />
bản thân, muồn thi lại ngành khác hoặc số sinh viên đang phân vân với nghề sư phạm<br />
chiếm tỉ tệ không nhỏ, điều này cho thấy xu hướng với nghề của sinh viên sư phạm là<br />
thấp và ảnh hưởng lớn tới định hướng học tập, rèn luyện nghề ở sinh viên.<br />
3.3. Xu hướng với nghề sư phạm của sinh viên<br />
Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 3 cho thấy xu hướng với nghề sư phạm của sinh<br />
viên năm thứ nhất trường Đại học sư phạm Huế ở mức độ trung bình, với điểm TBC là<br />
5,54/10 điểm. Như vậy, sinh viên chưa thực sự định hướng trong học tập, rèn luyện với<br />
nghề sư phạm; theo đó, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo, bởi lẽ có sinh viên<br />
xu hướng với nghề thấp thì thường thiếu tính tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện<br />
về nghề. Tuy nhiên, trong các nội dung của xu hướng nghề sư phạm, mức độ xu hướng<br />
có sự khác biệt, cụ thể nội dung giao tiếp trong hoạt động nghề sư phạm (muốn tiếp xúc<br />
với mọi người, thích trao đổi với mọi người về những hiểu biết của bản thân, khuyến<br />
<br />
THỰC TRẠNG XU HƯỚNG VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT...<br />
<br />
67<br />
<br />
khích mọi người bày tỏ ý kiến, thích gần gũi và làm cho mọi người vui, luôn có thiện chí<br />
khi giao tiếp với mọi người) đạt ở mức độ tốt nhất với ĐTBC của nhóm là 6,33/10 điểm,<br />
so với chuẩn chỉ đạt mức độ khá. Động cơ được thừa nhận trong hoạt động với nghề sư<br />
phạm (tích cực nghiên cứu kỹ và nắm chắc kiến thức, luôn chú ý về ăn mặc, khi mắc lỗi<br />
luôn sẵng sàng nhận lỗi, mong muốn được giúp đỡ người khác, lo lắng và chuẩn bị kỹ<br />
các điều kiện cho công việc, luôn nỗ lực cố gắng vươn lên trong công việc) ở mức độ<br />
thấp hơn, với ĐTBC của nhóm là 5,78/10 điểm. Thành phần về trí tuệ trong hoạt động<br />
nghề (luôn quan tâm nhiều về đạo đức và lối sống ứng xử, có khả năng phân tích đánh<br />
giá hành vi của bản thân, luôn đánh giá phân tích hành vi của người khác, cân nhắc<br />
mọi việc làm của thân, thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo trong mọi hoạt động) ở mức độ<br />
thứ 3 với ĐTBC nhóm là 5,71/10 điểm. Nội dung hướng hoạt động của bản thân tới<br />
môn học (nắm chắc kiến thức về môn học, ngưỡng mộ nhà khoa học trong lĩnh vực môn<br />
học cho nghề nghiệp, dành nhiều thới gian đọc sách về môn sẽ dạy, ngưỡng mộ giáo<br />
viên vững về chuyên môn, luôn tích lũy kiến thức cho bản thân khi đọc sách, luôn quan<br />
tâm đến khoa học, cảm thấy buồn khi phải nghỉ buổi bồi dưỡng nâng cao trình độ<br />
chuyên môn) đạt 5,0/10 điểm. Thấp nhất là Tính tổ chức trong hoạt động nghề (sự tự tin<br />
về bản thân, có khả năng trong hoạt động, làm việc khoa học, ngăn lắp, luôn có quyết<br />
định dứt khoát trong công việc, luôn đóng góp xây dựng tập thể, mong muốn làm công<br />
việc liên quan tới hoạt động- quản lý, muốn người khác lắng nghe và làm việc theo yêu<br />
cầu của tổ chức) với ĐTBC nhóm là 4,88/10. Kết quả này cho thấy cần có biện pháp để<br />
kích thích, tăng cường hơn nữa xu hướng với nghề sư phạm ở sinh viên.<br />
Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra một số sự khác biệt về xu hướng với nghề sư phạm ở một<br />
số tiêu chí. Cụ thể ở góc độ giới tính nhìn vào ĐTB, nữ sinh viên có xu hướng nghề sư<br />
phạm cao hơn nam sinh viên (ĐTB của nhóm nữ là 5,64 và ĐTB của nhóm nam là 5,40<br />
tuy nhiên kết quả kiểm định với t- test cho thấy chỉ số p = 0,134 > 0,05 thì không có sự<br />
khác biệt xu hướng nghề giữa nam sinh viên và nữ sinh viên. Ở góc độ khối ngành học,<br />
xu hướng với nghề sư phạm cũng không có sự khác biệt, với kết quả kiểm định t- test<br />
cho thấy chỉ số p= 0,054>0,05; tuy nhiên nhìn vào ĐTB thì sinh viên ngành xã hội có<br />
xu hướng nghề tốt hơn khối tự nhiên (ĐTB lần lượt là 5,68 và 5,38). Xét về kết quả học<br />
tập cũng có khác biệt cụ thể sinh viên có kết quả loại C có xu hướng nghề cao nhất với<br />
ĐTB là 6,03, tiếp đến là sinh viên có học lực loại A có xu hướng nghề ở mức 5,72 và<br />
thấp hơn là sinh viên có học lực loại B và D với ĐTB là 5,41 và 5,28 với F= 6,98 và<br />
p