Thuốc dùng trong bệnh viêm phổi
lượt xem 5
download
Tham khảo tài liệu 'thuốc dùng trong bệnh viêm phổi', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuốc dùng trong bệnh viêm phổi
- Thuốc dùng trong bệnh viêm phổi Bệnh viêm phổi mắc phải ở cộng đồng là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện. Định nghĩa này nhằm phân biệt giữa viêm phổi mắc phải ở cộng đồng với viêm phổi mắc phải trong bệnh viện - bệnh lý thường do các vi khuẩn kháng thuốc, đa kháng thuốc gây ra. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở toàn bộ các phần cấu trúc trong phổi (phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng, tổ chức kẽ của phổi). Tác nhân gây viêm phổi có thể là các vi khuẩn, virut, ký sinh vật, nấm, nhưng không phải trực khuẩn lao. Những yếu tố thuận lợi làm bệnh nhân dễ mắc viêm phổi bao gồm:
- - Thời tiết lạnh, bệnh thường xảy ra về mùa đông hoặc khi trời trở lạnh đột ngột. - Cơ thể suy yếu, còi xương, già yếu. - Những người nghiện rượu. - Những người có chấn thương sọ não, hôn mê, mắc các bệnh lý phải nằm giường lâu ngày. - Lồng ngực biến dạng, cột sống bị gù, vẹo. - Có các bệnh ở tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan... - Có các bệnh mạn tính đường hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản... Các căn nguyên thường gặp gây viêm phổi bao gồm: - Virut: virut cúm A (bao gồm cả virut cúm gia cầm týp H5N1), các Rhinovirus, Coronavirus (virut gây bệnh SARS), virut đại thực bào đường hô hấp (Respiratory syncticial virus). - Các vi khuẩn có vỏ điển hình: Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae.
- - Các vi khuẩn có vỏ không điển hình: Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae và Chlamydiae pneumoniae. - Một số ít trường hợp xuất hiện viêm phổi do nấm (nấm phổi), do ký sinh trùng. Các nguyên tắc chung cần tuân thủ khi điều trị viêm phổi: - Kê đơn thuốc điều trị tùy theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân. - Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, virut, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc. - Thời gian dùng kháng sinh: từ 7-10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình. - Điều trị triệu chứng nếu cần: + Bệnh nhân sốt cao > 38oC, hoặc đau ngực nhiều: d ùng paracetamol 0,5g x 4 lần/ngày.
- + Bồi phụ nước điện giải: uống nhiều nước hoa quả, có pha thêm 1/3 thìa (thìa để xúc cà phê) muối cho mỗi cốc 200ml, bổ sung thêm các vitamin B1, B6 liều cao cho người nghiện rượu. + Thở ôxy khi bệnh nhân có khó thở hoặc thở nhanh > 25 lần/phút. Các bệnh nhân viêm phổi được điều trị ngoại trú (điều trị tại nhà) khi không có các dấu hiệu nặng của bệnh. Khi bệnh nhân có một trong các dấu hiệu sau, cần được điều trị tại bệnh viện: - Thở nhanh > 25 lần/phút, có tím môi, đầu ngón chân, ngón tay. - Mạch nhanh > 100 lần/phút, có huyết áp thấp. - Rối loạn ý thức: lú lẫn, nói lảm nhảm, la hét, co giật. - Sốt cao > 40oC hoặc nhiệt độ cơ thể hạ quá thấp < 35oC. - Bệnh viêm phổi đã có biến chứng: áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ... - Viêm phổi có tổn thương rộng trên phim chụp Xquang. - Có các rối loạn về công thức máu hoặc các xét nghiệm sinh hóa máu: thiếu máu, suy thận, suy gan, toan hóa máu...
- Sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi Thông thường khi kê đơn điều trị ban đầu cho hầu hết các bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, hầu hết các bác sỹ đều lựa chọn sự kết hợp giữa hai nhóm kháng sinh: - Các kháng sinh diệt các vi khuẩn có vỏ điển hình: các thuốc thường được dùng bao gồm: + Amoxicilin 30-50mg/kg/ngày. + Thuốc nhóm beta lactam kết hợp ức chế men beta lactamase (amoxicilin - clavulanate): liều thông thường: 3g/ngày, chia 3 lần. + Các cephalosporin thế hệ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba. + Các kháng sinh nhóm quinolon: ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin. - Các kháng sinh diệt các vi khuẩn có vỏ không điển hình: + Nhóm macrolide (erythromycin 2g/ngày, hoặc clarithromycin 15mg/kg/ngày).
- + Một số thuốc nhóm quinolon mới: levofloxacin, moxifloxacin (các thuốc này đồng thời diệt cả các vi khuẩn có vỏ điển hình). + Nhóm tetracyclin: doxycyclin x 200mg/ngày. - Kháng sinh điều trị trong một số các trường hợp khác: + Viêm phổi do virut: amantadin, rimantadin trong trường hợp cúm A; acyclovir cho virut Herpes simplex, virut zona, virut thủy đậu; ribavirin cho virut hợp bào hô hấp. + Viêm phổi do nấm: amphotericin B, itraconazol. + Viêm phổi do ký sinh trùng: Amib: metronidazol uống hoặc truyền tĩnh mạch; Pneumocystis carinii: cotrimoxazol.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ EM
19 p | 458 | 68
-
Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp
5 p | 136 | 20
-
Thuốc trị viêm tai - Coi chừng điếc
6 p | 107 | 13
-
Thuốc chữa viêm phổi mắc phải trong cộng đồng
5 p | 135 | 12
-
Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi cho người lớn tại Bệnh viện Nông nghiệp I
9 p | 142 | 11
-
Chữa viêm phổi trời lạnh bằng rau diếp cá
5 p | 90 | 9
-
Viêm phổi ở trẻ em Cách nhận biết
5 p | 98 | 8
-
Thuốc dùng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp
6 p | 93 | 6
-
DUỢC VỊ - BA ĐẬU
4 p | 91 | 6
-
Bài thuốc chữa bệnh từ cây ráy gai
4 p | 120 | 4
-
Chữa viêm mũi bằng thảo dược
4 p | 60 | 4
-
Bệnh hen suyễn khi mùa lạnh đang về
2 p | 87 | 3
-
Viêm tai giữa - căn bệnh thường gặp ở trẻ em
6 p | 75 | 3
-
Diếp cá chữa viêm phổi trời lạnh.
4 p | 65 | 2
-
Bài giảng Bệnh học hô hấp - Bài 8: Viêm phổi hít do xăng dầu
3 p | 37 | 2
-
Bài giảng Kết hợp giữa viêm phổi và biến cố tim mạch cấp tính - Nguyễn Thanh Hiền
35 p | 23 | 2
-
Bài giảng Dược động/lực học (PK/PD) của colistin ứng dụng trong điều trị viêm phổi bệnh viện kháng thuốc tại Việt Nam - BS. Nguyễn Hoàng Anh
63 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn