intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc hạ Glucose máu bằng đường uống

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

128
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc hạ Glucose máu bằng đường uống Metformin Trước đây 30 năm, metformin là thuốc điều trị chính của ĐTĐ týp 2. Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng cũng làm tăng tính nhạy của insulin ngoại vi. Tác động hạ glucose trong khoảng 2-4 mmol/l và giảm HbA1c đến 2%. Vì nó không kích thích tuỵ chế tiết insulin nên không gây hạ đường máu khi sử dụng đơn độc. Metformin có thể gây ra tác dụng phụ đường tiêu hoá, nên dùng cùng bữa ăn và bắt đầu bằng liều thấp. Hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc hạ Glucose máu bằng đường uống

  1. Thuốc hạ Glucose máu bằng đường uống Metformin Trước đây 30 năm, metformin là thuốc điều trị chính của ĐTĐ týp 2. Metformin tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng cũng làm tăng tính nhạy của insulin ngoại vi. Tác động hạ glucose trong khoảng 2-4 mmol/l và giảm HbA1c đến 2%. Vì nó không kích thích tuỵ chế tiết insulin nên không gây hạ đường máu khi sử dụng đơn độc. Metformin có thể gây ra tác dụng phụ đường tiêu hoá, nên dùng cùng bữa ăn và bắt đầu bằng liều thấp. Hiện tại, việc chỉ định metformin cho người bệnh ngày càng mở rộng. Ngoài tác dụng điều trị phòng chống ĐTĐ ở người bệnh béo phì, người mắc hội chứng chuyển hoá, người ta đã chỉ định metformin cho người bệnh ĐTĐ thể béo ở lứa tuổi vị thành niên, người ĐTĐ týp 2 có bệnh tim mạch vì thuốc có khả năng cải thiện tình trạng của lớp nội mạc mạch máu, giảm các AGE, tăng cường các vi tuần hoàn. Thậm chí có nghiên cứu (ở Canada) còn cho thấy có thể chỉ định cho người ĐTĐ týp 2 có suy tim (giai đoạn còn bù). Chống chỉ định của metformin là suy tim nặng, bệnh gan (kể cả nghiện rượu), bệnh thận, người có tiền sử nhiễm toan lactic, do làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Không được dùng metformin cho người bị nhồi máu cơ tim trong giai đoạn cấp (thường kéo dài tới 3 tháng sau), người phải đặt stent trong 3 tháng sau khi có can thiệp Sulphonylurea Sulphonylure kích thích tuỵ tiết insulin. Tác động làm giảm glucose trung bình là 50 – 60 mg/dl, giảm HbA1c tới 2%. Sulphonylure được dùng thận trọng với người già, người bị
  2. bệnh thận hoặc rối loạn chức năng gan. Sulfonylure không được sử dụng để điều trị tăng glucose máu ở người bệnh ĐTĐ týp 1, nhiễm toan ceton, người bệnh có thai, và một số tình trạng đặc biệt khác như nhiễm trùng, phẫu thuật... Nhóm ức chế Alpha-glucosidase Thuốc có tác dụng ức chế enzym Alpha-glucosidase, enzym có tác dụng phá vỡ carbohydrate thành đường đơn (mono-saccharide). Tác dụng này làm chậm hấp thu mono-saccharide, do vậy làm hạ thấp lượng glucose máu sau bữa ăn. Meglitinide/Repaglinide Những thuốc này kích thích tế bào bêta tuyến tuỵ tiết insulin. Về lý thuyết chỉ cần uống thuốc này khi người bệnh dùng bữa ăn chính. Về cách sử dụng có thể dùng như một đơn trị liệu hoặc kết hợp với Metformin, với insulin. Người ta cũng đã có số liệu chứng minh việc kết hợp Repaglinid với NPH trước khi đi ngủ đạt kết quả tốt trong điều trị hạ glucose máu ở người ĐTĐ týp 2. Thiazolidinedione (Glitazone) Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hoá PPARg, vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan Hai loại thuốc chính sẵn có là Pioglitazone và Rosiglitazone (trước đây có Troglitazol hiện đã cấm lưu hành do tỷ lệ biến chứng nhiễm độc gan nặng). Những thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc uống khác hoặc insulin. Tác dụng phụ bao gồm tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi dùng thuốc xét nghiệm chức năng gan nên được làm thường quy 2 tháng một lần.
  3. Các thuốc khác Các thuốc phối hợp: - Phối hợp giữa Glybenclamid với metformin. - Phối hợp giữa Glitazon (Rosiglitazon) với Metformin. Các thuốc đang nghiên cứu - Thuốc ức chế - Amylase - Các tác nhân làm giảm trạng thái “đói” của dạ dày như các chất xơ, các pramlintid và các peptid giống glucagon - Các dạng khác nhau của insulin. - Các thuốc ức chế kênh KATP. - Các incretin: GLP-1 và GIP . GLP-1 (Glucagon - like peptid -1) . GIP (Glucose-dependent insulinotropic peptid). Chúng đều là những peptid ức chế hoạt động của dạ dày. Cả hai đều gắn vào những receptor đặc hiệu, có tác dụng gây hoạt hoá Adenylcyclase, trên màng tế bào B của niêm mạc dạ dày. GLP-1 còn hoạt hoá con đường phospholipase C của tế bào B. - Ức chế phosphodiesterase. - Các chất kích thích bài tiết insulin mới. Chống chỉ định: phụ nữ có thai, tình trạng nhiễm toan Lactic; có bệnh thận, có rối loạn chức năng gan; nghiện rượu. TS. Nguyễn Vinh Quang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2