intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thượng Hội giữ giếng làng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

50
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vốn là nét đặc trưng của kiến trúc nông thôn Việt Nam. Trước xu thế phát triển của xã hội cùng với quá trình đô thị hóa, giếng ở không ít làng quê đã bị xóa sổ. Nhưng ở làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, hàng trăm năm qua, 3 giếng cổ trong làng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Người dân nơi đây coi giếng làng như “mắt của đất”, như “trái tim”, “linh hồn” của làng mình. Thượng Hội là làng cổ thuộc vùng Tổng Gối. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thượng Hội giữ giếng làng

  1. Thượng Hội giữ giếng làng Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vốn là nét đặc trưng của kiến trúc nông thôn Việt Nam. Trước xu thế phát triển của xã hội cùng với quá trình đô thị hóa, giếng ở không ít làng quê đã bị xóa sổ. Nhưng ở làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, hàng trăm năm qua, 3 giếng cổ trong làng vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Người dân nơi đây coi giếng làng như “mắt của đất”, như “trái tim”, “linh hồn” của làng mình. Thượng Hội là làng cổ thuộc vùng Tổng Gối. Xưa kia, các làng ở vùng này thường có 3 giếng ở đầu, giữa và cuối mỗi làng. Quá trình đô thị hóa, nhiều làng đã lấp dần giếng cổ, nhưng ở Thượng Hội cả 3 giếng Tròn; Vuông và giếng Bầu Dục vẫn còn. Ông Nguyễn Văn Thiết, Cụm trưởng cụm dân cư 12, xã Tân Hội vui vẻ chia sẻ: “Trong lịch sử, làng Thượng Hội từng được vua Tự Đức phong tước hiệu “Mỹ tục khả phong”. Làng có 4 cổng làng, 3 giếng cổ, đến nay chỉ giữ được 2 cổng làng, nhưng 3 giếng cổ thì vẫn nguyên vẹn. Không chỉ cung cấp nguồn nước, giếng làng còn hàm chứa biết bao nét đẹp văn hóa, là cái duyên của làng Thượng Hội”. Theo các cụ cao niên trong làng Thượng Hội thì hình thù mỗi chiếc giếng đều mang ý nghĩa riêng. Giếng hình vuông tượng trưng cho đất; giếng hình tròn tượng trưng cho trời, giếng hình bầu dục tượng trưng cho con người. Theo ông Thiết, giếng làng Thượng Hội có từ thời vua Tự Đức. Cả 3 giếng đều có diện tích rất lớn. Giếng Tròn nằm ở giữa làng nên còn gọi là giếng Giữa, xây bằng gạch, rộng khoảng một sào Bắc bộ; giếng Vuông còn gọi là giếng Chùa, do nằm trong khuôn viên chùa Thiện Linh, rộng gấp đôi giếng Tròn. Đặc biệt là giếng Bầu Dục, còn gọi là giếng Soi, nằm sát cổng làng. Đây là tấm gương lớn, người dân trước khi ra khỏi làng hoặc lúc quay về thường soi mình vào đây.
  2. Cụ Đỗ Gia Bính năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhà ở cụm 11 thôn Thượng Hội cho biết thêm, trước kia, khi đào giếng, các cụ thường tìm nơi có long mạch đẹp, là nơi “tụ thủy, tụ phúc”. Cả làng có ăn nên làm ra hay không đều trông cả vào đó. Tìm được long mạch tốt thì nước giếng mới đầy, nước ngon và trong. Cả 3 giếng nước ở làng Thượng Hội đều trong và đầy. Mỗi giếng lại có cầu bắc để người dân xuống gánh nước. Giếng làng không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước trong mát mà còn là nơi gặp mặt, chuyện trò của mọi người trong làng, là hình ảnh đẹp về quê hương trong trí nhớ của nhiều người xa quê. Nước giếng còn được lấy để cúng lễ trong các ngày lễ hội… Nhiều người dân Thượng Hội vẫn còn nhớ hình ảnh những năm 1990 trở về trước, khi giếng khoan còn chưa phổ biến, giếng làng là nơi cung cấp nguồn nước ăn và sinh hoạt
  3. cho dân trong vùng. “Bao thế hệ dân làng uống mạch nước này mà lớn lên. Từ đun nước pha trà, đến thổi cơm, tắm gội. Chẳng thế mà vào các buổi chiều, các đêm trăng sáng, hình ảnh chị em kĩu kịt gánh nước giếng về nhà vui như hội” – Ông Nguyễn Vỹ Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hội cho biết. Tuy nhiên hiện nay, xã hội phát triển, nhà nào cũng có giếng khoan, máy bơm nước… nên không ai còn dùng nước giếng làng nữa. Cũng chính bởi vậy mà có thời gian những chiếc giếng làng như “bị bỏ quên”. Năm 1999-2000, làng Thượng Hội đã cải tạo giếng Vuông, thay vì giếng đất nay đã được xây bằng gạch xung quanh, giao cho nhà chùa quản lý. Năm 2004, giếng Bầu Dục cũng được cải tạo, xây lại thành giếng, giữ nguyên hiện trạng. Gần đây nhất, năm 2011 giếng Tròn được kè đá xung quanh với kinh phí đầu tư hơn 500 triệu đồng. “Bây giờ, giếng đã khang trang, dân chúng tôi chỉ có một nguyện vọng đề nghị chính quyền bảo tồn giếng làng, đồng thời cải tạo cảnh quan xung quanh để người dân được nhìn ngắm và giáo dục truyền thống cho con cháu” – ông Thiết cho biết. Giếng làng Thượng Hội được bảo tồn, tôn tạo không những làm đẹp làng quê mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, tạo động lực cho địa phương xây dựng nông thôn mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0