intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại và phân phối lần thứ 3 năm 2022 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (Tập 1): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:428

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế "Thương mại và phân phối lần thứ 3 năm 2022" (Tập 1) phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại và phân phối; thị trường và hành vi của khách hàng trong lĩnh vực thương mại và phân phối; logistics trong thương mại và phân phối, tác động của logistics đến hoạt động thương mại và phân phối;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại và phân phối lần thứ 3 năm 2022 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (Tập 1): Phần 1

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI LẦN THỨ 3 NĂM 2022 THE 3rd INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION - CODI 2022 TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI Tháng 3 - 2022 1
  2. 2
  3. BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI LẦN THỨ 3 NĂM 2022 - CODI 2022 PGS.TS. Nguyễn Hoàng Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, thương mại và phân phối được xem là mắt xích quan trọng kết nối sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại và phân phối không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ mà còn hỗ trợ ngược trở lại quá trình sản xuất để tạo nên chuỗi cung ứng giá trị bền vững. Bên cạnh đó, thương mại và phân phối còn góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Như vậy, hoạt động thương mại và phân phối chính là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Giai đoạn vừa qua, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã minh chứng những tác động quan trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và đến hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt, khủng hoảng của chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra càng cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và “lúng túng” trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 để ứng phó hiệu quả trước đại dịch Covid-19. Với mong muốn tạo lập diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Đại học Quy Nhơn và Đại học Quốc gia Chung Nam – Hàn Quốc đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế thường niên “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3. Mục đích của Hội thảo nhằm làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; mô tả khái quát thực trạng hoạt động thương mại và phân phối của Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp dưới sự tác động của đại dịch Covid-19; từ đó dự báo triển vọng thị trường và đề xuất chính sách, giải pháp khôi phục, thúc đẩy phát triển thương mại và phân phối cho các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Hội thảo đã nhận được gần 200 bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước. Trong số các tác giả đã gửi bài tham luận có đại diện của các cơ sở giáo dục trong nước như Trường Đại học Thương mại, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Luật – Đại học Huế, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Tiền Giang, Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn,…; 3
  4. các nghiên cứu đến từ các nước như Hàn Quốc, Pháp, Đức, Anh, Úc, Trung Quốc, Thái Lan; cùng với sự tham gia của đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước. Hội thảo được tổ chức với Phiên toàn thể và các Phiên chuyên đề gồm 8 nhóm chủ đề trong tham luận như sau: Nhóm 1: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm phát triển thương mại và phân phối Các nghiên cứu trong chủ đề này tập trung phân tích thực tiễn chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chuyển đổi số trong doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương mại, logistics, nông nghiệp, du lịch,... nói riêng. Cụ thể gồm các vấn đề như: Chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; chuyển đổi kỹ thật số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp; chuyển đổi số cho các doanh nghiệp phân phối hàng hóa tỉnh Lào Cai; chuyển đổi số trong doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê Việt Nam; ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam; chuyển đổi số trong phân phối sản phẩm du lịch ở Việt Nam;… Thông qua việc đánh giá thực trạng, thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các nghiên cứu đã đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần chuyển đổi số có hiệu quả đối với doanh nghiệp nước ta trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, trong chủ đề này cũng có nghiên cứu đề cập đến ý nghĩa của phương pháp trắc lượng thư mục trong tổng quan tài liệu về chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhóm 2: Thị trường và hành vi của khách hàng trong lĩnh vực thương mại và phân phối Trong chủ đề này, các bài viết tập trung vào nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, hành vi tiêu dùng, sự hài lòng của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cụ thể gồm các vấn đề như: Xu hướng tiêu dùng của người dân Bình Định sau đại dịch Covid-19; vận dụng thuyết ảnh hưởng xã hội và thuyết hành vi có kế hoạch trong nghiên cứu ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ Việt Nam; ảnh hưởng của nhận thức môi trường lên dự định hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh tại thành phố Đà Nẵng; các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm nhãn hàng riêng của siêu thị đối với người tiêu dùng thành phố Kon Tum; người tiêu dùng số và sự phát triển của thương mại bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam; chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trực tuyến tại các siêu thị ở Quy Nhơn;... Từ những nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất một số giải pháp về marketing; tìm kiếm nguồn cung hợp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ và củng cố niềm tin của người tiêu dùng;... để thúc đẩy mua sắm và nâng cao sự hài lòng của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội lên hình ảnh tổ chức và niềm tin của người tiêu dùng; đào tạo nhằm phát triển năng lực nền tảng cho các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản;… 4
  5. Nhóm 3: Logistics trong thương mại và phân phối, tác động của logistics đến hoạt động thương mại và phân phối Ở nhóm chủ đề này, các bài viết tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về logistics trong thương mại và phân phối, tác động của logistics đến hoạt động thương mại và phân phối. Cụ thể gồm các vấn đề như: Giao hàng chặng cuối trong thương mại điện tử B2C ở một số quốc gia; định tuyến phương tiện trong giao nhận vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam; tác động của chỉ số năng lực logistics tới kết quả hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam; vai trò của logistics đối với hoạt động xuất khẩu; triển vọng và thách thức của ngành logistics ngược tại Việt Nam;… Từ đó, các nghiên cứu đã đưa ra hàm ý và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam, đó là: Doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích người mua thanh toán trực tuyến,…; cơ quan quản lý nhà nước cần cải thiện môi trường logistics và tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, tiếp tục giám sát các hoạt động thanh toán trực tuyến và xử phạt doanh nghiệp vi phạm pháp luật, quảng bá thanh toán số,… Ngoài ra, trong chủ đề này còn bàn đến vấn đề phân tích hiệu quả hai giai đoạn của cảng hàng không thương mại tại Hàn Quốc Nhóm 4: Mô hình phân phối thương mại, kênh phân phối thương mại, cơ sở thương mại phân phối của doanh nghiệp; Hệ thống thương mại và phân phối sản phẩm, dịch vụ trong chuỗi giá trị toàn cầu Trong chủ đề này, các nghiên cứu tập trung vào phân tích những nội dung liên quan đến chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong các ngành hàng. Các vấn đề cụ thể bao gồm: Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu; sản phẩm điện tử và các xu thế hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản; phát triển các liên kết chiến lược trong các chuỗi cung ứng ngành hàng thịt; nghiên cứu chuỗi cung ứng sách của Amazon;… Các nghiên cứu cũng đã đề xuất một số giải pháp, gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam như: Hình thành hệ thống liên kết chiến lược; mở rộng quy mô đầu tư; mở rộng danh mục sản phẩm; điều chỉnh quy trình và công nghệ giao hàng; nâng cao chất lượng nguồn lực;… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề phát triển sàn giao dịch vận tải đường bộ; đề xuất mô hình tích hợp thực hành phân phối tốt với hệ thống quản lý chất lượng cho các sản phẩm dược phẩm; đảm bảo chất lượng hàng hóa trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử;… Nhóm 5: Dự báo triển vọng thị trường thương mại, phân phối trong nước, khu vực và thế giới và những đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, phân phối Các bài viết ở chủ đề này tập trung vào phân tích tác động của các hiệp định thương mại, hàng rào kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa; phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất khẩu; mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc với hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh; thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế;…; từ đó dự báo triển vọng thị trường thương mại, 5
  6. phân phối trong nước, khu vực và thế giới và đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và phân phối. Nhóm 6: Những thể chế, chính sách, luật pháp, cơ sở pháp lý về vấn đề thương mại và phân phối đối với sự phát triển kinh tế địa phương, quốc gia và quốc tế; Vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa trên phạm vi thị trường nội địa và quốc tế; Ảnh hưởng chính sách thương mại và phân phối quốc tế khi Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới Trong chủ đề này, các nghiên cứu xoay quanh các nội dung về thể chế, chính sách, luật pháp về thương mại và phân phối đối với phát triển kinh tế; vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy lưu thông hàng hóa; ảnh hưởng của chính sách thương mại và phân phối quốc tế đối với Việt Nam. Các vấn đề cụ thể như: Quản lý nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp may khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam; pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp từ góc độ hoạt động bán lẻ; tác động của bảo hộ thương mại đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam; quan hệ thương mại giữa các nước VISEGRAD và Việt Nam; rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam;… Một số khuyến nghị đã được đề xuất gồm: Rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đại lý thương mại; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại khi điều chỉnh pháp luật về hoạt động bán lẻ; tăng cường theo dõi và xử lý phù hợp các vụ điều tra phòng vệ thương mại; hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam;… Nhóm 7: Phát triển thương hiệu, truyền thông và marketing nhằm phát triển thương mại và phân phối Các nghiên cứu trong chủ đề này tập trung đề cập đến nội dung thương hiệu doanh nghiệp, truyền thông và marketing nhằm phát triển thương mại và phân phối. Các vấn đề cụ thể như: Giá trị thương hiệu của các siêu thị bán lẻ; ảnh hưởng của hoạt động marketing trên mạng xã hội, nhận thức thương hiệu, hình ảnh thương hiệu đến sự trung thành thương hiệu; chiến lược marketing số cho doanh nghiệp Việt Nam; ảnh hưởng của tiếp thị số đến kinh doanh dược liệu của vùng Tây Nguyên;… Từ việc phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất được một số giải pháp phát triển thương hiệu, truyền thông và marketing nhằm phát triển thương mại và phân phối, đó là: Tăng cường nhận thức về giá trị của marketing trên mạng xã hội đối với công tác quản trị thương hiệu doanh nghiệp; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chiến lược marketing số cho doanh nghiệp Việt Nam; đầu tư phương tiện phục vụ tiếp thị số;… Nhóm 8: Các chủ đề liên quan khác Bên cạnh các bài tham luận tập trung trong lĩnh vực thương mại và phân phối cũng có những nghiên cứu xoay quanh các vấn đề về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, quản lý tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng của bên thứ ba đối với các báo cáo bền vững của doanh nghiệp, 6
  7. các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp,… Các bài viết cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ phương diện về hoạt động thương mại và phân phối ở các địa phương và cả nước. Ban tổ chức Hội thảo đã cố gắng hết sức để tuyển chọn một cách kỹ lưỡng nhất những công trình tiêu biểu của các tác giả gửi về tham dự. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và dung lượng của bản in Kỷ yếu Hội thảo, chỉ có 97 trong số gần 200 bài viết được chọn lọc in trong kỷ yếu này. Ban tổ chức chân thành cảm ơn các tác giả đã quan tâm gửi bài, đến tham dự và báo cáo tại Hội thảo. Những đóng góp tâm huyết của quý tác giả đã làm nên thành công của Hội thảo lần này. Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, một lần nữa xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý đã đóng góp trí tuệ cho Hội thảo, cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các cơ sở giáo dục đã giúp đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện cho các tác giả tham dự Hội thảo quan trọng và giàu ý nghĩa này. Xin kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc! Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp! 7
  8. 8
  9. CHỦ ĐỀ TOPIC 9
  10. 10
  11. CHUYỂN ĐỔI SỐ - GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CHO MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 ThS. Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt: Bài viết tập trung vào tìm hiểu khái niệm chuyển đổi số, sự khác biệt về giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số. Đồng thời, bài viết tập trung vào mô hình kinh doanh, giúp các doanh nghiệp xác định các bước thực hiện quy trình, lĩnh vực trọng tâm khi chuyển đổi số. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công thì việc xây dựng chiến lược phát triển cần có tương thích với chiến lược chuyển đổi số cũng như cần đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình này. Từng bước thực hiện theo trình tự cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong bối cảnh như hiện nay. Từ khóa: Chuyển đổi số, mô hình kinh doanh, doanh nghiệp... DIGITAL TRANSFORMATION - SOLUTIONS OF BUSINESS MODELS TO ADAPT TO THE REVOLUTION 4.0 Abstract: The article focuses on the concept of digital transformation and the difference between digitization, digital technology, and digital transformation. The article also focuses on the business model and help enterprises that are planning for digital transformation to determine what essential steps should be taken, and what key areas should be prioritized. This paper makes three recommendations for firms to succeed in digital transformation, among which a development strategy should be compatible with the digital transformation strategy, and training human resources is necessary for this process. Following a specific sequence will help businesses stand firmly in the current context. Keywords: Digital transformation, business model, enterprise... 1. Đặt vấn đề Trong thời gian qua, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kết hợp với tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, tạo ra môi trường kinh doanh năng động, linh hoạt. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Theo đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. Chuyển đổi số được nhà nước khẳng định là xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững trong tình trạng hiện nay. Theo Thanh Phương (2021) thì chuyển đổi số tác động sâu rộng và bao trùm lên các lĩnh vực, giúp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và cho địa phương, quốc gia nói chung. 11
  12. Đối với doanh nghiệp, chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi phương thức quản lý sâu rộng theo hướng đơn giản về cơ cấu tổ chức, kế thừa và hiệu quả về hoạt động, gia tăng hội nhập quốc tế, giúp doanh nghiệp có khả năng gia nhập chuỗi giá trị hàng hóa và cung ứng sản phẩm toàn cầu; tự động hóa nâng cao hiệu suất công việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, gia tăng mạnh mẽ giá trị sản xuất, chất lượng dịch vụ. Bài viết này tập trung vào mô hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, trong đó mô tả các giai đoạn cần thực hiện, từ đó giúp doanh nghiệp có cơ sở xây dựng giải pháp tương ứng trong chuyển đổi số. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan về chuyển đổi số 2.1.1 Khái niệm về chuyển đổi số Chuyển đổi số được khá nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gần đây. Theo Siebel [1] định nghĩa bản chất chuyển đổi số là sự hội tụ của 4 công nghệ đột phá sau: công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Sự hội tụ này khiến cho phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của chuyển đổi số hết sức rộng lớn, do đó có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận chuyển đổi số khác nhau (trích trong Phạm Huy Giao (2020)). Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020) với tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, thì chuyển đổi số được hiểu là “việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới”. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp. 2.2.2. Phân biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số 12
  13. Hình 1: Phân biệt giữa số hóa, công nghệ số và chuyển đổi số Nguồn: Phạm Huy Giao (2020) Số hóa (Digitization): quá trình chuyển đổi thông tin từ analog ở thế giới thực sang kỹ thuật số. Đây có thể được gọi là bước tin học hóa, là một thành phần của quá trình chuyển đổi số. Số hóa mô tả sự chuyển đổi thuần túy từ tương tự sang kỹ thuật số của dữ liệu và tài liệu hiện có. Ví dụ như scan tài liệu thành định dạng PDF file, hoặc quét một bức ảnh ... Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số (Trần Đức Tân và cộng sự (2020)). Số hóa có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các qui trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các qui trình hoặc dữ liệu. Quy trình sử dụng thông tin đã được số hóa để làm cho các cách thức hoạt động đơn giản và hiệu quả hơn được gọi là Digitalization (công nghệ số) (Phạm Huy Giao, 2020). Công nghệ số/ứng dụng công nghệ số là việc sử dụng các dữ liệu số để thực hiện công việc nhanh và tốt hơn. Chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số hay ứng dụng công nghệ số trên cơ sở các dữ liệu số hoặc dữ liệu đã được số hóa để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, tính cạnh tranh của tổ chức/cơ quan/doanh nghiệp. Bốn công nghiệp số nền tảng của chuyển đổi số là điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Chuyển đổi số không phải là sự nâng cấp liên tục của công nghệ thông tin hay là số hóa quy trình, dữ liệu và thông tin (Phạm Huy Giao, 2020). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin, thu thập và phân tích từ các mô hình nghiên cứu trước liên quan đến cách nào để chuyển đổi số thành công, kết hợp với thực trạng những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung trong quá trình chuyển đổi số từ đó lựa chọn những mô hình thích hợp để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số. 13
  14. 3. Giải pháp chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh Theo Peter M. Bican & Alexander Brem (2020) đề xuất mô hình kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp chuyển đổi số như hình 2: Hình 2: Khung khái niệm chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh Mô hình kinh doanh Mức độ sẵn sàng kĩ thuật số Công nghệ kĩ thuật số Đổi mới Mô hình kinh doanh kĩ thuật số Chuyển đổi số Nguồn: Peter M. Bican & Alexander Brem (2020) Các khái niệm trong mô hình được được nghĩa như sau: Bảng 1: Các khái niệm trong mô hình Lĩnh vực Định nghĩa Mô hình kinh Chuyển đổi kỹ thuật số của các đề xuất giá trị của công ty doanh Cải tiến liên tục thông qua các kết hợp mới và phụ thuộc lẫn nhau vào Đổi mới khả năng kinh tế Mức độ sẵn Nền tảng cần thiết của tổ chức để triển khai liên quan đến Kỹ thuật số sàng kĩ thuật số Có tính kết nối cao hoặc là người hỗ trợ cho sự đổi mới có ảnh hưởng Công nghệ kĩ đến bí quyết, tạo điều kiện cho sự thay đổi mang tính chuyển đổi thuật số thông qua các hoạt động thị trường bền vững và nhanh chóng Mô hình kinh Tối ưu hóa tài nguyên nâng cao, được đặc trưng bởi tính vô hình, tính doanh kĩ thuật đơn nhất của doanh nghiệp và giá trị cốt lõi, tập trung vào trải số nghiệm, nền tảng và nội dung Kết quả của sự tương tác giữa Kỹ thuật số với các quy trình trong nội Chuyển đổi số bộ (tổ chức) và bên ngoài (hợp tác), đồng thời mang lại những thay đổi sâu sắc Nguồn: Peter M. Bican & Alexander Brem (2020) Khi doanh nghiệp thực hiện theo trình tự như trên, thì các lĩnh vực bên trong doanh nghiệp cần thực chuyển đổi bao gồm những hoạt động như sau. 14
  15. Hình 3: Mô hình các lĩnh vực trọng tâm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp Nguồn: Ernst & Young trích trong Bộ kế hoạch (2020) Mô hình này gồm có các lĩnh vực như sau: + Định hướng chiến lược: Doanh nghiệp cần tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Có như vậy, thì mới đảm bảo được sự tương thích giữa tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp. + Chuyển đổi số mô hình kinh doanh Chuyển đổi số mô hình kinh doanh nghĩa là áp dụng công nghệ số vào các hoạt động chăm sóc khách hàng để tạo ra những giá trị mới, giúp doanh nghiệp chuyển đổi sang kênh bán hàng mới (online channel). Hiện có các kênh bán hàng hiện đại như Tiki, shopee, Lazada..., các sàn giao dịch thương mại điện tử như Amazon, Ebay...; các ứng dụng cải thiện phục vụ mục đích giao hàng, vận chuyển hàng nhanh chóng hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tại những khu vực địa lý khác nhau thông qua các kênh như Facebook, zalo,... và các ứng dụng quảng cáo trực tuyến khác. Việc thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh trong áp dụng công nghệ số giúp thay đổi các kênh tiếp thị, bán hàng, phân phối từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Bộ kế hoạch và đầu tư (2020). Chuyển đổi số năng lực quản trị Bên cạnh chuyển đổi số trong việc chuyển giao giá trị tới khách hàng được hiệu quả, cần phát triển và duy trì năng lực quản trị bên trong mô hình kinh doanh gồm: nhân lực, cơ cấu tổ chức, hệ thống công nghệ thông tin, các nghiệp vụ quản lý... Các nghiệp vụ bên trong doanh nghiệp như quy trình thanh toán của kế toán, nhập kho, xuất kho, quản lý 15
  16. nhân sự, sản xuất cần ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện cách quản trị doanh nghiệp được hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần kết nối với các đơn vị khác trong việc phân tích dữ liệu tổng thể và tìm kiếm các thông tin để tối ưu hóa hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ tạo ra hệ thống dữ liệu lớn để nhìn được tổng thể toàn doanh nghiệp, điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những bước chuyển thích hợp trong quá trình chuyển đổi số. Nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển số của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể sử dụng bộ thang đo sau để đối chứng. Bảng 2: Thang đo mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của các doanh nghiệp STT Tên nội dung Thang đánh giá  Nhận thức của lãnh đạo đối với lợi ích và xu hướng Định hướng chiến CĐS có ảnh hưởng đển hoạt động của doanh nghiệp; 1 lược  Mức độ tích hợp chuyển đổi số vào chiến lược chung của doanh nghiệp  Mức độ áp dụng công nghệ số vào tiếp thị, kênh phân Trải nghiệm khách phối, bán hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng; 2 hàng  Mức độ áp dụng phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh  Khả năng áp dụng công nghệ số để kết nối với nhu cầu của khách hàng và với các nhà cung cấp của doanh Chuỗi cung ứng nghiệp;  Mức độ áp dụng công nghệ và phân tích dữ liệu vào các quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi  Năng lực và khả năng tích hợp của hệ thống CNTT với Hệ thống công các hệ thống khác để nâng cấp; 3 nghệ thông tin và  Khả năng cập nhật các giải pháp công nghệ mới trên quản trị dữ liệu thị trường;  Các quy trình, chính sách liên quan đến quản trị dữ liệu.  Nhận thức về các rủi ro khi thực hiện chuyển đổi số; Quản trị rủi ro và  Mức độ áp dụng phân tích dữ liệu và các công cụ khác 4 an ninh mạng để đánh giá các rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro về an ninh mạng. Nghiệp vụ quản lý  Mức độ áp dụng công nghệ số vào các nghiệp vụ quản tài chính, kế toán, lý, tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý, nhân sự; 5 kế hoạch, pháp lý  Khả năng hỗ trợ của bộ phận tài chính, kế toán, pháp lý và nhân sự trong thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp.  Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp phản hồi lại với các thay đổi trong môi trường kinh doanh; Con người và tổ  Năng lực của các nhân sự trong doanh nghiệp để thực 6 chức hiện chuyển đổi số;  Mức độ áp dụng công nghệ để kết nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Nguồn: Ernst& Young trích trong Bộ kế hoạch (2020) Với bộ thang đo này, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại doanh nghiệp của mình để có những định hướng phát triển phù hợp. 16
  17. Ngoài ra, Laserfiche (2018), cũng chỉ ra các giai đoạn chuyển đổi số của các doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau: Giai đoạn 1: Chuyển từ dạng giấy sang dạng thông tin số. Khi một công ty đang gặp khó khăn với việc quản lý các tài liệu giấy do các tài liệu này nằm rải rác, khó tìm hoặc không có tổ chức và phòng lưu trữ lộn xộn, điều đó có nghĩa là công ty đang ở giai đoạn một của Mô hình Chuyển đổi Kỹ thuật số. Bước đầu tiên là bắt đầu chuyển tất cả các tài liệu giấy thành tài liệu điện tử, cho phép tải lên, xem và thậm chí xuất tài liệu. Các tệp kỹ thuật số cũng sẽ được dùng làm bản sao lưu cho các tệp bị mất do thiên tai. Giai đoạn 2: Phân loại tài liệu. Khi doanh nghiệp thường gặp các vấn đề như không có quy tắc và phân loại dẫn đến thực hành nộp hồ sơ không nhất quán, tài liệu kỹ thuật số không được sắp xếp hoặc không thể lấy một tài liệu kỹ thuật số nhất định, điều đó có nghĩa là công ty đang ở giai đoạn hai của Mô hình chuyển đổi kỹ thuật số. Chẳng hạn, các tài liệu như hóa đơn hiện có thể được đặt trong danh mục 'tài khoản phải trả', điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều hướng và dễ bảo mật hơn. Các thực hành về tệp cũng sẽ trở nên nhất quán và công việc và cộng tác sẽ được sắp xếp hợp lý; nói cách khác, các tài liệu phải hỗ trợ tuân thủ có thể được truy cập ngay lập tức. Giai đoạn 3: Quá trình loại bỏ các quy trình kém hiệu quả. Công ty đang ở trong giai đoạn này khi các tài liệu vẫn bắt nguồn từ trên giấy trước khi được quét vào kho lưu trữ, khi các quy trình không được tiêu chuẩn hóa, khi các tác vụ và quy trình nhất định được theo dõi trong e-mail thay vì kho lưu trữ và khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thiếu khả năng quản lý và kiểm toán quyền truy cập thông tin. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp phải loại bỏ tất cả các biểu mẫu giấy được tiêu chuẩn hóa và thay thế chúng bằng một tập hợp nhỏ hơn các biểu mẫu điện tử tiêu chuẩn hóa có thể được gửi thông qua mạng nội bộ của công ty. Sau đó, các biểu mẫu có thể được gửi trực tiếp đến các nhà quản lý có liên quan để được xem xét và ký. Thời gian và nguồn lực lãng phí sẽ được giảm đáng kể, các quy trình lặp đi lặp lại sẽ được xác định và tiêu chuẩn hóa, trách nhiệm giải trình đối với cách xử lý thông tin sẽ được tăng lên, đồng thời các báo cáo và công cụ kiểm toán sẽ giảm nguy cơ không tuân thủ. Giai đoạn 4: Các quy trình rườm rà. Tổ chức đang ở giai đoạn thứ tư của Mô hình chuyển đổi kỹ thuật số khi họ gặp các khó khăn về tự động hóa sau: - Các quy trình tự động được thực hiện, nhưng chúng thực sự khó hiểu đối với nhân viên. - Không có giám sát chính sách dữ liệu rõ ràng do dữ liệu không đầy đủ. - Không thể đo lường thành công hay thất bại. - Gặp khó khăn trong việc tích hợp những người khác, chẳng hạn như thêm khách hàng vào quy trình. Giai đoạn 5: Loại bỏ sự kém hiệu quả. Nội dung của doanh nghiệp được bảo mật và tất cả tài liệu của doanh nghiệp đã được số hóa và có thể truy cập dễ dàng, nhưng không có nghĩa là quá trình chuyển đổi đã hoàn tất. Doanh nghiệp vẫn có thể gặp phải những khó khăn, chẳng hạn như: - Các quy trình không phù hợp với nhu cầu kinh doanh. - Bạn chỉ có thể lập những kế hoạch hạn chế cho tương lai. 17
  18. - Tổ chức của bạn có phản ứng, nhưng không chủ động. Khi tổ chức có phản ứng nhưng không chủ động thì các động thái tiếp theo cần loại bỏ tiếp những sự yếu kém không hiệu quả đó. 4. Kết luận Để duy trì tính cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, chuyển đổi số là một điều sống còn. Các tổ chức, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực tìm tòi các giải pháp chuyển đổi số để tối ưu hoạt động kinh doanh, không bị bỏ lại phía sau và tăng sức cạnh tranh. Do vậy, doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số cần có những giải pháp như: Thứ nhất: đánh giá mức độ sẵn sàng các lĩnh vực trong doanh nghiệp, để có thể chuyển đổi số theo từng giai đoạn. Khi doanh nghiệp đánh giá được mức độ sẵn sàng chuyển đổi sẽ tạo sự đồng thuận trong cả doanh nghiệp. Thứ hai, cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Đây là bài toán bức thiết đối với doanh nghiệp nếu như muốn chuyển đổi số thành công. Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng cho chuyển đổi số. Cần có những định hướng rõ ràng, các bước phát triển cụ thể cho từng giai đoạn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Peter M. Bican & Alexander Brem, 2020, Digital Business Model, Digital Transformation, Digital Entrepreneurship: Is There A Sustainable “Digital”? Sustainability 2020, 12, 5239, www.mdpi.com/journal/sustainability 2. Laserfiche, 2018, The digital transformation Model, Johannesburg, 15 Thg 6 2018 3. Phạm Huy Giao, 2020, Chuyển đổi số, bản chất, thực tiễn và ứng dụng, Tạp chí dầu khí, Số 12 - 2020, trang 12 - 16, ISSN 2615-9902 4. Thanh Phương, Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Ngày 29/01/2021, tại website https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-noi-bat/chuyen- doi-so-quoc-gia-phat-trien-chinh-phu-so-kinh-te-so-va-xa-hoi-so-24084.html 5. Nguyễn Thị Hoàng Quyên, Chuyển đổi số - Hướng đi bền vững cho doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Phát triển KTXH tỉnh Bắc Ninh, tại website https://vienktxh.bacninh.gov.vn/news/-/details/3565029/chuyen-oi-so-huong-i-ben- vung-cho-doanh-nghiep 6. Trần Đức Tân, Phạm Thị Thu, Nguyễn Thị Thu, Số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động thư viện, Conference: Phát triển mô hình trung tâm tri thức số cho các thư viện Việt Nam, tháng 10/2020. 7. http://digitaltransformation.vn/5-tru-cot-cua-chuyen-doi-so-giai-ma-cong-thuc-thanh- cong?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_content=definition&campaignid= 1735102558&adgroupid=67821498877&adid=424712758486&gclid=CjwKCAiAv_K MBhAzEiwAs-rX1AFR6ouS0WTmCBRS-ao6- z2HYF4ElEcYBX3aM2TsZv4bOTVlbkOkGxoCMF4QAvD_BwE 18
  19. PHÂN TÍCH CÁC TÀI LIỆU VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC ThS.Vũ Thị Thúy Hằng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Chuyển đổi số là quá trình kết hợp công nghệ kỹ thuật số với các mô hình kinh doanh hợp lý để tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp. Tác giả đã nghiên cứu 532 tài liệu về chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ sở dữ liệu khoa học của Scopus bằng phương pháp trắc lượng thư mục. Các nghiên cứu về chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung vào giai đoạn năm 2015-2020 với số lượng bài viết tăng từ 5 lên 172 ấn phẩm/năm. Đức là quốc gia xuất bản nhiều nhất về chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng là quốc gia có số lượng trích dẫn nhiều nhất. Bẩy chủ đề nổi trội được xác định với 34 từ khóa có mức độ xuất hiện tối thiểu từ 5 lần là công nghệ số (blockchain, dữ liệu lớn, công nghệ bản sao số, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật), quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất thông minh, năng lực động, đổi mới mô hình kinh doanh, quản trị tri thức, mô hình trưởng thành năng lực và các chiến lược số, sự quốc tế hóa trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nghiên cứu cũng góp phần chứng minh phương pháp trắc lượng thư mục có ý nghĩa khi tổng quan các tài liệu. Từ khóa: Chuyển đổi số, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phương pháp trắc lượng thư mục DIGITAL TRANSFORMATION IN SMAL AND MEDIUM ENTERPRISES: A BIBLIOMETRIC ANALYSIS Abstract: Digital transformation is the process of combining digital technology with business models to create great value for businesses. The author has researched 532 documents on digital transformation of small and medium enterprises in Scopus database by bibliometric analysis. The documents focus on the period from 2015 to 2020. The number of articles increasing from 5 to 172 documents per year. Germany has published the most publications and has also the highest number of ciations. Seven topics were identified with 34 keywords with at least 5 occurrences such as: digital technology (blockchain, big data, digital twin, cloud computing, artificial intelligence, internet of things), supply chain management, smart manufacturing, dynamic capabilities, business model innovation, knowledge management, capacity maturity models and digital strategies, internationalization in the 4th Industrial Revolution. The article also suggest that bibliometric methods will complement literature review. Keywords: Digital transformation, Small and medium-size enterprises (SME), Bibliometric analysis 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi các thuộc tính thông qua sự kết hợp của công nghệ thông tin, điện toán đám mây, truyền thông và kết nối (G.Vial, 2019). Chuyển 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2