intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỦY ĐẬU (CHICKENPOX)

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ em, dễ thành dịch, do VR thủy đậu Varicella Zoster Virus(VZV) ; VZV có ái tính với da , niêm mạc và hệ thần kinh; Bệnh lành tính( trừ trường hợp có viêm não); Triệu chứng chủ yếu là sốt

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỦY ĐẬU (CHICKENPOX)

  1. THỦY ĐẬU (CHICKENPOX) I - ĐẠI CƯƠNG: 1/ Dịch tể học: Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu gặp ở trẻ em, dễ th ành dịch, do VR thủy đậu Varicella Zoster Virus(VZV) ; VZV có ái tính với da , ni êm mạc và hệ thần kinh; Bệnh lành tính( trừ trường hợp có viêm não); Triệu chứng chủ yếu là Sốt, phát ban và mụn nước trên da và niêm mạc, ban mọc nhiều đợt cách nhau 3-4 ngày 2/ Mầm bệnh: Do VR thủy đậu Varicella Zoster Virus(VZV); VR này gây ra 2 bệnh ( Thủy đậu và zôna) 3/ Nguồn bệnh:
  2. BN thủy đậu: có khả năng lây bệnh từ cuối thờ kỳ nung bệnh tới khi bong vẩy 4/ Đường lây: Qua đường hô hấp: qua nước bọt BN khi BN ho , hắt hơi 5/ Sức thụ bệnh: Tất cả mội lứa tuổi, lứa tuổi dễ mắc là 6 tháng -7 tuổi; hay gặp vào mùa lạnh II- LÂM SÀNG: 1/ Thể thông thường điển hình: 1.1/ Thời kỳ nung bệnh:14-21ngày 1.2/ Thời kỳ khởi phát: đột ngột Thường ngắn khoảng 1 ngày, triệu chứng không rõ : có thể sốt nhẹ, đau, mệt mỏi, trẻ không chịu chơi, quấy khóc, mê sảng… 1.3/ Thời kỳ mọc ban: Ban xuất hiện nhanh, có khi ngay ngày đầu của bệnh; Ban có đặc điểm: + Vị trí:Ban mọc rải rác toàn thân
  3. + Tổn thương có bản: Thoạt đầu là ban đỏ, sau và giờ thành phỏng nước trong ( nếu có nhiễm khuẩn thì dịch sẽ đục và mủ), rất nông như đặt trên mặt da; sau 24-48h thì ngả vàng; khi đó nốt thủy đậu trở thành hình cầu, đường kính khoảng 5mm, nổi gờ trên mặt da khoảng 1-2mm; xung quanh có nền da đỏ rộng ra khoảng 1mm; một số nốt phỏng lõm ở giữa. - Ban mọc không thứ tự vì vậy trên một vùng da có đủ các nốt ban có độ tuổi khác nhau, giữa các ban là vùng da lành. - Trong niêm mạc má, vòm họng đôi khi củng có phỏng nước khi vỡ thành nốt loét nông, tròn, chảy dãi, đau + Cơ năng :Bệnh nhân ngứa nhiều trong giai đoạn mọc ban -> gãi làm vỡ phỏng nước-> Bội nhiễm + Nốt thủy đậu diễn biến chậm nhất sau 4-6 ngày là khô, đóng vảy màu nâu sẫm, bong đi sau 1 tuần, không để lại sẹo ( trừ trường hợp gãi loét và bội nhiễm) + XN:BC có thể giảm; Bạch cầu ái toan giảm ; Lympho tăng; Vss tăng cao 2/ Một số thể khác : - Nốt thủy đậu có thể có máu ở những BN có bệnh máu, trẻ em suy mòn thì nốt thủy đậu có thể bị hoại tử gây loét sâu, có dịch màu xám
  4. - Nốt thủy đậu có thể bội nhiễm( tụ cầu, liên cầu), gây mủ dễ nhầm với đậu mùa III - CHẨN ĐOÁN: 1/ Chẩn đoán xác định: - Bệnh khởi phát đột ngột - Triệu chứng toàn thân nhẹ - Ban mọc ngay ngày đầu của bệnh, chỉ có nốt phỏng nước không có mụn mủ ( trừ khi bội nhiễm) - Ban mọc không tuần tự, mọc nhiều đợt, cách nhau 3- 4 ngày, ban mọc trong cả chân tóc; trên một vùng da có ban nhiều lứa tuổi . - Khi ban lặn không để lại sẹo - BC giảm; Lympho tăng - Bệnh thường gặp ở trẻ em - Dịch tể: Có dịch thủy đậu 2/ Chẩn đoán phân biệt: - Đậu mùa thể nhẹ và thể cụt: Mụn mọc theo thứ tự từ trên đầu xuống chân, cùng lứa tuổi trên cùng một vùng da, ban mọc có 2 giai đọan: tiền ban và mụn đậu mọc,
  5. mụn đậu mọc vào này thứ 4 của bệnh, sau một ngày nỗi phỏng nước và hóa mủ từ ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng toàn thân nặng và hay bị bội nhiễm. - Ngưu đậu toàn thân: Ban mọc cùng lúc, có nhiều lứa tuổi dạng phỏng nước, không có mủ, sau 3 ngày bắt đầu khô, không để lại sẹo, xuất hiện sau tiêm chủng 8-10 ngày. - Chốc lở. IV - TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG: 1/ Tiến triển: - Nhìn chung Thủy đậu là bênh lành tính; bệnh diễn biến sau 2-3 tuần thì lành, nhưng dấu vết ban có thể tồn tại sau vài tháng đến vài năm 2/ Biến chứng: - Viêm niêm mạc miệng, viêm tai giữa và tai ngoài, viêm thanh quản - Viêm thận, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm hạch lympho; Viêm khớp tràn dịch. - Bệnh kết hợp: Bạch hầu, ho gà, lao, phế quản phế viêm - Biến chứng thần kinh: viêm não biểu hiện là sốt cao liên tục, nhức đầu, nôn, li bì, co giật; khám thấy H/C màng não (+); Babinski(+)
  6. XN dịch não tủy: AL tăng; số lượng tế bào tăng vừa có khi tới 100 tb/mm³; phần nhiều tb lympho. Protein hơi tăng, Glucose hơi tăng; tỷ lệ tử vong 5%. V - ĐIỀU TRỊ: 1/ Nguyên tắc: - Cách ly đề phòng lây lan, cách ly đến khi ban hết mọc, vẩy đã bong hết. - Không có thuốc đặc hiệu; chỉ điều trị triệu chứng, giải độc - Xử lý tốt các phỏng nước, phòng bội nhiễm 2/ Điều trị tại chổ: Bôi dung dịch thuốc màu:Xanh Methylen, Castellani, Millian, Glicerin borat. 3/ Toàn thân: - Acyclovir0,2 x 5v/24h chia làm 5 lần x 5-7 ngày dùng tốt nhất trong tuần đầu của bệnh - Hạ sốt: Paracetamol - An thần, chống co giật:Gacdenal, Seduxen, Canxi bromua 3% - Kháng sinh khi có bội nhiễm:Cephalexin, Doxyxilin, Minocin
  7. - Sinh tố nhóm B, C - Hộ lý: . BN nằm buồng thoáng, tránh gió lùa . Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, dịch Acid Boric 1% . Vệ sinh tai mũi họng . Không gãi. BS. Nguyễn Văn Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0