intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TRÁI RẠ

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

140
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trái rạ (còn có tên “thủy đậu”, tên Mỹ, “chickenpox”) là một bệnh nhiễm siêu vi rất hay xảy ra, lây từ người nọ sang người kia. Bệnh lai vãng quanh năm, nhiều vào cuối Đông và đầu Xuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TRÁI RẠ

  1. BỆNH TRÁI RẠ Trái rạ (còn có tên “thủy đậu”, tên Mỹ, “chickenpox”) là một bệnh nhiễm siêu vi rất hay xảy ra, lây từ người nọ sang người kia. Bệnh lai vãng quanh năm, nhiều vào cuối Đông và đầu Xuân. Trẻ không tha, già không thương, song bệnh thích các trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt các trẻ trong khoảng tuổi từ 5 đến 9, nên hay đến thăm các trẻ này nhất. Ở trẻ em, trái rạ thường là bệnh nhẹ, lành tính. Trẻ bị mệt mỏi, sốt 100-103 độ F (37.8-39.4 độ C) trong vòng 3 đến 5 ngày, đồng thời nổi những mụn ngứa trên da, có khi ở cả trong miệng, cổ họng. Sau đó, bệnh lui dần, các mụn trái rạ đóng vẩy. Bệnh thường lành tính, nhưng vì rất lây, nên trẻ em nhiễm trái rạ được cho ở nhà cho đến khi những vết trái rạ trên da khô, đóng vẩy. Nhiều bố mẹ phải nghỉ việc sở, ở nhà chăm sóc cho trẻ. Mà thì giờ là tiền bạc. Chưa kể thỉnh thoảng, biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra: viêm óc (encephalitis), sưng phổi, nhiễm trùng da, hội chứng Reye, ... khiến trẻ phải vào bệnh viện. [Hội chứng Reye (Reye syndrome): xảy ra nhiều nhất trong khoảng tuổi 2 đến 16, vài ngày sau khi trẻ bị trái rạ hay cúm (flu). Khi các triệu chứng của trái rạ hoặc
  2. cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và ói mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hay sảng, giật kinh phong (seizure), rồi đi dầ n vào hôn mê và có thể chết. Trước kia, khi người ta chưa biết nhiều về hội chứng Reye, tử vong lên đến hơn 40% (cứ 10 trẻ bị hội chứng Reye, có hơn 4 trẻ chết). Ngày nay, dù với sự định bệnh mau chóng và với các cách chữa trị thích ứng, tử vong vẫn còn khoảng 10% (10 trẻ bị, 1 trẻ chết). Cơ chế gây ra hội chứng Reye ở trẻ em nhiễm trái rạ hay cúm hiện chưa ai biết rõ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy các trẻ em nhiễm trái rạ hay cúm, nếu dùng aspirin, sẽ dễ bị hội chứng Reye hơn các trẻ không dùng aspirin. Con số trẻ em bị hội chứng Reye nay đã giảm đi nhiều, kể từ khi các bậc phụ huynh được báo động, không còn dùng aspirin cho các trẻ em nhiễm trái rạ, cúm]. Các biến chứng khác, tuy hiếm hơn, của trái rạ: viêm cơ tim (myocarditis), viêm thận (nephritis, glomerulonephritis), viêm khớp (arthritis), chảy máu trong các cơ quan, ... Người lớn và các trẻ dưới 1 tuổi (infant) cũng không thoát tay các siêu vi trùng trái rạ. Nam và nữ, chúng chẳng chừa ai. Khi bị, ở người lớn và các trẻ dưới 1 tuổi, bệnh có khi rất nặng. Trái rạ lây lắm. Trong nhà có người bị trái rạ, nếu bạn chưa từng bị trái rạ, hoặc chưa chích ngừa trái rạ, có nghĩa trong cơ thể bạn chưa có kháng thể (antibody) chống siêu vi trùng trái rạ, thế nào bạn cũng bị lây (tỉ lệ lây nhiễm hơn 90%).
  3. Siêu vi trùng trái rạ hiện diện trong các mụn rạ trên da, trong cả nước mũi, nước miếng của người bệnh. Bệnh truyền từ người bị trái rạ sang người lành khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi trùng trái rạ, bắn ra từ mũi, miệng người bị trái rạ khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Bắt tay hay ôm nhau, rờ phải những mụn trái rạ trên da người bệnh trong chứa đầy những siêu vi trùng, tất nhiên rồi, cũng có thể lây bệnh. Sự lây bệnh bắt đầu ngay từ 1, 2 ngày trước khi có mụn trái rạ bắt đầu xuất hiện trên da, kéo dài cho đến khi các mụn này đóng vẩy, khô mặt. Chữa trị Sự chữa trị trái rạ, trong những tr ường hợp không có biến chứng, gồm các ph ương cách giúp người bệnh dễ chịu và bớt triệu chứng, trong lúc chờ cho cơn bệnh qua đi. Đem trụ sinh (antibiotics) dọa trái rạ không ăn thua, vì trụ sinh chỉ diệt được vi trùng (bacteria), không có kết quả trong những bệnh gây do siêu vi trùng (virus) như trái rạ (hoặc cảm, hay cúm). Việc sử dụng trụ sinh chỉ cần thiết, khi đ ã có các biến chứng (complications) do vi trùng gây ra, chẳng hạn như nhiễm trùng da, sưng phổi, ... Ta nghỉ ngơi và uống thêm các thức uống để cơ thể khỏi bị thiếu nước, nếu có sốt cao. Thuốc Tylenol tốt và an toàn, làm giảm nóng sốt, lại giúp ta bớt nhức đầu, đau các bắp thịt. Tuyệt đối không nên dùng aspirin cho các trẻ em đang nhiễm trái rạ.
  4. Các mụn trái rạ lắm khi rất ngứa. Biến chứng nhiễm trùng da xảy ra do khi bạn gãi, các mụn trái rạ bị các vi trùng ở quanh đấy, thừa nước đục thả câu, tấn công, nên làm độc. Để ngừa biến chứng này, ta nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, và cắt ngắn các móng tay. Ngứa nhiều, bạn nên dùng thêm thuốc chống ngứa, thoa và uống, cho đỡ ngứa. Thuốc Zovirax, nếu dùng sớm trong vòng 24 tiếng khi các mụn trái rạ mới mọc ra, có thể giúp bệnh nhẹ hơn, các mụn ít mọc thêm ra, và cũng mau đóng vẩy. Các trẻ khỏe mạnh dưới 12 tuổi thường không cần dùng đến thuốc, trẻ em 12 tuổi trở lên và người lớn chúng ta nên dùng thuốc do hay bị nặng hơn. Trẻ em dưới 12 tuổi, nhưng đang mang bệnh da hoặc bệnh phổi kinh niên cũng nên dùng thuốc, vì khi nhiễm trái rạ, dễ có các biến chứng về da và phổi. Phòng ngừa trái rạ May quá, từ name 1995, ta đã có thuốc chủng ngừa trái rạ hữu hiệu. Thuốc ngừa chứa các siêu vi trùng trái rạ bị làm yếu đi. Thuốc chích d ưới da (subcutaneous), vùng đùi ở con nít, vùng vai ở người lớn. Siêu vi trái rạ tai quái, vì ở người bị trái rạ, khi bệnh khỏi, các siêu vi trùng có chịu ra khỏi cơ thể người bệnh đâu. Chúng rút lui vào các mạng thần kinh, hậu cứ của chúng, sâu trong cơ thể. Một lúc nào đó, lại rủ nhau ra chơi, tấn công người bệnh, nhưng gây một hình thức bệnh khác gọi là “shingles”, (Việt Nam ta có người gọi là bệnh “giời ăn”), tạo những bọc nho nhỏ mọng nước, rất đau ở một bên đầu, một
  5. bên thân, một bên tay hay chân. Có người đau đến mất ăn mất ngủ, nhiều tuần hay nhiều tháng. Có vị nhiều năm sau, vẫn còn ngâm ngẩm đau ở chỗ trước bị “shingles”. Người ta nhận thấy, người được chích ngừa trái rạ, sau này cũng ít bị “shingles” hơn người không chích trước đã từng bị trái rạ. Thuốc chích ngừa trái rạ chứa các siêu vi còn sống, chỉ bị làm yếu đi. Do vậy, thuốc không nên được dùng cho những người có sức để kháng của cơ thể yếu: vì tật bệnh (bệnh AIDS; các bệnh ung thư; những người không may mắn, sinh ra với khiếm khuyết của hệ thống phòng thủ, nên dễ nhiễm trùng, ...), vì dùng những thuốc khiến sức để kháng của cơ thể suy giảm, như thuốc Prednisone với lượng cao. Ngoài ra, thuốc cũng không nên được dùng cho những người bệnh lao, hay đang mang thai. Phụ nữ muốn chích ngừa, nên tránh mang bầu trong vòng 3 tháng sau khi chích. Chích ngừa có gây phản ứng gì không? Chích ngừa trái rạ có thể gây đau và đỏ ở chỗ được chích, nóng sốt, nổi mẩn nhẹ. Các phản ứng nặng gây do thuốc chích ngừa trái rạ rất hiếm. Chúng ta cũng đã biết rồi, trái rạ có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm chết người, khi người bệnh dùng aspirin. Cẩn thận vẫn hơn, các nhà sản xuất thuốc ngừa trái rạ khuyên người chích ngừa không nên dùng aspirin trong vòng 6 tuần sau đó. Ai
  6. biết trước được chuyện đời, mấy con siêu vi trong thuốc ngừa trái rạ, dù đã bị làm bất lực, yếu đi, nhưng vẫn đủ khả năng gây hội chứng Reye thì sao. Ai cần chích ngừa? Tất cả các trẻ em từ 12 tháng trở lên và người lớn chúng ta đều cần chích ngừa, nếu chưa từng bị bệnh, chưa có để kháng với siêu vi trái rạ. Đặc biệt những người sau đây (tất nhiên nếu chưa từng bị trái rạ), rất cần chích ngừa: - Nhân viên ngành y tế (health care workers) hoặc người làm việc tại môi trường dễ lây bệnh (thày giáo; tù nhân, nhân viên trong trại tù, …) - Nhân viên chăm sóc s ức khỏe cho các trẻ em (child care workers), người sống chung trong nhà có trẻ em - Các sinh viên đại học (college students) - Phụ nữ trong tuổi sinh sản - Người đi du lịch ra ngoài nước Mỹ Nếu bạn thuộc các thành phần kể trên, ghét trái rạ, nhưng ngại ngùng chẳng muốn chích ngừa, bạn có thể xin thử máu tìm xem trong người đã có kháng thể chống trái rạ hay chưa. Nếu đã có kháng thể chống trái rạ trong người, bạn chẳng cần
  7. chích ngừa trái rạ làm chi cho thêm đau và uổng tiền. Nhưng nếu bạn chưa có sẵn kháng thể chống trái rạ trong người, và không muốn trái rạ làm khổ bạn, khổ người thân quanh bạn sau này, bạn sẽ cần 2 mũi chích ngừa (cách nhau 4-8 tuần). Việc chích ngừa trái rạ sẽ làm giảm thiểu các trường hợp trái rạ, giảm thiểu việc phải vào bệnh viện vì các biến chứng của trái rạ, nên nay các trẻ em ở Mỹ đều phải chích. Trái rạ, thường là lành, nhưng có khi rất nặng, hoặc gây các biến chứng nguy hiểm. Dù nhẹ, bệnh cũng tạo ít nhiều phiền phức. Sự chữa trị gồm các việc giúp người bệnh dễ chịu, bớt ngứa, và nếu cần, dùng thuốc Zovirax sớm trong vòng 24 tiếng đầu. Trẻ em 12 tháng trở lên và người lớn chúng ta nên chích ngừa, nếu chưa từng bị trái rạ, chưa có đủ kháng thể chống trái rạ trong người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2