intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương Bệnh thủy đậu

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

223
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thủy đậu Vắc-xin ngừa bệnh thuỷ đậu (bệnh trái rạ) Ðối tượng nào nên chích ngừa bệnh thuỷ đậu. Tất cả mọi người có cơ địa nhạy cảm, ở mọi độ tuổi, đều nên được chích ngừa bệnh thuỷ đậu. Những người có cơ địa nhạy cảm là những người chưa từng mắc bệnh thuỷ đậu hay những người bị suy giảm miễn dịch. Những đối tượng sau đây rất cần được chích ngừa : Thanh niên và những người đã trưởng thành mà đang sống chung với trẻ con. Nhân viên y tế. Những gia đình hay tiếp xúc với người suy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương Bệnh thủy đậu

  1. Bệnh thủy đậu Vắc-xin ngừa bệnh thuỷ đậu (bệnh trái rạ) Ðối tượng nào nên chích ngừa bệnh thuỷ đậu. Tất cả mọi người có cơ địa nhạy cảm, ở mọi độ tuổi, đều nên được chích ngừa bệnh thuỷ đậu. Những người có cơ địa nhạy cảm là những người chưa từng mắc bệnh thuỷ đậu hay những người bị suy giảm miễn dịch. Những đối tượng sau đây rất cần được chích ngừa :
  2. Thanh niên và những người đã trưởng thành mà đang sống chung với trẻ con. Nhân viên y tế. Những gia đình hay tiếp xúc với người suy giảm miễn dịch ví dụ như : người mắc bệnh AIDS , người đang được hoá trị , người đang uống prednisone hay những loại thuốc corticoid khác. Những người hay đi đây đó khắp thế giới. Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ không mang thai. Những người sống hay làm việc trong môi trường dễ lây truyền bệnh ( cô giáo dạy trẻ, thành viên hay người quản lý của các tổ chức tập thể, sinh viên đại học). Vắc-xin ngừa bệnh thuỷ đậu được chích ra sao ? Hai lần cách nhau 4-8 tuần. Nếu để quá 8 tuần kể từ lúc chích lần 1 thì vẫn có thể chích tiếp lần 2 mà không cần lặp lại lần 1. Ðối với thai phụ và phụ nữ đang cho con bú. Phụ nữ đang mang thai không nên chích ngừa bệnh thuỷ đậu . Nên tránh có thai trong vòng 1 tháng sau khi chích ngừa.
  3. Ðối tượng không nên chích ngừa bệnh thuỷ đậu. Những người dị ứng với gelatin hay neomycin. Những người đang bị bệnh lao chưa được điều trị. Những người suy giảm miễn dịch: người nhiễm HIV, người đang uống các loại thuốc làm suy giảm miễn dịch chẳng hạn như corticoid, người mắc những bệnh gây suy giảm miễn dịch. Phụ nữ đang mang thai. Những người đã được truyền globulin miễn dịch hay các chế phẩm của máu trong vòng 5 tháng trước đó. Hiệu quả của vắc-xin ngừa bệnh thuỷ đậu và những tác dụng phụ. Vắc-xin có hiệu quả rất cao trong việc phòng ngừa bệnh thuỷ đậu. Vắc-xin có ngừa được bệnh Zona hay không thì không chắc chắn . Bệnh Zona là một tình trạng đau khu trú ở một số nơi trên da cũng do virus gây bệnh thuỷ đậu gây ra.
  4. 5 ngộ nhận về bệnh thủy đậu Nhiều người tưởng rằng để tránh thủy đậu lây lan, chỉ cần cách ly bệnh nhân 2-3 ngày cho đến khi hết mụn nước. Thực ra, người bị thủy đậu có thể truyền virus cho người khác trong vòng 10 ngày. Trước khi phát bóng nước (nốt rạ) 2-4 ngày, bệnh đã có thể lây nhiễm cho người lành. Khả năng lây truyền này kéo dài 3-7 ngày sau khi mụn nước xuất hiện. 90% số người chưa miễn dịch với thủy đậu có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Vì thế, bệnh nhân nhất thiết phải được cách ly 7-10 ngày để tránh lây lan. Một số ngộ nhận khác về bệnh: Thủy đậu chỉ lây qua đường không khí Bệnh này lây lan qua 4 đường: Không khí, hít phải nước bọt do người bệnh hắt hơi, ho; tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước (nốt rạ) vỡ ra; tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương của người bệnh và từ mẹ sang con qua nhau thai. Chỉ có trẻ em mới bị thủy đậu Thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh nhân là trẻ em 5-11 tuổi; nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. Người lớn khi mắc thủy đậu thường nặng hơn so với trẻ nhỏ, sốt cao và kéo dài hơn, các nốt rạ nổi nhiều hơn. Người lớn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như viêm phổi (đặc biệt ở người hút thuốc lá và phụ nữ mang thai) và cũng Người có thể tử vong. Nên cho trẻ mắc bệnh tắm nước lá, gốc rạ Tắm nước lá, gốc rạ, bôi thuốc dân gian không rõ nguồn gốc... là những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng da, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cần được giữ vệ sinh, tránh ủ kín, theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ biến chứng như sốt cao, mụn nước ửng đỏ xung quanh hay có mủ... Văcxin phòng thủy đậu có nhiều phản ứng phụ
  5. Văcxin thủy đậu an toàn, dung nạp tốt và phản ứng phụ rất thấp, chủ yếu là sưng, đỏ chỗ tiêm, thường nhẹ và thoáng qua. Trẻ cũng có thể sốt nhẹ sau tiêm và đó là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, không nên tiêm cho những người đang sốt cấp tính, tuyệt đối không dùng cho phụ nữ có thai hoặc dự định thụ thai trong 3 tháng tới. Bệnh trái rạ - Thời điểm thích hợp để tiêm ngừa Bệnh Trái rạ (hay còn gọi là bệnh thuỷ đậu) không đơn thuần là một bệnh lành tính mà là một bệnh rất dễ lây lan và lây lan nhanh, có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng vắc xin. Gây nhiều biến chứng nguy hiểm Bệnh Trái Rạ do siêu vi khuẩn Varicella-Zoster gây ra. Khi khởi phát người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động nào. Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 - 500 nốt. Trong trường hợp bình thường, những mụn nước này khô đi trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 - 5 ngày. Ở trẻ em Trái rạ thường kéo dài khoảng 5-10 ngày và bị buộc phải nghỉ học để tránh lây lan. Thông thường Trái rạ là bệnh lành tính, nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, Nhiễm trùng nốt rạ, Viêm mô tế bào, Viêm Gan…một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng nốt rạ có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da.
  6. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẫm sinh sau này. Một biến chứng muộn thường gặp của Trái rạ là bệnh Zona hay còn gọi là bệnh Giời leo, đây là một dạng tái phát muộn sau nhiều năm của bệnh trái rạ. Bệnh Zona cũng có những biến chứng nguy hiểm như: đau thần kinh, loét giác mạc, mù mắt… Lây từ mẹ sang con khi mang thai Khoảng 90% những người chưa chủng ngừa hoặc chưa từng bị Trái rạ trong gia đình sẽ bị lây bệnh nếu có tiếp xúc với một người thân bị nhiễm bệnh. Trái rạ có thể lây lan qua đường hô hấp do hít phải những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của người bệnh khi họ hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho, hoặc lây lan do tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh. Bệnh cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo hoặc vải trải giường…bị ô nhiễm bởi chất dịch từ bóng nước hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh. Ngoài ra Trái rạ còn có thể lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Bệnh có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi mụn nước cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Do đặc điểm dễ lây lan nên trường học, nhà trẻ, doanh trại quân đội, các cơ quan, đơn vị làm việc tập thể… là những nơi thuận lợi dễ làm bùng phát dịch Trái rạ. Để tránh lây lan cho những người xung quanh, người bị bệnh Trái rạ cần phải nghỉ học hoặc nghỉ làm việc khoảng 1 tuần kể từ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Có thể phòng ngừa Căn bệnh này hoàn toàn có thể được chủ động phòng tránh bằng cách tiêm ngừa vắc xin. Việc tiêm ngừa có hiệu quả trong việc phòng bệnh và tránh được những biến chứng của bệnh về sau như bệnh Zona. Vắc xin Trái rạ được khuyên dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở đi và cho tất cả những ai chưa từng bị trái rạ. Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu (vì một cơn bệnh hoặc vì thuốc) nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm ngừa.
  7. Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, tiêm ngừa Trái rạ cần được thực hiện trước khi dịch bệnh bùng phát. Ở nước ta bệnh Trái rạ lưu hành quanh năm nhưng thời điểm mắc bệnh Trái rạ nhiều nhất là vào cuối mùa mưa - đầu mùa khô tức là khoảng tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Do đó để chủ động phòng chống bệnh Trái rạ chúng ta cần phải tiêm ngừa sớm vào thời điểm mà dịch bệnh chưa xảy ra. Và đây là thời điểm thích hợp. Từ trước đến nay người dân thường có thói quen khi thấy dịch xảy ra rồi thì mới đi tiêm ngừa, đây là một điều hoàn toàn không tốt chút nào. Vì khi dịch đã xảy ra chúng ta mới tiêm ngừa thì đôi khi vẫn mắc bệnh do thuốc chưa kịp có tác dụng. Chủ động tiêm ngừa trước mùa dịch sẽ vừa giúp cho các trẻ em được trang bị đầy đủ vũ khí chống lại các loại bệnh tật, vừa giúp cho các bậc phụ huynh an tâm hơn khi con mình đi học, tham gia các hoạt động tập thể, lại vừa giúp cho ngành y tế chủ động phòng chống làm hạn chế dịch bệnh xảy ra. Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu Bệnh thủy đậu - mà bà con ta còn gọi là bệnh phỏng rạ, hoặc bệnh trái rạ - đang có tại TPHCM và các tỉnh bạn. Trong lúc khám bệnh, chữa trị cho các trẻ bị thủy đậu, chúng tôi đã thấy một số tai biến đáng tiếc xảy ra, chủ yếu là do bà mẹ chưa hiểu rõ về căn bệnh này và cách chăm sóc trẻ, phòng ngừa bệnh cho trẻ. Vậy thì bệnh thủy đậu là bệnh gì, có nguy hiểm không, cách chăm sóc trẻ thủy đậu như thế nào, có thể làm gì để phòng ngừa được căn bệnh đó? 1. Bệnh thuỷ đậu là gì?
  8. Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền: Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh - được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh - là khoảng 2-3 tuần. 2. Triệu chứng: Về triệu chứng, thoạt mở đầu người bệnh có sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nến đỏ đó. Những mụn bóng nước này thường mọc ở thân mình, sau đó lan lên mặt và tay chân. Mụn bóng nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, nhưng chỉ sau khoảng 1 ngày dịch đó trở nên đục như mủ. Sau 2-3 ngày nữa, các mụn sẽ đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo. Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên 1 vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc dát đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng 1 thời gian. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm. 3. Biến chứng: Sự thật thủy đậu không phải là bệnh nhẹ. Vì thủy đậu nói chung, tuy không có vẻ nguy kịch như một số bệnh nặng khác, nhưng cũng đã không ít lần gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nhất là cho các trẻ nhỏ. Sau đây là một số biến chứng mà chúng tôi ghi nhận được trên các trẻ bị thủy đậu đã tới khám bệnh và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng II:
  9. Một số trẻ đã bị xuất huyết ở các mụn thủy đậu, bệnh trở thành một thể "thủy đậu xuất huyết" rất trầm trọng. Một số trẻ khác bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác. Các vi khuẩn này vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, nhiều khi lại gây ngứa. Trẻ không chịu được, gãi toác da, và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu. Điều này đã làm khổ tâm nhiều em gái. Trong một số trường hợp, các vi khuẩn nói trên, từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập ồ ạt vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác, như viêm thận, viêm gan v.v... Riêng chứng "nhiễm khuẩn huyết" mà chúng gây nên cũng đã là nguy hiểm chết người. Chứng viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn, nhưng rất nặng và rất khó trị. Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu trẻ bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật (làm kinh), hôn mê. Những trường hợp này có thể gây chết người nhanh chóng, và một số trẻ tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh v.v... Cũng xin nói thêm là có một thể thủy đậu đặc biệt, gọi là thủy đậu bẩm sinh: đó là những trẻ khi mới sinh ra đã có một số tổn thương ngoài da giống như thủy đậu, nhưng tai hại hơn nữa lại có kèm theo một số dị tật: teo cơ ở chân tay, bệnh ở mắt (bệnh "đục thủy tinh thể", có thể gây mù), khờ v.v... Có hiện tượng đó, là do bà mẹ đã bị thủy đậu trong lúc mang thai, và bệnh đã xảy ra trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Những biến chứng, những thể bệnh kể trên của bệnh thủy đậu đã gây tử vong cho không ít trẻ em.
  10. Và như vậy, bệnh thủy đậu - tuy vẫn được nhiều người coi là 1 bệnh nhẹ, "lành tính" - thật ra vẫn là 1 bệnh hoàn toàn không nên coi thường, nhất là ở trẻ em. Vậy thì, khi trong gia đình không may có một trẻ hoặc một người lớn bị bệnh thủy đậu, cần làm gì? 4. Cách xử lý: Trước hết, bạn hãy cho người bệnh đi khám bệnh ngay. BS sẽ khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sẽ cho vào viện điều trị nội trú hoặc cấp đơn về điều trị tại nhà, có theo dõi, hẹn ngày tái khám. Chớ bao giờ tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo của một số người không hiểu biết về y khoa mà dùng thuốc sai lầm. Chúng tôi đã không ít lần được chứng kiến những trẻ bị thủy đậu bội nhiễm rất nặng, do đã đắp các loại lá, hoặc rắc các thuốc bột bán trôi nổi tại các góc chợ, vỉa hè. Lại có trẻ được gia đình cho uống thuốc "đề xa" (1 loại corticoid) thật là nguy hiểm, thuốc đó sẽ làm bệnh nặng lên rất nhanh! Nếu người bệnh được bác sĩ cho điều trị ngoại trú tại nhà, hãy cho nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu. Có thể dùng một số thuốc chống ngứa và an thần (như Sirô phenergan), cố tránh gãi. Cắt ngắn móng tay. Mặc quần áo dài để che kín các nốt thủy đậu, tránh để ruồi muỗi đậu vào.
  11. Dùng thêm kháng sinh, nếu có chỉ định của BS. 5. Cách đề phòng: Còn về phòng bệnh? Bạn nên cho con bạn tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu, để tránh sự lây truyền. Tuy nhiên, điều này cũng không tuyệt đối tránh được bệnh, vì người bị nhiễm bệnh, ngay từ trước khi có các triệu chứng của bệnh khoảng 24 giờ, đã có thể truyền bệnh cho người khác rồi. Do đó, điều tốt nhất là hãy cho trẻ đi chích ngừa. Thuốc chích ngừa thủy đậu (Varilrix) đã được nhập vào nước ta. Tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, đều có thể chích ngừa với loại thuốc này. Ở các tỉnh, có thể tới chích thuốc tại các trung tâm y tế dự phòng. Tại TPHCM, có thể tới chích thuốc tại Viện Pasteur, hoặc Trung tâm y tế dự phòng, hoặc đội vệ sinh phòng dịch ở một số quận huyện. Bạn sẽ tốn một số tiền, nhưng nếu để căn bệnh xảy ra, chắc chắn bạn sẽ tốn kém hơn nhiều, và còn có thể gặp nhiều tai hại khác!
  12. BỆNH THỦY ĐẬU - DÙNG THUỐC GÌ ? Thủyđậu do virus Varicella zoster gây ra. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm làtrẻ em 5-11 tuổi nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn.90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều nàycó nghĩa là một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc vớingười mang mầm bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bịlây bệnh. Bệnh tiên phát thể hiện chủ yếu: nổi mụn mọng nước, sốt,khó chịu. Bệnh lành tính và thường gặp ở trẻ nhỏ. Cũng có khi gặp ởngười lớn, khi đó bệnh nặng và có khả năng gây tử vong ở người suy giảmmiễn dịch: biến chứng thường gặp như bội nhiễm vi khuẩn ở ngoài da,viêm phổi, bệnh về hệ thần kinh như viêm não, mất điều hoà não. Hộichứng Reye, thường kèm với bệnh nhiễm virut ở trẻ em, cũng có thể lànguyên nhân của viêm não ở bệnh nhân thuỷ đậu. Bệnh ở phụ nữ mang thaiít khi dẫn đến hội chứng thủy đậu ở thai nhi, nhưng nếu bệnh xảy ra ởgiai đoạn cuối thai kỳ có thể gây thuỷ đậu ở trẻ sinh ra. Chămsóc: những bệnh nhân thủy đậu thường khỏe mạnh, việc điều trị triệuchứng là chính: hạ nhiệt, giảm đau, trị ngứa. Dùng thuốc kháng khuẩnkhi có bội nhiễm. Việc dùng thuốc kháng virut không còn là vấn đề tranhcãi. Tuy nhiên việc dùng aciclovir theo đường uống có thể làm bệnh giảmnhẹ và chóng khỏi hơn nếu dùng thuốc trong vòng 24 giờ kể từ lúc bệnhkhởi phát. Liệu pháp này cũng có ích đối với bệnh nhân suy giảm miễndịch hoặc bệnh đã có biến chứng. Nếu bệnh là nghiêm trọng thì cần dùngaciclovir theo đường tiêm tĩnh mạch. Dùng aciclovir không phòngđược sự lây nhiễm. Các globulin miễn dịch đặc hiệu với thủy đậu có thểdự phòng cho những người có nguy cơ lây nhiễm thủy đậu, như những ngườisuy giảm miễn dịch, những người được ghép cơ quan, phụ nữ mang thainhững người dùng corticosteroid (ở liều điều trị trong vòng 3 thángtrước đó). Bạn nên cho cháu tiêm vaccin phòng virut thủy đậu trước mùadịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2