intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Zona - vì sao gọi là “Dời leo”?

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Zona là bệnh do một loài Herpes virus có tên là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Virus này thường gây bệnh thủy đOậu (bệnh trái rạ = varicella) ở trẻ em, nhưng sau đó virus có thể nằm ngủ yên trong hạch rễ thần kinh lưng nhiều chục năm, để rồi khi có cơ hội sẽ tái xuất hiện và gây ra bệnh zona (dời leo) thường xảy ra ở người lớn tuổi. Sở dĩ gọi là bệnh dời leo vì triệu chứng bệnh khi phát ra bằng những mụn đỏ, sau đó mưng mủ, xếp thành một vạt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Zona - vì sao gọi là “Dời leo”?

  1. Bệnh Zona - vì sao gọi là “Dời leo”? Zona là bệnh do một loài Herpes virus có tên là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Virus này thường gây bệnh thủy đOậu (bệnh trái rạ = varicella) ở trẻ em, nhưng sau đó virus có thể nằm ngủ yên trong hạch rễ thần kinh lưng nhiều chục năm, để rồi khi có cơ hội sẽ tái xuất hiện và gây ra bệnh zona (dời leo) thường xảy ra ở người lớn tuổi.
  2. Sở dĩ gọi là bệnh dời leo vì triệu chứng bệnh khi phát ra bằng những mụn đỏ, sau đó mưng mủ, xếp thành một vạt dài, thường khu trú ở vùng hông, lưng, cổ, đùi hoặc cánh tay,... nên có thể nhầm với chứng dị ứng do dịch tiết của con dời. (Dời là một loài bò sát giống như con rết con, nhiều chân, màu xám, có thể tình cờ bò lên da người, nếu ta chạm vào nó, dời sẽ tiết ra một chất có ánh phát quang trong đêm tối như lân tinh, chất này có thể gây bỏng rát và nổi mụn đỏ trên da tương tự như bệnh zona). Khác với bệnh thủy đậu hay trái rạ thường không để lại di chứng, bệnh zona ở người lớn tuổi có thể có di chứng thần kinh da, gây đau nhức dữ dội và dai dẳng nhiều tháng, nhiều năm sau khi tổn thương da đã lành hẳn, khiến bệnh nhân rất khổ sở và có thể lâm vào trạng thái trầm cảm. Nhiều người cho rằng nếu bệnh zona mà phát thành một vòng quanh thắt lưng thì có thể gây tử vong, điều này không có cơ sở khoa học; nhưng nếu bệnh lan càng rộng thì di chứng để lại càng nặng. Theo Moragas, dưới tuổi 30, di chứng thần kinh do zona ít khi xảy ra, nhưng sau 30 tuổi, di chứng này tăng nhanh theo tuổi. Sau 70 tuổi, cứ 4 bệnh nhân bị zona sẽ có 3 người chịu di chứng đau kéo dài ít nhất một tháng, có khi kéo dài nhiều năm. Cho nên, việc phát hiện và điều trị zona càng sớm càng tốt, ngay từ khi phát ra những mụn nước trên nền da viêm đỏ và đau nhức, (sau đó các mụn nước này sẽ đục dần thành mủ). Do đó, cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để có thể chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm.
  3. Thuốc thường dùng điều trị cơn cấp tính zona hiện nay là Acyclovir (tên thương mại thường thấy là Zovirax) với các dạng viên hoặc nhũ dịch uống hay kem thoa, có tác dụng kháng các loài virus Herpes, nhưng bệnh có thể tái phát. Những dạng thuốc uống có nhiều tác dụng phụ, cần thận trọng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Loại thuốc bôi cần chú ý không để dính vào mắt. Kinh nghiệm dân gian: khi bệnh mới phát có thể dùng hạt đậu xanh nguyên vỏ, nhai nát thành bột nhão, phun lên chỗ bị zona; để tự nhiên cho bột khô và kết dính thành một lớp dày che chở vùng da bị tổn thương, đồng thời hạn chế sự lan rộng của bệnh. Cũng có người dùng mực xạ (mực Tàu) mài đặc và bôi lên chỗ tổn thương.
  4. Về di chứng gây đau của zona là một di chứng rất nặng, đặc biệt ở người lớn tuổi. Để giảm đau, thuốc tây dùng nhiều loại từ nhẹ đến nặng như: thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs), thuốc gây tê tại chỗ (lidocain), thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, corticoid, opioid (dẫn chất của nha phiến)... nhưng cũng chỉ có tác dụng trị triệu chứng và ít hiệu quả. Những thuốc có tác dụng mạnh lại thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Châm cứu cũng có một số tác dụng giảm đau nhất định. Cũng có thể dùng ớt tươi giã nhỏ, xát lên vùng bị đau. Ớt càng cay càng có tác dụng, nhưng cũng dễ gây cảm giác bỏng rộp. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh chất gây cay capsaicin của trái ớt có tác dụng ngăn chặn yếu tố P là chất dẫn truyền cảm giác đau của thần kinh da. Một nghiên cứu trên 39 bệnh nhân bị đau nhức mạn tính do di chứng của bệnh zona kéo dài trung bình 24 tháng, đã được cho bôi kem chứa 0,25% tinh chất cay của ớt (capsaicin) trong vòng 8 tuần. Kết quả: có 19 bệnh nhân (gần 50%) thấy bệnh giảm rõ rệt, 15 bệnh nhân không thấy kết quả và 5 bệnh nhân ngưng dùng thuốc vì không chịu được cảm giác nóng bỏng của capsaicin. Kết quả tốt hơn nếu dùng lượng capsaicin đậm đặc hơn (hoặc loại ớt cay hơn). Thuốc kem bôi có capsaicin đã được cho phép bán ra thị trường bởi cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).
  5. Nhưng cũng như dùng ớt tươi, cần tránh để kem capsaicin tiếp xúc với niêm mạc hay chỗ da mỏng vì sẽ gây bỏng rát, khó chịu. Nếu trường hợp này xảy ra, cần dùng sữa tươi để rửa, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2