intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuyết trình Đường lối ĐCS Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc lịch sử trong phong trào cách mạng

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hiếu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

131
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài thuyết trình "Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc lịch sử trong phong trào cách mạng?" sẽ đi chứng minh nhận định trên. Tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuyết trình Đường lối ĐCS Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc lịch sử trong phong trào cách mạng

  1.  Đề tài thuyêt trình: “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là bước ngoặc lịch  sử trong phong trào cách mạng?” 1. Hoàn cảnh ra đời của Đảng CSVN Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân  dân ta đã liên tiếp đứng lên chống giặc ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên các phong trào đấu  tranh đó đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước  đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai cấp tiên tiến và một tổ chức cách  mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam đứng trước sự bế  tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.  ­ Nguyễn Ái Quốc, nhà yêu nước vĩ đại, sau bao năm bôn ba khắp năm châu bốn biển  đã gặp được Chủ nghĩa Mác­Lênin và tìm được con đường cứu nước đúng đắn : “  Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách  mạng vô sản”. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến mở đường thắng lợi cho  cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.  Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá Chủ nghĩa Mác ­Lênin về Việt Nam, sáng lập và trực  tiếp huấn luyện cho Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, chuẩn bị tư tưởng và tổ  chức cho việc thành lập Đảng.  Từ ngày 3 đến ngày 7 ­2­1930, tại Quảng Châu ­ Trung Quốc ­ Hội nghị hợp nhất ba  tổ chức Cộng sản được triệu tập dưới sự chủ trì và lãnh đạo của Đ/C Nguyễn Ái  Quốc. Hội nghị đã nhất trí thành lập một Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản  Việt Nam và thông qua các văn kiện : Chính cương vắn tắt, Điều lệ tóm tắt ...  Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử như là Đại  hội thành lập Đảng 2. Tình hình đất nước trước khi Đảng CSVN ra đời a)  Về chính trị  ­Năm 1858 thực dân Pháp nổ  súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn để  giữ  ngai vàng của mình đã từng bước chấp nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Với Hiệp  ước Patơnốt ( 6/6/1884 ) nước Việt Nam từ  một quốc gia phong kiến  độc lập trở  thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Thực dân Pháp đặt bộ máy cai trị  lên đất nước  
  2. ta với nhiều chính sách hà khắc khiến cho dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng. Phát  huy truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân từ  Bắc chí Nam liên tiếp nổi dậy   chống cả “ Triều lẫn Tây “. Tiêu biểu cho chí khí quật cường của dân tộc ở miền Bắc  có khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám; miền Trung có Nguyễn   Xuân Ôn, Phan Đình Phùng; miền Nam có Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực.  Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan các cuộc khởi nghĩa này đều  không thành công.   ­Các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến những biến đổi  về cơ cấu giai tầng ở Việt Nam. Ngoài giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân đã xuất   hiện các giai tầng: tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức và đặc biệt là   giai cấp vô sản công nghiệp. Từ  đấy những thập niên đầu thế  kỷ  XX đã diễn ra các  phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp theo khuynh hướng tiểu tư sản, tư sản như  Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam Quang phục hội, khởi nghĩa Yên Bái... Các  phong trào đấu tranh tuy có gây cho thực dân Pháp những tổn thất, khó khăn nhất định   nhưng tất cả đều thất bại, bế tắc về đường lối tổ  chức và đường lối chính trị  trong   khi phải chống chọi với một kẻ thù lớn hơn gấp bội. Cả dân tộc chìm đắm trong đêm   dài nô lệ, tưởng chừng như không có lối ra. Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc, cho  mỗi người yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ  là phải tìm ra con đường cứu nước, cứu   dân giành lại độc lập tự do.  ­­Trên thế giới vào lúc bấy giờ chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh   tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế  quốc như  Anh, Pháp, Hoa Kỳ...   chi phối tình hình thế  giới còn phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ  Latinh  trở  thành thuộc địa, hoặc phụ  thuộc, người dân các nước này chịu bao khổ  cực, áp  bức, lầm than. Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư  bản ­ mâu thuẫn giữa giai  cấp vô sản và giai cấp tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới ­ mâu  thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ  nghĩa đế  quốc, thực dân dẫn đến nhiều   phong trào giải phóng dân tộc  ở các nước thuộc địa nổ  ra. Bên cạnh đó một số  nước   đế  quốc mới nổi nhưng không có thị  trường muốn chia lại thuộc địa đã gây ra Thế  chiến thứ I ( 1914 ­ 1918 ) làm khơi sâu, gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản  chủ nghĩa, làm chủ nghĩa tư bản suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng Tháng Mười   Nga ( 7/11/1917 ) do V.I. Lenin và Đảng Bônsêvich lãnh đạo giành thắng lợi, mở ra kỷ  nguyên mới của lịch sử loài người ­ kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên   chủ  nghĩa xã hội (CNXH) trên phạm vi thế  giới đồng thời làm nảy sinh mâu thuẫn  mới giữa CNXH và CNTB. Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và sự ra đời của Liên bang  
  3. Xô viết đã tạo ra những tiền đề  và điều kiện cơ  bản thúc đẩy phong trào giải phóng  dân tộc ở các nước, trong đó có Việt Nam phát triển nhanh chóng. b)  Về kinh tế xã hội  Trước tác động công khai của công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt  Nam tiếp tục bị phân hóa sâu sắc, trong đó có các giai cấp mới đã kết thúc quá trình ra  đời để bước vào đấu trường cách mạng.  + Giai cấp công nhân sau hơn 30 năm hình thành và phát triển đến năm 1929 đã có lực  lượng 220.000 công nhân chuyên nghiệp. Tuy số lượng chỉ chiếm 1,3% dân số nhưng  đây cũng là tình trạng chung của các thuộc địa. Mặt khác, giai cấp công nhân quốc tế,  lại mang những đặc điểm riêng của một dân tộc đang đấu tranh chống đế quốc phong  kiến. ­Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, phong trào công nhân quốc tế chịu ảnh hưởng  của Cách mạng tháng Mười Nga, đã phát triển mạnh mẽ và tác động đến các thuộc địa  giai cấp công nhân Việt Nam đã hòa vào không khí đó để đấu tranh và trưởng thành.  Đặc biệt, những năm 20 của thế kỷ này sự truyền bá chủ chủ nghĩa Mác ­ Lênin vào  Việt Nam đã giúp cho giai cấp công nhân rút ngắn thời kỳ phát triển tự phát của mình  để chuyển sang thời kỳ tự giác. Đến đầu năm 1930 giai cấp công nhân đã thành lập  được Bộ Tham mưu giai cấp của mình là Đảng Cộng Sản Việt Nam. + Giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh không còn điều kiện thuận lợi như trong  thời kỳ chiến tranh, nhưng cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai vẫn lôi cuốn họ tiếp  tục phát triển trưởng thành. Lực lượng ngày một đông ở cả 3 kỳ, tư sản Việt Nam có  mặt ở hầu hết các ngành Công ­ Nông ­ Thương, nhưng vốn liếng của họ chỉ bằng 5%  so với vốn tư bản nước ngoài. Trong quá trình làm ăn phát triển, tư sản Việt Nam lại  không thể đoạn tuyệt mà còn phải liên hệ thường xuyên với cả đế quốc lẫn phong  kiến và tư bản ngoại quốc khác. Tư sản Việt Nam sớm có ý thức đấu tranh giai cấp  nhưng không vượt qua được hạn chế yếu đuối của mình để kết hợp đấu tranh giai  cấp với đấu tranh dân tộc. + Tiểu tư sản thành thị tăng trưởng không ngừng từ đầu thế kỷ XX đến sau đại chiến.  Năm 1929 các thành thị có khoảng 500.000 dân và theo đà phát triển của các đô thị, các  bộ phận tiểu tư sản ở đây sẽ tiếp tục chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu dân cư.  Mặt khác sau chiến tranh, các giai cấp tư sản và vô sản đều trường thành nhanh, sự du  nhập tư tưởng mới cùng với sự chuyển biến nền kinh tế ­ xã hội trong nước diễn ra 
  4. dồn dập, cuộc đấu tranh xã hội trong hoàn cảnh mới này cũng ngày một sổi nổi…  Trong điều kiện ấy, tiểu tư sản đã vươn lên về chính trị, trở thành lực lượng đấu  tranh yêu nước khá hùng hậu ở các đô thị và có những bộ phận đã dũng cảm giương  lên ngọn cờ dân tộc tư sản. + Địa chủ phong kiến và nông dân, thợ thủ công ở nông thôn là hai giai cấp có số  lượng lớn đông đảo nhất trong xã hội và sự phân hóa của các giai cấp này sau chiến  tranh vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng đã có ở đầu thế kỷ XX. Địa chủ phong  kiến thống trị thì ngày càng lún sâu vào con đường làm tay sai cho ngoại bang khai thác  bóc lột nhân dân; còn nông dân bị trị thì không ngừng bị bần cùng hóa và không lối  thoát, đã nổi dậy đấu tranh và sẵn sàng đi theo các giai cấp tiên tiến làm cuộc cách  mạng xã hội. ­Sự phân hóa thuần thục của xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc  địa làm cho các giai tầng trong xã hội bộc lộ hết khả năng và bản chất của mình. Mâu  thuẫn xã hội giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa đế quốc, giữa các giai cấp  bị trị mà đại biểu đông nhất là nông dân và giai cấp thống trị mà đại biểu đông nhất là  địa chủ phong kiến, ngày càng gay gắt, không thể điều hòa. Phong trào đấu tranh cách  mạng bùng nổ mạnh mẽ sau chiến tranh, trước hết bắt nguồn từ những mâu thuẫn  căn bản đó. ­Công cuộc đấu tranh cách mạng giai đoạn này sẽ rất gay go, quyết liệt, phức tạp khi  các giai cấp cùng xung trận sau quá trình phát triển trưởng thành. Cách mạng Việt  Nam đi đến đâu là tùy thuộc trước hết ở việc giai cấp nào giành được bá quyền lãnh  đạo cách mạng. Đó cũng là nội dung chủ yếu của thời kỳ có tính chất bản lề, mười  năm sau chiến tranh (1919 ­ 1929). c)  Về văn hóa­giáo dục  ­Chính sách ngu dân thì không thay đổi nhưng nền giáo dục học thuật cũ thì không còn  phù hợp, cần thiết lập nền giáo dục mới kiểu Pháp thay thế vào. Một hệ thống trường  sở đào tạo và nghiên cứu đủ để hoàn thiện giáo dục một con người được hình thành.  Tuy vậy, đối với đại đa số quần chúng nhân dân thì giáo dục ấy rất xa vời. Cả Việt  Nam số người đi học từ vỡ lòng đến đại học chỉ chiến 1,8% dân số. Nam Kỳ năm  1924 chỉ có 12 % số trẻ em đến tuổi được đi học và cả nước số trẻ đến lớp đúng độ  tuổi chỉ 6%. Như thế, sự phát triển giáo dục mới chỉ là thứ bánh vẽ và mang tính chất  tượng trưng.
  5. ­Trong lĩnh vực báo chí công khai, Pháp cho phát triển tự do những sách báo có lợi cho  chủ nghĩa thực dân. Báo tiếng Pháp và tiếng Việt ở cả Nam ­ Trung ­ Bắc đều xuất  hiện rầm rộ, nhất là từ năm 1923. Tính theo ấn phẩm có nộp lưu chiểu thì năm 1922  có 96 tờ báo, tạp chí, tập san (trong đó Bắc Kỳ 36 tờ tiếng Pháp, 8 tờ tiếng Việt, Nam  Kỳ có 29 tờ tiếng Pháp và 10 tờ tiếng Việt, Trung Kỳ có 2 tờ tiếng Pháp và 1 tờ tiếng  Việt). Đến năm 1925 có 121 tờ (trong đó Bắc Kỳ có 69 tờ, Nam Kỳ có 49 tờ), năm  1929 có 153 tờ (trong đó Bắc Kỳ 72 tờ, Nam Kỳ 71 tờ, Trung Kỳ có 10 tờ). ­Bên cạnh các tờ báo, tạp chí tiếp tục tuyên truyền cho công cuộc thực dân như Nam  Phong, Trung Bắc Tân Văn, Gia Định Báo… các tờ báo, tạp chí mới như Tiếng  Chuông Rè, An Nam, Hữu Thanh, Tiếng Dân… lại tuyên truyền cho tư tưởng tiến bộ  và cách mạng. Các Thư xã như Nam Đồng Thư Xã, Giác Quần Thư Xã… là nơi tập  hợp nhiều tri thức tiến bộ, xuất bản nhiều tác phẩm có tếng vang lớn. Báo chí cách  mạng từ giữa năm 1925 trở đi bắt đầu xuất hiện, chủ yếu phát hành bí mật. Tờ  “Thanh Niên”, tác phẩm “Đường Cách Mệnh” và nhiều tờ báo, tạp chí các mạng khác  những năm 1925 ­ 1930 đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác ­  Lênin vào Việt Nam. 3. Những thành tựu đạt được sau khi Đảng CSVN ra đời a) Về chính trị b) Về kinh tế xã hội c) Về văn hóa­giáo dục 4. Những truyền thống quý báu của Đảng CSVN Trong quá trình lãnh đạo cách mạng 80 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam không  ngừng được tôi luyện, trưởng thành và đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý  báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng ta. Đó là:  ­ Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng. ­ Tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo. ­ Kiên định chủ nghĩa Mác­Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờ  độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  6. ­ Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân  dân. ­ Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. ­ Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế... Những truyền thống đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân  tộc ta, của giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân quốc tế trên một  tầm cao mới của thời đại, là sức mạnh bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó  là kết quả của quá trình vun trồng, xây đắp bền bỉ, là sự hy sinh phấn đấu  không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của Đảng góp phần tạo nên. Những  truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc, thể hiện tinh thần cách  mạng triệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Ngay từ  khi vừa mới ra đời, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nắm  bắt đúng xu thế phát triển của thời đại, gắn phong trào cách mạng Việt Nam  với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân thế giới, giải quyết đúng đắn  vấn đề dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân. Vì vậy, trên con đường  phát triển của cách mạng Việt Nam, nhất là trong những bước ngoặt lịch sử  phải đương đầu với mọi thử thách dù hiểm nghèo tưởng không thể vượt qua,  Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt đáp ứng yêu cầu phát triển của  thực tiễn, đưa con thuyền cách mạng vượt lên. Cơ sở, nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng  vững trên nền tảng tư tưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác­Lênin  và tư tưởng Hồ Chí Minh. Lênin cho rằng: “Chỉ có đảng nào được một lý luận  tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên  phong”1. Đảng ta không chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa  Mác­Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và phát triển trong thực tiễn Việt  Nam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân  tộc ta và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Ôn lại lịch sử và truyền thống của Đảng không phải chỉ để tự hào về Đảng mà  quan trọng hơn là góp phần giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống  của Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực lãnh  đạo và sức chiến đấu ngang tầm đòi hỏi của thời đại mới, đưa ngọn cờ vinh  quang của Đảng lên tầm cao mới.
  7. 5. Đảng CSVN ra đời là 1 tât yếu của lịch sử ̉ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ­ Đo la kêt qua chin muôi cua cuôc đâu tranh dân tôc va đâu tranh giai câp trong th ́ ̀ ́ ́ ̀ ́ ́ ời đai  ̣ ̣ lich sử mơi. ́ ̉ ̉ ự chuân bi công phu va khoa hoc cua lanh tu NAQ trên ca ba măt  ­ Đo la kêt qua cua s ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̉ ̃ ̣ ̉ ̣ ̣ ư tưởng va tô ch chinh tri, t ́ ̀ ̉ ưc. ́ ́ ̀ ̉ ̉ ­ Đo la san phâm cua s̉ ự kêt h ́ ợp giưa chu nghia Mác­ Lenin v ̃ ̉ ̃ ới phong trao đâu tranh  ̀ ́ ̉ cua GCCN va phong trao yêu n ̀ ̀ ươc cua nhân dân VN trong đâu thê ky XX. S ́ ̉ ̀ ́ ̉ ự ra đời cuả   ĐCSVN vưa thê hiên quy luât phô biên cua s ̀ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̉ ự hinh thanh chinh đang CM cua GCCN  ̀ ̀ ́ ̉ ̉ ̉ ́ ợp vơi phong trao công nhân) v (chu nghia Mác lênin kêt h ̃ ́ ̀ ừa thê hiên quy luât đăc thu  ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ̉ VN (chu nghia M­L kêt h ̃ ́ ợp vơi phong trao CN va p/trao yêu n ́ ̀ ̀ ̀ ước VN). => ĐCSVN ra đời ngay 3/2/1930 đa đanh dâu 1 b ̀ ̃ ́ ́ ước ngoăt trong đai cua ls CMVN  ̣ ̣ ̣ ̉ la vi: ̀ ̀ ́ ưt th ­ Châm d ́ ơi ky khung hoang vê đ ̀ ̀ ̉ ̉ ̀ ường lôi gi ́ ải phóng dân tộc tưởng chưng không  ̀ ́ ́ ở VN. Mở ra 1 thơi ky m co lôi ra   ̀ ̀ ơi: th ́ ơi ky CM VN đi theo con đ ̀ ̀ ường CM vô sản, sự  ̣ ́ ̀ ới giai phong GC công nhân va giai phong toan xã h nghiêp GPDT găn liên v ̉ ́ ̀ ̉ ́ ̀ ội, đôc lâp  ̣ ̣ dân tộc găn liên v ́ ̀ ới CNXH. ́ ́ ơi ky đâu tranh t ­ Kêt thuc th ̀ ̀ ́ ự phat đê chuyên sang th ́ ̉ ̉ ời ky đâu tranh t ̀ ́ ự giac cua GC  ́ ̉ công nhân, chưng to GC công nhân VN đa đên đô tr ́ ̉ ̃ ́ ̣ ưởng thanh đu s ̀ ̉ ức năm vai tro lanh  ́ ̀ ̃ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ đao cach mang thông qua đôi tiên phong cach mang cua minh. ̀ ­ Mở đâu 1 th ̀ ơi ky m ̀ ̀ ơi cho CMVN, đa co 1 nhân tô c ́ ̃ ́ ́ ơ ban nhât, quyêt đinh nhât, đê  ̉ ́ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ liên tuc dây lên cac cao trao cach mang, đ ́ ́ ̀ ́ ưa CMVN đi từ thăng l ́ ợi nay đên thăng l ̀ ́ ́ ợi  khać
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1