Tía tô
lượt xem 14
download
Tía tô còn có tên é tía. Tên Hán là t tô, ử xích tô. Tên La tinh là Perilla frutescens britt. Họ hoa môi (Lamiaceae). Không nhầm với tô tử là hạt của cây tử tô. Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tía tô
- Tía tô còn có tên é tía. Tên Hán là tử tô, xích tô. Tên La tinh là Perilla frutescens britt. Họ hoa môi (Lamiaceae). Không nhầm với tô tử là hạt của cây tử tô. Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. CẢM MẠO (GIẢI CẢM LẠNH) Xông: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá xông được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người, đắp chăn nằm nghỉ. Nhớ nước sôi mới cho lá xông vào nồi - đậy kín và khi xông mở vung. Cần chú ý kẻo bỏng và chỉ xông cho người lớn ngồi trong chăn. Thận trọng với người già yếu và trẻ em. Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Có cho trứng vào hay không hiện nay còn 2 ý kiến trái ngược nhau. Xông xong nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm. Uống nước tía tô: Có 2 cách. Tía tô tươi 15-20g giã nát chế nước sôi gạn nước trong để uống. Hoặc lá tía tô khô hãm nước sôi uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. 2 cách này đều kém ra mồ hôi. Dùng cho trẻ em người già yếu. Ngâm chân: Dùng lượng lớn lá tía tô bỏ vào nồi nước đang sôi để sôi lại, đổ ra chậu đậy bằng 1 cái rổ thưa, đặt 2 bàn chân lên xông. Khi nước nguội cho 2 chân vào ngâm rửa… công hiệu vô cùng. Bài thuốc Hương tô tán: Chữa cảm mạo phong hàn sốt, gai rét, đau đầu tức ngực. Lá tía tô 8g, hương phụ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Gừng 2 lát, sắc nước uống. Có thể kết hợp “nồi xông”. Tử tô ẩm - tô ngạnh 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, trần bì 8g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, sắc nước uống (chữa động thai, đau bụng, buồn nôn). Cành lá tía tô 10g, trần bì, phục linh mỗi thứ 6g, bạch truật 10g. Sắc nước uống. Cảm mạo: Lá tía tô 1 nắm, vỏ quýt khô lâu năm 1 cái, gừng 3 lát. Đun nước sôi rồi cho 3 thứ vào, đun lại cho sôi, uống nóng. Nếu khó uống cho ít đường phèn. Bài này thích hợp khi bệnh nhân có nôn mửa, đau bụng. HO, HEN, ĐÀM SUYỄN TỨC NGỰC, KHÓ THỞ Cho người già yếu. Tía tô bổ hư, giáng khí dùng cho trường hợp khó thở ở trẻ em, người già, người có thai vừa hiệu quả, vừa an toàn. Do ngoại cảm phong hàn: Có viêm đường hô hấp dùng bài tam tử dưỡng thân thang. Tô tử (hạt tía tô) 6-12g, la bạc tử (hạt cải củ) 8-12g, bạch giới từ 6-8g (hạt cải bẹ trắng). Thương hàn ho suyễn: 1 nắm lá tía tô nấu nước uống dần là dứt cơn suyễn (Thiên kim phương). Người lớn hay thở suyễn: Đuối hơi… hạt tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói rất hay (Nam dược thần hiệu). Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi. Hoặc lấy
- bột này hòa vào cháo, hãm vào nước sôi hoặc hòa vào nước cơm cho trẻ uống. Ho tuổi già (lão khái) ho nhiều đờm đặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính). Nếu không phải do phong hàn và bệnh khác thì dùng thang “tam tử phụng mẫu” gồm có tô tử, lai phục tử, xuyên bối mẫu mỗi vị 8g và bạch giới tử 2g. Sắc uống nóng. Ho suyễn do phế hư hoặc đàm trắng đục dính, nặng ngực: Dùng phương “tô tử tửu” (y tiện) hạt tía tô 90g rượu 1 lít. Hạt tía tô sao thơm tán bột ngâm rượu gạo ngon trong 10 hôm chắt lấy nước trong bỏ bã. Uống mỗi lần 15-30ml. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối (nếu do đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ không dùng). Hóa đàm giáng khí, chữa nấc liên tục: Dùng cháo tô tử (thiên gia thực liệu diệu phương) tô tử hạt 20g xay nhuyễn như hồ cho nước vào rồi ép lấy nước để nấu cháo gạo tẻ 100g. Cháo được quấy với đường phèn để ăn. Không dùng cho người có tiêu chảy. Thai sản Động thai Sắc cành lá cây tía tô để uống. Hoặc sắc lấy nước nấu cháo để ăn. Tử tô ẩm-tô ngạnh (cành) 8g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đảng sâm 12g, trần bì 8g, đại phúc bì 8g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, sắc nước uống (động thai, đau bụng, buồn nôn). Cành lá tía tô 10g, trần bì, phục linh mỗi thứ 6g. Bạch truật 10g, sắc nước uống. Có thai sắp sinh bị phù: Cành, lá tía tô 80g, vỏ gừng tươi 30g, cho 3 bát nước đun sôi kỹ (đậy vung kín) lấy nước uống và xông. Công thức này cũng có tác dụng an thai. Có thai cảm sốt: Lá tía tô, kinh giới mỗi thứ 1 nắm sắc lấy nước uống, tiếp đó ăn cháo trứng gà nóng. Trứng gà đen tốt nhất. Vú sưng: Lá tía tô 1 nắm nấu nước nóng, đồng thời lấy 1 nắm lá tía tô giã nhuyễn đắp lên vú sưng. Nôn mửa dữ dội khi có thai, động thai: Cành tía tô 12g, sắn dây 12g. Sắc chung lấy nước uống. Thiếu máu: Uống nước lá tía tô-lá tía tô 30 lá xay nhuyễn lấy nước uống. Để cho dễ uống xay kèm vài quả táo, ít đường phèn. Nước này cũng có tác dụng an thai tuy có kém hơn cành tía tô (tô ngạnh). ối loạn tiêu hóa Ngộ độc thức ăn: Đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thức ăn như cua cá. Lá tía tô đủ dùng giã lấy nước cốt để uống. Nếu có ngứa nổi mẩn (dị ứng) thì lấy bã đã sắc hoặc lá tươi xoa sát. Tử tô giải độc thang - lá tía tô 10g, gừng tươi 8g, sinh cam thảo 2g. Nước 600ml sắc còn 200ml chia 2-3 lần trong ngày-uống nóng. Lời khuyên: Ăn các loại thủy hải sản tanh lạnh, đều nên kèm rau thơm gia vị lá tía tô tươi. Nhưng lưu ý có kinh nghiệm không ăn lá tía tô với cá chép vì có thể sinh nhọt. Táo bón người già suy nhược Hạt tía tô, hạt me lượng bằng nhau, giã nhuyễn cho nước lắng lấy nước nấu chín. Hạt tía tô, hạt vừng đều 10g, giã nhuyễn cho nước để gạn lấy nước nấu cháo, bài này được dùng cả khi táo bón do ung thư ruột. MỸ Phẩm và Thuốc chữa bệnh ngoài da
- Người Nhật rất chuộng trà tía tô dùng uống thay trà, đồng thời dùng nước trà tía tô để gội đầu, tắm rửa để bảo vệ da, dưỡng da tươi nhuận, trừ vết nhăn, vết nám, khô ngứa da, vì tía tô làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất. Súc miệng bằng trà tía tô sẽ tẩy sạch miệng, làm thơm miệng. Gội đầu làm tóc bền mượt, tóc không rụng và không bị chẻ, sạch gầu. Sách viết “khi nào cần lọc và tẩy, hãy nghĩ ngay đến tía tô”. Da mẩn ngứa, mụn cóc - dùng lá tía tô xoa sát trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn cho vào túi vải mà xoa sát. Bầm máu, chảy máu do thương tích. Lá tía tô trong uống ngoài đắp lên chỗ tổn thương. Rắn rết côn trùng cắn - cấp cứu xong, rửa làm ga-rô. Dùng lá tía tô nhai kỹ nuốt nước, bã đắp lên vết bị cắn nhiều lần trong thời gian chờ đến bệnh viện. Chàm lở bìu dái: Dùng lá tía tô sắc đặc ngâm rửa. Hồng Nga (Theo Suckhoedoisong)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng tía tô
3 p | 318 | 31
-
Hướng dẫn kỹ thuật trồng tía tô
3 p | 149 | 14
-
Nghiên cứu khả năng sử dụng tinh dầu lá tía tô trong bảo quản thịt lợn
8 p | 88 | 10
-
Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học của tinh dầu lá tía tô thu hái ở tỉnh Quảng Nam
5 p | 76 | 7
-
Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống tía tô xanh của Hàn Quốc tại miền Bắc Việt Nam
4 p | 96 | 6
-
Khảo sát hoạt tính kháng ăn và diệt ấu trùng của tinh dầu từ lá tía tô dại (Hyptis suaveolens (L.) Poit.), cỏ lào (Chromolaena odorata (L.) R.M. King & H. Rob) và ngũ sắc (Lantana camara L.) lên sâu khoang Spodoptera litura Fab. (Lepidoptera: Noctuidae)
8 p | 44 | 5
-
Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ tới quá trình thu nhận hỗn hợp axit béo omega-3 và omega-6 từ dầu hạt tía tô
7 p | 59 | 4
-
Ảnh hưởng của kích thước hạt gốm xốp đến sinh trưởng và năng suất của tía tô (Perilla frutescens)
9 p | 22 | 3
-
Thành phần hóa học của tinh dầu lá tía tô thu hái từ Gia Lai, Việt Nam
8 p | 65 | 3
-
Nghiên cứu quy trình tạo đồ uống từ dịch chiết cây tía tô (Perilla frutescens L. Britton)
10 p | 23 | 3
-
Ảnh hưởng của quá trình thanh trùng đến các hoạt chất sinh học từ nước uống tía tô bổ sung thảo mộc
8 p | 10 | 2
-
Khảo sát con đường xâm nhiễm của Pseudomonas gây bệnh héo xanh, Fusarium gây bệnh thối rễ cây tía tô xanh (Perilla frutescens) và đánh giá hiệu quả in vitro của một số hoạt chất đối với hai mầm bệnh này
8 p | 4 | 2
-
Phân lập và tuyển chọn nấm men có khả năng lên men dịch chiết lá tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton)
8 p | 28 | 2
-
Khảo sát tác động ức chế tyrosinase và chống oxy hóa của các cao chiết từ lá Tía tô
6 p | 58 | 2
-
Tác Dụng Của Tía Tô
3 p | 111 | 2
-
Xây dựng và phân tích biểu hiện của gene mã hoá nhân tố phiên mã TCP ở cây hương nhu tía (Ocimum tenuiflorum)
10 p | 2 | 1
-
Nghiên cứu hiệu quả bảo vệ của các loại cao thảo dược trên cá rô phi (Oreochromis sp.) lên sự cảm nhiễm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae
12 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn