intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tía tô - rau thơm, vị thuốc đa dụng…

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tía tô, tử tô, tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Briton, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm. Một số ứng dụng như sau: * Chữa cảm: - Cảm lạnh: lá tía tô tươi 1 nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng. - Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy: dùng 20 g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tía tô - rau thơm, vị thuốc đa dụng…

  1. Tía tô - rau thơm, vị thuốc đa dụng… Tía tô, tử tô, tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Briton, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Lá có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Thân cành lợi tiêu hóa. Hạt trừ hen, trị ho, làm long đàm.
  2. Một số ứng dụng như sau: * Chữa cảm: - Cảm lạnh: lá tía tô tươi 1 nắm, xắt nhỏ ăn với cháo nóng. - Cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy: dùng 20 g lá tươi giã nhỏ, chế thêm nước sôi, quấy đều gạn lấy nước nóng. Hoặc dùng 10 lá xắt nhỏ trộn với cháo nóng, ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi. - Cảm mưa ướt gió lạnh, nóng rét, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy: dùng lá tía tô khô 15 g, vỏ quít cũ, củ gấu (hương phụ), gừng sống, hành trắng cả cây đều 10 g sắc uống lúc thuốc còn nóng. - Cảm mạo, sốt, nhức đầu, đau các khớp xương: lá tía tô, sâm đại hành, trần bì, chỉ xác, cát cánh, cam thảo, mộc hương, bán hạ, gừng khô, tiền hồ, mỗi thứ 10 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. - Cháo giải cảm: lá tía tô xắt nhỏ 10 g, hành sống giã nhỏ 5 g, gừng tươi giã nhỏ 3 lát, gạo tẻ 30 g, muối vừa đủ. Nấu cháo nhừ, cho tía tô, hành, gừng, muối khuấy đều ăn khi còn nóng. Ra mồ hôi, sẽ nhẹ người. - Cảm cúm gai rét không ra mồ hôi: tía tô, lá chanh, bạc hà, lá sả, mỗi thứ một nắm nấu nước xông.
  3. - Cảm cúm có ho và nhức đầu: tía tô 1 nắm, kinh giới 1 nắm, lá lốt 1 nắm, nén 50 củ, nghệ tươi 3 lát, gừng tươi 3 lát. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ, xông cho ra mồ hôi, rồi uống thêm 1 chén nước nóng. - Cảm cúm bốn mùa: tía tô 20 g, kinh giới 20 g, sắn dây 10 g, bạc hà 10 g, nghệ 8 g, gừng 8 g, sài hồ 15 g. Trừ gừng là dùng tươi, còn lại đều khô. Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén uống khi nóng, uống xong đắp chăn nằm cho ra mồ hôi. - Cảm sốt khi mang thai: đang có thai mà cảm sốt, không nên dùng thuốc kháng sinh, tốt nhất là dùng tía tô, kinh giới mỗi thứ 1 nắm, đổ 2 chén, sắc còn 1 chén để nguội cho uống, tiếp đó ăn 1 chén cháo nóng có đập 1 quả trứng gà lấy lòng đỏ quậy đều. * Ngộ độc cua, cá, dị ứng, nổi mẩn ngứa: - Giã lá tía tô vắt lấy nước cho uống, bã thì xát vào chỗ ngứa. - Lá tía tô 10 g, gừng tươi 10 g, cam thảo 4 g, nước 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc đang nóng. Hoặc lá tía tô khô 10 g, sắc uống nóng. * Tức ngực muốn mửa: nhai sống một nắm lá tía tô với vài lát gừng. * Sưng vú: lá tía tô giã nát đắp lên vú, lại lấy một nắm nữa sắc uống.
  4. * Đau bụng động thai: cành và lá tía tô sắc đặc uống dần. * Có thai gần sinh bị phù thũng toàn thân: vỏ gừng tươi 40 g, lá và cành tía tô 80 g. Đổ 3 chén nước đun sôi kỹ (khi đun nhớ đậy nắp kín), xông cho ra mồ hôi và uống thêm 1 chén nước nóng, bài thuốc này vừa có tác dụng an thai. * An thai: cành tía tô sắc uống thường xuyên có tác dụng an thai. * Chữa hen suyễn và người già ho đàm mạn tính: dùng hạt tía tô và hạt cải bẹ, mỗi thứ 10 g, tán bột, uống hàng ngày với nước sắc lá táo chua và dây tơ hồng sao, làm thang. * Chữa mụn cóc: dùng lá tía tô tươi vò xát vào, ngày 4 - 5 lần, xát liên tục, mụn sẽ khô hết ngứa, rồi rụng. * Chữa động thai, thai trồi lên, nôn oẹ: dùng cành tía tô và sắn dây, mỗi thứ 12 g sắc uống. Lương y Nguyễn Công Đức, khoa y học cổ truyền, Đại học y dược TP.HCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2