Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung vào dạy học môn Vi sinh vật học môi trường
lượt xem 3
download
Nhằm tiếp tục triển khai và tăng cường tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu nói chung, và ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng vào học phần Vi sinh vật học môi trường, là một việc làm cần thiết nhằm hưởng ứng chủ đề “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, góp phần hạn chế biến đổi khí hậu ở khu vực cũng như trên quy mô toàn cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung vào dạy học môn Vi sinh vật học môi trường
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỚI VEN BỜ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG VÀO DẠY HỌC MÔN VI SINH VẬT HỌC MÔI TRƯỜNG BIỀN VĂN MINH 1, *, ĐẶNG THỊ THU HIỀN 2, ** 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: bienvanminh@dhsphue.edu.vn 2 Trường Đại học Hà Tĩnh * Email: hien.dangthithu@htu.edu.vn Tóm tắt: Đới ven bờ duyên hải miền Trung nước ta là nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất rõ rệt, biểu hiện qua tần suất xuất hiện ngày càng gia tăng của thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt, sạt lở và hạn hán,... gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân. Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam vào học phần Vi sinh vật học môi trường chủ yếu có hai bước cơ bản: Một là lựa chọn bài học có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu; hai là đề xuất kiến thức và kỹ năng cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn Vi sinh vật học môi trường và nội dung giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, chúng tôi đã xác định địa chỉ của một số bài học để tích hợp nội dung biến đổi khí hậu hợp lý. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, giáo dục, duyên hải miền Trung Việt Nam, Vi sinh vật học môi trường 1. MỞ ĐẦU Đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung nước ta là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của nhiều trận thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt và hạn hán với cường độ và tần suất tăng lên đáng kể, gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Do đó, việc bảo vệ môi trường góp phần hạn chế biến đổi khí hậu trong thời gian tới và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe cho con người nơi đây mang tính cấp thiết. Nhằm tiếp tục triển khai và tăng cường tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu nói chung, và ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung nói riêng vào học phần Vi sinh vật học môi trường, là một việc làm cần thiết nhằm hưởng ứng chủ đề “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, góp phần hạn chế biến đổi khí hậu ở khu vực cũng như trên quy mô toàn cầu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam cho sinh viên ngành Khoa học môi trường – Trường Đại học Hà Tĩnh, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia… 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu - Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. 215
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người): Các nhà khoa học của tổ chức IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) đã cho biết hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra có nguyên nhân do hoạt động sản xuất của con người. Khi nền công nghiệp phát triển con người sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí CO2 (dioxide carbon), CH4 (methane), CFC (chlorofluorocarbon), N2O (oxide nitrogen), PFC (pezfluoro carbon)… Những khí này được gọi chung là khí nhà kính, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên dẫn tới làm thay đổi khí hậu. 3.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung Đới ven bờ duyên hải các tỉnh miền Trung là một dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn về phía Tây và Biển Đông trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với khoảng 1200 km bờ biển. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển nên địa hình dốc, đồng bằng rất hẹp. Dải đất này có nhiều sông suối như sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi. Sông, suối nhiều nhưng phần lớn các sông ngắn và có độ dốc lớn nên nước đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông dễ bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng nên thường xảy ra lũ lụt. Trong những năm gần đây vùng duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất rõ rệt, biểu hiện qua tần suất xuất hiện của thiên tai ngày càng tăng. Thứ nhất, lũ lụt: Thường xuất hiện vào tháng 10, 11 với tần suất ngày càng tăng, có sức tàn phá ngày càng khốc liệt, hủy hoại tính mạng và tài sản của nhân dân, các cơ sở hạ tầng, các công trình kiến trúc, văn hóa - lịch sử… Điển hình là trận lũ lịch sử tháng 11/1999 với những trận mưa liên tục từ 18/10 đến 6/11 đã làm mực nước các sông lớn ở miền Trung dâng cao chưa từng thấy. Trong hai ngày 2 - 3/11/1999 lượng mưa đo được ở Huế là 1.384 mm nước Sông Hương dâng cao gần 6 m. Trận lũ đã làm 352 người chết, 21 người mất tích, 99 người bị thương; 25.015 nhà bị sập hoặc bị cuốn trôi, 1.027 trường học bị sập, 160.537 gia súc, 879.676 gia cầm bị chết. Tổng thiệt hại ước tính 1.761,82 tỷ đồng [3]. Thứ hai, bão và áp thấp nhiệt đới: Khu vực duyên hải miền Trung thường chịu nhiều cơn bão mạnh với hậu quả hết sức nặng nề. bão số 9 (Ketsana) 29/09/2009 đã đổ ập vào các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Gần đây nhất là bão số 11 (Mirinae) đầu tháng 11/2009 gây mưa lũ tại các tỉnh Nam Trung bộ đã làm 116 người chết, 125 người bị thương, thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng [5]. Do mưa lớn, cùng với việc các hồ đập xả lũ, trong các ngày 13 - 15/10/2017, trên địa bàn các tỉnh miền Trung xảy ra một trận lụt lịch sử, khiến 19 người chết và mất tích, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập. Tại Hà Tĩnh, tính đến 15 giờ chiều ngày 15/10, mưa lớn đã gây ngập lụt 93 xã trên địa bàn 9 huyện, thành phố với tổng số dân bị ngập là 24.158 hộ... Thứ ba, nước dâng: Mực nước biển dâng ở vùng ven biển miền Trung ngày càng diễn biến phức tạp, bao gồm dâng do thủy triều, dâng do bão, lũ, dâng do biến đổi khí hậu. Vì vậy những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm thực xảy ra nhiều hơn. Mực nước biển dâng lên đe dọa thường xuyên hơn các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dọc bờ biển. Thứ tư, lốc, tố: Là những thiên tai thường xảy ra ở khu vực đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng không rộng như bão, nhưng sức gió trong lốc rất mạnh, đôi khi kèm theo mưa đá gây thiệt hại đáng kể cho các địa phương. Cơn lốc ngày 25/9/1997 với sức gió cấp 10 qua huyện Phú Vang và thành phố Huế làm thiệt hại 8 tỷ đồng [3], hay cơn lốc lớn quét qua huyện Thanh Chương (Nghệ An) vào chiều 29/3/2009 đã phá 216
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 nát 442 nhà dân, làm hư hỏng hàng trăm ha hoa màu, cây cối và làm một người bị thương. Thiệt hại ước tính gần 10 tỷ đồng. Gần đây tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa lớn, kèm theo lốc xoáy khiến nhiều địa bàn bị chia cắt, gây thiệt hại nặng về nhà cửa, hoa màu; làm 1 người bị chết, 1 người mất tích, hàng trăm cây xanh, cột điện, trạm biến áp bị gãy đổ và hư hỏng. Trước tình hình trên, ngay trong sáng 14/10/2016, để đảm bảo an toàn cho học sinh, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho toàn bộ học sinh trong tỉnh nghỉ học. Thứ năm, xâm nhập mặn, sạt lở đất, xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông: Hiện tượng xâm nhập mặn, sạt lở đất, xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông diễn ra thường xuyên và diễn biến phức tạp. Theo thống kê của Sở NN & PTNT Quảng Nam, hiện trên địa bàn tỉnh có hàng trăm điểm sạt lở tập trung tại các khu dân cư ven sông. Điển hình trong nhiều năm qua, gần 100 hộ dân sống dọc biển Nam Ô (TP Đà Nẵng) luôn phải sống trong nỗi ám ảnh bởi sự xâm thực của “thủy thần”. 750 ha đất sản xuất, đất sinh hoạt của người dân nơi đây đang ngày càng bị thu hẹp bởi biển ngày càng “ăn” sâu vào đất liền. Hiện nay tỉnh Bình Định là một trong những địa phương có hệ thống đê nhiều nhất miền Trung với 105 km đê ngăn mặn, gần 390 km đê sông. Phần lớn tuyến đê này cũng đã bị xuống cấp, có nhiều đoạn bị sạt lở sâu vào thân đê đe dọa cuộc sống của hàng ngàn hộ dân khi có mưa bão [2]. Thứ sáu, sự cố hoạt động xả thải trái phép, trên quy mô lớn của công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã gây sự cố môi trường biển đặc biệt nghiêm trọng cho 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016. Sự cố Formosa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6/4/2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25/4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, đến ngày 29/4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển, VNExpress dẫn thông tin từ cơ quan du lịch quốc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90% [4]. 3.3. Một số định hướng nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung vào học phần Vi sinh vật học môi trường Bao gồm khai thác từ nội dung môn học và tích hợp các nội dung của môn học khác. Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục biến đổi khí hậu đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung phù hợp, có thể nêu lên một số vấn đề về nguyên nhân và các biện pháp hạn chế sự biến đổi khí hậu. 3.3.1. Sự giảm O2 tăng CO2 Nguyên nhân chính là do tài nguyên rừng bị suy giảm. - Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: Rừng cung cấp nguồn gen quý giá (động, thực vật); cung cấp lâm thổ sản; điều hòa lượng nước trên mặt đất; là “lá phổi xanh”; chống xói mòn đất... - Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng phòng hộ ven biển. 217
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Bảng 1. Nội dung tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ duyên hải miền trung vào dạy học môn vi sinh vật học môi trường (ví dụ có tính chất định hướng)[1]. Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung (kiến thức, kỹ năng có thể tích hợp) Môi trường biển 3.1. Quần xã sinh vật - Tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật phù du ở đại dương chất, là nguồn thức ăn cho động vật thủy sinh 5. Kiểm soát và ngăn - Để ngăn chặn, khắc phục và xử lý có hiệu quả ngừa ô nhiễm nước ở những hành vi gây ô nhiễm môi trường nước, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây: - Giữ sạch nguồn nước, xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác, xử lý nước thải... Sự chuyển hóa các hợp 4.2.4. Quá trình cố - Sử dụng Nitragin, Azotobacter. chất hữu cơ chứa nitơ định nitơ phân tử - Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng. Tạo cho cây trồng phát triển tốt làm sạch không khí ở vùng đới ven bờ duyên hải miền Trung. Xử lý nước thải 5.4. Biện pháp khắc - Sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí để làm phục xử lý nước thải sạch nguồn nước, hạn chế nước thải làm ô bằng biện pháp sinh học. nhiễm nguồn nước. Vi sinh vật trong xử lý 4.2. Xử lý chất thải rắn - Sử dụng VSV để xử lý chất thải rắn loại bỏ phế thải bằng phương pháp sinh chất ô nhiễm dựa trên quan niệm rằng tất cả các học VSV (chủ yếu là vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm…) có thể chuyển hóa và/hoặc loại bỏ cơ chất từ môi trường nhằm phục vụ cho quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng. Các chế phẩm vi sinh vật 3.6. Chế phẩm sinh học - Giúp tôm - cá hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, tối “Vườn Sinh Thái” đối ưu hóa được lượng thức ăn sử dụng, tăng sức đề với nuôi trồng thủy sản kháng chống chịu bệnh dịch nên hạn chế được việc sử dụng thuốc kháng sinh, tăng trọng nhanh, phục hồi thể trạng, môi trường ao nuôi sạch sẽ và hạn chế tình trạng ô nhiễm, chất lượng thịt tăng… 3.3.2. Sự gia tăng các khí thải - N2O thải ra trong quá trình sản xuất công nghiệp và sử dụng phân vô cơ. - CFC, thải ra trong quá trình sản xuất chất làm lạnh, chất bán dẫn. - PFC thải ra trong quá trình làm sạch chất bán dẫn, chất làm lạnh và chất tạo bọt. - SF6 thải ra trong quá trình sản xuất ô tô… 3.3.3. Ô nhiễm nước, đất, không khí - Vai trò của nước, đất, không khí đối với sự sống trên trái đất. - Các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên; đất và không khí. - Ô nhiễm không khí: Khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa chất. * Về phương tiện dạy học Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy - học nói chung, chất lượng giáo dục biến đổi khí hậu nói riêng. Vì vậy, trong các bài học có tích hợp các nội dung giáo dục biến đổi khí hậu giảng viên nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện nghe - nhìn. 218
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Chẳng hạn, sử dụng các video clip (từ 2 - 3 phút) để giới thiệu về biến đổi khí hậu như mưa, bão, lũ lụt, khí thải… Để khai thác và cập nhật các tư liệu phục vụ giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung, giảng viên có thể chủ động sử dụng phương tiện internet, khai thác các websites về biến đổi khí hậu bổ ích. 3.4. Đề xuất các giải pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung vào học phần Vi sinh vật học môi trường. Có hai bước: - Lựa chọn bài học có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu. - Đề xuất kiến thức và kỹ năng cần tích hợp. Khi dạy học học phần Vi sinh vật học môi trường có nội dung cần tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Không làm mất tính đặc trưng của môn học, không biến bài học môn học thành bài học giáo dục biến đổi khí hậu. - Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện. - Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế và tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với kiến thức biến đổi khí hậu. Có thể nêu lên một số cách thức tổ chức hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung qua dạy học học phần Vi sinh vật học môi trường như sau: 1) Phân tích vấn đề biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung liên quan nội dung môn học; 2) Khai thác thực trạng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam; 3) Xây dựng bài tập môn học từ thực tế về biến đổi khí hậu ở địa phương; 4) Sử dụng phương tiện dạy học hỗ trợ; 5) Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo,...); Tham quan thực tế về tác hại của biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung. Các hoạt động của giảng viên khi định hướng tổ chức quá trình dạy học tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung, theo chúng tôi sẽ bao gồm: Thứ nhất: Nghiên cứu chương trình, giáo trình Vi sinh vật học môi trường để xây dựng mục tiêu nội dung giáo dục biến đổi khí hậu; cho phép giảng viên xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp cho toàn bộ chương trình môn học, từng chương cũng như từng bài học. Thứ hai: Xác định các nội dung giáo dục biến đổi khí hậu cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và nội dung giáo dục biến đổi khí hậu, giảng viên cần làm rõ sẽ tích hợp nội dung biến đổi khí hậu nào là hợp lý, thời lượng dành cho nó bao nhiêu là vừa đủ. Thứ ba: Lựa chọn và vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp. Ở đây trước hết phải vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. 219
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Thứ tư: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể: Ở hoạt động này giảng viên thiết kế cụ thể các yêu cầu đối với học sinh, các hoạt động trợ giúp của giảng viên đối với học sinh và phối hợp các hoạt động đó để đạt được mục đích dạy học. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Đới ven bờ duyên hải các tỉnh miền Trung là nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu rất rõ rệt, biểu hiện qua tần suất xuất hiện ngày càng gia tăng của thiên tai như bão lớn, mưa to, lũ lụt, sạt lở và hạn hán gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây tổn thất về tài sản và cuộc sống của người dân. - Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung vào nội dung môn Vi sinh vật học môi trường chủ yếu có hai bước cơ bản: + Lựa chọn bài học có nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu. + Đề xuất kiến thức và kỹ năng cần tích hợp. - Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức học phần Vi sinh vật học môi trường và nội dung giáo dục biến đổi khí hậu ở đới ven bờ các tỉnh duyên hải miền Trung, chúng tôi đã xác định địa chỉ của một số bài học để tích hợp nội dung biến đổi khí hậu hợp lý. 4.2. Đề nghị - Cần tập trung một số giải pháp kỹ thuật như trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển; củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông; xây dựng nhà trú ẩn đa năng kiên cố tại các cộng đồng dân cư trong khu vực để ứng phó và chống chọi khi có sự cố bão lụt. - Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức của cán bộ và của người dân về các phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai, tăng cường năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ một cách có hiệu quả, phối hợp giữa các cơ quan chức năng và các hội đoàn thể tổ chức các lớp nâng cao năng lực phòng chống bão cho ngư dân, nhân dân vùng đới ven bờ duyên hải miền Trung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Viết Cường (chủ biên), Lê Thị Bích Lam, Bùi Văn Hạt, Nguyễn Xuân Huy, Phạm Quang Hà, Biền Văn Minh (2018). Vi sinh vật học môi trường, NXB Bách Khoa Hà Nội. [2] Biền Văn Minh, Phạm Quang Chinh (2009). Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu vào dạy học môn Công nghệ 10 THPT, Workshop: Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu, Hà Nội, 12 - 13 tháng 10 năm 2009, tr: 140-144. [3] Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2009). Tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương, tỉnh thừa Thiên Huế, Workshop: Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu’, Hà Nội, 12 - 13 tháng 10 năm 2009. [4] http://intic.edu.vn/formosa-thai-ra-moi-truong-nhung-gi.html. 220
- BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Title: INTEGRATION OF AWARENESS EDUCATION ON CLIMATE CHANGE IN CENTRAL COAST OF VIETNAM INTO ENVIRONMENTAL MICROBIOLOGY TEACHING Abstract: - Influence of the climate changes in Central coast of Vietnam is completely obvious, shown by the increasing frequency of natural disasters such as typhoons, heavy rain, floods, erosion, drought… which cause great social and economic damage to the country, badly affecting the environment, the assets and also the normal life of inhabitants. - There are two basic steps to integrate the awareness education on climate change in Central coast of Vietnam into environmental microbiology course: + Select relevant lessons on climate change. + Suggest appropriate knowledge and skills. - Based on the connection between the knowledge in environmental microbiology course in environmental microbiology and the content of the awareness education on climate change in Central coast of Vietnam, we have addressed the sources of relevant lessons for integrating. Keywords: Climate change, Education, Central coast of Vietnam, Environmental microbiology. 221
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dạy học dự án có tích hợp giáo dục môi trường trong môn học “Phương pháp dạy học Hóa học phổ thông”
8 p | 151 | 13
-
Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học tích hợp giáo dục phát triển bền vững trong môn Địa lí 10 ở trường trung học phổ thông
9 p | 63 | 6
-
Giáo dục biến đổi khí hậu và quan niệm dạy học tích hợp nội dung biến đổi khí hậu trong trường phổ thông ở Việt Nam
5 p | 51 | 5
-
Kiến thức nội dung sư phạm Địa lí của giáo viên trung học cơ sở và các yếu tố tác động: Nghiên cứu trường hợp giáo viên Lịch sử học bồi dưỡng chuyên môn Địa lí để dạy môn tích hợp ở tỉnh Gia Lai và Tây Ninh
8 p | 9 | 5
-
Đề xuất quy trình dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa lí ở tiểu học
5 p | 89 | 5
-
Vận dụng định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ trong thiết kế giảng dạy Hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh Trung học phổ thông
9 p | 49 | 5
-
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua bài oxygen - không khí, Khoa học tự nhiên 6
9 p | 17 | 5
-
Thiết kế một số nội dung dạy học ngoài môi trường thiên nhiên trong dạy học Sinh học 6 trung học cơ sở
6 p | 31 | 4
-
Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh khi vận dụng dạy học dự án tích hợp Khoa học tự nhiên trong các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trường trung học cơ sở
5 p | 48 | 4
-
Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên Sư phạm Hóa học
6 p | 35 | 3
-
Giáo dục phát triển bền vững trong dạy học sinh học trung học cơ sở
11 p | 27 | 3
-
Tích hợp giáo dục biển đảo trong dạy học địa lí kinh tế xã hội Việt Nam cho sinh viên ở trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
9 p | 34 | 3
-
Trang bị một số nội dung của CLIL cho sinh viên ngành Sư phạm Toán dạy bằng tiếng Anh
5 p | 22 | 2
-
Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học sinh học ở trường phổ thông
5 p | 51 | 2
-
Định hướng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học sinh Trung học phổ thông
6 p | 33 | 2
-
Vườn thực nghiệm - mô hình trải nghiệm hướng nghiệp trong dạy học môn Sinh học, công nghệ nông nghiệp nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Trị
7 p | 74 | 2
-
Tích hợp giáo dục lối sống xanh trong dạy học Địa lí lớp 10 trung học phổ thông
3 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn