intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đứng trước những khó khăn này cũng như việc phải liên tục cập nhật để theo kịp các xu thế về tiền tệ và thương mại quốc tế trên thế giới, tiền kỹ thuật số pháp định (CBDC) ra đời như một giải pháp mới cho hệ thống tài chính. Sau quá trình phân tích và nghiên cứu, bài viết "Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam" đã đưa ra kết luận việc phát hành CBDC và đưa vào áp dụng rộng rãi là cần thiết và khả thi với tình hình của Việt Nam dựa vào khung đánh giá do do Fung và Halaburda (2016) phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiềm năng xây dựng tiền kỹ thuật số pháp định ở Việt Nam

  1. TIỀM NĂNG XÂY DỰNG TIỀN KỸ THUẬT SỐ PHÁP ĐỊNH Ở VIỆT NAM Nguyễn Phương Huyền1 Tóm tắt: Song hành với sự phát triển không ngừng của chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là sự ra đời của các loại tiền phi vật lý như tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật … Tuy nhiên, việc sử dụng các loại tiền này còn gây ra nhiều bất cập và tồn tại các lỗ hổng bảo mật cũng như nhiều sự hạn chế về mặt chi phí, ứng dụng và cơ sở pháp lý. Đứng trước những khó khăn này cũng như việc phải liên tục cập nhật để theo kịp các xu thế về tiền tệ và thương mại quốc tế trên thế giới, tiền kỹ thuật số pháp định (CBDC) ra đời như một giải pháp mới cho hệ thống tài chính. Sau quá trình phân tích và nghiên cứu, bài viết đã đưa ra kết luận việc phát hành CBDC và đưa vào áp dụng rộng rãi là cần thiết và khả thi với tình hình của Việt Nam dựa vào khung đánh giá do do Fung và Halaburda (2016) phát triển. Từ khóa: tiền kỹ thuật số pháp định, CBDC, chuyển đổi số 1. MỞ ĐẦU Chuyển đổi số và kinh tế số của Việt Nam được Google đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, đóng góp của kinh tế số chiếm khoảng 14,26% GDP. Chuyển đổi số đang trở thành nhiệm vụ và xu thế của tất cả các lĩnh vực của đời sống-xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính. Theo kết quả xếp hạng, năm 2021, Bộ Tài chính xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số khối các bộ, ngành cung cấp dịch vụ công. Bộ Tài chính cũng duy trì vị trí đứng đầu về Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia trong các bộ cung cấp dịch vụ công, với giá trị 0,6321. Một trong những thành tựu nổi bật gần đây nhất trong chuyển đổi số ở lĩnh vực tài chính có thể kể đến việc Việt Nam chính thức tham gia sáng kiến ​​ nối thanh toán khu vực kết (RPC) cùng Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Sáng kiến này là thiết lập một cơ chế đặc biệt tập trung vào việc sử dụng hệ thống mã QR cho các giao dịch bán lẻ. Việc tham gia sáng kiến này là một bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số liên quan tới thanh toán kỹ thuật số xuyên biên giới. Khi nhắc đến thanh toán xuyên biên giới, một xu thế gần đây được các Ngân hàng Trung ương (NHTW) nhiều nước nhắc tới đó chính là phát hành tiền kỹ thuật số pháp định (Central Bank Digital Currency – CBDC). CBDC được cho là một phương tiện thanh toán hiện đại, dễ dàng sử dụng và quản lý. Loại tiền này hiện đang trong giai đoạn đầu giúp hỗ trợ hiệu quả hoạt động của rất nhiều mặt trong nền kinh tế. Ở Việt Nam bắt đầu có nghiên cứu về CBDC. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường mang tính chất đặt vấn đề, đưa ra tác dụng của CBDC (Nguyễn Ngọc Anh, 2023) và xu thế trên thế giới và bài học cho Việt Nam (Hoàng Thị Thanh Thúy và cộng sự, 2022) nhưng chưa giải thích tại sao nền kinh tế Việt Nam lại cần CBDC hay nói cách khác CBDC phù hợp với Việt Nam ở mặt nào. Những bài học đều mang tính tổng quát chứ chưa đi vào cụ thể (Nguyễn Thế Bính, 1 Học viện tài chính
  2. 340 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2022) liệu bài học đấy có áp dụng vào tình hình Việt Nam hay không, đa số các kết luận đều hướng tới khuyến nghị về mặt pháp lý hoặc khung chính sách cho phát triển trong tương lai sau quá trình nghiên cứu về lợi ích hoặc thách thức của tiền kỹ thuật số nói chung (Lưu Ánh Nguyệt, 2022). Nhận thấy khoảng trống trong các nghiên cứu về CBDC, tác giả sẽ tiến hành đánh giá tiềm năng và tính ứng dụng của CBDC tại Việt Nam ở khía cạnh hỗ trợ hệ thống thanh toán dựa trên khung đánh giá và thực hiện các thay đổi phù hợp về các tiêu chí đánh giá của NHTW Canada do Fung và Halaburda (2016) phát triển cùng với những sự điều chỉnh thích hợp với tình hình trong nước hiện nay và mục tiêu của bài nghiên cứu. Cụ thể, bài nghiên cứu sẽ giải quyết câu hỏi liệu phát hành CBDC và đưa vào áp dụng rộng rãi có cần thiết và khả thi với tình hình của Việt Nam hay không? Bài nghiên cứu gồm hai phần chính đó là Cơ sở lý thuyết – Phương pháp nghiên cứu và Nội dung nghiên cứu. Phần Cơ sở lý thuyết – Phương pháp nghiên cứu tập trung vào làm sáng tỏ và phân biệt rõ các khái niệm liên quan tới tiền phi vật lý bao gồm tiền điện tử, tiền kỹ thuật số từ đó đưa ra đặc điểm chính của CBDC cũng như nội dung của phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng. Ở phần Nội dung nghiên cứu, tác giả sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu đã được nêu ra ở phần 2 để tiến hành phân tích sự cần thiết của CBDC dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam và đưa ra các nhận định về tiềm năng áp dụng CBDC. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Phân biệt khái niệm liên quan đến các loại tiền phi vật lý Hiện nay ở Việt Nam, các khái niệm liên quan tới tiền điện tử, tiền kỹ thuật số và tiền số hóa vẫn còn chưa được rõ ràng. Trước tiền, việc phân biệt rõ các loại tiền này là rất cần thiết trong việc hiểu đúng và đầy đủ cũng như bước đầu thấy được vai trò và ích lợi của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng nhà nước phát hành. Tiền điện tử (e-money) là tiền pháp định được Ngân hàng Nhà nước đảm bảo, có đầy đủ 3 chức năng của tiền là dự trữ, trao đổi và hạch toán. Tiền điện tử cũng luôn được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia (VND, USD, CNY...). Tiền điện tử ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến trong thanh toán nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng điện tử trên các thiết bị di động. Việc sử dụng tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên tiền kỹ thuật số hay tiền số hóa còn gây nhiều tranh cãi và chưa được quản lý hay đưa vào sử dụng rộng rãi. Tiền ảo (virtual currency) được Ngân hàng Trung ương Châu Âu định nghĩa là loại tiền không được quản lý bới Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước các quốc gia. Loại tiền này được phát hành và kiểm soát bới người phát triển và được sử dụng làm phương tiện thanh toán giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo. Tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa (crytocurrency): được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, được giao dịch, trao đổi hoàn toàn trên môi trường Internet và hiện nay chưa chịu sự quản lý của bất kỳ cá nhân hay tổ chức. Về mặt bản chất, gốc của hầu hết các loại tiền kỹ thuật
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 341 số là tiền ảo. Ví dụ điển hình của tiền kỹ thuật số là Bitcoin và đồng tiền này mang hầu hết đặc tính của tiền ảo ngoại trừ công nghệ tạo ra đồng tiền này phức tạp hơn đa số các loại tiền ảo. Bitcoin hiện nay được lưu hành như một loại hàng hóa thì chính xác hơn là một loại tiền, có thể quy đổi thành tiền pháp định thông qua giao dịch mua bán trao đổi giữa cộng đồng những người chấp nhận loại tiền này. Nói cách khác, giá của Bitcoin được xác định dựa vào quan hệ cung cầu và thị hiếu của người sở hữu loại tiền này. Ở Việt Nam, tiền kỹ thuật số thường được gọi chung là tiền ảo và sở hữu tiền ảo được coi là một hình thức đầu cơ hay đánh bạc trá hình. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cũng như Ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Canada … đều nhận định rằng công nghệ tạo ra tiền kỹ thuật số hay bản thân tiền kỹ thuật số có những tiềm năng phát triển vượt xa việc chỉ dừng lại là một loại hàng hóa/ tài sản được chấp nhận bởi một cộng đồng người sử dụng nhỏ. NHTW nhiều nước đang phát triển công nghệ của tiền kỹ thuật số để tạo ra một loại tiền có nhiều đặc điểm của cả tiền điện tử như khả năng chuyển đổi thành tiền pháp định, khả năng thanh toán, còn khả năng tích trữ giá trị và chức năng vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Để đạt được những tính chất này, thì tiền kỹ thuật số phải được phát hành và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước với tên gọi là tiền kỹ thuật số pháp định (Central Bank Digital Currency-CBDC). Cụ thể, tiền kỹ thuật số pháp định thực chất là tiền mặt dưới dạng kỹ thuật số. CBDC sẽ mang đầy đủ tính chất của các loại tiền pháp định thông thường, được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định của một quốc gia và trực tiếp quản lý bởi Ngân hàng Trung ương. 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của CBDC CBDC có hai loại là CBDC cho mục đích bán buôn (các tổ chức tài chính) và loại cho mục đích bán lẻ (các doanh nghiệp, hộ gia đình – phát hành rộng rãi). CBDC bán lẻ được coi là kết quả của một quá trình phát triển tự nhiên của việc phát hành tiền vật lý (tiền giấy, tiền xu, séc…). Tuy nhiên, hình thức phát hành này cần được tiếp cận một cách cẩn trọng và vẫn còn gây nên khá nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây (Auer, R. và công sự, 2022). Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào CBDC bán lẻ nên các đặc điểm được trình bày sau đây là đặc điểm của CBDC bán lẻ. Trước tiên, CBDC bán lẻ có thể được phát hành bởi NHTW dưới dạng tài khoản định danh hoặc mã token trong trường hợp chấp nhận thanh toán ẩn danh. Trong trường hợp phát hành dưới dạng tài khoản định danh, Ngân hàng Trung ương sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về bảo mật các thông tin cá nhân của người sở hữu CBDC đồng thời thực hiện tất cả các khoản thanh toán trong thời gian thực tế, do đó tất cả các ghi nhận liên quan đến giao dịch sẽ do Ngân hàng Trung ương nắm giữ và kiểm soát (Auer và Böhme, 2021).
  4. 342 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Hình 1. Mô hình CBDC bán lẻ trực tiếp Nguồn: Auer and Böhme (2021) Việc CBDC bán lẻ được quản lý trực tiếp bởi NHTW thông qua hệ thống lưu trữ và định danh điện tử này có thể giúp Chính phủ dễ dàng theo dõi các giao dịch tài chính để ngăn chặn hành vi trốn thuế, rửa tiền, tiền giả hoặc hối lộ, tham. So với tiền mặt, CBDC được NHTW phát hành và quản lý trực tiếp được đánh giá là có tính minh bạch, độ tin cậy và bảo mật cao, ít rủi ro, có thể truy xuất lịch sử giao dịch (Nguyễn Thế Bính, 2022). Ngoài mô hình CBDC trực tiếp, các NHTW còn có các thiết kế vận hành các mô hình CBDC khác để vai trò và chức năng của các Ngân hàng Thương mai (NHTM) không bị lấn át. NHTM vẫn có thể đóng vai trò trong việc giải quyết các giao dịch trong thời gian thực tế, thay vì để NHTW kiểm soát từng giao dịch. Lúc này NHTW có thể kiểm soát thông qua báo cáo quý gửi lên từ các NHTM hoặc chỉ kiểm soát các giao dịch của CBDC bán buôn và áp dụng quản lý ẩn danh thông qua mã token với những người sở hữu CBDC bán lẻ. Tuy nhiên, NHTW cần cân nhắc các phương án phù hợp để đảm bảo nghiệp vụ của các NHTM cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các khía cạnh của nền kinh tế mà CBDC được cho là có khả năng ảnh hưởng tích cực tới đó là hệ thống thanh toán (Fung và Halaburda, 2016), chính sách tiền tệ (Bordo and Levin, 2017 và Davoodalhosseini, 2021), tính ổn định của hệ thống tài chính (Williamson, 2019 và Fernández-Villaverde và cộng sự, 2021) với điều kiện được thiết kế phù hợp với tình hình từng quốc gia và có sự nghiên cứu cẩn trọng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sẽ đánh giá tiềm năng của việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam phát hành tiền kỹ thuật số pháp định bán lẻ trong tương lai gần dựa trên khung đánh giá được sử dụng bởi ngân hàng Canada do Fung và Halaburda (2016) phát triển. CBDC chỉ có ý nghĩa khi nó được công nhận và áp dụng rộng rãi. Để đạt được điều này thì CBDC phải giải quyết được các vấn đề nhất định trong nền kinh tế và bản thân nền kinh tế cũng phải có sẵn các tiềm năng để thích nghi với CBDC.
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 343 Khung đánh giá này đưa ra ba mục tiêu cần đạt được khi các NHTW tiến hành nghiên cứu và xây dựng hệ thống CBDC. Đó là: 1. CBDC nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán, cụ thể hệ thống thanh toán hiện tại có những tồn tại làm giảm hiệu quả của các giao dịch mà một hệ thống CBDC phù hợp có thể giải quyết những tồn tại này. 2. CBDC phải được áp dụng rộng rãi 3. Một mô hình CBDC phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội mà NHTW áp dụng, mô hình này phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả để đưa CBDC vào áp dụng rộng rãi CBDC còn là một khái niệm khá mới với hệ thống tài chính. Mặc dù số lượng nghiên cứu về CBDC tăng rất nhanh cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn có một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tế, chưa kể tới giữa lý thuyết của nước này và thực tế ở nước khác (Auer, R., Frost và cộng sự, 2022). Do đó, các nghiên cứu và bài học cụ thể của quốc tế thường là một nguồn tham khảo trong quá trình xây dựng mô hình cho CBDC. Còn tình hình từng nước để dẫn đến quyết định có phát hành CBDC phải sử dụng khung lý thuyết tổng quát và gán đặc điểm của từng nước sẽ phù hợp với Việt Nam hơn ở giai đoạn này hơn. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về việc nên áp dụng một mô hình CBDC cần rất nhiều thời gian và những nghiên cứu chuyên sâu hơn mục tiêu của nghiên cứu này. Do đó, bài nghiên cứu sẽ dựa vào khung đánh giá này để xây dựng một khung đánh giá, phân tích riêng mang tính nền tảng về tiềm năng đưa CBDC vào lưu hành ở Việt Nam. Mục tiêu 1 và 2 sẽ được tập trung, mục tiêu 3 sẽ được thay thế bằng phân tích về khung pháp lý hiện tại có giúp tạo điều kiện cho việc áp dụng CBDC ở Việt Nam. Cụ thể: 1. CBDC nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán không? 2. Nếu CBDC giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán thì có khả thi trong xây dựng và phát hành ở Việt Nam không? - cơ sở hạ tầng cho việc áp dụng CBDC rộng rãi 3. Với những hiệu quả và điều kiện áp dụng này, Chính phủ có khung pháp lý nào hỗ trợ phát triển CBDC không? - Chính phủ có tạo điều kiện xây dựng CBDC không? Để giải quyết được ba câu hỏi lớn này và đưa ra kết luận về tính khả thi để CBDC được thực hiện tại Việt Nam trong tương lai gần thì một số điều kiện tiên quyết khác của CBDC phải được ấn định đó là (i) CBDC sẽ được thể hiện dưới dạng giá trị của tiền pháp định là VNĐ (ii) NHNN vẫn sẽ tiếp tục phát hành tiền giấy nhưng với số lượng ít hơn để cân đối với lượng CBDC phát hành và đảm bảo mục tiêu liên quan đến chính sách tiền tệ. CBDC có thể đổi sang tiền giấy và gửi tiết kiệm với giá trị tương đương (iii) Tiền kỹ thuật số ở Việt Nam nếu được lưu hành thì sẽ là tiền kỹ thuật số pháp định do NHNN phát hành phù hợp với chính sách tiền tệ, không phải các tổ chức tư nhân phát hành. Về tiền kỹ thuật số do các tổ chức cá nhân không phải Chính phủ phát hành hay hiện nay đang bộc lộ rất nhiều nhược điểm. Như đã đề cập tới ở mục 2.1, tiền kỹ thuật số không phải CBDC như Bitcoin về bản chất vẫn là tiền ảo. Loại tiền này chỉ được chấp nhận bởi một bộ phận khách hàng thiểu số, không thể coi là đại diện cho tổng thể của một quốc gia. Chính vì nguyên nhân này mà không phải với đối tượng nào cũng chấp nhận quy đổi tiền kỹ thuật số sang tiền pháp định. Việc tiền kỹ thuật số do NHNN phát
  6. 344 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM hành khi đưa vào sử dụng sẽ mang theo tính bắt buộc và công nhận bởi toàn bộ nền kinh tế. Lúc này giá trị của nó sẽ tương đương với bất cứ một loại tiền vật lý pháp định nào đang được lưu hành trên thị trường. Ngoài ra, tiền kỹ thuật số còn phải được công nhận bởi NHTW của các nước có mối quan hệ thương mại Việt Nam nên NHNN sẽ là nơi phát hành CBDC duy nhất. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. CBDC nâng cao hiệu quả của hệ thống thanh toán Trước tiên, để những ưu điểm của tiền kỹ thuật số pháp định cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán thì hệ thống thanh toán hiện tại của Việt Nam phải tiềm ẩn những nhược điểm, nguy cơ và rủi ro mà tiền kỹ thuật số pháp định có thể giải quyết. Ở Việt Nam, có 3 hình thức thanh toán nội địa phổ biến nhất là giao dịch thanh toán ngang hàng (P2P) sử dụng tiền mặt và tiền điện tử; và giao dịch thanh toán bằng thẻ tại điểm giao dịch hoặc các trang web thanh toán chấp nhận thẻ 3.1.1. Giao dịch ngang hàng (P2P) Giao dịch ngang hàng (P2P) là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam. Đây là hình thức thanh toán trực tiếp từ người mua tới người bán không cần quan trung gian. Tiền mặt vẫn là phương tiện phổ biến nhất trong giao dịch P2P. Trong 3 năm trở lại đây, nhờ sự phát triển của các ngân hàng điện tử, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, việc hạn chế tiếp xúc đã dần thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt. Vấn đề bảo mật: Việc rút tiền tại ATM có thể xảy ra tình trạng lộ mã pin, cướp giập. Tiền mặt trong lưu thông xuất hiện tình trạng tiền giả được làm giả với số lượng lớn và rất tinh vi. Nhiều ngân hàng vẫn thu phí rút tiền của khách hàng. Các ngân hàng phải chi rất nhiều tiền trong việc nâng cấp và duy trì các cây ATM Chi phí khác, việc tìm các cây ATM cũng gây mất thời gian, chi phí di chuyển của khách hàng vì không phải địa phương nào cũng được đầu tư xây dựng nhiều điểm ATM hoặc các điểm giao dịch rút tiền mặt. Ngoài tiền mặt, thanh toán trực tuyến sử dụng tiền điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến. Thanh toán trực tuyến thường được thực hiện thông qua chuyển khoản trên các ứng dụng của NHTM và ví điện tử phổ biến như MOMO hoặc Zalopay. Vấn đề bảo mật của tiền điện tử ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề rất nghiêm trọng. Việt Nam đứng thứ 2 ở châu Á về số lượng mã độc tống tiền trong năm 2021. Theo nghiên cứu “Fraud Report 2020” của Veriff cho thấy Việt Nam đứng đầu về các nghi ngờ tội phạm sử dụng chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân giả để xác thực, chiếm tới 12,9% trên toàn cầu. Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và đa dạng, như lợi dụng tính năng chuyển hướng cuộc gọi, sử dụng tên thương hiệu, tên ngân hàng và các tổ chức tín dụng uy tín để nhắn tin thông báo và gắn kèm liên kết dẫn đến trang web giả mạo hoặc liên kết chứa mã độc… Dù là hình thức lừa đảo thì mục đích chính là đánh cắp OTP giao dịch của khách hàng hoặc chiếm quyền truy cập, kiểm soát các thiết bị điện tử có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng người dùng.
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 345 Dù các ngân hàng TMCP và bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đã phát đi rất nhiều cảnh báo lừa đảo cũng như nâng cấp hệ thống bảo mật, xóa bỏ các sim rác không chính chủ, ngăn chặn tin rác nhưng vẫn có nhiều người dùng bị lừa mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền cho các đối tượng xấu với mục đích không rõ ràng. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống bảo mật của từng ngân hàng thương mại không có sự phát triển đồng đều. Một người có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau, đồng thời mỗi ngân hàng sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác nhau nên khách hàng gặp khó khăn trong việc nắm được các thông tin chính thống. Bên cạnh đó thông tin cá nhân của khách hàng bị rò rỉ, giao bán bởi nhân viên các ngân hàng tới các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích lừa đảo hoặc quảng cáo trở thành một vấn nạn trong xã hội khiến cho khách hàng rất bức xúc và cảm thấy thiếu tôn trọng. Về chi phí, một số NHTM vẫn thu phí chuyển tiền liên ngân hàng, phí duy trì tài khoản, phí tin nhắn thông báo tài khoản khá cao trong khi một số khác thì miễn phí. 3.1.2 .Thanh toán tại điểm bán hàng (POS) POS để chỉ việc thanh toán cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản ngân hàng thông qua thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ bằng thiết bị điện tử chuyên dụng tại điểm thực hiện giao dịch. Ngoài hình thức này, hình thức thanh toán POS di động thông qua quét mã QR hoặc thanh toán không chạm qua các ứng dụng lớn như Apple Pay, Samsung Pay cũng dần trở nên phổ biến và rất tiện dụng. Hiện nay, thanh toán POS không chỉ dừng lại ở hình thức trực tiếp mà còn được thực hiện trực tuyến thông qua việc nhập thông tin thẻ lên các trang web thanh toán được mã hóa và bảo mật (Chedrawi, Harb & Saleh, 2019). Dù thanh toán bằng hình thức này khá tiện lợi và có thể thay thế hình thức thanh toán tiền mặt thông thường tại điểm giao dịch (Iwedi, 2017) nhưng hình thức thanh toán này ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế. Đối với việc thanh toán POS trực tiếp, lỗ hổng bảo mật thường được đề cập tới đó là việc khách hàng bị đánh cắp thông tin in trên thẻ trong quá trình thanh toán bởi nhân viên thu ngân. Khách hàng thường được khuyến cáo che số cvv ở mặt sau thẻ và giám sát quá trình thanh toán để đảm bảo tính bảo mật thông tin. POS di động ở Việt Nam đang gặp phải vấn đề liên quan đến giả mạo mã QR tại các điểm bán hàng dẫn đến việc thanh toán nhầm tài khoản ngân hàng. Để thực hiện thanh toán POS cả trực tiếp và trực tuyến, khách hàng cần có thẻ ngân hàng. Đa số các NHTM đều tiến hành việc thu phí duy trì thẻ thường niên, phí phát hành thẻ với cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Riêng chi phí của các giao dịch thông qua POS trực tiếp được miễn phí. Các vấn đề khác về thanh toán bằng thẻ thường liên quan tới việc không phải địa điểm nào cũng chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ. Bên cạnh đó, nhiều hộ kinh doanh nhỏ chỉ chấp nhận thanh toán thẻ cho những hoá đơn hoặc giao dịch có giá trị cao. Thậm chí một số hộ kinh doanh chỉ chấp nhận tiền mặt nhằm mục đích trốn thuế. Đối với việc thanh toán POS trực tuyến, việc các trang web thanh toán bị tấn công, thông tin thẻ bị rò rỉ và bị truy cập bất hợp pháp hiện nay vẫn diễn ra rất nhiều. Thanh toán POS trực tuyến có thể bị thu phí phụ thuộc vào quy định của trang web thanh toán.
  8. 346 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3.1.3. Thanh toán xuyên biên giới Thanh toán xuyên biên giới đang ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống thanh toán, đặc biệt là các giao dịch liên quan tới du lịch, thương mại điện tử và chuyển tiền quốc tế trong xuất nhập khẩu. Thanh toán xuyên biên giới hiện nay trở nên phổ biến không chỉ với các doanh nghiệp mà còn cả với các khách hàng cá nhân. Hơn nữa, NHNN đã ký kết một thỏa thuận vào ngày 25 tháng 8 năm 2023 để chính thức tham gia sáng kiến ​​ nối thanh toán khu vực (RPC), kết với sự tham gia của các ngân hàng trung ương Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Mục tiêu chính của sáng kiến này là thiết lập một cơ chế thanh toán xuyên biên giới trong khu vực. Trọng tâm đặt vào việc kết nối hệ thống thanh toán với những quốc gia này, đặc biệt tập trung vào việc sử dụng hệ thống mã QR cho các giao dịch bán lẻ. Với các doanh nghiệp, có hai hình thức thanh toán chuyển khoản quốc tế là Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer - M/T) và Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer - T/T). Chuyển tiền bằng điện nhanh, nên có lợi cho nhà xuất khẩu, nhưng chi phí lại cao; còn chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí lại thấp. Với khách hàng cá nhân, thanh toán quốc tế có thể thanh toán trực tiếp bằng thẻ Visa hoặc Mastercard. Sau khi Việt Nam tham gia sáng kiến RPC thì khách hàng bán lẻ có thêm hình thức thanh toán QR ở một số nước cùng tham gia. Các hình thức thanh toán này đều tiềm ẩn rủi ro tương tự thanh toán POS và các chi phí phụ thu phát sinh trong quá trình giao dịch. Nếu khách hàng cá nhân muốn chuyển khoản quốc tế, thì sử dụng Paypal và Western Union là hai hình thức phổ biến nhất. Paypal thu phí khá cao nếu muốn rút tiền từ tài khoản Paypal về tài khoản ngân hàng nhưng thời gian xử lý giao dịch khá nhanh. Paypal khó sử dụng và không phổ biến vì khách hàng còn e ngại vấn đề bảo mật tính an toàn của Paypal bởi ứng dụng này không được do Chính phủ bảo đảm. Đối với Western Union sẽ thu phí giao dịch vụ cao, thời gian giao dịch lâu nhưng đảm bảo hơn vì liên kết với hệ thống ngân hàng các nước. 3.1.4. Khả năng nâng cao hiệu quả hệ thống thanh toán của CBDC Trước những tồn tại của hệ thống thanh toán tại Việt Nam, việc đưa vào xây dựng và triển khai tiền kỹ thuật số pháp định sẽ đóng một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên khả năng xử lý của NHTW với CBDC tới đâu còn phụ thuộc vào mô hình và thiết kế mà NHNN lựa chọn. Với mô hình CBDC trực tiếp hoặc mô hình CBDC hỗn hợp, NHNN có thể giải quyết được những khía cạnh sau: Trước hết, hai hình thức thanh toán phổ biến là P2P và POS đều tồn tại lỗ hổng bảo mật rất nghiêm trọng và các hình thức lừa đảo tấn công trực tuyến vào tài khoản ngân hàng của người dùng cũng rất đa dạng nên việc duy trì một đồng tiền kỹ thuật số được NHNN chịu trách nhiệm và NHNN đồng thời có thể truy suất giao dịch, nguồn gốc của các dòng tiền và những giao dịch khả nghi nên đảm bảo tính minh bạch và giúp khách hàng có thể tránh được thiệt hại do lừa đảo. NHNN Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng hệ thống định danh điện tử đang được phát triển rộng rãi ở Việt Nam để cấp và quản lý các tài khoản CBDC. Bên cạnh đó, việc làm giả CBDC gần như là không thể bởi CBDC được mã hóa và phát triển dựa trên công nghệ rất cao và phức tạp do NHNN trực tiếp vận hành. Việc đưa CBDC giả vào lưu thông sẽ ngay lập tức bị ngăn chặn bởi khả năng quản lý sát sao các giao dịch.
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 347 Về mặt chi phí liên quan tới giao dịch và duy trì tài khoản, tùy thuộc vào mô hình và cách thiết kế hệ thống CBDC được lựa chọn mà NHNN sẽ quyết định mức phí cho các giao dịch liên quan tới CBDC là bao nhiêu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của BIS hay NHTW các nước đã chỉ ra phí giao dịch CBDC thấp sẽ thúc đẩy tính hiệu quả của hệ thống thanh toán. Việc giảm thiểu chi phí in ấn, quản lý và lưu hành tiền vật lý đã giúp NHNN giảm thiểu được một lượng lớn chi phí nên chi phí này có thể được cân nhắc chuyển sang đầu tư cho hoàn thiện CBDC. Liên quan tới các loại chi phí khác ngoài chi phí giao dịch, một ưu điểm lớn nhất của CBDC là giúp tiết kiệm chi phí về mặt thời gian cho khách hàng. Khách hàng sẽ không mất thời thời gian tìm ATM hoặc đến các điểm giao dịch ngân hàng để nộp, rút tiền. Chính vì vậy, CBDC sẽ góp phần tạo ra cuộc cách mạng toàn cầu về thanh toán, với chi phí thấp, đơn giản và nhanh chóng, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành chính sách tiền tệ khi NHNN có thêm công cụ hỗ trợ kiểm soát chính xác lượng cung tiền (Nguyễn Thế Bính, 2022). Chính vì những đặc điểm này mà CBDC còn được kỳ vọng sẽ tạo nên một bước tiến vượt bậc trong thanh toán xuyên biên giới thay thế M/T và T/T cho doanh nghiệp cũng như các loại thẻ thanh toán quốc tế hiện hành với mức chi phí hợp lý hơn phụ thuộc vào cam kết giữa các nước về thanh toán xuyên biên giới cũng như mô hình CBDC mà các nước sẽ xây dựng (CPMI, 2020). Cụ thể, trong quá trình CBDC, NHNN cần chú trọng phát triển các tính năng sao cho CBDC của Việt Nam phù hợp với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn của đa số các nước trên thế giới. Gần đây, Trung Quốc – một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam đang phát hành e-CNY. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến Việt Nam trong tương lai nếu đối tác thương mại phía Trung Quốc muốn thanh toán bằng đồng tiền này (Nguyễn Thế Bính, 2022). Do đó việc thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới bằng CBDC được hay không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN nếu ngay từ khi bắt đầu NHNN cân nhắc tới yếu tố này. Như vậy, chỉ xét riêng trong lĩnh vực thanh toán thì CBDC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và giải quyết được tương đối nhiều những tồn tại và bất cập đang cản trở hệ thống thanh toán của Việt Nam. Việc phát hành CBDC là cần thiết. Vậy nếu được xây dựng và phát hành, liệu CBDC có phát huy được tính ứng dụng và có đủ cơ sở hạ tầng để triển khai rộng rãi hay không? 3.2. Cơ sở hạ tầng triển khai CBDC rộng rãi Trước những lợi ích mà CBDC mang lại cho hệ thống thanh toán của Việt Nam, việc thiết kế hệ thống CBDC và đưa loại tiền này vào lưu thông là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, muốn tiếp cận và sử dụng CBDC bán lẻ hay đưa CBDC bán lẻ vào sử dụng rộng rãi thì Việt Nam phải có đầy đủ cơ sở hạ tầng liên quan đến Internet. Đồng thời, người dân phải sở hữu các thiết bị điện tử cho phép các giao dịch thanh toán kỹ thuật số và người dân cũng phải có sự tiếp cận và thành thạo trong việc sử dụng các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Trong các báo cáo về Triển vọng phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2022 -2025, nhà sản xuất thiết bị mạng Cisco nhận định Việt Nam trở thành top những quốc gia có Internet di động được phủ sóng rộng rãi, giá thành Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 Đông Nam Á về tốc độ Internet trên di động trong năm 2025.
  10. 348 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Bên cạnh đó, dự báo của Statista về số lượng người dùng Internet di động tại Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu như năm 2021, số lượng người dùng Internet di động tại Việt Nam ước tính lên tới 71,54 triệu người. Dự kiến, Việt Nam sẽ đạt 82,15 triệu người dùng vào năm 2025 Tính đến tháng 3 năm 2022, theo Cục Viễn thông, ước tính tỷ lệ người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh đạt khoảng 73,5%. Số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam được dự báo sẽ đạt ngưỡng 82,17 triệu người vào năm 2025 Liên quan tới thanh toán kỹ thuật số, theo thống kê của PWC, cuối năm 2021, giá trị giao dịch thanh toán điện tử tại Việt Nam ước tính đạt 15 tỷ USD, tăng 168,5% so với năm 2020. 30% số lượng người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Tới năm 2022, theo số liệu tổng hợp bởi Statista, trong phân khúc thanh toán POS di động dẫn đầu là Trung Quốc với 37,97% và tiếp theo là Việt Nam (29,25%). Như vậy, thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Người dân Việt Nam đang ngày càng quen hơn và thể hiện sự thích thú với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy việc đưa CBDC vào Việt Nam là hoàn toàn khả thi và phù hợp với cơ sở hạ tầng Internet cũng như khả năng sử dụng và thích nghi của người dân. Ngoài ra, nếu CBDC được phát hành, NHNN nên cân nhắc thêm các nội dung khác để hình thức này được phổ biến rộng rãi. Ví dụ, đa dạng các hình thức tiếp cận tiền điện tử bên cạnh việc sử dụng các thiết bị điện tử vì không phải khu vực địa lý nào cũng có đầy đủ cơ sở hạ tầng để tiếp cận hệ thống Internet tốc độ cao, giảm chi phí, nâng hạn mức thanh toán POS hoặc P2P cho giao dịch sử dụng CBDC, nâng cao bảo mật hệ thống … Những đề xuất này hoàn toàn có thể thực hiện được với trình độ chuyển đổi số và công nghệ của Việt Nam hiện nay. Nhưng cần nhấn mạnh một lần nữa rằng bất cứ những đặc điểm nào của CBDC được đưa vào áp dụng sau này cũng phải phù hợp với các mục tiêu khác liên quan đến điều tiết kinh tế và ổn định hệ thống tài chính. 3.3. Khung pháp lý cho phát triển CBDC Nhận thức được triển vọng của CBDC và tiềm năng áp dụng rộng rãi ra toàn quốc của loại tiền kỹ thuật số này, vấn đề cần xem xét tới là liệu Chính phủ và NHNN có tạo điều kiện cho các loại tiền phi vật lý nói chung và tiền kỹ thuật số pháp định nói riêng hay không. Có thể thấy từ năm 2016 trở lại đây, Chính phủ đã rất khuyến khích chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán bằng những chủ trương, chính sách phát triển hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, như: Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30/12/2016, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 241/QĐ-TTg, ngày 23/2/2018, của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội; Chỉ thị số 22/CT-TTg, ngày 26/5/2020, của Thủ tướng Chính phủ Về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam…
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 349 Theo Quyết định 2146/QĐ-BTC ngày 12/11/2021 về Kế hoạch tổng thể tại đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam”, Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị phối hợp với Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước để xây dựng cơ sở cho việc quản lý tiền ảo phù hợp với thông lệ quốc tế để tránh những vấn đề về trốn thuế, rửa tiền thuế. Ngân hàng Nhà nước Nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một trong những giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021. Thời gian thực hiện là 2021-2023. Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số trên tất cả các phương diện của nền kinh tế và rất khuyến khích các phương pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hệ thống thanh toán. Thậm chí, Chính phủ cũng đã có chủ trương để NHNN phát hành CBDC tuy nhiên vì liên quan tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách phát triển kinh tế khác mà CBDC mới chỉ được thực hiện ở những nghiên cứu rất cơ bản. Như vậy, về Chính phủ Việt Nam đã có quan điểm và chủ trương rõ ràng về CBDC. Việc phát hành CBDC được tạo điều kiện về mặt pháp lý là một trong những điều kiện quan trọng tạo tiền đề xây dựng và phát hành cho loại tiền này ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sau này cần rất nhiều những điều chỉnh về mặt pháp lý tương thích với mô hình mà NHNN lựa chọn áp dụng để tránh các lỗ hổng hoặc những hiểu lầm trong việc sử dụng CBDC. 4. KẾT LUẬN Chỉ xét riêng tới khía cạnh hỗ trợ hiệu quả cho tất cả các hình thức thanh toán bằng việc nâng cao tính bảo mật, giảm sự hình thành và tiếp cận của các hình thức lừa đảo và giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng, minh bạch và thuận tiện hơn, tiền kỹ thuật số pháp định (CBDC) đã cho thấy được tiềm năng của mình và hoàn toàn có khả năng xây dựng và phát triển ở Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ các điều kiện về công nghệ và pháp lý để phục vụ cho quá trình đưa CBDC vào trở thành một loại tiền lưu hành song song với tiền mặt. Tuy nhiên, CBDC cũng có thể gây ra những tác động trái chiều ở tất cả các lĩnh vực mà nó tác động tới nếu như không có nghiên cứu cẩn trọng về lý thuyết và thực tiễn thông qua bài học của các nước đang thử nghiệm CBDC. Chính vì vậy, rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu hơn về các mặt khác của CBDC cần được thực hiện trong thời gian tới để có thể đảm bảo theo kịp các Quyết định của Chính phủ và các nước trên thế giới trong lĩnh vực này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Auer, R., Frost, J., Gambacorta, L., Monnet, C., Rice, T., & Shin, H. S. (2022). Central bank digital currencies: motives, economic implications, and the research frontier. Annual review of economics, 14, 697-721. 2. Auer, R., Haene, P., & Holden, H. (2021). Multi-CBDC arrangements and the future of cross-border payments. BIS papers. 3. Auer, R., & Böhme, R. (2021).  Central bank digital currency: the quest for minimally invasive technology (No. 948). Bank for International Settlements. 4. Fung, B. S., & Halaburda, H. (2016). Central bank digital currencies: a framework for assessing why and how. Available at SSRN 2994052.
  12. 350 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 5. Mokhinur, K., Dilshodbek, A., Khodjaev, S., & Amira, S. (2023). The Regulation and Differences between Cryptocurrency, Stablecoin, Central Bank Digital Currency, E-Money, Virtual Currency, and In-Game Currency. Stablecoin, Central Bank Digital Currency, E-Money, Virtual Currency, and In- Game Currency. Available at SSRN 6. Williamson, S. (2022). Central bank digital currency: Welfare and policy implications.  Journal of Political Economy, 130(11), 2829-2861. 7. Bordo, M. D., & Levin, A. T. (2017).  Central bank digital currency and the future of monetary policy (No. w23711). National Bureau of Economic Research. 8. Chiu, J., Davoodalhosseini, S. M., Jiang, J., & Zhu, Y. (2023). Bank market power and central bank digital currency: Theory and quantitative assessment. Journal of Political Economy, 131(5), 1213-1248. 9. Fernández-Villaverde, J., Sanches, D., Schilling, L., & Uhlig, H. (2021). Central bank digital currency: Central banking for all?. Review of Economic Dynamics, 41, 225-242. 10. Chedrawi, C., Harb, B., & Saleh, M. (2019). The E-banking and the adoption of innovations from the perspective of the transactions cost theory: Case of the largest commercial banks in Lebanon. ICT for a Better Life and a Better World: The Impact of Information and Communication Technologies on Organizations and Society, 149-164. 11. Marshal, I. (2017). Product brand and customer loyalty: A survey of the Nigeria banking industry. Journal of Accounting, Business and Finance Research, 1(1), 7-18. 12. Nguyễn, N.A. (2023). Sư phát triển của tiền kỹ thuật số do Ngân Hàng Trung Ương phát hành và một số khuyến nghị cho Việt Nam. Tạp chí Công thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/su-phat- trien-cua-tien-ky-thuat-so-do-ngan-hang-trung-uong-phat-hanh-va-mot-so-khuyen-nghi-cho-viet- nam-107585.htm 13. Hoàng, T. T. T., Nguyễn, M. S., & Vũ, T. H. A. (2022). Tiền kỹ thuật số của Ngân Hàng Trung Ương: Kinh nghiệm thế giới và bài Học đối với Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng. https://tapchinganhang.gov.vn/ tien-ky-thuat-so-cua-ngan-hang-trung-uong-kinh-nghiem-the-gioi-va-bai-hoc-doi-voi-viet-nam.htm 14. Vương, D. L. (2019). Tiền kỹ thuật số - Bản chất, hiện tượng và hàm ý chính sách cho Việt Nam. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM236693 15. Nguyễn, T. B. (2022). Tiền kỹ thuật số pháp định và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ. https://thitruongtaichinhtiente.vn/tien-ky-thuat-so-phap-dinh-va-nhung- van-de-dat-ra-doi-voi-viet-nam-39851.html 16. Nguyễn, T. H. (2022). Thanh toán điện tử tại Việt Nam Giai đoạn 2022 - 2025: Triển vọng, thách thức và một số giải pháp phát triển. Tạp chí Công Thương. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ thanh-toan-dien-tu-tai-viet-nam-giai-doan-2022-2025-trien-vong-thach-thuc-va-mot-so-giai-phap- phat-trien-89400.htm 17. Cấn, V. L. (2020). Tiền điện tử khác gì so với tiền ảo, tiền kỹ thuật số?. thitruongtaichinhtiente.vn. https://thitruongtaichinhtiente.vn/tien-dien-tu-khac-gi-so-voi-tien-ao-tien-ky-thuat-so-28184.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2