Tiền mặt là vua
lượt xem 23
download
Ngày chủ nhật, sau bao phen vất vả, bạn cũng tìm được căn hộ ưng ý với mức giá vừa với khả năng chi trả. Xác nhận số tiền đặt cọc cùng gia chủ xong là lúc bắt đầu đôn đáo xoay đủ khoản thanh toán đầu tiên. Thứ sáu, “Phù… vậy là đã đủ.” Nào, nhấc điện thoại hẹn lúc mang tiền qua đặt cọc. “Thôi… vậy là xong.” Ông chủ nhà vừa thông báo do gia đình họ cần lo công chuyện gấp nên căn hộ đã được bán chiều qua, người mua lần này trả hết tiền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiền mặt là vua
- Tiền mặt là vua Ngày chủ nhật, sau bao phen vất vả, bạn cũng tìm được căn hộ ưng ý với mức giá vừa với khả năng chi trả. Xác nhận số tiền đặt cọc cùng gia chủ xong là lúc bắt đầu đôn đáo xoay đủ khoản thanh toán đầu tiên. Thứ sáu, “Phù… vậy là đã đủ.” Nào, nhấc điện thoại hẹn lúc mang tiền qua đặt cọc. “Thôi… vậy là xong.” Ông chủ nhà vừa thông báo do gia đình họ cần lo công chuyện gấp nên căn hộ đã được bán chiều qua, người mua lần này trả hết tiền nhà một lần. “Họ sẵn tiền, sướng thật!” Chuyện như thế, hẳn không phải lần đầu nghe thấy. Đấy là cá nhân, còn doanh nghiệp thì sao? Một doanh nghiệp Việt Nam sang Hàn Quốc tìm mua thiết đúng khi có nhà máy ở đó đang bị ngân hàng phát mãi. Giá chào bán ban đầu chừng 20 triệu đô-la Mỹ, nhưng khi nghe nói, phía Việt Nam sẵn sàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, một khoản chiết khấu hậu hỹ lập tức được đưa ra. Vậy, tiền mặt đã phải vua chưa? Nguyên lý “Tiền mặt là vua” Tiền mặt, hiểu theo nghĩa tiêu dùng được, có thể là phương tiện thanh toán chung nhất như tiền giấy, ngoại hối hay vàng. Trong nền kinh tế hiện đại, tiền giấy, tiền xu hay tiền "điện tử" (nghĩa là các thẻ từ, thẻ chip ghi nhận số tiền người sở hữu đang có tại ngân hàng hoặc công ty tài chính) đều được xem là tiền mặt hợp lệ cho chi tiêu. Đối với thế giới kinh doanh, tiền mặt hầu như luôn luôn là dòng đầu tiên phản ánh tình trạng và cấu trúc tài sản trong một Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) với ý nghĩa là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất. Lượng tiền mặt có sẵn trong kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có sự khác biệt lớn giữa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lượng tiền mặt sẵn sàng
- cho chi trả, thanh toán nợ nần. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị tiền tệ, tuy nhiên nó chỉ xuất hiện sau khi hoạt động kinh doanh đã trải qua một giai đoạn. Còn lượng tiền mặt thì tính tại một thời điểm. Thế giới kinh doanh đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp khi tính toán trên sổ sách thì có lãi, nhưng vì không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản công nợ tới hạn nên bị phá sản. Việc thiếu tiền mặt cho thanh toán công nợ tại một thời điểm cũng được gọi là Phá sản kỹ thuật (Technical insolvency). Vì tầm quan trọng của nó người ta hay nói "Tiền mặt là Vua- Cash is King". Người điều hành doanh nghiệp trên thực tế thường không dự đoán được việc thiếu tiền mặt trong quá trình vận hành kinh doanh cho tới khi lâm vào hoàn cảnh phải tạm dừng hoặc bi đát hơn là chấm dứt hoạt động do quá háo hức với các ý tưởng kinh doanh hoặc do không tính toán đủ hết các chi phí có thể phát sinh. Có một thực tế là cỗ máy kinh doanh sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trong tương lai không phải là vấn đề nếu doanh nghiệp không có đủ tiền để duy trì hoạt động đến lúc đó. Nhân viên không đợi đến khi khách hàng trả tiền mới được nhận lương. Người cho thuê nhà không quan tâm đến việc các thương lượng đầu tư đang tiến triển tốt và tiền nhà cho 12 tháng tới sẽ có đủ trong tuần sau. Nhà cung cấp không bằng lòng cho kéo dài thời gian trả chậm và vân vân. Dòng tiền chính là mạch máu của cơ thể kinh doanh. Điều hành một doanh nghiệp qui mô lớn không có nghĩa mối lo về tiền mặt giảm đi mà nhiều khi còn ngược lại. Một khoản vay ngắn hạn vài trăm triệu đồng có thể đã quá dư thừa để một doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo vốn lưu động nhưng với một bộ máy vĩ đại, đơn vị tính có thể là tỷ đồng.
- Cẩn tắc vô ưu Không người điều hành doanh nghiệp nào muốn rơi vào tình cảnh đơn đặt hàng tới gấp gửi về nhưng không thể sản xuất thêm vì thiếu tiền thanh toán chi phí đầu vào. Ghi nhớ những nguyên tắc ngắn dưới đây có thể giúp ích. 1. Không bao giờ để hết tiền mặt. Cạn tiền mặt là định nghĩa của thất bại kinh doanh. Dù thế nào cũng đừng để điều đó xảy ra với cỗ máy kinh doanh của bạn. Dòng số cuối cùng của Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ phải luôn là một con số dương. 2. Tiền mặt là vua. Xin đừng quên nguyên tắc quan trọng này. Đơn giản là vì, không có tiền mặt đồng nghĩa với không có kinh doanh. 3. Biết chắc số dư tiền mặt hiện có. Một doanh nhân nhiều kinh nghiệm vẫn có thể thất bại khi đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên tính toán số dư tiền mặt không đầy đủ và chính xác. Điều này lý giải cho thất bại của vô số người không chuyên nghiệp hoặc mới bước vào kinh doanh. 4. Việc hôm nay chớ để ngày mai. Đảm bảo hệ thống kế toán luôn hoàn tất công việc hạch toán các khoản thu chi trong ngày phát sinh. Có như vậy, người quản lý mới có được số liệu cần thiết vào đúng lúc. 5. Không trông chờ vào hạn mức tín dụng với ngân hàng. Số dư tiền mặt và số dư hạn mức tín dụng với ngân hàng là hai thứ hoàn toàn khác biệt. Thật vô ích và chán nản khi xoay sở số dư tiền mặt bằng cách sử dụng khoản tín dụng tại ngân hàng. Hãy cố gắng điều hòa số dư tín dụng với ngân hàng và không cầu cứu nó. 6. Biết được số dư tiền mặt trong 6 tháng tới. Trong 6 tháng tới, bạn kỳ vọng số dư tiền mặt sẽ là bao nhiêu. Trả lời câu hỏi này sẽ giúp ích rất nhiều trong điều hành và ra quyết định kinh doanh. (Dĩ nhiên, mức kỳ vọng cho khoảng thời gian dài hơn sẽ tốt hơn, nhưng điều này không phải luôn khả thi.) 7. Rắc rối với dòng tiền không đơn giản chỉ là Nó xuất hiện. Rắc rối với dòng tiền có thể là điểm bắt đầu cho sự kết thúc kinh doanh của bạn. Có thể sẽ phải ngạc nhiên khi thống kê các doanh nghiệp lâm vào tình trạng vỡ nợ bắt nguồn từ
- rắc rối này. 8. Đừng ngại thử dự báo dòng tiền. Dự báo trước các dòng tiền (vào và ra) sẽ xuất hiện trong tương lai là điểm mấu chốt và khôn ngoan để ra các quyết định kinh doanh một cách khôn ngoan. Công việc này giúp bạn giải quyết các ưu tư ở điểm (6) và (7). 9. Chăm sóc tốt khách hàng. Khi có thể làm nhẹ bớt gánh lo về dòng tiền, cũng là lúc cần tập trung toàn bộ thời gian và sức lực cho công việc tạo ra thêm tiền. Tận dụng tài năng của bạn để phát triển kinh doanh và tăng thêm thu nhập mỗi năm. Đó là công thức của thành công và tạo ra của cải. Câu hỏi của nhà đầu tư Đã thấu hiểu tiền mặt và dòng tiền có ý nghĩa ra sao với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trước khi lựa chọn một cổ phiếu, nhà đầu tư có thể cân nhắc các câu hỏi: • Đâu là các nguồn tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp? Hiểu rõ ràng điều gì mang lại tiền, thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tránh đưa ra các giả định. • Bao nhiêu tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh? Và khi nào? Một khi đã biết được nguồn tạo ra tiền, điều cần làm tiếp theo là xác định lượng tiền doanh nghiệp thu được là bao nhiêu và khi nào thì điều đó xảy ra. 1 triệu đồng được tạo ra ngày hôm nay có thể có giá trị hơn 100 triệu đồng có được vào 20 năm sau. (Đó là vì giá trị thời gian của dòng tiền.) • Các dòng tiền có bền vững? Dòng tiền của doanh nghiệp ổn định hay sẽ sớm kết thúc? Những công ty sản xuất xe ngựa và xe điện từng được coi là cổ phiếu bluechip tại phố Wall. Lịch sử lợi nhuận lâu dài của ngành này khiến nhiều nhà đầu tư và phân tích tin rằng giá trị các công ty đó sẽ vững chãi như đá. Tuy nhiên, lịch sử không có giá trị gì với việc dự đoán dòng tiền. Sự ra đời của ô tô đã thay đổi tất cả. Tính ổn định của dòng tiền có thể được xem xét thông qua đánh giá các rào cản gia nhập thị trường. Tham gia một ngành đòi hỏi vốn đầu tư hàng trăm
- triệu đô-la rõ ràng khó gấp bội lần mở một cửa hàng tạp hóa. • Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn để hoạt động? Có những ngành kinh doanh yêu cầu nhiều vốn hơn để tạo ra một đồng lợi nhuận. Một nhà máy sản xuất thép yêu cầu những khoản đầu tư khổng lồ về đất đai, máy móc và trang thiết bị để làm ra một sản phẩm. Một công ty truyền thông yêu cầu rất ít vốn để có thể hoạt động (một cách tương đối so với nhà máy thép) để tạo ra hàng đống tiền cho người đầu tư. Thường thì ngành kinh doanh càng yêu cầu ít vốn càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Quyết định lựa chọn một cổ phiếu không đơn giản, và hẳn nhiên, có nhiều câu hỏi hơn nữa mà các nhà đầu tư quan tâm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
6 p | 590 | 298
-
Cổ tức và các hình thức trả cổ tức
4 p | 813 | 188
-
SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀNG VÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
5 p | 304 | 165
-
Quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
8 p | 338 | 162
-
7 cách nâng cao năng lực thanh toán của công ty
5 p | 296 | 93
-
Một số giải pháp nhằm cải thiện Lưu lượng tiền mặt !
3 p | 392 | 67
-
10 cách Cải thiện Lưu lượng Tiền mặt
5 p | 215 | 52
-
Quản lý ngân sách của Chính phủ: Giải pháp thẻ thương mại
1 p | 200 | 46
-
G.Soros và người trợ thủ đắc lực
13 p | 142 | 32
-
Quá trình hình thành và phương pháp đấu tranh cho quy luật thống nhất của các mặt đối lập trong việc phân tích hệ thống các mâu thuẫn biện chứng của nền kinh tế p5
5 p | 104 | 25
-
Đầu tư bất động sản: Cầm tiền cũng khổ!
3 p | 117 | 25
-
CẦN ĐƯA CHỨC NĂNG ĐẦU TƯ RA KHỎI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
5 p | 102 | 17
-
Làm gì để tránh sập "bẫy" công chứng giả?
5 p | 89 | 13
-
Dự toán nhu cầu vốn kinh doanh
19 p | 129 | 12
-
Gửi tiết kiệm: Nơi "trú ẩn" có thể bảo toàn đồng vốn
3 p | 81 | 6
-
'Mất mồi' tái cơ cấu ngân hàng?
3 p | 51 | 5
-
Phía sau lãi vay siêu thấp để mua nhà
3 p | 73 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn