intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiến sĩ Phan Tất Thông (1532 - 1604)

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cụ Phan Tất Thông là bậc Đức tổ thứ bảy của dòng họ Phan Tất nổi tiếng có nhiều người học hành khoa bảng, làm quan rất mực thanh liêm, mang cốt cách của nho sĩ hiền tài xứ Nghệ. Vốn rất thông minh, từ nhỏ Phan Tất Thông đã chăm chỉ học tập, nuôi chí hướng giúp đời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiến sĩ Phan Tất Thông (1532 - 1604)

  1. Tiến sĩ Phan Tất Thông (1532 - 1604) Cụ Phan Tất Thông là bậc Đức tổ thứ bảy của dòng họ Phan Tất nổi tiếng có nhiều người học hành khoa bảng, làm quan rất mực thanh liêm, mang cốt cách của nho sĩ hiền tài xứ Nghệ. Vốn rất thông minh, từ nhỏ Phan Tất Thông đã chăm chỉ học tập, nuôi chí hướng giúp đời. Mới 19 tuổi đã thi đỗ cử nhân, 23 tuổi nêu danh bảng vàng “Đệ nhất giáp Thám hoa” khoa thi Đình, năm Giáp Dần, Thuận Bình thứ 6 (1554). Cụ Phan Tất Thông là bậc Đức tổ thứ bảy của dòng họ Phan Tất nổi tiếng có nhiều người học hành khoa bảng, làm quan rất mực thanh liêm, mang cốt cách của nho sĩ hiền tài xứ Nghệ. Vốn rất thông minh, từ nhỏ Phan Tất Thông đã chăm chỉ học tập, nuôi chí hướng giúp đời. Mới 19 tuổi đã thi đỗ cử nhân, 23 tuổi nêu danh bảng vàng “Đệ nhất giáp Thám hoa” khoa thi Đình, năm Giáp Dần, Thuận Bình thứ 6 (1554). Từ quốc lộ I rẽ hướng Tây theo đường 38 khoảng 10km là đến vùng đất Đông Thành xưa, nay là xã Hoa Thành thuộc trung tâm huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nơi có đền “Đệ nhất giáp” - một Di tích lịch sử văn hoá xếp hạng cấp Quốc gia - thờ tiến sĩ Phan Tất Thông. Phan Tất Thông đậu đại khoa khi còn rất trẻ. Trong bối cảnh buổi đầu Trung hưng, tình hình chính trị - xã hội của triều Lê có nhiều biến động với cục diện nội chiến Nam, Bắc triều chưa phân thắng bại. Là người tài năng, trung dũng, có chí hướng giúp đời, ông được Trịnh Kiểm, rồi đến Trịnh Tùng và bốn đời vua Lê trọng dụng. Phan Tất Thông từng làm quan văn đến chức Đông các học sĩ, rồi quan văn võ đến chức Binh bộ Thị lang. Là võ tướng, ông đã cùng các quận công như Phan Công Tích, Nguyễn Cảnh Mô rèn luyện quân đội, tổ chức chiến tuyến phòng thủ Thanh - Nghệ và lập được nhiều chiến công lớn. Ông đã trực tiếp chỉ huy trận Lạch Quèn (Quỳnh Lưu) đánh tan chiến thuyền Bắc triều tràn vào biển do Trịnh Cối âm mưu cầu viện phản loạn năm 1572, trận Rú Nguộc (Thanh Chương) đánh tan lực
  2. lượng quân Nguyễn Quyện năm 1575. Do có nhiều công trạng, ông được triều đình phong chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, chức Thượng tướng quân Binh bộ Thị lang, tước Hoà mỹ hầu khi vừa tròn 50 tuổi. Phan Tất Thông đã một lòng phò vua giúp nước, chỉnh đốn quân đội ngày càng vững mạnh. Năm 1592, nhà Lê - Trịnh mở cuộc tấn công ra Bắc, chiếm lại kinh đô, giành thắng lợi hoàn toàn. Vua Lê vào Thăng Long mở Thái bình diên yến (1593). Lúc bấy giờ, Phan Tất Thông tuổi đã ngoài sáu mươi. Ông lại được giao chức Thanh Hoa Thừa chính sứ trông coi, củng cố, khoan dân vùng gốc rễ Thanh Hoá - là vùng đất chiến lược, căn cứ địa bền vững lâu dài của nhà Lê. Hai năm sau có chính sự bang giao, triều đình lại vời ông ra Thăng Long cử làm Sung chánh sứ sang nhà Minh thương thảo giữ yên được bờ cõi độc lập quốc gia. Ngày 17/8 năm Giáp Thìn (1604), Tướng công Phan Tất Thông qua đời. Trong di chúc để lại, ông dặn: “Tiên nhân ta khi về cõi đều kí thác đất này. Lấy đất làm lăng, lấy đá làm dấu. Đất chở trời che, mặc nhiên bền vững, coi đó là thuật trường tồn”. Theo lời dặn, con cháu không xây lăng mộ tốn kém, an táng ông ở Bàu Dợi, cách nhà hơn một dặm đường. Khác với công hầu danh tướng thường lo xây lăng, đặt mộ, riêng ông vẫn giữ cho mình cốt cách thanh liêm với ngôi mộ đất bình dị trường tồn cùng trời đất mà gần gũi trăm họ. Thế hệ con cháu noi gương ông nhiều người học hành đỗ đạt, có Phan Hưng Tạo đậu tiến sĩ khoa Canh Dần (1650), lưu danh bia Văn miếu, làm quan nổi tiếng thanh liêm chính trực. Danh tính “Phan Tất Thông, Hạ Thành xã, Đông Thành huyện, Đệ nhất giáp Thám hoa lục niên Thuận Bình” lưu danh bia tiến sĩ Văn miếu Quốc Tử Giám - Thăng Long (bia dựng ngày 16/11 năm Thịnh Đức - 1653). Nhà Nguyễn ban sắc tri ân phong Ngài làm Phúc thần Dực bảo trung hưng, Quang Ý trung đẳng thần.
  3. Năm 1995, Nhà nước cấp Bằng di tích lịch sử - văn hoá cho đền thờ và lăng mộ Ngài. Thành phố Vinh có con đường lớn mang tên ông. Lịch sử nước nhà, nhân dân địa phương và con cháu vinh danh một danh nhân, một vị Đức tổ đã trọn đời phấn đấu cho sự bình yên của đất nước, quê hương. Hiện tại trong đền thờ “Đệ nhất giáp” còn lưu giữ được nhiều sắc phong, hoành từ, câu đối… Đáng quý nhất là bài thi trong kì thi Đình năm Thuận Bình thứ 6 (1554) mà đến nay bản di thảo đã trải qua 456 năm, là di sản lịch sử - văn hoá quý báu của con cháu. Trên nền giấy đã ố vàng, nét chữ vẫn còn rất rõ. Đề thi: “Cổ kim trị đạo. Ngự đề: Củ củ can thành; đắc hùng tự” (đề Vua ra: Tướng hùng giữ nước; gieo vần hùng). Chúng tôi xin được chép lại nguyên văn diễn âm từ chữ Hán: Củ củ can thành Bình sinh chí khí thượng ma không Củ củ can thành(1) thế chuyển hùng Ngự vụ trực xung thiên lí ngoại Tràng khu(2) đốn mị vạn nhân trung Ba trừng Hãn hải,(3) tân hoành sáo Nguyệt bạch Thiên Sơn,(4) tảo quải cung Tịch tịch lộ lâu thu hữu ảnh Hà tu Giang hán(5) tấu phu công. Tạm dịch nghĩa: Tướng hùng giữ nước Bình sinh chí khí đã rất lớn Khi làm tướng, thành sức mạnh anh hùng Nhận mệnh vua, thẳng xông ra ngàn dặm
  4. Khu Yên Trường, vỗ yên cả vạn người Biển Hãn lặng sóng, mới cầm ngang giáo Trăng sáng Thiên Sơn, sẽ sớm treo cung Yên tĩnh đường lầu thu toả sáng Không phải bài Giang hán, cũng tâu được công to. (Bài dịch của cụ Phan Tất Thái và cụ Phan Tâm). Với kiến thức uyên bác về văn chương, lịch sử, sĩ tử Phan Tất Thông đã có bài hùng văn khẳng định sức mạnh về lực lượng quân sự của triều Lê lúc bấy giờ, đồng thời dự đoán viễn cảnh tương lai tươi sáng của đất nước. Trong bối cảnh hiện thời của triều Lê, kì thi được tổ chức ở Thanh Hoá. Đề ra với ý tưởng rất kín đáo và bài đáp cũng rất uyên thâm. Bài thơ là bản anh hùng ca mang đậm hào khí của chiến thắng Tây Nam (Thanh Hoá), rồi đến Thăng Long lừng lẫy trước đó (1552) mà tướng hùng là Thái sư Trịnh Kiểm. Ý chủ đạo toàn bài thi toát lên chí khí anh hùng, tầm nhìn chiến lược. Tầm nhìn đó đã trở thành sự thật sau 39 năm - khi lực lượng Lê - Trịnh tiến công ra Bắc giải phóng Thăng Long, vua Lê mở Thái bình diên yến (1593). Trải qua trên 400 năm, đền thờ “Đệ nhất giáp” thờ tiến sĩ Phan Tất Thông cùng các vị Đức tổ trong họ là di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia, là nơi sóc vọng linh thiêng của nhân dân và con cháu trong vùng. Hàng năm vào ngày Giỗ tổ (16/8 âm lịch), con cháu Ngài là giáo sư, tiến sĩ, sĩ quan quân đội, nhà giáo, nhà văn, doanh nhân… hoạt động trên mọi miền Tổ quốc lại nô nức về cùng con cháu ở quê dâng hương đồng bái vọng, tưởng nhớ tri ân vị Đức tổ, nhắc nhở, động viên nhau gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp./.
  5. Chú thích (1) “Củ củ can thành”: Trong sách Kinh thi có câu “Củ củ võ phu, công hầu can thành” nghĩa là kẻ dũng sĩ bảo vệ bậc công hầu. Ở đây ý nói người tướng trụ cột bảo vệ nhà vua. (2) Tràng khu: khu Yên Trường một địa danh thuộc huyện Thọ Xuân (Thanh Hoá). Đầu năm 1552, khi Trịnh Kiểm kéo quân đi đánh Tây Nam (Thanh Hoá), Đạo tướng Đoan Quốc Công và tướng Nguyễn Khải Khang của nhà Mạc đem cả một binh đoàn quân Mạc quy thuận, giao đất. Tại khu Yên Trường, hai tướng này được vua Lê khoan hồng và ban thưởng. (3),(4) Hãn Hải, Thiên Sơn: các địa danh biển và núi ở Trung Quốc. Câu 5, 6 ý nói: sóng yên, biển lặng mới ngừng cung kiếm. (5) Giang hán: Bài thơ trong Kinh thi ca ngợi công lao của Triệu Mục dẹp loạn Di Địch bảo vệ nhà Chu, được Chu Tuyên Vương khen thưởng. Cả hai câu 7, 8 ý nói: Phò vua giúp nước, lập chiến công lớn, xây dựng đại bản doanh vững mạnh, không phải bài Giang hán cũng tâu được công to.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2