Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
TIẾP CẬN CHUỖI GIÁ TRỊ NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH<br />
CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN KHAI THÁC - TRƯỜNG HỢP MẶT HÀNG<br />
CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI KHÁNH HÒA<br />
ACCESS VALUE CHAIN TO IMPROVE COMPETITIVE ADVANTAGE FOR MARINE<br />
FISHING PRODUCTS – THE CASE OF SKIPJACK TUNA IN KHANH HOA<br />
Phan Lê Diễm Hằng1, Nguyễn Ngọc Duy2<br />
Ngày nhận bài: 03/4/2013; Ngày phản biện thông qua: 02/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/12/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu tiếp cận phân tích chuỗi giá trị, trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa nhằm đề xuất giải<br />
pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh doanh bền vững mặt hàng thủy sản này. Kết quả nghiên cứu cho thấy<br />
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa đang có khả năng cạnh tranh yếu trên toàn chuỗi giá trị toàn cầu. Ngư dân, nậu<br />
vựa lớn và công ty chế biến thủy sản là những tác nhân then chốt trong chuỗi giá trị, nhưng họ gặp khó khăn trong việc tiếp<br />
cận thông tin thị trường nước ngoài, chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của khách hàng, và đang chịu sức ép mặc<br />
cả cao từ phía nhà nhập khẩu. Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu sự gắn kết. Ngư dân là tác nhân chịu thiệt<br />
nhiều nhất với giá đầu ra thấp và rủi ro sản xuất cao. Nghiên cứu kiến nghị giải pháp tăng cường liên kết và hợp tác giữa<br />
các tác nhân trong chuỗi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho mặt hàng thủy sản này.<br />
Từ khóa: cá ngừ sọc dưa, chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh, sản phẩm thủy sản<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This research accesses value chain analysis for examining the case of the skipjack tuna in Khanh Hoa to suggest<br />
solutions to improve competitive advantage and develop sustainable business for this item. The research results demonstrate<br />
that the value chain of the skipjack tuna has weak competitive capacity in global value chain. Fishers, large traders and<br />
export seafood processing companies are the key actors of this chain, but they face with difficulties in accessing information<br />
of foreign markets, unfulfilling the strick requirements of customers, and disadvantages due to high barnaining power from<br />
the importers. Cooperation between the actors within the chain lacks linking closely. The fishers get the most disadvantages<br />
for their low output price and high production risk. The research recommends solutions of strengthening links and<br />
cooperation among the actors in the chain to create long-term competitive advantage for this fishery product.<br />
Keywords: skipjack tuna, value chain, competitive advantage, fishery product<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở miền duyên hải<br />
Nam Trung Bộ có lợi thế phát triển ngành khai thác<br />
thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác biển của<br />
Khánh Hòa tăng bình quân 2%/năm từ năm 2009<br />
đến 2011 và chiếm khoảng 80% tổng sản lượng<br />
thủy sản của cả tỉnh (Cổng thông tin điện tử Khánh<br />
Hòa, 2013). Sản lượng khai thác biển của tỉnh đạt<br />
khoảng 75.174 tấn trong năm 2011 (Cổng thông<br />
tin điện tử Khánh Hòa, 2013). Cá ngừ sọc dưa là<br />
1<br />
2<br />
<br />
sản phẩm khai thác biển có giá trị kinh tế cao, mang<br />
lại nguồn sinh kế chủ yếu cho ngư dân đánh bắt<br />
nghề lưới rê trong tỉnh, và là nguồn thu nhập quan<br />
trọng cho những tác nhân khác tham gia trong chuỗi<br />
(DANIDA, 2010). Tuy nhiên, hiện nay có nhiều<br />
thách thức trong sản xuất và phân phối sản phẩm<br />
thủy sản khai thác về các vấn đề liên quan đến đáp<br />
ứng yêu cầu người tiêu dùng về chất lượng, an<br />
toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sản<br />
xuất thân thiện với môi trường và bảo vệ nguồn lợi.<br />
<br />
Phan Lê Diễm Hằng: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Nguyễn Ngọc Duy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 107<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Đây là những thách thức đòi hỏi xây dựng chuỗi giá<br />
trị sản phẩm gắn kết chặt chẽ tất cả các tác nhân<br />
trong chuỗi nhằm đạt được mục tiêu là tạo lập lợi<br />
thế cạnh tranh có tính bền vững cho sản phẩm thủy<br />
sản khai thác trên thị trường quốc tế. Vì vậy, nghiên<br />
cứu này tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích chuỗi giá<br />
trị sản phẩm thủy sản khai thác - mặt hàng cá ngừ<br />
sọc dưa ở thị trường Khánh Hòa nhằm đạt được<br />
các mục tiêu cụ thể là: (1) Xác định các tác nhân<br />
và các mối liên kết trong chuỗi; (2) Đánh giá cách<br />
thức tổ chức, vận hành thị trường và tình hình cạnh<br />
tranh trong ngành; và (3) Đề xuất các kiến nghị về<br />
mặt chính sách để nâng cao lợi thế cạnh tranh lâu<br />
dài và phát triển kinh doanh bền vững.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là các tác nhân trong<br />
chuỗi bao gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế<br />
biến thủy sản xuất khẩu (CBTSXK), người bán sỉ<br />
và người bán lẻ. Nghiên cứu được thực hiện trên<br />
phạm vi địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Dữ liệu được thu<br />
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân<br />
trong chuỗi. Số liệu thu thập gồm 40 mẫu hộ ngư<br />
dân, 4 nậu vựa, 5 công ty CBTSXK, 4 người buôn<br />
bán sỉ và 5 người bán lẻ. Số liệu nghiên cứu được<br />
điều tra trong năm 2012 cho năm 2011.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Chuỗi giá trị là tập hợp tất cả các hoạt động để<br />
tạo ra một sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng<br />
<br />
Số 4/2013<br />
thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động<br />
sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky<br />
và Morris, 2001). Mô hình SCP (Structure–Conduct–<br />
Performance) của Bain (1951) tiếp cận theo chuỗi<br />
giá trị ngành hàng kinh doanh chỉ ra mối liên hệ giữa<br />
3 nhân tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C)<br />
và kết quả thực hiện thị trường (P) trong chuỗi giá trị<br />
sản phẩm. Nghiên cứu này sử dụng mô hình SCP<br />
để phân tích chuỗi giá trị sản phẩm mặt hàng cá<br />
ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa. Căn cứ vào mục tiêu<br />
nghiên cứu và những hạn chế về dữ liệu, nghiên<br />
cứu này tập trung phân tích nhân tố cấu trúc thị<br />
trường và vận hành thị trường, cụ thể là:<br />
- Cấu trúc thị trường (S): xác định các tác nhân<br />
và các mối liên kết trong chuỗi giá trị, đặc điểm sản<br />
xuất kinh doanh của các tác nhân.<br />
- Vận hành của thị trường (C): cách thức xác<br />
định giá, các phương thức giao dịch và thanh toán,<br />
khả năng tiếp cận thông tin thị trường, khả năng<br />
kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc, và<br />
tình hình cạnh tranh trong ngành.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Cấu trúc và đặc điểm các tác nhân trong chuỗi<br />
Cấu trúc thị trường chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa<br />
tại Khánh Hòa gồm các tác nhân: ngư dân, nậu vựa<br />
lớn, công ty CBTSXK, người buôn bán sỉ và người<br />
bán lẻ. Sản phẩm cá ngừ sọc dưa được sản xuất<br />
và phân phối cho thị trường thông qua kênh chủ<br />
yếu là từ ngư dân đến các nậu vựa lớn và các công<br />
ty CBTSXK, sau đó xuất khẩu ra thị trường nước<br />
ngoài (hình 1).<br />
<br />
Hình 1. Kênh phân phối trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa<br />
<br />
108 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Đặc điểm các tác nhân trong chuỗi:<br />
- Ngư dân khai thác cá ngừ sọc dưa phần lớn<br />
là những ngư dân đánh bắt xa bờ bằng nghề lưới<br />
rê với công suất từ 90 CV trở lên. Số tấm lưới sử<br />
dụng trong đánh bắt năm 2011 của các tàu được<br />
điều tra dao động từ 150 tấm đến 380 tấm. Các tàu<br />
hoạt động trung bình 10 đến 11 tháng trong năm<br />
với số chuyến đánh bắt trung bình khoảng 11,43<br />
chuyến/năm. Số thủy thủ bình quân 11 người. Sản<br />
lượng bình quân cá ngừ sọc dưa của các tàu được<br />
điều tra là 135 tấn trong mùa vụ đánh bắt năm 2011.<br />
Tàu có sản lượng thấp nhất là 84 tấn và tàu có sản<br />
lượng cao nhất là 172 tấn. Sản lượng cá ngư dân<br />
khai thác được hầu hết bán cho chủ nậu vựa quen<br />
thuộc của họ.<br />
- Nậu vựa là những người thu mua cá trực tiếp<br />
từ ngư dân với sản lượng mua lớn. Hoạt động mua<br />
bán của họ diễn ra chủ yếu tại các cảng cá. Các nậu<br />
vựa lớn thường mua hết sản lượng cá mà ngư dân<br />
khai thác được. Họ chủ yếu phân phối trực tiếp lại<br />
cho các công ty CBTSXK. Theo điều tra, năm 2011<br />
một số nậu vựa lớn có đơn đặt hàng trực tiếp từ các<br />
nhà nhập khẩu nước ngoài. Do đặc điểm xuất thân<br />
của họ từ gia đình có truyền thống khai thác thủy<br />
sản nên quan hệ mua bán giữa nậu vựa và ngư dân<br />
được duy trì bền vững qua nhiều năm.<br />
- Công ty CBTSXK là tác nhân rất quan trọng<br />
trong chuỗi. Họ chuyên thu mua cá nguyên liệu từ<br />
các nậu vựa lớn và có vai trò quyết định chi phối<br />
về giá cả trực tiếp đối với nậu vựa và gián tiếp đối<br />
với ngư dân. Họ cũng đặt ra các tiêu chuẩn về kích<br />
cỡ và chất lượng cho nguyên liệu cá ngừ sọc dưa.<br />
Sản phẩm chế biến của các công ty CBTSXK chủ<br />
yếu cung cấp cho các nhà nhập khẩu ở thị trường<br />
nước ngoài.<br />
- Nhà nhập khẩu là tác nhân cuối cùng trong<br />
chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa xuất khẩu. Họ luôn<br />
đặt ra yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng<br />
và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các nhà nhập<br />
khẩu chủ yếu ở thị trường Trung Đông và Châu Âu.<br />
Năm 2011, do thiếu nguồn nguyên liệu nên một số<br />
công ty chế biến thủy sản Thái Lan đã chuyển sang<br />
thu mua sản phẩm sơ chế từ các công ty CBTSXK<br />
Khánh Hòa. Họ cũng cạnh tranh trực tiếp các công<br />
ty chế biến trong tỉnh để thu mua cá nguyên liệu từ<br />
các nậu vựa.<br />
- Người buôn bán sỉ là những người mua cá từ<br />
các nậu vựa lớn hoặc ngư dân, sau đó họ bán lại<br />
cho người bán lẻ hoặc bán cho người tiêu dùng tại<br />
cảng. Đa số họ là những người bà con với các nậu<br />
vựa và ngư dân. Sản lượng mua của những người<br />
buôn bán sỉ khoảng 100 đến 500 kg/ngày.<br />
<br />
Số 4/2013<br />
- Người buôn bán lẻ là những người buôn bán<br />
tại các chợ bán lẻ ở thành phố Nha Trang và các<br />
huyện trong tỉnh Khánh Hòa. Họ mua cá ngừ sọc<br />
dưa từ người buôn bán sỉ, sau đó bán lại trực tiếp<br />
cho người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ rất đa<br />
dạng và họ mua bán nhiều loại cá khác nhau.<br />
2. Tổ chức và vận hành thị trường<br />
2.1. Phương thức giao dịch mua bán<br />
Các quan hệ mua bán trên thị trường theo<br />
phương thức tự do không có hợp đồng. Mối quan<br />
hệ mua bán ràng buộc giữa các tác nhân trong kênh<br />
chủ yếu dựa trên niềm tin cậy lẫn nhau thông qua<br />
thỏa thuận bằng miệng. Uy tín và trách nhiệm, tài<br />
chính sòng phẳng và rõ ràng, thanh toán đúng hạn<br />
là những nhân tố quan trọng nhất để duy trì mối<br />
quan hệ mua bán lâu dài và bền vững giữa các tác<br />
nhân trong chuỗi cung ứng cá ngừ sọc dưa. Hiện<br />
nay, ngư dân và công ty chế biến khó có thể tiếp<br />
cận được nhau trong giao dịch mua bán cá trên thị<br />
trường. Vì vậy, ngư dân không thể nhận đầy đủ giá<br />
trị mà họ tạo ra và các công ty CBTSXK khó có thể<br />
kiểm soát được chất lượng nguồn nguyên liệu. Các<br />
công ty CBTSXK và nhà nhập khẩu thường dựa<br />
vào hợp đồng được ký kết qua email hoặc fax để<br />
giao dịch. Sau khi thống nhất sản lượng, tiêu chuẩn<br />
chất lượng và giá cả, nhà nhập khẩu tiến hành đặt<br />
cọc và công ty CBTSXK tiến hành cung cấp hàng.<br />
Giao dịch hoàn tất khi nhà nhập khẩu thanh toán hết<br />
toàn bộ giá trị đơn hàng sau khi nhận được hàng.<br />
Nhìn chung hình thức thanh toán được sử dụng<br />
là người mua trả ngay một phần bằng tiền mặt cho<br />
người bán tại thời điểm giao hàng, sau đó vài ngày<br />
người mua thanh toán hết số tiền còn lại. Hình thức<br />
mua bán giao ngay với việc thanh toán ngay hoặc<br />
trong vòng một ngày thường được sử dụng giữa<br />
nậu vựa, người buôn bán sỉ và bán lẻ.<br />
2.2. Quy trình xác lập giá<br />
Giá xuất khẩu cá ngừ sọc dưa của các công ty<br />
CBTSXK hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào giá của<br />
thị trường thế giới (giá nhà nhập khẩu), trên cơ sở<br />
đó các nhà chế biến định giá thu mua cho các nậu<br />
vựa. Thông qua hệ thống thông tin liên lạc các chủ<br />
nậu vựa đã nắm được thông tin về sản lượng khai<br />
thác được từ các tàu. Các chủ nậu tìm kiếm các<br />
công ty chế biến và tiến hành đàm phán thương<br />
lượng để xác định mức giá và sản lượng cung ứng<br />
trước khi họ định giá cho ngư dân. Các chủ nậu vựa<br />
sẽ ưu tiên cung cấp cho những công ty chế biến trả<br />
giá cao cho họ.<br />
Giá thu mua từ ngư dân biến động qua từng<br />
tháng, nhưng thường không đổi suốt một đợt thu mua<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 109<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2013<br />
<br />
trong tháng và không chênh lệch nhau giữa các chủ<br />
nậu. Điều tra từ các chủ nậu vựa thấy rằng giá bán<br />
cá ngừ sọc dưa tăng bình quân 2,3%/tháng trong<br />
năm 2011 với mức giá cá trung bình 25.625 đồng/kg.<br />
Do sự khan hiếm tương đối về cung của sản phẩm<br />
này trên thị trường thế giới nên giá cá tăng qua các<br />
tháng trong năm 2011.<br />
Đối với giá mua vào của những người buôn<br />
bán sỉ, quyền định giá hoàn toàn phụ thuộc vào các<br />
chủ nậu vựa lớn. Người buôn bán sỉ mua bán với<br />
sản lượng nhỏ. Giá mua bán giữa người buôn bán<br />
sỉ và người bán lẻ phụ thuộc vào các yếu tố như:<br />
sản lượng cá lưu thông trên thị trường, sức mua<br />
của thị trường, chất lượng và kích cỡ cá, những<br />
thỏa thuận và thương lượng giữa họ.<br />
Với qui trình xác lập giá trên, người đóng vai<br />
trò điều tiết và chi phối thị trường trong nước là các<br />
công ty CBTSXK bởi sản lượng mua vào lớn. Các<br />
công ty chế biến không chịu ràng buộc hay sức<br />
ép lớn khi thu mua cá. Họ có quyền lựa chọn nhà<br />
cung ứng với các yêu cầu về giá cả, kích cỡ và chất<br />
lượng sản phẩm. Tuy nhiên, quyền lực mặc cả của<br />
họ yếu hơn so với nhà nhập khẩu. Điều này chứng<br />
tỏ rằng chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa ở<br />
Khánh Hòa có vị thế cạnh tranh yếu trên toàn chuỗi<br />
<br />
giá trị toàn cầu của sản phẩm này. Ngư dân là tác<br />
nhân gặp nhiều bất lợi nhất so với các tác nhân<br />
khác trong chuỗi. Nguyên nhân do họ bị hạn chế về<br />
thông tin thị trường và bị ràng buộc mối quan hệ với<br />
các nậu vựa, trong khi đó chưa có một cơ chế hợp<br />
tác dọc giữa tất cả các tác nhân trong chuỗi.<br />
2.3. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường<br />
Nghiên cứu tiến hành khảo sát các tác nhân<br />
trong chuỗi về khả năng tiếp cận thông tin thị<br />
trường bao gồm giá cả, cung cầu trên thị trường,<br />
đối thủ cạnh tranh, yêu cầu về sản phẩm. Kết quả<br />
cho thấy 60% ngư dân cho rằng họ có thể dễ dàng<br />
tiếp cận được thông tin thị trường và gần 40% còn<br />
lại cho rằng khó tiếp cận thông tin một cách nhanh<br />
chóng (bảng 1). Tuy nhiên, hầu hết những thông<br />
tin thị trường, giá cả ngư dân biết chủ yếu từ nậu<br />
vựa (55%) và người thân/bạn bè là ngư dân khác<br />
(40%). Các nậu vựa cho rằng họ dễ dàng có được<br />
thông tin (75%) và nguồn cung cấp thông tin chủ<br />
yếu từ người mua là các công ty CBTSXK (50%).<br />
Trong khi đó, khoảng 80% công ty chế biến gặp<br />
khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường.<br />
Nguồn cung cấp thông tin cho công ty chế biến là<br />
các phương tiện truyền thông như internet và báo<br />
(60%) (bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của mỗi tác nhân<br />
Tác nhân<br />
<br />
Tỷ lệ trả lời về mức độ tiếp cận thông tin (%)<br />
<br />
Nguồn cung cấp thông tin<br />
<br />
Dễ dàng<br />
<br />
Khó khăn<br />
<br />
Rất khó khăn<br />
<br />
Ngư dân (n=40)<br />
<br />
60<br />
<br />
37,5<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Từ nậu vựa: 55%; bạn bè/người thân: 40%;<br />
nguồn khác: 5%<br />
<br />
Nậu vựa (n=4)<br />
<br />
75<br />
<br />
25<br />
<br />
0<br />
<br />
Công ty CBTSXK: 50%, phương tiện truyền<br />
thông: 25%; nguồn khác: 25%<br />
<br />
CTCBTSXK (n=5)<br />
<br />
20<br />
<br />
60<br />
<br />
20<br />
<br />
Phương tiện truyền thông: 60%; người mua<br />
hàng: 20%; nguồn khác: 20%<br />
<br />
Người bán sỉ (n=4)<br />
<br />
75<br />
<br />
25<br />
<br />
0<br />
<br />
Bạn bè/người thân: 25%; trung gian khác: 75%<br />
<br />
Người bán lẻ (n=5)<br />
<br />
60<br />
<br />
40<br />
<br />
0<br />
<br />
Bạn bè/người thân: 60%; trung gian khác: 40%<br />
<br />
( Nguồn: Điều tra 2012)<br />
<br />
Có thể nhận thấy rằng chuỗi giá trị xuất khẩu<br />
sản phẩm cá ngừ sọc dưa Khánh Hòa đang gặp<br />
bất lợi vì thiếu thông tin thị trường. Một trong những<br />
lý do là các công ty CBTSXK chưa đủ khả năng<br />
nghiên cứu và thu thập thông tin ở thị trường nước<br />
ngoài. Những thông tin mà các công ty chưa tiếp<br />
cận được có thể là: (1) Công nghệ và sản phẩm<br />
chế biến từ cá ngừ sọc dưa của nhà nhập khẩu<br />
nước ngoài; (2) Khách hàng đầu ra của nhà nhập<br />
khẩu, giá bán, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của họ;<br />
<br />
110 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
(3) Có bao nhiêu tác nhân tham gia vào chuỗi cung<br />
ứng từ nhà nhập khẩu đến người tiêu dùng cuối<br />
cùng; (4) Ai là người tiêu dùng cuối cùng của sản<br />
phẩm này, họ ở thị trường nào và sức mua của<br />
họ; (5) Không có thông tin đầy đủ về sản lượng<br />
cung cầu của sản phẩm cá ngừ sọc dưa trên thị<br />
trường thế giới. Đây cũng là các lý do mà các công<br />
ty CBTSXK mặt hàng cá ngừ sọc dưa có sức mặc<br />
cả yếu trong việc thương lượng và đàm phán với<br />
nhà nhập khẩu.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2.4. Khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm và<br />
thực hiện truy xuất nguồn gốc<br />
Vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn<br />
thực phẩm thủy sản được xem là một trong những<br />
điểm yếu của chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa<br />
tại Khánh Hòa. Qua khảo sát cho thấy phương pháp<br />
bảo quản cá sau thu hoạch của ngư dân vẫn còn<br />
thô sơ, chủ yếu dùng đá xay trong hầm lạnh chứa<br />
cá nên không đủ khả năng duy trì nhiệt độ bảo quản<br />
lạnh trong suốt thời gian khai thác, vận chuyển về<br />
cảng. Đa số tàu không có nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ<br />
bảo quản và nhật ký giám sát. Các điều kiện an toàn<br />
vệ sinh thực phẩm và đảm bảo nhiệt độ cho cá trong<br />
quá trình bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển tại cảng<br />
chưa đáp ứng đúng yêu cầu. Các chủ nậu vựa cũng<br />
sử dụng phương pháp ướp đá xay nhằm bảo quản<br />
cá thu mua từ ngư dân. Một số ngư dân và nậu vựa<br />
đã sử dụng các hóa chất bảo quản và thuốc kháng<br />
sinh để kéo dài thời gian bảo quản và vận chuyển.<br />
Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên<br />
liệu phục vụ cho xuất khẩu.<br />
Ý thức kiểm soát về chất lượng cá đối với người<br />
bán sỉ và lẻ còn nhiều hạn chế. Một số trung gian<br />
này sử dụng hóa chất trong quá trình bảo quản<br />
để cho sản phẩm tươi lâu hơn nhằm kiếm lời. Tuy<br />
nhiên, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của các<br />
cơ quan chức năng tại các chợ tiêu thụ chưa được<br />
quan tâm triệt để.<br />
Chất lượng của mặt hàng cá ngừ sọc dưa trong<br />
quá trình chế biến tại các công ty CBTSXK đều được<br />
quản lý theo các tiêu chuẩn của hệ thống HACCP.<br />
Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành xuyên suốt<br />
quá trình chế biến sản phẩm từ khâu đánh giá kiểm<br />
tra chất lượng cá nguyên liệu đầu vào đến các công<br />
đoạn sơ chế nguyên liệu. Tuy nhiên, các công đoạn<br />
chỉ tiến hành kiểm tra trên mẫu nên không tránh khỏi<br />
xác suất vẫn còn những sản phẩm chưa đạt yêu cầu<br />
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.<br />
Hơn nữa, các công ty được khảo sát đều đánh giá<br />
họ rất khó khăn kiểm soát chất lượng nguyên liệu<br />
đầu vào thu mua từ các chủ nậu vựa. Điều này tác<br />
động rất lớn đến lợi thế cạnh tranh mặt hàng này<br />
trên thị trường quốc tế.<br />
Thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá<br />
ngừ sọc dưa là một trong những khó khăn và thách<br />
thức lớn của các công ty CBTSXK. Các công ty rất<br />
khó khăn thu thập các thông tin về tàu khai thác, chủ<br />
tàu, phương tiện đánh bắt, ngư trường, giấy báo<br />
chuyến hàng trên biển. Trong khi đó, sự sẵn sàng<br />
hợp tác của chủ nậu vựa rất hạn chế, bởi vì: (1) nhận<br />
thức hạn chế của chủ nậu về thực hiện truy xuất<br />
nguồn gốc sản phẩm; (2) sự cạnh tranh thu mua<br />
<br />
Số 4/2013<br />
nguyên liệu giữa các công ty chế biến làm giảm áp<br />
lực trách nhiệm của chủ nậu vựa trong việc thực<br />
hiện truy xuất nguồn gốc.<br />
Bên cạnh đó, việc thực hiện ghi chép nhật ký<br />
khai thác của ngư dân nhằm thực hiện truy xuất<br />
nguồn gốc chưa thực hiện nghiêm túc. Một số<br />
nguyên nhân tổng hợp từ điều tra ngư dân bao gồm:<br />
(1) ngư dân nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm và<br />
nghĩa vụ của họ về ghi chép đầy đủ các thông tin<br />
trong quá trình đánh bắt đối với việc hiện truy xuất<br />
nguồn gốc và bảo vệ nguồn lợi; (2) một bộ phận<br />
không nhỏ ngư dân trình độ thấp chưa biết phương<br />
pháp tiến hành ghi chép dữ liệu; (3) cạnh tranh trong<br />
khai thác làm cho ngư dân không sẵn lòng ghi chép<br />
đúng nhật ký khai thác; (4) thiếu sự tuyên truyền và<br />
hướng dẫn đầy đủ từ các cơ quan chức năng.<br />
3. Đánh giá tình hình cạnh tranh trong ngành<br />
3.1. Rào cản ngành và mức độ cạnh tranh trong ngành<br />
Ngư dân: chi phí vốn đầu tư đóng tàu và mua<br />
sắm ngư cụ khai thác cá ngừ sọc dưa của ngư dân<br />
là lớn. Sự tăng giá của nguyên liệu đầu vào làm<br />
cho chi phí chuyến biển, nhân công và bảo trì tàu<br />
cao. Mặt khác, những người gia nhập vào ngành<br />
cần phải có kinh nghiệm trong nghề lưới rê, am hiểu<br />
về ngư trường cũng như đặc điểm di cư của loài cá<br />
ngừ sọc dưa. Vì vậy, rào cản gia nhập ngành hiện<br />
nay là cao. Ngoài ra, sự suy giảm nguồn lợi và rủi<br />
ro khai thác xa bờ cũng là yếu tố không hấp dẫn với<br />
những ngư dân nghề khác muốn vào nghề này.<br />
Chủ nậu vựa: rào cản gia nhập ngành là rất<br />
cao. Trở thành chủ nậu vựa đòi hỏi phải có tiềm lực<br />
tài chính mạnh cũng như sẵn sàng hỗ trợ và giúp<br />
đỡ ngư dân khi gặp khó khăn hoặc rủi ro trong hoạt<br />
động đánh bắt. Mối quan hệ giữa ngư dân và chủ<br />
nậu vựa là khá bền vững nên rất khó để cá nhân<br />
hay tổ chức nào gia nhập vào đội ngũ nậu vựa. Sự<br />
cạnh tranh giữa các nậu vựa không cao và họ có<br />
sức ảnh hưởng lớn đến ngư dân.<br />
Công ty chế biến: số lượng công ty CBTSXK mặt<br />
hàng cá ngừ sọc dưa tại thị trường Khánh Hòa không<br />
nhiều, nhưng sức ép cạnh tranh trong ngành là khá<br />
cao. Xu hướng các công ty chế biến thủy sản ngoài<br />
tỉnh và nước ngoài tìm đến thị trường Khánh Hòa để<br />
thu mua nguyên liệu đã làm gia tăng sức ép cạnh<br />
tranh. Đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ sọc dưa,<br />
sự cạnh tranh giữa các công ty ngày càng trở nên<br />
gay gắt và hướng đến cạnh tranh về giá. Các yêu cầu<br />
khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và nguồn gốc xuất<br />
xứ đang gây nên sức ép đối với các công ty CBTSXK<br />
trên địa bàn. Ngoài ra, để đảm bảo đáp ứng được<br />
yêu cầu của khách hàng nước ngoài đòi hỏi các<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111<br />
<br />