Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Cải thiện an toàn thực phẩm trong chuỗi giá trị thịt lợn -<br />
Bài học kinh nghiệm từ kết quả đánh giá<br />
và định hướng tương lai<br />
<br />
Fred Unger1, Nguyễn Việt Hùng1, Phạm Văn Hùng2, Phạm Đức Phúc3,<br />
Dương Văn Nhiệm2, Trần Thị Tuyết Hạnh3, Đặng Xuân Sinh3, Ma. Lucila<br />
A. Lapar1, Nguyễn Thị Dương Nga2, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Phạm Hồng<br />
Ngân2, Hoàng Văn Minh3, Delia Grace5<br />
<br />
Cơ quan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
1<br />
Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, Văn phòng khu vực Đông và Đông Á, Hà<br />
Nội, Việt Nam.<br />
2<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.<br />
3<br />
Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, Việt Nam.<br />
4<br />
Viện nghiên Cứu chăn nuôi quốc tế, Nairobi, Kenya.<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
f.unger@cgiar.org<br />
45<br />
Từ khóa<br />
Đánh giá, gánh nặng bệnh tật, bệnh do thực phẩm gây ra, chuỗi giá trị thịt lợn,<br />
con người<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ chính tại Việt Nam. Chăn nuôi nông hộ<br />
cung cấp 83% thịt lợn cho thị trường và chăn nuôi lợn mang lại thu nhập<br />
đáng kể cho nông hộ. Người tiêu dùng Việt Nam ưa thích sử dụng thịt lợn<br />
còn tươi, không qua đông lạnh, thịt lợn được phân phối chủ yếu qua các<br />
chợ truyền thống. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới bệnh tật trên<br />
lợn cũng như an toàn thực phẩm liên quan đến thịt lợn, khi mà an toàn<br />
thực phẩm là một trong những vấn đề thách thức nhất đối với người dân<br />
Việt Nam, quan trọng hơn cả giáo dục hay chăm sóc sức khỏe (USAID,<br />
2015). Dự án PigRISK (2012-2017) nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế của các<br />
tác nhân trong chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn quy mô nông hộ tại Việt Nam<br />
bằng cách hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua giải quyết các vấn đề về<br />
an toàn thực phẩm, cũng như xây dựng mối quan hệ đối tác quốc gia và<br />
quốc tế mạnh mẽ nhằm giải quyết câu hỏi: Thịt lợn Việt Nam có an toàn<br />
không? Các nguy cơ có nghiêm trọng không? Các nguy cơ này có thể được<br />
quản lý tốt nhất như thế nào?<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
Cách tiếp cận nghiên cứu<br />
Cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm xác lập các thông tin về nguy cơ nhằm<br />
xác định các mối nguy ưu tiên trong an toàn thực phẩm (như Salmonella),<br />
đánh giá nguy cơ về các mối nguy về hóa học và vi sinh vật, các đánh giá<br />
về chuỗi giá trị cũng như các nghiên cứu về chi phí bệnh tật và các nghiên<br />
cứu khác. Sau quá trình lựa chọn địa bàn, Nghệ An và Hưng Yên là hai tỉnh<br />
được chọn trong nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên<br />
toàn bộ chuỗi sản xuất giá trị thịt lợn bằng cách tiếp cận từ trang trại đến<br />
bàn ăn, sử dụng các bộ câu hỏi, thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
và lấy mẫu để xác định các mối nguy vi sinh vật (như Salmonella) và hóa<br />
học (như kim loại nặng, β-agonist và dư lượng thuốc kháng sinh) dựa trên<br />
sử dụng thiết kế lấy mẫu xác suất. Các hoạt động được thiết kế và triển<br />
khai bởi nhóm nghiên cứu liên ngành bao gồm các chuyên gia thú y, y tế<br />
công cộng và kinh tế. Nghiên cứu cũng được hỗ trợ thực hiện thông qua<br />
xây dựng năng lực của nhóm nghiên cứu về đánh giá nguy cơ và đánh giá<br />
chuỗi giá trị.<br />
<br />
Kết quả<br />
Các kết quả chính bao gồm:<br />
46<br />
• Salmonella là vi khuẩn gây bênh được tìm thấy trong 44% thịt lơn bán<br />
tại các chợ ở địa bàn nghiên cứu. Quá trình nhiễm Salmonella xuất hiện<br />
tại chuồng nuôi, và nguy cơ nhiễm tăng dần từ chuồng nuôi cho đến lò<br />
mổ và đến thịt tại chợ mà chủ yếu liên quan đến các thực hành kém vệ<br />
sinh.<br />
• Dư lượng thuốc kháng sinh và một số chất hóa học khác cũng được tìm<br />
thấy trên một số ít mẫu.<br />
• Mô hình đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật lần đầu tiên áp dụng<br />
đánh giá tác động của các bệnh từ thực phẩm tại Việt Nam lên sức khỏe<br />
của con người. Mô hình này cũng đưa ra con số ước tính là 1 trong 5<br />
người tiêu dùng có nguy cơ ngộ độc do Salmonella hàng năm.<br />
• Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm trong chuỗi sản xuất thịt lợn<br />
quy mô nông hộ không có sự khác biệt rõ ràng so với chuỗi sản xuất thịt<br />
lợn từ các chuỗi chăn nuôi sản xuất chính thức.<br />
• Đánh giá kinh tế xem xét chi phí cho đợt điều trị bệnh tiêu chảy và chi<br />
phí nằm viện mỗi ngày do ngộ độc thực phẩm ở mức 107 USD và 34<br />
USD (xem chi tiết Hoàng Văn Minh và cộng sự 2015).<br />
• Các nghiên cứu liên quan về áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp<br />
tốt (GAP) cho thấy người chăn nuôi khó có thể (hoặc không thể) áp<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
dụng được một số tiêu chí của GAP (như sử dụng chuồng trại cách ly),<br />
hoặc không tuân thủ một số hướng dẫn khi lợi ích đem lại theo họ là<br />
không rõ ràng (như ghi chép tại trang trại, hay sử dụng bảo hộ cá nhân).<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Thịt lợn được bán ở chợ được phát hiện có mức ô nhiễm Salmonella cao.<br />
Mức ô nhiễm này cũng không phải không phổ biến do các nghiên cứu<br />
khác cũng cho thấy sự hiện diện của tác nhân gây bệnh này tại Việt Nam.<br />
Tuy nhiên đây là lần đầu tiên tác động sức khỏe của người tiêu dùng do<br />
tiêu thụ thịt lợn nhiễm Salmonella được đánh giá định lượng (Đặng Xuân<br />
Sinh và cộng sự 2017). Trái ngược với quan điểm chung, các mối nguy từ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
hóa chất (như dư lượng kim loại nặng hoặc kháng sinh) có thể không gây<br />
ra nguy cơ đáng kể lên sức khỏe con người (Trần Thị Tuyết Hạnh và cộng<br />
sự 2017). Những nhận thức sai lầm quan sát được về mối nguy hóa học<br />
đòi hỏi cần có các hoạt động truyền thông nguy cơ nhằm giúp các nhà<br />
hoạch định chính sách phân biệt giữa các mối nguy an toàn thực phẩm<br />
“ít nhưng quan trọng” và “nhiều nhưng không quan trọng” tại Việt Nam.<br />
Điều này cũng giúp ưu tiên các nguồn lực để giải quyết các vấn đề quan<br />
trọng trước.<br />
47<br />
Các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt có thể cải thiện vấn đề an toàn<br />
thực phẩm cũng như đem lại những lợi ích khác, tuy nhiên với việc áp<br />
dụng chưa phổ biến như hiện nay, cũng như thiếu những bằng chứng<br />
thuyết phục về những lợi ích trước mắt và những kết quả về an toàn thực<br />
phẩm xứng đáng với những nỗ lực và đầu tư, cần phải có những phương<br />
pháp cải tiến cũng như nhiều bằng chứng hơn nhằm tạo ra sự hấp dẫn và<br />
tính khả thi về mặt kinh tế khi áp dụng mô hình này.<br />
<br />
Như vậy dự án PigRISK đã xác định được nguy cơ về sức khỏe với người<br />
tiêu dùng từ những mối nguy an toàn thực phẩm và đã chứng minh được<br />
lợi thế của phương pháp tiếp cận dựa trên nguy cơ đối với an toàn thực<br />
phẩm. Tuy nhiên vẫn có những cơ hội để quản lý các nguy cơ này tốt hơn,<br />
nắm bắt và xây dựng các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường phù<br />
hợp nhằm cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm. Dự án sắp tới, SafePORK<br />
(2017-2022), sẽ tập trung vào những can thiệp này vào các chuỗi giá trị<br />
sản xuất thịt lợn khác nhau (như các cửa hàng bán thịt lợn mới, thịt lợn<br />
bản địa, các nhà cung cấp suất ăn cho các khu công nghiệp).<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Đặng Xuân Sinh, Nguyễn Việt Hùng-Xuan, Unger, F., Phạm Đức Phúc, Grace,<br />
D., Trần Thi Ngân, Barot, M., Pham-Thi, N. và Makita, K. (2017). Đánh giá định<br />
Chủ đề 3: Chuỗi giá trị thực phẩm an toàn<br />
<br />
<br />
lượng nguy cơ Salmonella trên người trong chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nông<br />
hộ tại khu vực đô thị Việt Nam. Tạp chí Y tế Công cộng Quốc tế 62 (1): 93–102.<br />
2. Hoàng Văn Minh, Trần Tuấn Anh, Hà Anh Đức, và Nguyễn Việt Hùng (2015).<br />
Chi phí chữa bệnh tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm: Nghiên cứu trường hợp tại<br />
Việt Nam J Korean Med Sci. Tháng 11/2015; 30 (Phần bổ sung 2): S178–S182.<br />
3. Trần Thị Tuyết Hạnh, Đặng Xuân Sinh, Phạm Đức Phúc, Trần Thị Ngân, Chử<br />
Văn Tuất, Grace, D., Unger, F. và Nguyễn Việt Hùng (2017). Đánh giá khả năng<br />
phơi nhiễm mối nguy hóa học trong thịt lợn, gan, thận và tác động lên sức<br />
khỏe tại tỉnh Hưng Yên và Nghệ An, Việt Nam, Tạp chí Y tế công cộng Quốc tế<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
về 62 (1): 75–82.<br />
4. USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ), 2015. Khảo sát về nhận thức trên<br />
toàn quốc. Hà Nội, Việt Nam: Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
48<br />