Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát<br />
triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu<br />
Bùi Thị Hằng1, Bùi Văn Tùng1, Vũ Thị Phương Thanh2, Vũ Văn Đoàn3<br />
<br />
Đơn vị công tác<br />
1<br />
Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI)<br />
2<br />
Công ty Fresh Studio Việt Nam (FS)<br />
3<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD)<br />
<br />
Tác giả đại diện<br />
buihanghoabinh@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Từ khóa<br />
Sinh kế, Mộc Châu, VietGAP, An toàn thực phẩm<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Mỗi năm thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng một triệu tấn rau xanh. Khối<br />
lượng này vượt xa khả năng sản xuất và cung ứng của các vùng trồng rau<br />
tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, vào mùa hè, do nắng nóng, ở các<br />
vùng đồng bằng không thể sản xuất các chủng loại rau ôn đới, nên việc<br />
thiếu hụt rau xanh cho thị trường Hà Nội càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho<br />
các loại rau kém chất lượng, không rõ nguồn gốc chiếm lĩnh thị trường và 203<br />
làm gia tăng các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm ở thủ đô Hà Nội [1].<br />
<br />
Trong khi đó, khu vực Mộc Châu của tỉnh Sơn La có khí hậu ôn hòa, thích<br />
hợp để sản xuất các loại rau ôn đới, cả trong mùa hè. Việc vận chuyển rau<br />
từ Môc Châu về Hà Nội cũng khá thuận lợi. Từ năm 2011, nhằm giúp nông<br />
dân cải thiện thu nhập, sinh kế và đời sống, các dự án AGB/2009/053 và<br />
AGB/2014/035 do ACIAR tài trợ đã hỗ trợ họ tận dụng lợi thế về đất đai,<br />
khí hậu, vị trí địa lý của khu vực để sản xuất và tiêu thụ rau rau an toàn,<br />
rau VietGAP về thị trường Hà Nội.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Dự án bắt đầu với một nghiên cứu xác định cơ hội thị trường cho rau<br />
Mộc Châu ở Hà Nội và xác định các bên liên quan, những tác nhân tiềm<br />
năng của chuỗi cung ứng, cũng như để tìm hiểu những yêu cầu cụ thể của<br />
người tiêu dùng Hà Nội. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, với phương pháp<br />
có sự tham gia, chiến lược phát triển chuỗi giá trị bền vững cho rau của<br />
nông dân sản xuất qui mô nhỏ Mộc Châu tới thị trường Hà Nội được xây<br />
dựng. Để thực hiện chiến lược này dự án của ACIAR chủ yếu đóng vai trò<br />
xúc tác, hỗ trợ và thúc đẩy, huy động đầu tư từ tất cả các bên liên quan,<br />
bao gồm nông dân, chính quyền địa phương, các thương lái địa phương<br />
và các nhà bán lẻ tại Hà Nội, đồng thời xây dựng liên kết giữa họ, phát<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
triển thành chuỗi cung ứng. Dự án cũng hỗ trợ thành lập các tổ chức nông<br />
dân và phát triển các tổ chức này thành các nhà sản xuất và cung ứng rau<br />
an toàn, chất lượng.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Dự án đã hỗ trợ thành lập 10 nhóm nông dân tại cả hai huyện Mộc Châu<br />
và Vân Hồ, với tổng số 170 hộ thành viên, sản xuất rau trên tổng diện tích<br />
đất gần 51 ha (Bảng 1) để cung cấp cho thị trường Hà Nội dưới nhãn hiệu<br />
chứng nhận “Rau an toàn Mộc Châu”. Nhãn hiệu chứng nhận này (Hình<br />
1) được xây dựng với sự hỗ trợ của dự án AGB/2009/053 trong giai đoạn<br />
2011-2015. Sản lượng rau sản xuất và cung ứng cho thị trường Hà Nội của<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
các nhóm nông dân tăng qua từng năm, đạt tổng số 1.734.983 tấn vào<br />
cuối năm 2016 (Bảng 2). Hiện ngày càng nhiều người tiêu dùng Hà Nội<br />
biết đến và có thể nhận diện được các sản phẩm rau an toàn Mộc Châu;<br />
Số lượng các nhà bán lẻ tham gia vào chuỗi cung ứng cũng ngày càng tăng,<br />
trong đó có cả các hệ thống Siêu thị Metro, FiviMart, BigC, AEON, VinEco<br />
và một số cửa hàng rau an toàn như BigGreen và Bác Tôm.<br />
<br />
Theo nhật ký ghi chép của các nông hộ, thực hiện theo hướng dẫn kỹ<br />
thuật của dự án (trong tất cả các bước, từ lựa chọn giống, sử dụng hạt giống<br />
chất lượng, sản xuất cây con, tới trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và<br />
204 thu hoạch, sơ chế, đóng gói sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn VIETGAP)<br />
nông dân đã tăng được cả năng suất và chất lượng rau. Chẳng hạn như,<br />
năng suất cà chua đã tăng từ 30,7 tấn/ha lên 36,8 tấn/ha; năng suất cải bắp<br />
tăng từ 13,2 tấn lên 23,1 tấn/ha; năng suất đậu cove tăng từ 10,6 tấn/ha lên<br />
18,4 tấn/ha. Dự án cũng đã hỗ trợ nông dân sản xuất đa dạng và luân canh<br />
nhiều chủng loại rau để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.<br />
<br />
Tham gia chuỗi cung ứng rau an toàn về thị trường Hà Nội nông dân Mộc<br />
Châu đã bán được nhiều rau hơn và với giá cao hơn, có lãi và thu nhập<br />
tăng. Trung bình, mỗi hecta đất trồng rau an toàn cho lãi 70-150 triệu<br />
đồng/năm, tùy thuộc vào loại rau, năm trồng và kinh nghiệm của nông<br />
dân. (Nếu trồng lúa hoặc ngô lãi thu được vào khoảng 5-8 triệu đồng/ha/<br />
năm). Nhờ có thu nhập cao hơn nhiều nông dân đã nâng cấp, sửa sang<br />
được nhà ở và đầu tư được tốt hơn cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe<br />
của con cháu họ. Ngoài ra, nhiều nông hộ cũng đã và đang tăng cường<br />
đầu tư cho sản xuất rau, như xây dựng nhà lưới và hệ thống tưới.<br />
<br />
Kết luận<br />
Sản xuất và tiêu thụ rau có chứng nhận chất lượng an toàn đã góp phần<br />
đáng kể vào việc cải thiện thu nhập và sinh kế của nông dân khu vực Mộc<br />
Châu. Tuy nhiên, con số 170 hộ nông dân và 51 ha đất còn là rất nhỏ so<br />
với mục tiêu 497 ha rau an toàn Mộc Châu của tỉnh Sơn La. Dự án, vì thế,<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các<br />
huyện Mộc Châu và huyện Văn Hồ, với hệ thống khuyến nông và quản<br />
lý chất lượng nông, lâm và thủy sản địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy quá<br />
trình mở rộng.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Báo cáo phân tích nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng dự án<br />
AGB/2009/053<br />
<br />
Bảng 1: Các tổ chức nông dân được thành lập<br />
tại Huyện Mộc Châu và Vân Hồ<br />
Số lượng hộ Diện tích đất<br />
Tên nhóm Địa chỉ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
thành viên (ha)<br />
HTT RAT Tự Nhiên Huyện Mộc Châu 38 13.8<br />
HTX RAT Ta Niết Huyện Mộc Châu 10 6.0<br />
HTX RAT An Tâm Huyện Mộc Châu 19 4.6<br />
Tổ hợp tác bãi Sậy Huyện Mộc Châu 27 6.2<br />
Tổ hợp tác bản Áng 2 Huyện Mộc Châu 18 3.2<br />
Tổ hợp tác bản Búa Huyện Mộc Châu 17 1.7<br />
Tổ hợp tác bản Áng 1 Huyện Mộc Châu 11 8.6<br />
205<br />
HTX RAT Vân Hồ Huyện Vân Hồ 20 5.0<br />
Tổ hợp tác Hang Trùng Huyện Vân Hồ 6 0.65<br />
Tổ hợp tác Bó Nhàng 2 Huyện Vân Hồ 4 1.15<br />
Tổng 170 50.9<br />
<br />
Bảng 2: Sản lượng (tấn) rau sản xuất và cung ứng<br />
cho thị trường bán lẻ tại Hà Nội<br />
An Thai co- Ta Niet co- Tu Nhien Van Ho co-<br />
Year Total<br />
operative operative cooperative operative<br />
2012 30,739 30,739<br />
2013 25,304 9,799 197,409 232,512<br />
2014 40,069 77,219 243,525 360,813<br />
2015 27,285 78,343 310,653 3,486 419,767<br />
2016 37,462 159,462 448,534 45,694 691,152<br />
Total 130,120 324,823 1,230,860 49,180 1,734,983<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 1: Nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Mộc Châu”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
206<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 2: Đa dạng nhiều loại rau được sản xuất và luân canh bởi các thành<br />
viên HTX Rau an toàn<br />