intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong công tác quản lí để có thể quản lí tốt đội ngũ đồng thời đưa ra các biệp pháp quản lí phù hợp với từng giáo viên thì nhà quản lí có thể dựa trên quan điểm giảng dạy để phân loại giáo viên của đơn vị mình từ đó có thể đánh giá họ một cách hiệu quả nhất. Tất cả mọi hoạt động đánh giá chỉ có ý nghĩa khi kết quả của quá trình đánh giá có tác dụng đối với việc phát triển chuyên môn của giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 204-211 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN THEO QUAN ĐIỂM GIẢNG DẠY Hứa Hoàng Anh Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá giáo viên là một công việc cần thiết để cải thiện chất lượng giáo dục. Đây là công việc bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chủ quan của các nhà đánh giá. Trong công tác quản lí để có thể quản lí tốt đội ngũ đồng thời đưa ra các biệp pháp quản lí phù hợp với từng giáo viên thì nhà quản lí có thể dựa trên quan điểm giảng dạy để phân loại giáo viên của đơn vị mình từ đó có thể đánh giá họ một cách hiệu quả nhất. Tất cả mọi hoạt động đánh giá chỉ có ý nghĩa khi kết quả của quá trình đánh giá có tác dụng đối với việc phát triển chuyên môn của giáo viên. Từ khóa:Đánh giá, đánh giá giáo viên, quản lí đánh giá giáo viên, quan điểm giảng dạy, giáo viên. 1. Mở đầu Đánh giá về công tác giảng dạy của giáo viên là một việc làm cần thiết bởi thông qua đó giáo viên có thể biết được việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không; cán bộ quản lí có thể biết được những môn học, những giáo viên nào thu hút được sự chú ý của học sinh từ đó giúp giáo viên điều chỉnh và cải thiện nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp [3]. Rất nhiều các nhà nghiên cứu và các nhà thiết lập chính sách đồng thuận rằng vấn đề giáo viên rất quan trọng trong việc cải thiện học tập của học sinh [6,7,9] vì vậy việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên là cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù vậy cũng có một thực tế là việc công nhận và giải quyết vấn đề chênh lệch về hiệu quả giảng dạy giữa các giáo viên được coi như là thất bại bởi vì sự cào bằng hiệu quả giảng dạy của các giáo viên khác nhau. Điều này được thể hiện ở việc hầu hết tất cả các giáo viên đều được đánh giá là tốt hoặc xuất sắc; đánh giá có ý nghĩa rất ít đối với việc phát triển chuyên môn và việc giảng dạy không hiệu quả không được chỉ ra một cách rõ ràng. Qua đó cho thấy việc đánh giá giáo viên không tác động tới kết quả học tập của sinh viên và giải quyết vấn đề khác biệt về hiệu quả giảng dạy của giáo viên [10]. Vậy vấn đề đặt ra là có sự khác biệt trong giảng dạy giữa các giáo viên hay không, và nếu có sự khác biệt thì nhà quản lí sẽ cần phải tiến hành những biện pháp quản lí nào để phù hợp từ đó thúc đẩy việc cải thiện chất lượng giảng dạy. Trong bài viết này tác giả tiếp cận quan điểm nhóm tác giả Arthur Wise về công việc dạy học của giáo viên và đề cập tới 3 vấn đề: 1) Đánh giá giáo viên; 2) Đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy; 3) Một số lưu ý đối với nhà quản lí trong đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy. Liên hệ: Hứa Hoàng Anh, e-mail: anhhh@hnue.edu.vn 204
  2. Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy 2. Nội dung nghiên cứu 3. Đánh giá giáo viên 3.1. Khái niệm Có rất nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá. Một nhóm tác giả cho rằng: Đánh giá là một hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người mà mình quan tâm, theo những quan niệm và chuẩn mực mà người đánh giá tuân theo (cũng có thể nói đến sự đánh giá của một nhóm, một cộng đồng, thậm chí của toàn xã hội) [1]. Như vậy, theo nhóm tác giả này đánh giá là đưa ra những phán xét về một hay nhiều sự vật hiện tượng theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định, chuẩn mực này có thể là những chuẩn mực chung hoặc chuẩn mực của những người đánh giá đưa ra. Một nhóm tác giả khác đưa ra quan niệm: Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh và nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [2]. Theo các tác giả này, đánh giá cũng dựa trên những tiêu chí nhất định và đánh giá luôn có mục tiêu hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy, có thể hiểu đánh giá giáo viên là hoạt động nhận định, phán xét của người đánh giá về nghề giáo viên, về năng lực của giáo viên theo một mục đích nhất định và có thể có một khuôn mẫu cho sẵn, mang dấu ấn cá nhân của chủ thể đánh giá. Có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà nghiên cứu và nhà lập chính sách rằng vấn đề giáo viên rất quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Vì thế, các công tác liên quan đến đánh giá giáo viên trong bất kì một nền giáo dục nào cũng khá được chú trọng với mục tiêu tìm ra con đường nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế không phải mọi quá trình đánh giá giáo viên đều đi đến kết quả cuối cùng là đi đến nâng cao chất lượng dạy học. Koppich viết rằng “Đánh giá có hai chức năng cổ điển chính là cải tiến và trách nhiệm giải trình. Đánh giá tốt là loại đánh giá duy trì phát triển chuyên môn tốt” [8]. Tuy nhiên, thực tiễn đánh giá hiện tại thường thiếu đồng bộ với nỗ lực phát triển chuyên môn, và không mang lại kết quả hỗ trợ giảng dạy có mục tiêu rõ ràng. Trên thực tiễn giáo viên dạy kém vẫn tồn tại trong lực lượng lao động trong khi đó thất bại đối với việc công nhận và vinh danh giáo viên xuất sắc. Trong một hệ thống mà hầu hết mọi người được đánh giá là xuất sắc, phản hồi mang tính xây dựng không được thực hiện, và cơ hội cho tiến bộ nghề nghiệp hoặc cải tiến giảng dạy cực kì bị hạn chế. Có rất ít khích lệ cho cải tiến giảng dạy. Đánh giá trở thành một quá trình sơ sài không có tác động cần thiết đối với thực tiễn giảng dạy do vậy có thể dẫn đến việc cả giáo viên và nhà quản lí không xem đánh giá là một quá trình nghiêm túc. Như vậy có thể thấy việc đánh giá giáo viên cần phải được gắn với với việc phát triển chuyên môn của giáo viên. Thông thường việc đánh giá giáo viên được thực hiện qua 2 hình thức cơ bản là Đánh giá dựa trên kết quả học tập và thành tích nổi bật của học sinh và Đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận thấy những hình thức đánh giá này cũng bộc lộ nhiều bất cập trong đó có việc chạy theo thành tích của các nhà trường dựa trên thành tích của học sinh. Vô hình 205
  3. Hứa Hoàng Anh chung tạo ra một mục tiêu là làm thế nào cho học sinh của mình có giải cao ở một cuộc thi nào đó hơn là cải thiện chất lượng giảng dạy hướng đến phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Đồng thời việc đánh giá theo Chuẩn cũng là việc đánh giá tổng kết (đánh giá hướng đến quá khứ) chứ không phải là đánh giá hình thành (hướng đến tương lai). Do đó đòi hỏi việc đánh giá phải hướng tới việc giúp giáo viên nhận diện những tồn tại, hạn chế trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh của mình; khuyến khích giáo viên nỗ lực phát triển chuyên môn và vinh danh những giáo viên dạy giỏi. Điều này đòi hỏi những nhà quản lí cần quan tâm nhiều hơn tới đánh giá gắn với cải thiện chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp mỗi nhà trường cần có những cách đánh giá riêng để có thể thu được những mục tiêu kì vọng như ở trên đã đề cập tới. Dưới đây là một số những tiêu chí đánh giá thường được sử dụng trong đánh giá giáo viên: 1. Thực hiện các kế hoạch bài học hiệu quả. 2. Giao tiếp hiệu quả với học sinh. 3. Các phương pháp đánh giá phù hợp với năng lực học sinh. 4. Nhận xét, phản hồi thỏa đáng với câu trả lời và thắc mắc của học sinh. 5. Đảm bảo thời gian cho học sinh thực hiện được nhiệm vụ học tập. 6. Cho học sinh cơ hội thể hiện năng lực cá nhân. 7. Chỉ ra sự tiến bộ của học sinh. 8. Thiết lập và duy trì kỉ luật. 9. Tổ chức học tập cho học sinh với những chỉ dẫn hiệu quả. 10. Khuyến khích học sinh tham gia và chịu trách nhiệm về việc học của mình. 11. Ủng hộ chương trình, chính sách, nội quy, quy chế của nhà trường. Các tiêu chí đánh giá giáo viên có thể được xây dựng tùy thuộc vào việc nhà quản lí cần đánh giá điều gì ở người dạy như: Tiến trình, kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học, năng lực, thái độ, tiềm năng của người giáo viên. Vì vậy, ứng với 4 quan điểm như trên về đánh giá giáo viên trong mối tương quan với công tác giảng dạy có thể xây dựng và sử dụng các mẫu phiếu đánh giá khác nhau. 4. Đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy Trong thực tiễn, tư tưởng và hành động của chúng ta thường kết hợp với nhau không thể chia cắt. Chúng ta hành động ra sao đều được định hình bằng những gì mà chúng ta gọi là “thế giới giả định” hay quan điểm chủ quan của chúng ta về thế giới khách quan. Để thể hiện quan điểm về một sự vật, hiện tượng nào đó chúng ta thường gán giá trị cho chúng, và cố gắng tìm hiểu ý nghĩa ở chúng sao cho chúng ta có thể hình thành sự hiểu biết thế giới quanh ta như thế nào để từ đó có hành động phù hợp. Với cách quan niệm như vậy có thể thấy việc đánh giá giáo viên cũng có sự khác nhau giữa cách suy nghĩ của chúng ta về công việc giảng dạy, về thẩm quyền của mỗi người giáo viên trong một lớp học, về cách nhìn nhận của chúng ta về những người đồng nghiệp. Theo Arthur E. Wise và những người khác [6] việc đánh giá giáo viên là một công việc quan trọng mà nếu làm đúng chức năng của nó một mặt sẽ giúp hình thành mối 206
  4. Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy liên hệ bền chặt giữa nhà trường và giáo viên trong chính những điều kiện mà nhà trường có được. Mặt khác công tác này cũng sẽ giúp cho nhà trường xây dựng, quản lí và khen thưởng công việc của giáo viên từ đó động viên, khuyến khích công việc của chính họ. Theo nhóm tác giả chúng ta có thể xem công việc liên quan đến việc dạy học theo bốn cách: a) như công việc của người lao động; b) như công việc của người thợ lành nghề; c) như công việc của chuyên gia; d) như công việc của người nghệ sĩ. Giáo viên với tư cách là người lao động đòi hỏi phải được giám sát chặt chẽ nghĩa là họ phải được giám sát và quan sát chặt chẽ trong hành động. Nhà quản lí sẽ trở thành người giám sát trong quá trình đánh giá. Giáo viên sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng những tiêu chuẩn định trước. Chức năng quản lí được sử dụng là chức năng hoạch định và kiểm soát. Việc sử dụng chủ yếu chức năng hoạch định và kiểm soát trong quá trình quản lí sẽ có thể dẫn tới việc giáo viên cảm thấy không được thoải mái trong chính công việc của mình bởi luôn ở trong tâm trạng có người theo dõi và kiểm soát gắt gao. Việc bị theo dõi và kiểm soát có thể làm giáo viên có tâm lí cứ làm theo kế hoạch, theo mô tip cũ là tốt nhất thay cho việc cần phải luôn đổi mới và sáng tạo trong công việc giảng dạy và giáo dục học sinh đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Như vậy vô hình chung sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công việc dạy học và giáo dục. Tuy nhiên sự kiểm soát chặt chẽ cũng có hiệu quả trong việc tạo nền nếp trong công việc giảng dạy của giáo viên từ đó hình thành nền nếp của học sinh. Do đó nó cũng được khuyến khích ở trong nhà trường. Giáo viên với tư cách là người thợ lành nghề không phải chịu sự giám sát quá chặt chẽ khi công việc đã được giao cho họ. Họ vẫn làm việc theo kịch bản dự kiến nên dạy điều gì, dùng kĩ thuật và phương pháp dạy học và sử dụng hình thức đánh giá nào. Các nhà đánh giá trong trường hợp này được xem như nhà quản lí với tổ chức cho giáo viên thực hiện tốt các tiêu chuẩn cơ bản. Với quan điểm này, người giáo viên được trao quyền nhiều hơn trong công việc của mình. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này vẫn chủ yếu yêu cầu người giáo viên làm theo quy định, làm theo cách phổ biến. Giống như quan điểm trên điều này có thể ảnh hưởng tới việc đổi mới và sáng tạo trong dạy học của người giáo viên. Giáo viên như một chuyên gia đòi hỏi giáo viên phải vượt qua khỏi mọi khuôn mẫu đã định sẵn đồng thời phải giải thích được những cách làm, những tiến trình hành động đã lựa chọn. Những người đánh giá công việc của những giáo viên này chỉ có thể với tư cách và địa vị trong chuyên môn. Các nhà quản lí đánh giá những giáo viên này với tư cách là những nhà quản trị hành chính, cung cấp các điều kiện và cơ chế cho hoạt động giảng dạy của giáo viên. Giáo viên như một người nghệ sĩ là quan điểm giảng dạy dựa vào cá nhân. Cá nhân giáo viên được phép cho rằng điều gì cần thiết với bối cảnh cụ thể và những kĩ thuật dạy học có thể được sử dụng theo những cách mới lạ, không có quy ước. Coi công việc dạy học như công việc của người nghệ sĩ là quan điểm hướng đến sự sáng tạo, sự hứng khởi của người giáo viên trong dạy học. Quan niệm này cũng đề cập đến việc không nên coi dạy học như làm khoa học bởi môi trường dạy và học luôn chứa đựng những yếu tố mà không thể tiên đoán trước hết được. Do vậy, đòi hỏi người giáo viên cần phải nắm được toàn bộ những kiến thức và kĩ năng liên quan đến môn học trên cơ sở đó họ được hoàn toàn tự do trong việc tổ chức, điều khiển sự tương tác giữa họ với học sinh. Các nhà quản lí đánh giá giáo viên theo quan điểm này với tư cách là những nhà lãnh đạo có vai trò khuyến khích sự nỗ lực của giáo viên. 207
  5. Hứa Hoàng Anh Các quan điểm này thể hiện qua bảng so sánh dưới đây [4; 63]: Quan điểm Thành phần chính Mối quan hệ quản lí Người lao Tuân thủ kế hoạch và tiến trình thật Giám sát chặt chẽ nghề nghiệp cũng động chính xác như kết quả Có kĩ năng và kĩ thuật chuyên môn Quản lí bằng kết quả Thợ lành Tuân thủ nguyên tắc chung của nghề Quá trình và kĩ thuật sử dụng sẽ được nghề Làm việc với kì vọng dự kiến rõ ràng: kiểm tra nếu kết quả không thỏa mãn nên dạy điều gì Có kĩ năng và kĩ thuật chuyên môn Quản trị hành chính cung cấp sự hỗ Có khả năng chẩn đoán vấn đề và Chuyên gia trợ và tài nguyên nhận diện giải pháp Đánh giá hoạt động của đồng nghiệp Cơ sở lí thuyết làm việc vững chắc Kĩ thuật dạy học được sử dụng sáng Lãnh đạo khuyến khích “nghệ sĩ” nỗ tạo và mang phong cách cá nhân Nghệ sĩ lực hành động Đánh giá nghề phù hợp với cá nhân Đánh giá theo kết quả hay đầu ra và cả chấp nhận sự khác biệt Theo cách quan niệm như trên có thể thấy trong đánh giá giáo viên hoàn toàn có thể dựa trên công việc của một nghề nghiệp nào đó được so sánh để nhà quản lí có thể sử dụng các chức năng hay phương pháp quản lí phù hợp. Dựa trên một số tiêu chí được giới thiệu ở phần trên kết hợp cùng với các quan điểm nhìn nhận về công việc giảng dạy của người giáo viên, có thể thiết lập một số yêu cầu như sau: Các quan điểm này thể hiện qua bảng so sánh dưới đây:[4; 63] Stt Tiêu chí Người lao động Thợ lành nghề Chuyên gia Nghệ sĩ Thực hiện các kế 1. hoạch bài học hiệu - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện - Thực hiện quả chính xác theo chính xác theo chính xác theo chính xác theo Giao tiếp hiệu quả kế hoạch định kế hoạch định kế hoạch định kế hoạch định 2. sẵn. sẵn, có khả sẵn, có khả sẵn, có khả với học sinh Các phương pháp năng ứng biến năng ứng biến năng ứng biến đánh giá phù hợp trước các tình nhanh trước các linh hoạt trước 3. huống phát sinh tình huống phát các tình huống với năng lực học sinh trong dạy học sinh trong dạy phát sinh trong Nhận xét, phản hồi và giáo dục học học và giáo dục dạy học và giáo thỏa đáng với câu sinh học sinh dục học sinh 4. trả lời và thắc mắc của học sinh Đảm bảo thời gian - Các tiêu chí - Các tiêu chí - Các tiêu chí - Các tiêu chí cho học sinh thực đều có biểu đều có biểu đều có biểu đều có biểu 5. hiện được nhiệm vụ hiện tuy nhiên hiện rõ ràng hiện rõ ràng, hiện rõ ràng, học tập chưa rõ ràng chính xác, nhất đôi khi vượt Cho học sinh cơ hội quán, hiệu quả qua cả những 6. thể hiện năng lực cá yêu cầu đưa ra nhân 208
  6. Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy Chỉ ra sự tiến bộ 7. - Tiến trình - Tiến trình - Tiến trình - Tiến trình của học sinh giảng dạy phù giảng dạy phù giảng dạy phù giảng dạy phù Thiết lập và duy hợp, tuy nhiên hợp, hiệu quả hợp, hiệu quả, hợp, hiệu quả, 8. trì kỉ luật còn rập khuôn tuy nhiên còn có sự thành có sự thành Tổ chức học tập máy móc, còn rập khuôn, thục và linh thục và linh cho học sinh với lúng túng thực hiện theo hoạt trong xử hoạt trong xử 9. những chỉ dẫn trong xử lí các đúng tiến lí các tình lí các tình hiệu quả tình huống trình đã chuẩn huống phát huống phát Khuyến khích phát sinh bị trước. sinh trong dạy sinh trong dạy học sinh tham trong giờ học học học 10. gia và chịu trách nhiệm về việc học của mình - Các chỉ dẫn - Các chỉ dẫn - Các chỉ dẫn - Các chỉ dẫn Ủng hộ chương chưa rõ ràng rõ ràng rõ ràng, cụ thể, rõ ràng, cụ thể trình, chính sách, và không theo và không theo 11. nội quy, quy chế mô tip có sẵn mô tip có sẵn. của nhà trường - Các hình - Các hình - Các hình - Các hình thức khuyến thức khuyến thức khuyến thức khuyến khích, động khích động khích, động khích, động viên học sinh viên học sinh viên học sinh viên học sinh đa dạng, sáng đa dạng, sáng cứng nhắc. . . cứng nhắc. . . tạo, phù hợp tạo phù hợp với đặc điểm với đặc điểm tâm lí của học tâm lí của học sinh sinh 5. Một số lưu ý đối với nhà quản lí trong đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy Để đánh giá giáo viên có ý nghĩa đối với việc cải thiện chất lượng giáo dục đòi hỏi mỗi nhà quản lí cần thực hiện nhiều quá trình đánh giá khác nhau. Đồng thời phải làm cho quá trình đánh giá có ý nghĩa đối với việc phát triển chuyên môn của giáo viên. Trong quá trình đánh giá việc coi công việc của người giáo viên được thực hiện như thế nào cũng ảnh hưởng tới cách mà các nhà quản lí, những người đồng nghiệp quan sát, đánh giá công việc giảng dạy. Từ những vấn đề lí thuyết nêu trên có thể thấy trong công tác đánh giá giáo viên nhà quản lí cần phải: - Sử dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau trong quá trình đánh giá; tùy thuộc vào từng mục đích khác nhau mà thiết kế hoạt động đánh giá và tiêu chí đánh giá cũng như các yêu cầu cho phù hợp. - Trong mỗi nhà trường có thể có sự phân hóa về trình độ, năng lực và tầm ảnh hưởng của mỗi giáo viên trong tập thể sư phạm vì vậy cần sử dụng các phương pháp quản lí, các chức năng 209
  7. Hứa Hoàng Anh quản lí phù hợp với từng nhóm giáo viên. - Quan điểm của nhà quản lí về công việc của giáo viên theo những loại hình công việc khác nhau thể hiện nhân sinh quan, niềm tin, phong cách quản lí của các nhà quản lí. Để hạn chế những nhận định mang tính chủ quan cần thường xuyên đánh giá trình độ và tầm ảnh hưởng của giáo viên, ghi nhận họ và trao cho họ những quyền lợi và nghĩa vụ trong việc phát triển chuyên môn. - Sử dụng thêm đánh giá của học sinh, phụ huynh, cộng đồng và xã hội cùng với đánh giá trong nhà trường, điều đó sẽ phát huy tốt hơn hiệu quả của quá trình đánh giá giáo viên. 6. Kết luận Đánh giá giáo viên là một công việc quan trọng của quản lí nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đánh giá, quan điểm của mỗi nhà quản lí sẽ liên quan đến việc họ sẽ lựa chọn hình thức đánh giá nào để đánh giá giáo viên. Mỗi quan điểm giảng dạy được đề cập ở trên khi áp dụng đều có thể khai thác thế mạnh của một vài chức năng và phương pháp quản lí nhất định. Việc đánh giá chỉ có ý nghĩa khi kết quả của quá trình đánh giá có tác dụng đối với việc phát triển chuyên môn của giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001. Từ điển Giáo dục học. NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [2] Dự án Việt - Bỉ, 2000. Các vấn đề đánh giá giáo dục, Hà Nội. [3] Lê Đình, 2008. Đánh giá giảng dạy - Một nhân tố quan trọng trong đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo dục Đại học. http://ussh.edu.vn/danh-gia-giangday -mot-nhan-to-quan-trong-trong-dam-bao-va-nang-cao-chat-luong-giao-duc-daihoc/711 [4] Nguyễn Kiên Trường và các dịch giả, 2004. Phương pháp lãnh đạo và quản lí nhà trường hiệu quả. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. [5] Nguyễn Thị Bích Yến, 2004. Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Bài giảng đào tạo thanh tra GD, trường CBQLGD TW2. [6] Arthur E. Wise, Linda Darling-Hammond, Milbrey W. McLaughlin and Harriet T. Bernstein, 1985. Teacher Evaluation: A Study of Effective Practices. The Elementary School Journal, Vol. 86, No. 1, Special Issue: The Master Teacher (Sep., 1985). [7] Darling-Hammond, L, 2000. Teacher Quality and Student Achievement: A Review of State Policy Evidence. Education Policy Analysis Archives 8:(1). Retrieved 10/2/09 from epaa.asu.edu/epaa/v8n1/. 210
  8. Tiếp cận đánh giá giáo viên theo quan điểm giảng dạy [8] Koppich, J. E., 2008. Reshaping Teacher Policies to Improve Student Achievement. Berkeley, CA: Policy Analysis for California Education. Retrieved 10/2/09 from gse.berkeley. edu/research/pace/reports/PB.08-3.pdf. [9] Wright, S. P., S. P. Horn, and W. L. Sanders, 1997. Teacher and Classroom Context Efects on Student Achievement: Implications for Teacher Evaluation. Journal of Personnel Evaluation in Education 11: 57 - 67. [10] Daniel Weisberg, Susan Sexton, Jenifer Mulhern, David Keeling, 2009. The Widget Effect-Our National Failure to Acknowledge and Act on Diffferences in Teacher Effectiveness. [11] http://www.jackson.k12.ms.us/departments/human_resources/publications/teacher _eval.pdf [12] http://www.schoollink.net/pender/articlepics/TPAIRSnapshotLong.doc ABSTRACT A teacher evaluation of theoretical conceptions of teaching Teacher evaluation is necessary to improve the quality of education but such assessments are subjective. It is necessary to instruct teachers to classify their units so that they can evaluate effectively. Assessment activities are meaningful only when the outcome of the assessment process also leads to a professional development of the teachers. 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2