YOMEDIA
ADSENSE
TIẾP CẬN TIM TO Ở TRẺ EM - PHẦN 2
53
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chỉ số tim trên ngưc: là chỉ số bề ngang của tim so với bề ngang của ngực. Thông thường chỉ số này
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TIẾP CẬN TIM TO Ở TRẺ EM - PHẦN 2
- TIẾP CẬN TIM TO Ở TRẺ EM (tt) PHẦN 2: CẬN LÂM SÀNG TRONG TIẾP CẬN TIM TO 6. CẬN LÂM SÀNG: 6.1. Xquang ngực: 6.1.1 Chỉ số tim trên ngưc: là chỉ số bề ngang của tim so với bề ngang của ngực. Thông thường chỉ số này < 0.55 (trẻ lớn và nhũ nhi), < 0.6 (sơ sinh). Trên một phim Xquang ngực thẳng chuẩn, bề ngang của tim đo được là 10 – 16.5 cm. Nếu trị số này vượt quá 10% của số tối đa thì là tim to. Một số bẫy: Chỉ số này có thể tăng khi bệnh nhân thở ra. Sự khác biệt giữa bề ngang tim thì tâm thu và tâm trương là 0.3 – 0.9 cm. Trong trường hợp lồng ngực bị lõm, tim sẽ bị bè theo bề ngang hơn.
- Nếu thất trái dãn, mỏm tim chúc xuống dưới như có vẻ nằm dưới vòm hoành trái, do đó nếu ta đo bề ngang tim trên vòm hoành thì sẽ không chính xác. 6.1.2. Các buồng tim: 6.1.2.1.Tâm nhĩ phải Hình ngực thẳng: Bình thường tỷ lệ giữa khoảng cách từ bờ phải cột sống ngực đến o chỗ xa nhất của bờ nhĩ phải so với khoảng cách từ bờ phải cột sống đến mặt trong thành ngực phải đo ngang chỗ cao nhất của vòm hoành phải nhỏ hơn hay bằng ¼. Nếu tỷ lệ này lớn hơn ¼, nhất là trên 1/3, thì nhĩ phải to. Ngoài ra, o trên một hình Xquang ngực thẳng chuẩn, nếu khoảng cách từ giữa đốt sống ngực đến bờ xa nhất của nhĩ phải trên 5.5 cm, ta cũng có thể nghĩ đến nhĩ phải to. Hình ngực chếch trước phải: Nhĩ phải to sẽ lấn ra sau và che khoảng sáng sau tim, trước cột sống. o Hình ngực chếch trước trái:
- Tiểu nhĩ phải to phình lên ở ngay gốc thất phải và động mạch chủ o lên. 6.1.2.2. Tâm nhĩ trái: Hình ngực thẳng: Có bờ bóng đôi ở bờ phải của tim tạo nên do nhĩ trái to vì ứ máu nên o cản tia X nhiều hơn. Tiểu nhĩ trái to khiến cho bờ trái của tim có 4 cung thay vì 3 cung. o Góc tạo ra bởi 2 phế quản gốc rộng trên 900. o Thực quản có trám chất cản quang bị đẩy lệch qua bên phải và có o dấu ứ đọng baryte ở phía trên. Hình ngực nghiêng trái: Nhĩ trái to đẩy thực quản ra sau. o Hình ngực thế chếch trước phải: Nhĩ trái to đẩy thực quản ra sau rất rõ. o Hình ngực thế chếch trước trái: Nhĩ trái to che cửa sổ động mạch chủ - động mạch phổi. o
- Phế quản gốc trái bị đẩy lên nằm ngang. o 6.1.2.3. Tâm thất phải: Hình ngực thẳng: mỏm tim hếch lên hình chiếc hài. Hình ngực nghiêng trái: Thất phải to che lấp khoảng sáng sau x ương ức vì bình thường thất o phải chỉ nằm sát 1/3 dưới của xương ức. Hình ngực chếch trước phải: Cung trước tim tương ứng với thất phải như muốn trèo lên thành o ngực. 6.1.2.4. Tâm thất trái: Hình ngực thẳng: tâm thất trái to qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: phì đại cơ thất trái. o Giai đoạn 2: dãn thất trái. o Hình ngực nghiêng trái Hình thế chếch trước trái:Thất trái to sẽ che lấp khoảng sáng sau tim.
- 6.2. Điện tâm đồ: 6.2.1. Phì đại nhĩ: Phì nhĩ phải: Hình: phì đại nhĩ phải trên ECG Sóng P cao nhọn, lớn hơn 2.5 mm, rõ nhất ở DII, DIII và V1, V2 ( P o pulmonaire). Phì nhĩ trái: Hình: phì nhĩ trái trên ECG
- P không cao về biên độ nhưng thời gian P kéo dài quá 0.08 giây o và có 2 đỉnh cách nhau 0.04 giây ở DI, DII; ở V1, V2. P thường có 2 pha với pha âm đi sau pha dương và pha âm sâu quá o 1.2mm (P mitrale). Phì cả 2 nhĩ: P vừa cao quá 2.5mm vừa rộng quá 0.08 giây; và các dấu hiệu của o phì nhĩ phải thấy rõ ở các chuyển đạo trước ngực bên phải, các dấu hiệu phì nhĩ trái thấy ở các chuyển đạo trước ngực bên trái. 6.2.2. Phì đại thất: Phì đại thất phải: Hình: phì đại thất phải trên ECG Tiêu chuẩn phì đại thất phải ở trẻ em nói chung theo Nadas: o Trục tim lệch phải, góc > 1200
- S sâu ở DI, DII. R cao ở DIII, aVR R cao ở V1, V2, có thể có hoặc không có sóng q, sóng s nhỏ, Rs > 15mm. Có dạng RS từ V1 đến V6. Nếu có dạng rSR’ ở V1, V2 thì R’ lớn hơn 15 mm. VAT ở V1, V 2 > 0.04 giây. Sóng T đảo ngược ở các chuyển đạo trước ngực bên phải, kèm theo ST xẹp. Sóng T dương ở V1, V2 sau 7 ngày tuổi. Có dấu hiệu gián tiếp của phì đại nhĩ phải. Phì đại thất trái: Trục điện tim lệch trái. o R cao ở các chuyển đạo tim bên trái DI, aVL, V5, V6. o S sâu ở các chuyển đạo tim bên phải: DIII, aVR, V1, V2, V3R. o
- R/S nhỏ hơn 1 ở V1, V2. o Có Q ở V5, V6. Kèm T cao đối xứng. o Góc QRS-T rộng. o Sokolov – Lyon: R V5 (V6) + S V1 > 45mm. o Boldeau – Heller: S V2 + R V6 > 40mm. o Chỉ số Lewis RDI + S DIII > 17mm. o Hình: phì đại thất trái trên ECG Phì cả 2 thất: đủ tiêu chuẩn của phì đại cả 2 thất. 6.3. Siêu âm tim: 6.3.1. Siêu âm tim một chiều (TM):
- Sóng siêu âm sẽ thẳng góc với cấu trúc tim, giúp đo được bề dày và bề rộng của các cấu trúc này. Hình: Đường cắt ngang thất trên siêu âm tim một chiều 6.3.2. Siêu âm tim 2 chiều: Cho phép khảo sát cấu trúc quả tim đang vận động. Đường cắt cạnh xương ức bên trái: Mặt cắt theo trục dọc:
- Khảo sát buồng tống thất phải, vách liên thất, thất trái, van 2 lá, vòng o van 2 lá và bộ máy dưới van, nhĩ trái, vách sau thất trái, động mạch chủ ngực ở hình cắt ngang. Mặt cắt theo trục ngang: ngang van động mạch chủ, ngang van 2 lá, cột cơ. Gồm 3 mặt cắt: o Đường cắt từ mỏm tim: Mặt cắt 4 buồng, 2 buồng trái, 5 buồng. Đường cắt dưới bờ sườn: Mặt cắt 4 buồng:
- o Cho thấy rõ vách liên nhĩ. Mặt cắt trục ngang: tương tự mặt cắt cạnh ức trục ngang – ngang van động mạch chủ. Rất cần thiết ở trẻ tứ chứng Fallot. Đường cắt trên hõm ức: Theo trục dọc: o Khảo sát cung động mạch chủ và các nhánh, động mạch phổi phải cắt ngang. Theo trục ngang: o Động mạch chủ cắt ngang, động mạch phổi theo chiều dọc, tĩnh mạch chủ trên và các tĩnh mạch phổi. Theo trục dọc hơi nghiêng đầu dò: Khảo sát động mạch phổi trái theo chiều dọc và ống động mạch. o 6.3.3. Siêu âm doppler:
- Mục tiêu của doppler tim: khảo sát huyết động không xâm nhập. Độ nặng của hẹp van, đo diện tích mở van bằng phương trình liên o tục. Độ chênh áp lực bằng phương trình Bernoulli giản lược. o Phát hiện và định lượng hở van. o Đo áp lực động mạch phổi. o Đo cung lượng tim tại các lỗ van. o Phát hiện các luồng thông trong tim: ống động mạch, thông li ên thất, o thông liên nhĩ. Khảo sát các van nhân tạo. o TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Behrman, 2004, Cardiomegaly in heart failure, Nelson textbook of pediatrics, 17th ed, p.1583. 2. Nguyễn Quý Khoáng, 2002, Xquang chẩn đoán bệnh lý tim mạch, Bệnh học tim mạch, tập 1, NXB Y học, trang 114 – 155.
- 3. Hoàng Trọng Kim, 2007, Đặc điểm hệ tuần hoàn trẻ em, Nhi khoa chương trình đại học, tập 2, NXB Y học, trang 9 – 17. 4. Nguyễn Thị Thanh Lan, 2007, Suy tim ở trẻ em, Nhi khoa chương trình đại học, tập 2, NXB Y học, trang 68 – 75. 5. Nguyễn Thị Thanh Lan, 1999, Điện tâm đồ trẻ em, handout. 6. Park K.M., 2003, Routine cardiac evaluation in children, The pediatric cardiology handbook, 3rd ed, p. 1-5, p. 36 – 39. 7. Vũ Minh Phúc, 2002, Bệnh sử và khám thực thể tim và tuần hoàn, Bệnh học tim mạch, tập 1, NXB Y học, trang 11- 83. 8. Phan Kim Phương, 2002, Bệnh màng ngoài tim, Bệnh học tim mạch, tập 1, NXB Y học, trang 320 – 336. 9. Phạm Nguyễn Vinh, 2002, Siêu âm tim, Bệnh học tim mạch, tập 1, NXB Y học, trang 83 – 113. 10. Cardiomegaly in cardiomyopathy, www. Uptodate.com.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn