intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

197
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chất liệu ngôn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung. Chất liệu nội dung là những sự vật, những khái niệm, những tư tưởng, tình cảm… Những cái đó, làm nên văn hoá vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, không phải và không thể là do mỗi dân tộc tạo ra tất cả. Có những cái, có cả những bộ phận, do tiếp nhận tự ngoài vào mà có, và cùng với sự tiếp nhận chất liệu nội dung là sự tiếp nhận chất liệu hình thức. Đó là lí do chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ

  1. Tiếp nhận từ của ngoại ngữ trong quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Chất liệu ngôn ngữ bao gồm chất liệu hình thức và chất liệu nội dung. Chất liệu nội dung là những sự vật, những khái niệm, những tư tưởng, tình cảm… Những cái đó, làm nên văn hoá vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, không phải và không thể là do mỗi dân tộc tạo ra tất cả. Có những cái, có cả những bộ phận, do tiếp nhận tự ngoài vào mà có, và cùng với sự tiếp nhận chất liệu nội dung là sự tiếp nhận chất liệu hình thức. Đó là lí do chính vì sao trong một ngôn ngữ có thể có những từ vốn của ngoại ngữ. Yêu cầu chuẩn mực hoá thường được đặt ra chủ yếu đối với những từ này. Vì thế, thiết tưởng cần phải tìm hiểu hiện tượng tiếp nhận từ của ngoại ngữ, phân loại những trường hợp khác nhau, mới có thể xác định giới hạn đối với yêu cầu nói trên. Sự thực, tiếp nhận từ của ngoại ngữ vào bản ngữ là một quá trình và ý thức của người bản ngữ là một nhân tố rất quan trọng đối với quá trình ấy. Cho nên có thể căn cứ vào ý thức đó mà phân thành những trường hợp khác nhau. Trước tiên, có thể nhận thấy hai trường hợp đối lập thành hai cực. Thứ nhất là trường hợp những từ vốn tự ngoài vào và đã đồng hoá về nội dung cũng như về hình thức, tới mức người bản ngữ không còn ý thức về nguồn gốc ngoại của chúng nữa. Như vậy, không còn có xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Thí dụ, trong một câu tục ngữ tiếng Việt như: “coi gió bỏ buồm”, thì không ai trong chúng ta còn chú ý tới gốc ngoại của từ buồm khi gặp nó hay dùng nó trong câu; chỉ nhà khoa học chuyên trị lịch sử tiếng Việt mới biết đến cái tiền thân xa xưa của nó trong tiếng Hán cổ, cái tiền thân đó còn xưah ơn cả từ phàm, là từ thuộc loại quen gọi Hán – Việt. Từ lò xo cũng là một thí dụ về từ đã đồng hoá nhưng lại là
  2. gốc ở từ ressort của tiếng Pháp… Hiện tượng đồng hoá thực đáng chú ý và cần được chú ý – như sẽ nói ở sau – ở những tiêu chuẩn mà theo đó một từ vốn của ngoại ngữ được coi là đã đồng hoá. Thứ hai là trường hợp, những từ có thể gọi l à từ ngoại, vốn tự ngoại vào, và không có khả năng đồng hoá, mà trái lại sẽ được dùng trong bản ngữ với yêu cầu mãi mãi là ngoại. Ở trường hợp này, nói chung, cũng không nảy sinh xung đột bản ngữ – ngoại ngữ. Về trường hợp này, nên kể trước hết những tên riêng – tên của những người, những sông núi, thành phố không phải ở nước mình mà ở nước ngoài, và tên của những nước đó. Nội dung và hình thức của những tên riêng này là ngoại trong ý thức của người bản ngữ, và giá trị thông tin văn hoá của chúng chính là ở bản chất ngoại đó. Cho nên, trong sự chuẩn mực hoá, cái ý muốn duy trì những tên riêng ấy ở hình thức vốn có của chúng ở trong ngoại ngữ là, về nguyên tắc, một điều hợp lí. Ngoài những tên riêng đó, còn có thể coi là từ ngoại, những từ mà người bản ngữ muốn dùng với hình thức ngoại của chúng để thông tin về những nội dung, mặc dù không phải là ngoại, nhưng có sắc thái ngoại độc đáo. Thí dụ, trong một tiểu thuyết dịch, nếu không dịch nghĩa mà cứ để nguyên những từ của tiếng Mĩ như: “gangster”, “blue-jean”, “hold-up”… nguyên cả cách viết, là không muốn làm mất đi những nét riêng của xã hội nước Mĩ, mặc dù có thể có những từ để đáp ứng những nội dung ấy, vì ở đâu mà chẳng có những loại người, loại quần và loại hành động giống như vậy! Những từ ngoại này có thể gọi là từ ngoại gợi cảm. Thực ra, chúng không khác mấy, về hình thức, với từ mượn sắp nói tới dưới đây. Nhưng cái khác quan trọng nhất là ở chỗ: đã là từ ngoại thì người bản ngữ dùng nó với ý thức về nguồn gốc và cả về chức năng của nó; cho nên, ở đây, cũng có thể coi là không có xung đột bản ngữ – ngoại ngữ.
  3. Giữa hai thái cực trên – từ đống hoá và từ ngoại #8211; là trường hợp của những từ mượn. Đây là trường hợp có tính chất trung gian, nhưng vẫn nhận ra được ranh giới. Trước tiên, nội dung của từ mượn không phải ngoại, mà chung hay, đã trở thành chung. Đó là cái khác cơ bản giữa từ ngoại và từ mượn. Thí dụ, xét về nội dung thì “Chicago”, “gangster”… là từ ngoại, còn công-tây-nơ, a-xít… là từ mượn. Nhưng về hình thức, từ mượn vẫn giống từ ngoại. Và người bản ngữ thế nào cũng nhận ra được hình thức ngoại của từ ngoại và từ mượn qua các đặc điểm về âm, hay về cách dùng, từ là về khả năng hành chức của chúng trong bản ngữ. Chính sự đối lập giữa hình thức và nội dung như vừa nói là sự xung đột bản ngữ – ngoại ngữ tập trung ở từ mượn và làm thành vấn đề của nó. Có thể phát biểu vấn đề ấy như sau: tại sao nội dung không phải hay không còn là ngoại mà hình thức lại vẫn là ngoại? Trước vấn đề ấy, nếu cách xử lí của người bản ngữ là vẫn cứ chấp nhận, cứ hoan nghênh hình thức ngoại, mặc dù nội dung không là ngoại, thì cách xử lí ấy là hành động mượn từ và những từ xuất hiện trong bản ngữ do hành động ấy là từ mượn. Như vậy, mỗi hành động mượn từ là một giải pháp có ý thức của người bản ngữ đối với một trường hợp xung đột bản ngữ – ngoại ngữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1