Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành y tế theo cách tiếp cận quản lý dựa trên kết quả
lượt xem 1
download
Bài viết "Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành y tế theo cách tiếp cận quản lý dựa trên kết quả" rút ra một số quan điểm để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành, cụ thể như sau: (i) các mục tiêu của từng cấp độ của kế hoạch được xác định gắn với các cấp kết quả có mối quan hệ logic, nhân quả và các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng gắn với các cấp mục tiêu cần đạt được theo các cấp kết quả đó; (ii) đi kèm với hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch có sự phân định rõ theo các cấp kết quả gắn với chức năng, nhiệm vụ và nội dung của các cấp kế hoạch (chiến lược, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm), cần xây dựng hệ thống các chỉ số theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành y tế theo cách tiếp cận quản lý dựa trên kết quả
- TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ THEO CÁCH TIẾP CẬN QUẢN LÝ DỰA TRÊN KẾT QUẢ TS. Nguyễn Thị Hoa ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hòa cùng xu thế đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển theo ngành và theo lãnh thổ của cả nước trong thời gian qua, Bộ Y tế là một trong hai bộ đi tiên phong trong quá trình đổi mới phương pháp lập kế hoạch theo cách tiếp cận dựa trên kết quả và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác lập kế hoạch phát triển của ngành Y tế vẫn còn những hạn chế nhất định trong đó hạn chế lớn nhất đó là việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chưa thực sự theo cách tiếp cận quản lý theo kết quả, điều này gây khó khăn cho việc phân cấp mục tiêu theo các cấp kết quả và xây dựng các chỉ số theo dõi và đánh giá phản ánh được mức độ đạt được các mục tiêu, dẫn tới quá trình theo dõi đánh giá việc thực hiện kế hoạch còn lỏng lẻo. Sử dụng mô hình logic lập kế hoạch dựa trên kết quả đã được áp dụng thành công cho khu vực công của Malaysia, bài viết rút ra một số quan điểm để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành, cụ thể như sau: (i) các mục tiêu của từng cấp độ của kế hoạch được xác định gắn với các cấp kết quả có mối quan hệ logic, nhân quả và các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng gắn với các cấp mục tiêu cần đạt được theo các cấp kết quả đó; (ii) đi kèm với hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch có sự phân định rõ theo các cấp kết quả gắn với chức năng, nhiệm vụ và nội dung của các cấp kế hoạch (chiến lược, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm), cần xây dựng hệ thống các chỉ số theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch Từ khóa: Chỉ tiêu kế hoạch ngành y tế, lập kế hoạch dựa trên kết quả Abtract Along with the trend of planning reform in Vietnam in the recent years, Ministry of Health is one of the two pioneers in innovation process of planning method under results- based approach and also have achieved certain accomplishments. However besides the achievements gained, the planning process of health sector is still have some limitations, in which, the biggest contraint is that the planning criteria are not fully made under result – based approach, thus make difficulty for the target hierarchy according to the level of results and having M&E indicators that reflect the level of achievement of the targets, thus, the monitoring and evaluating of the implementation of the plan still loose. Using a logic model call ProLL model (Program Logic & Linkages Model) which has been successfully applied in public sector of Malaysia, the article gives out some suggestions to improving the system of criteria for sectoral development plan, that are as follows: (i) the targets of each level of planning is defined logically in association with the result ladder; and planning criteria are related to each level of target; (ii) In addtion with the improvement in planning method, the list of M&E indicators should be included in the plan. Key words: Criteria of health sector’s development plan, result – based planning. 345
- 1. Khái quát quá trình đổi mới công tác lập kế hoạch ngành Y tế Việt Nam Sau năm 1986, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung tại Việt Nam đã được thay thế bằng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước gần 30 năm sau đổi mới, nền kinh tế thị trường đã thể hiện được nhiều đặc điểm ưu việt hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tuy nhiên, bản thân nó cũng không thể tránh khỏi những thất bại thị trường. Chính vì thế, nền kinh tế vẫn cần đến sự điều tiết của Chính phủ thông qua hệ thống kế hoạch hóa. Nhận thức được điều này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành trung ương và các địa phương thay đổi dần phương pháp tính toán, lập kế hoạch truyền thống sang phương pháp tính toán, lập kế hoạch hiện đại hơn, đó là phương pháp lập kế hoạch dựa trên kết quả với khởi đầu là Quyết định số 555/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010), tiếp theo là Chỉ thị 751/CT-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, trong đó có yêu cầu “nghiên cứu xây dựng khung theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch”. Hòa cùng xu hướng chung đổi mới phương pháp lập kế hoạch của các địa phương, Bộ Y tế cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hai bộ đầu tiên có những bước cải tiến trong quá trình lập kế hoạch phát triển ngành và đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác này. Thành công thứ nhất của Bộ Y tế là từ năm 2007 đến nay đã có được một chuỗi các báo cáo tổng quan ngành Y tế hàng năm (báo cáo JAHR) nhằm đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề ưu tiên của ngành Y tế, nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch hằng năm của Bộ Y tế, đồng thời làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề trọng tâm trong hợp tác và đối thoại giữa ngành Y tế Việt Nam và các đối tác nước ngoài. Báo cáo JAHR có nhiệm vụ: (i) Cập nhật thực trạng ngành Y tế, trong đó có đánh giá tiến độ đạt các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và mục tiêu phát triển liên quan đến sức khỏe của Việt Nam; (ii) Cập nhật thực trạng 6 hợp phần của hệ thống Y tế, tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra và các khuyến nghị của JAHR những năm trước; (iii) Phân tích sâu một số chuyên đề lựa chọn cho từng năm, để xác định các vấn đề ưu tiên và khuyến nghị giải pháp. Báo cáo JAHR đã góp phần trong quá trình xây dựng, hoạch định chính sách y tế như (i) Xác định các vấn đề ưu tiên của hệ thống y tế dựa trên sự phân tích, đánh giá những thành tựu, tiến bộ và những khó khăn, hạn chế; (ii) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các chính sách y tế và kế hoạch hằng năm của ngành y tế; 346
- (iii) khuyến nghị việc bổ sung, hoàn thiện chính sách và các giải pháp tương ứng, ngắn hạn và dài hạn. Thành tựu thứ hai trong công tác kế hoạch của Bộ Y tế đó là đã xây dựng được một bộ công cụ đánh giá chiến lược, kế hoạch y tế ở cả cấp quốc gia và cấp địa phương – bộ công cụ JANS. Bộ công cụ JANS (Joint Assessment of National Strategy) do nhóm đối tác y tế quốc tế mở rộng xây dựng với mục đích ban đầu để đánh giá chiến lược y tế quốc gia hoặc chiến lược cụ thể của một lĩnh vực hoặc chiến lược đa lĩnh vực, sau đó bộ công cụ này được cải tiến để phù hợp với kế hoạch phát triển lĩnh vực y tế ở tuyến tỉnh. Đánh giá chiến lược/kế hoạch dựa trên bộ công cụ JANS là rất toàn diện do nó đề cập đến 5 nhóm cấu phần, bao gồm: (1) phân tích thực trạng và sự gắn kết của chiến lược và kế hoạch với kết quả phân tích thực trạng; (2) đánh giá quá trình xây dựng chiến lược và kế hoạch; (3) tài chính và kế hoạch kiểm toán; (4) kế hoạch triển khai thực hiện và quản lý; (5) kết quả, theo dõi và cơ chế đánh giá. Và do đó, việc đánh giá này sẽ giúp cải thiện quá trình xây dựng chiến lược kế hoạch y tế và nâng cao chất lượng của chiến lược/kế hoạch. Thành tựu thứ ba đó là Bộ Y tế đã xây dựng được khung kế hoạch y tế hàng năm tuyến tỉnh cải tiến và sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch theo khung kế hoạch này, đồng thời thể chế việc áp dụng trên toàn quốc bằng quyết định 1058/ QĐ - BYT ngày 26/3/2014. Khung kế hoạch cải tiến này được xây dựng với cách tiếp cận quản lý dựa trên kết quả, đồng thời được sắp xếp theo 6 lĩnh vực hoạt động của ngành Y tế theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, do đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác lập kế hoạch, đồng thời giúp cho công tác quản lý ngành Y tế ở các địa phương có công cụ quản lý minh bạch và có tính khả thi cao. Cuối cùng, với thông tư số 06/2014/TT- BYT ngày 14/2/2014, ngành y tế Việt Nam đã có danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản được xây dựng theo cách tiếp cận quản lý theo kết quả với 17 chỉ số đầu vào và quá trình cũng được phân theo 6 lĩnh vực hoạt động của ngành y tế, 8 chỉ số đầu ra, 28 chỉ số kết quả và 34 chỉ số tác động. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác lập kế hoạch ngành y tế vẫn còn những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý của ngành. Hạn chế thứ nhất đó là, phương pháp lập kế hoạch theo cách tiếp cận quản lý dựa theo kết quả mới được khuyến khích triển khai áp dụng ở tuyến tỉnh, trong khi ở cấp quốc gia, bản kế hoạch vẫn chưa tích hợp hết những nội dung đổi mới. Điều này một phần do công tác xây dựng kế hoạch ngành y tế vẫn phải đặt dưới những quy định hướng dẫn chung trong khi phương pháp lập kế hoạch theo cách tiếp cận mới chưa được chính thức hóa để áp dụng. 347
- Hạn chế thứ hai và đây cũng là hạn chế lớn nhất và phổ biến đối với công tác kế hoạch phát triển ngành và lãnh thổ của Việt Nam hiện nay đó là công tác theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch còn lỏng. Điều này một phần do lâu nay công tác theo dõi và đánh giá mà chủ yếu là theo dõi được thực hiện gắn với chế độ báo cáo hành chính thực hiện thường kỳ, trong khi chế độ báo cáo hành chính thường được thực hiện một cách hình thức. Tuy nhiên một phần lớn là do việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chưa thực sự theo cách tiếp cận quản lý theo kết quả, điều này gây khó khăn cho việc phân cấp mục tiêu theo các cấp kế hoạch và xây dựng các chỉ số theo dõi và đánh giá phản ánh được mức độ đạt được các mục tiêu. Phần tiếp sau đây sẽ đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch theo cách tiếp cận quản lý theo kết quả, từ đó đánh giá cụ thể hơn những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch 5 năm ngành y tế hiện tại, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị cải tiến cho kỳ kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 sắp tới. 2. Mô hình quản lý theo kết quả và ý nghĩa với việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành Theo Trung tâm nghiên cứu và phát triển phương thức đánh giá quốc tế (CeDRE, 2011), quản lý theo kết quả là cách thức quản lý hiện đại tập trung vào mức độ đạt được của các mục tiêu có liên quan một cách phù hợp và đúng hạn thông qua việc lập kế hoạch mang tính chiến lược, tổ chức thực hiện một cách có hệ thống gắn với sử dụng nguồn lực, đồng thời thực hiện giám sát, đo lường và báo cáo. Quản lý theo kết quả cũng là cách thức giúp sử dụng thông tin một cách có hệ thống để cải thiện quá trình hoạch định chính sách ở mọi cấp độ. Theo Ngô Thắng Lợi (2009), “Quản lý theo kết quả là phương pháp nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong cách thức hoạt động của tổ chức, hướng đến cải thiện hiệu lực thực hiện, lấy kết quả làm định hướng trung tâm”. Như vậy, mặc dù có các cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “quản lý theo kết quả” song các cách hiểu này đều cho thấy trọng tâm của quản lý là hướng tới kết quả (mục tiêu) chứ không phải tập trung vào đầu vào hay quá trình hoạt động (có một điểm lưu ý đó là trong thuật ngữ tiếng Anh, result - kết quả bao gồm 3 cấp độ là output - đầu ra; outcome - kết quả; impact- tác động). Trong quá trình quản lý theo kết quả, như trong định nghĩa đầu tiên đã đưa ra, khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng là quá trình lập kế hoạch mang tính chiến lược. Đối với kế hoạch phát triển khu vực công nói chung và kế hoạch phát triển ngành y tế nói riêng, do đặc thù của khu vực quản lý nhà nước và ảnh hưởng của thời kỳ quản lý quan liêu bao cấp cũ, việc chuyển hướng tập trung quản lý dựa vào kết quả có một khó khăn cần phải đối mặt đó là các nhà lập kế hoạch thường xác định kết quả cần đạt được đứng trên quan điểm của tổ chức mà không đứng trên quan điểm đáp ứng 348
- nhu cầu của người dân (khách hàng), điều này khiến cho việc xây dựng các mục tiêu và chỉ tiêu theo các cấp kết quả không phù hợp. Để khắc phục điều này, có một công cụ quản lý giúp xác định được các cấp kết quả phù hợp cho việc xây dựng kế hoạch ở cấp độ ngành, hay chương trình, dự án, đó là mô hình ProLL (Programm Logic Linkage Model). Mô hình ProLL do tiến sĩ Arunaselam Rasappan xây dựng lần đầu tiên để sử dụng trong khu vực công của Malaysia. Mô hình ProLL ở trên có 4 khối chính có sự gắn kết logic với nhau và đảm bảo mối quan hệ theo chuỗi kết quả, theo đó việc xác định các mục tiêu (đầu ra và kết quả trực tiếp) được dựa trên cơ sở phân tích chi tiết nhu cầu/ vấn đề của khách hàng, dựa trên mục tiêu cụ thể cần đạt được sẽ xây dựng các chương trình/ kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đó, đồng thời các mục tiêu của chương trình/ kế hoạch sẽ là cơ sở để đạt được các kết quả ở cấp cao hơn (tác động). Hình 1. Công cụ logic chương trình trong lập kế hoạch dựa trên kết quả (mô hình ProLL) Nguồn: Rasappan, Arunaselam & Winston, Jerome (2010), CeDRE International Nhìn vào mô hình trên có thể thấy đầu ra, kết quả và tác động đều là cái đích mà một kế hoạch hay chương trình muốn đạt tới, nhưng nó có sự khác nhau ở mức độ và thời gian để thực hiện, cụ thể, đầu ra gắn chặt với việc thực hiện 1 chương trình/kế hoạch, nó dễ dàng có thể đạt được trong ngắn hạn và do đó đầu ra thường là mục tiêu của các kế hoạch phát triển hàng năm của ngành. Việc đạt được các đầu ra sẽ là cơ sở để đạt được mục tiêu trung hạn (kết quả trực tiếp), và vì mục tiêu này gắn với việc thay 349
- đổi những vấn đề hay nhu cầu của khách hàng nên tính khái quát của các mục tiêu trung hạn cũng ở mức cao hơn, đồng thời cũng cho thấy sự gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch trung hạn (5 năm) và kế hoạch hàng năm, cụ thể kế hoạch hàng năm chỉ là công cụ để từng bước thực hiện kế hoạch 5 năm. Mô hình trên cũng cho thấy cấp tác động là mục tiêu cao nhất những cũng đồng thời là mục tiêu đòi hỏi thời gian dài mới có thể đạt được, và ở cấp độ này mục tiêu mang tính khái quát rất cao và chỉ mang tính định hướng mà không gắn với các hoạt động cụ thể, tuy nhiên việc đạt được các mục tiêu ở cấp thấp hơn là điều kiện cần thiết để đạt được các mục tiêu ở cấp này. Do vậy, từ công cụ logic chương trình được sử dụng trong lập kế hoạch dựa trên kết quả được đưa ra ở đây, có thể rút ra một số quan điểm sau đối việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành cụ thể như sau: Một là, kế hoạch phát triển ngành là một công cụ để đạt được các mục tiêu, đó là một chuỗi các can thiệp nhằm tạo ra sự thay đổi trong các vấn đề/ nhu cầu của người dân (khách hàng). Theo cách tiếp cận này, mục tiêu là các phát biểu về sự thay đổi trạng thái của các vấn đề/ nhu cầu của người dân mà việc thực hiện kế hoạch có thể tạo ra. Tuy nhiên, để đo lường mức độ đạt được mục tiêu so với dự kiến thì người ta cố gắng lượng hóa những khía cạnh chính của mục tiêu thành các chỉ tiêu (Ngô Thắng Lợi và Vũ Cương, 2008). Do đó, một mục tiêu có thể phản ánh bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, và giữa các kỳ kế hoạch có thể vẫn theo đuổi cùng một mục tiêu, nhưng sử dụng các chỉ tiêu khác nhau. Hai là, các cấp mục tiêu có quan hệ nhân quả với nhau gắn với mối quan hệ giữa các loại hình kế hoạch. Theo đó, kế hoạch dài hạn có các mục tiêu mang tính khái quát, định hướng, thường là chỉ tiêu ở cấp tác động, kế hoạch trung hạn (5 năm) phản ánh mục tiêu với các chỉ tiêu ở cấp kết quả, và kế hoạch hàng năm với mục đích cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, nên mục tiêu ở cấp đầu ra, được cụ thể hóa và có thể đo đếm được. Trên cơ sở những đề xuất ở trên, phần tiếp sau đây sẽ đánh giá cụ thể hệ thống chỉ tiêu kế hoạch ngành Y tế Việt Nam hiện nay và để từ đó đưa ra một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện. 3. Đánh giá hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành Y tế và một số khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện Như phần trên đã phân tích, công tác lập kế hoạch ngành y tế đã có những đổi mới theo hướng gắn với cách tiếp cận quản lý theo kết quả, điều này cũng được thể hiện ít nhiều trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành hiện nay, cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch được đưa ra trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch bảo vệ, 350
- chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015 đều được phân biệt theo cấp độ đầu ra, hoạt động và đầu vào (Bảng 1) Bảng 1. Các chỉ tiêu y tế cơ bản giai đoạn 2011-2020 STT Chỉ số Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020 Chỉ tiêu đầu vào 1. Số bác sỹ/vạn dân 7 7,2 7,4 7,6 7,8 8 9,0 2. Số dược sỹ đại học/vạn dân 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,8 2,2 3. Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt 85 86 87 88 89 90 >90 động (%) 4. Tỷ lệ xã có bác sỹ (%) 70 72 74 76 78 80 90 5. Tỷ lệ xã có nữ hộ sinh hoặc YSSN (%) > 95 > 95 > 95 > 95 > 95 > 95 >95 6. Giường bệnh viện/vạn dân (không kể 20,5 21 21,5 22,0 22,5 23,0 26,0 TYT xã) Chỉ tiêu hoạt động 7. Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm đầy đủ (%) >90 >90 >90 >90 >90 >90 >90 8. Tỷ lệ xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế - 40 45 50 55 60 80 (chuẩn mới) 9. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%) 60 63 67 71 76 80 >80 10. Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ 20 25 truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (%)* 11. Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 85 100 xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn* Chỉ tiêu đầu ra 12. Tuổi thọ trung bình (tuổi) 73,0 73,2 73,4 73,6 73,8 74,0 75,0 13. Tỷ số chết mẹ (p100.000) 68 67 66 64 61 58,3
- hệt nhau về nội dung, chỉ khác nhau về giá trị phân đoạn kết quả đạt được sau mỗi kỳ kế hoạch (trong khi lập kế hoạch dựa trên kết quả đòi hỏi hai hệ thống mục tiêu/chỉ tiêu này phải gắn với nhau theo mối quan hệ nhân quả). Thứ hai, hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch có cả cấp độ đầu vào và quá trình, trong khi quan điểm của cách tiếp cận dựa trên kết quả được phân tích ở trên, chỉ tiêu phải gắn với mục tiêu theo các cấp kết quả, có nghĩa là các chỉ tiêu kế hoạch chỉ có từ cấp đầu ra trở lên, đặc biệt với kế hoạch trung và dài hạn, các mục tiêu ở cấp kết quả và tác động. Thứ ba, việc xác định các cấp chỉ tiêu theo thang kết quả còn bị lẫn lộn giữa các cấp độ mục tiêu, theo đó, các chỉ tiêu đầu ra trong hệ thống các chỉ tiêu này bao gồm cả chỉ tiêu ở cấp tác động (chỉ số 12 -18 và chỉ số 21), chỉ tiêu ở cấp kết quả (chỉ tiêu 19, 20) và thậm chí chỉ tiêu 22 được đưa ra trong bản chiến lược 10 năm còn là chỉ tiêu đầu vào. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu kế hoạch ở cấp hoạt động thì chủ yếu lại phản ánh mục tiêu ở cấp kết quả. Từ những đánh giá được đưa ra ở trên, bài viết đưa ra một số khuyến nghị sau để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển ngành Y tế theo cách tiếp cận lập kế hoạch dựa trên kết quả: Một là, cần chuyển hoàn toàn cách thức lập kế hoạch phát triển của ngành sang cách tiếp cận dựa trên kết quả ở cả cấp quốc gia và tuyến tỉnh và trong cả xây dựng chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm, trước mắt là kỳ kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó các mục tiêu của từng cấp độ của kế hoạch được xác định gắn với các cấp kết quả có mối quan hệ logic, nhân quả và các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng gắn với các cấp mục tiêu cần đạt được theo các cấp kết quả đó, cụ thể mục tiêu của Chiến lược sẽ giống như mục tiêu dài hạn, tổng thể ở cấp tác động (target). Đạt mục tiêu đó là hệ quả của việc đạt mục tiêu kế hoạch phát triển ngành giai đoạn 5 năm - tức là mục tiêu trung hạn ở cấp kết quả trực tiếp (outcome). Các kết quả trực tiếp này sẽ được cụ thể hóa thành nhiệm vụ ưu tiên của các ngành, và việc hoàn thành các nhiệm vụ ưu tiên đó trong kế hoạch phát triển ngành sẽ phụ thuộc vào đầu ra (output) của danh mục các chương trình dự án đầu tư trong ngành. 352
- Ví dụ, các mục tiêu và chỉ tiêu tương ứng của các cấp kế hoạch gắn với cấp kết quả có thể được điều chỉnh như sau: Mục tiêu Chỉ tiêu Cấp kết quả Chiến lược phát Mọi người đều Tuổi thọ trung bình (tuổi) Tác động (target) triển ngành Y tế được sống trong Tỷ số chết mẹ (p100.000) cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể Tỷ suất tử vong trẻ em chất và tinh thần. dưới 1 tuổi (p1.000) Giảm tỷ lệ mắc Tỷ suất tử vong trẻ em bệnh, nâng cao thể dưới 5 tuổi (p1.000) lực, tăng tuổi thọ Tốc độ tăng dân số (%) và cải thiện chất … lượng dân số2 Kế hoạch 5 năm Chất lượng dịch vụ Tỷ lệ khỏi và đỡ (%) Kết quả trực tiếp y tế được cải thiện, (outcome) Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được đáp ứng nhu cầu tiêm chủng đầy đủ (%) ngày càng tăng và đa dạng của nhân Tỷ lệ trẻ em suy dinh dân về bảo vệ, dưỡng (%) chăm sóc và nâng … 3 cao sức khoẻ Kế hoạch hàng Tăng khả năng sử Công suất sử dụng giường Đầu ra năm, chương trình, dụng cơ sở vật chất bệnh dự án y tế Tỷ lệ bác sĩ được cử đi Năng lực của cán đào tạo (%) bộ chuyên môn ngành y tế được Tỷ lệ bác sĩ/ vạn dân (%) nâng cao Hai là, xây dựng hệ thống các chỉ số theo dõi đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch. Đi kèm với hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu kế hoạch có sự phân định rõ theo các cấp kết quả gắn với chức năng, nhiệm vụ và nội dung của các cấp kế hoạch (chiến lược, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm), hệ thống chỉ số theo dõi đánh giá sẽ bổ sung cho hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch để phản ánh toàn diện quá trình thực hiện để 2 Nguồn: Chiến lược phát triển y tế giai đoạn 2011-2020. 3 Nguồn: Kế hoạch 5 năm bảo vệ và chăm sóc trẻ em giai đoạn 2011-2015. 353
- đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời sẽ giảm bớt sự “đồ sộ” của hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch và khiến cho kế hoạch mang đúng bản chất là định hướng và linh hoạt. Trước mắt, trong giai đoạn tới đây có thể tận dụng hệ thống các chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế đã được phân chi tiết theo các cấp kết quả làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ số theo dõi và đánh giá hoạt động ngành y tế (hệ thống này do nhóm chuyên gia quốc tế của liên minh châu Âu tư vấn xây dựng vào năm 2014 - chi tiết xem trong phụ lục). Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2010), Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015. 2. Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2030. 3. Bộ Y tế (2014a), Thông tư số 06/2014/TT- BYT ngày 14/2/2014 về danh mục hệ thống chỉ số thống kê cơ bản ngành Y tế. 4. Bộ y tế (2014b), Khung kế hoạch y tế tuyến tỉnh hàng năm, Nhà xuất bản Y học. 5. Center for Development & Research in Evaluation (CeDRE) International (2011), Glossary of terms under integrated results – based management (IRBM) system. 6. Ngô Thắng Lợi (Chủ biên, 2009), Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Ngô Thắng Lợi và Vũ Cương (2008), “Phân biệt mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số trong lập kế hoạch phát triển”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 14. 8. Rasappan, Arunaselam & Winston, Jerome (2010), Program planning model, CeDRE International. 354
- PHỤ LỤC CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ QUỐC GIA CƠ BẢN STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu CHỈ SỐ ĐẦU VÀO VÀ QUÁ TRÌNH 01 Tài chính y tế 1 0101 Tổng chi cho y tế so với GDP (%) 2 0102 Tỷ lệ chi tiêu công cho y tế trong tổng chi y tế 3 0103 Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế trong tổng chi tiêu y tế 4 0104 Tỷ lệ chi cho y tế trong tổng chi ngân sách nhà nước 5 0105 Tổng chi y tế bình quân đầu người hàng năm 02 Nhân lực y tế 6 0201 Số nhân lực y tế trên 10.000 dân 7 0202 Số sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng thuộc khối ngành khoa học sức khỏe trên 100.000 dân 03 Cơ sở y tế 8 0301 Số cơ sở y tế trên 10.000 dân 9 0302 Số giường bệnh trên 10.000 dân (không bao gồm giường của TYT) 10 0303 Số cơ sở bán lẻ thuốc trên 10.000 dân 11 0304 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ 12 0305 Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi 13 0306 Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động 14 0307 Tỷ lệ thôn bản có cô đỡ thôn bản được đào tạo tối thiểu 6 tháng (chỉ tính đối với các vùng khó khăn) 15 0308 Tỷ lệ xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế 04 Hệ thống thông tin 355
- STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu 16 0401 Chỉ số đánh giá hệ thống thông tin y tế theo 26 tiêu chí được WHO khuyến nghị 05 Quản trị hệ thống 17 0501 Chỉ số đánh giá và điều hành chính sách (Policy index) theo 10 quy trình được WHO khuyến nghị CHỈ SỐ ĐẦU RA 06 Sử dụng dịch vụ y tế 18 0601 Số lượt khám bệnh trên 10.000 dân 19 0602 Số lượt người bệnh điều trị nội trú trên 10.000 dân 20 0603 Số ngày điều trị trung bình của 1 đợt điều trị nội trú 21 0604 Công suất sử dụng giường bệnh (%) 22 0605 Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế 07 Chất lượng và tính an toàn của dịch vụ y tế 23 0701 Tỷ lệ mẫu thuốc kém chất lượng trong các mẫu thuốc được hậu kiểm hàng năm 24 0702 Tỷ lệ người bệnh hài lòng với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 25 0703 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong bệnh viện CHỈ SỐ KẾT QUẢ 08 Độ bao phủ và ảnh hưởng của các biện pháp can thiệp 26 0801 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 27 0802 Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ mũi vác xin uốn ván 28 0803 Tỷ lệ trẻ
- STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu 32 0807 Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại 33 0808 Tỷ lệ phụ nữ từ 30-54 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung 34 0809 Tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi được sàng lọc ung thư vú 35 0810 Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị đặc hiệu nhằm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con 36 0811 Số lượt nạn nhân bạo lực gia đình đến khám tại cơ sở y tế 37 0812 Tỷ suất 10 bệnh/nhóm bệnh mắc cao nhất điều trị nội trú tại bệnh viện 38 0813 Tỷ lệ tử vong theo 10 nguyên nhân cao nhất của các bệnh nhân nội trú tại bệnh viện 39 0814 Tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB (+) mới (DOTs) 40 0815 Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch được báo cáo trong năm trên 100.000 dân 41 0816 Tỷ lệ tử vong bệnh truyền nhiễm gây dịch được báo cáo trong năm trên 100.000 dân 09 Hành vi và yếu tố nguy cơ 42 0901 Tỷ lệ người hút thuốc lá 43 0902 Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (
- STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu 50 0909 Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh 51 0910 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh 52 0911 Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế theo quy định. 53 0912 Tỷ lệ % trong nhóm tuổi 15-49 tuổi có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG 10 Tình trạng sức khỏe 54 1001 Kỳ vọng sống khi sinh (năm) 55 1002 Tỷ suất sinh thô trên 1.000 dân 56 1003 Tổng tỷ suất sinh 57 1004 Tỷ suất sinh tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) 58 1005 Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống 59 1006 Tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống 60 1007 Tỷ suất tử vong trẻ em
- STT Mã số Nhóm, tên chỉ tiêu 70 1017 Số bệnh nhân hiện mắc bệnh phong trên 100.000 dân 71 1018 Số bệnh nhân sốt rét mới phát hiện hàng năm trên 1.000 dân 72 1019 Số bệnh nhân tử vong do sốt rét hàng năm trong 100.000 dân 73 1020 Số bệnh nhân lao các thể được phát hiện trong năm trên 100.000 dân 74 1021 Số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới được phát hiện trên 100.000 dân 75 1022 Số hiện mắc lao phổi AFB (+) trên 100.000 dân 76 1023 Tỷ suất tử vong do lao (trừ những người có HIV+) trong 100.000 dân 11 Bệnh không lây và tai nạn thương tích 77 1101 Số vụ ngộ độc thực phẩm có từ 30 người mắc trở lên được báo cáo trong năm 78 1102 Số người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính trong năm trên 100.000 dân 79 1103 Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm cấp tính trong năm trên 100.000 dân 80 1104 Tỷ suất mắc tai nạn thương tích trên 100.000 dân 81 1105 Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích trên 100.000 dân 82 1106 Tỷ suất mắc tâm thần phân liệt trên 100.000 dân 83 1107 Tỷ suất mắc động kinh trên 100.000 dân 84 1108 Tỷ suất mắc rối loạn trầm cảm trên 100.000 dân 85 1109 Tỷ suất mới mắc ung thư trên 100.000 dân 86 1110 Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp trong nhóm tuổi > 25 tuổi 87 1111 Tỷ suất hiện mắc bệnh đái tháo đường trong 100.000 dân 88 1112 Tỷ suất hiện mác bệnh nghề nghiệp trong 10.000 dân 359
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
7 p | 241 | 45
-
Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước
8 p | 96 | 13
-
Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyền thống
10 p | 84 | 12
-
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
8 p | 101 | 10
-
Nghiên cứu lịch sử hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện - 75 năm hình thành và phát triển: Phần 1
278 p | 26 | 9
-
Tiếp tục hoàn thiện quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội
17 p | 80 | 7
-
Nghiên cứu lịch sử hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện - 75 năm hình thành và phát triển: Phần 2
460 p | 13 | 7
-
Bảo vệ môi trường - Những quy định trong pháp luật Việt Nam: Phần 2
59 p | 34 | 6
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
12 p | 40 | 6
-
Một số bất cập trên thực tiễn khi triển khai Luật Luật sư và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
5 p | 27 | 6
-
Nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức chính phủ đến năm 2030 - những vấn đề đặt ra
6 p | 39 | 5
-
Hoàn thiện quy định của nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
6 p | 51 | 4
-
Bàn về thuật ngữ “nhóm tội phạm” theo quy định của công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và kinh nghiệm cho pháp luật hình sự Việt Nam
9 p | 59 | 3
-
Cải cách chính sách thuế góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
6 p | 33 | 3
-
Một số góp ý hoàn thiện Luật Xử lý vi phạm hành chính
5 p | 44 | 3
-
Hoàn thiện các quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
7 p | 54 | 3
-
Một số ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi
5 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn