intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu lịch sử hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện - 75 năm hình thành và phát triển: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:278

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn "75 năm hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020)" trình bày hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên (1945-1985); hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên (năm 1985); hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ hai (năm 1999); hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ ba (năm 2015).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu lịch sử hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện - 75 năm hình thành và phát triển: Phần 1

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: VĂN THỊ THANH HƯƠNG NGUYỄN HẢI BÌNH NGUYỄN THỊ THẢO ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: LÊ MINH ĐỨC Đọc sách mẫu: NGUYỄN THỊ THẢO BÍCH LIỄU Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1459-2021/CXBIPH/13-12/CTQG. Số quyết định xuất bản: 309-QĐ/NXBCTQG, ngày 11/5/2021. Nộp lưu chiểu: tháng 5 năm 2021. Mã ISBN: 978-604-57-6786-3.
  2. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cuốn sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020) là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ, toàn diện và có hệ thống đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam đề cập riêng việc phân tích khoa học để làm sáng tỏ về mặt lý luận hệ thống pháp luật hình sự nước ta trong 75 năm qua (1945-2020) theo bốn nhóm vấn đề lớn là: Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự nước ta trong 40 năm từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất (1945-1985); Lập pháp hình sự trong ba Bộ luật Hình sự các năm 1985, 1999 và 2015; Vai trò của thực tiễn xét xử hình sự trong 60 năm kể từ khi các Tòa án nhân dân chính thức được tách khỏi Bộ Tư pháp thành hệ thống độc lập riêng biệt từ năm 1960 đến nay; Định hướng tiếp tục hoàn thiện trong tương lai kỹ thuật lập pháp về Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành. Trong cuốn sách chuyên khảo này, ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận chung, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính tập trung vào sáu nhóm vấn đề được nghiên cứu trong 06 chương, bao gồm: Chương I: Hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến khi thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên (1945-1985); Chương II: Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên (năm 1985); Chương III: Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ hai (năm 1999); Chương IV: Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam thứ ba (năm 2015); Chương V: Vai trò của thực tiễn xét xử hình sự đối với sự hình thành 5
  3. và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam (1960-2020); Chương VI: Tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở tổng kết và phân tích các ưu và nhược điểm của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam suốt 75 năm qua (1945-2020), tác giả đã xây dựng nên một mô hình khoa học với các lý giải về kỹ thuật lập pháp của Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai dựa trên các quan điểm, kiến thức và nghiên cứu độc lập của tác giả. Bộ luật Hình sự đó gồm có 06 chương, 26 mục và 165 điều (được đính kèm theo tại phần Phụ lục của cuốn sách này). Nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nghiên cứu chuyên sâu và đầy tâm huyết đóng góp cho khoa học tư pháp hình sự nói chung, việc hoàn thiện pháp luật hình sự thực định nói riêng của tác giả - GS. TSKH. Lê Cảm, nguyên Chủ nhiệm Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhiệm kỳ đầu tiên (2000-2008), kiêm Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự (2000-2014), hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật Hình sự và Tội phạm học của Khoa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020). Hy vọng cuốn sách sẽ hữu ích cho bạn đọc là các cán bộ làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn trong các cơ quan lập pháp, bảo vệ pháp luật và Tòa án; các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên ngành luật tại các nhà trường, cơ sở đào tạo Luật cũng như đông đảo bạn đọc quan tâm tìm hiểu về pháp luật hình sự Việt Nam. Tháng 11 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  4. MỤC LỤC Trang CÁC QUY TẮC CHUNG VỀ TRÌNH BÀY SÁCH 11 ĐẶT VẤN ĐỀ 13 Chương I HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN KHI THÔNG QUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐẦU TIÊN (1945-1985) 30 I. Đề dẫn Chương I 30 II. Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật hình sự của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 10 năm đầu tiên sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám (1945-1955) 33 III. Quá trình tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam trong 30 năm tiếp theo đến trước khi thông qua Bộ luật hình sự đầu tiên của đất nước đã thống nhất (1955-1985) 71 IV. Tiểu kết Chương I 110 Chương II HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN (NĂM 1985) 112 I. Đề dẫn Chương II 112 II. Cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 1985 117 III. Sự hình thành của hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1985 120 IV. Sự hình thành của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1985 146 V. Tiểu kết Chương II 152 7
  5. Chương III HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỨ HAI (NĂM 1999) 155 I. Đề dẫn Chương III 155 II. Cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 1999 156 III. Sự phát triển của hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1999 158 IV. Sự phát triển của hệ thống Phần riêng pháp luật hình sự thực định trong Bộ luật hình sự năm 1999 176 V. Tiểu kết Chương III 183 Chương IV HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THỨ BA (NĂM 2015) 187 I. Đề dẫn Chương IV 187 II. Cấu trúc của Bộ luật hình sự năm 2015 189 III. Sự tiếp tục phát triển của hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 194 IV. Sự tiếp tục phát triển của của hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần riêng Bộ luật hình sự năm 2015 255 V. Tiêu kết Chương IV 275 Chương V VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN XÉT XỬ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (1960-2020) 277 I. Đề dẫn Chương V 277 II. Nhận thức khoa học về thực tiễn xét xử 282 III. Vai trò của thực tiễn xét xử trong 25 năm đầu tiên từ khi các Tòa án nhân dân tách ra khỏi Bộ Tư pháp đến khi thông qua Bộ luật hình sự thứ nhất (1960-1985) 286 IV. Vai trò của thực tiễn xét xử trong 35 năm từ sau khi thông qua Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên đến nay (1985-2020) 299 V. Tiểu kết Chương V 331 8
  6. Chương VI TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VỀ KỸ THUẬT LẬP PHÁP HỆ THỐNG PHẦN CHUNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ THỰC ĐỊNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH 334 I. Đề dẫn Chương VI 334 II. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định hiện hành trong Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 338 III. Triển vọng tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015 343 IV. Hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Dự thảo Phần chung Bộ luật hình sự tương lai và những luận giải sau khi hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp 359 V. Tiểu kết Chương VI 477 KẾT LUẬN CHUNG 479 PHỤ LỤC 485 TÀI LIỆU THAM KHẢO 725 9
  7. 10
  8. CÁC QUY TẮC CHUNG VỀ TRÌNH BÀY SÁCH Để bảo đảm tính khoa học và sự nhất quán của việc trình bày (về mặt hình thức) trong cuốn sách này tác giả trình bày theo ba quy tắc chung như sau: 1. Về cấu trúc: Cấu trúc từ lớn nhất xuống đến → nhỏ nhất được phân bố theo hệ thống tương ứng với bảy (cấp độ và từ trên xuống dưới (sau các mũi tên chỉ sang bên phải →) đều tuân theo theo thứ tự lần lượt là: 1) Mục La Mã → 2) Tiểu mục → 3) Khoản → 4) Điểm → 5) Tiết → 6) Đoạn → và cuối cùng 7) Ý. 2. Về các ký hiệu: Các ký hiệu theo cấu trúc của hệ thống tương ứng với bảy (07) cấp độ trên từ vị trí bắt đầu (của cấp độ nhỏ hơn) bao giờ cũng xuống dòng và được viết dịch sang bên phải một ký tự so với vị trí bắt đầu của cấp độ lớn hơn liền trước đó (ở dòng trên) như sau: Mục La Mã: I, II, III, ...→ Tiểu mục: §1, §2, ..........→ Khoản: 1, 2, 3, ..........→ Điểm: 1.1., .............→ Tiết: 1), .................→ Đoạn: a), ................→ Ý: ●), Riêng cấu trúc thứ bảy (Ý) theo thứ tự cấp độ là nhỏ nhất và là cuối cùng đều được thống nhất là chỉ dùng duy nhất một ký hiệu chấm đen ●) giống như nhau (mà không cần chỉ ra số thứ tự của Ý). 11
  9. Ký hiệu “—” (ngạch ngang dài): là, tức là, đó là, có nghĩa là. Ngoài ra, các cụm từ dưới đây đều thống nhất là có ý nghĩa giống (tương tự) như nhau trong một ngữ cảnh: 1. Pháp luật hình sự thực định = Bộ luật Hình sự. 2. Hệ thống pháp luật hình sự thực định = hệ thống Bộ luật Hình sự. 3. Phần chung (Phần riêng hay Phần các tội phạm) pháp luật hình sự thực định = Phần chung (Phần riêng hay Phần các tội phạm) Bộ luật Hình sự. 12
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề 1. Nếu tính từ ngày Quốc khánh đầu tiên (02/9/1945) đến ngày Quốc khánh năm nay (02/9/2020) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (mà tiền thân là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) thì hệ thống1 pháp luật hình sự theo nghĩa rộng và pháp luật hình sự thực định2 theo nghĩa hẹp đã trải qua chặng đường lịch sử 1. Thuật ngữ “hệ thống” trong sách chuyên khảo này được hiểu đúng theo nghĩa thứ nhất của nó mà Từ điển tiếng Việt đã giải thích là “1. Thể thống nhất tạo lập nên các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau.”. Xem cụ thể hơn: Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành: Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 693. 2. Để làm sáng tỏ thuật ngữ “thực định” thì cần phải lưu ý rằng phạm trù “pháp luật hình sự” có thể được hiểu theo hai nghĩa (hẹp và rộng) vì theo quan điểm đã được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự và điều này đã được khẳng định trong thực tiễn lập pháp hình sự, mà cụ thể là: I. Khi ở sau 06 từ “Hệ thống pháp luật hình sự” có kèm theo hai từ “thực định” tiếp theo thành phạm trù với 08 từ “Hệ thống pháp luật hình sự thực định” thì sẽ được hiểu đúng theo nghĩa hẹp của nó với ngụ ý là chỉ có một hay nhiều văn bản lập pháp hình sự nào đó (như Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh về hình sự hoặc/ và Nghị quyết do cơ quan tối cao thuộc nhánh quyền lập pháp của Nhà nước ban hành) và được gọi chung là các đạo luật hình sự mà trong đó nhà làm luật ghi nhận các điều khoản cụ thể của luật, tức quy định trên thực tế chỉ thuần túy là các quy phạm pháp luật hình sự (pháp luật hình sự) về tội phạm, hình phạt hoặc/và các chế định pháp lý hình sự lớn (nhỏ) khác. Nói một cách khác, đó chỉ đơn giản là hệ thống các văn bản lập pháp hình sự do duy nhất cơ quan lập pháp của Nhà nước (Ví dụ: ở Việt Nam là Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội) ban hành. Chính vì vậy mà đôi khi không sử dụng phạm trù “Hệ thống pháp luật hình sự thực định” thì người ta có thể được thay bằng tên gọi khác ngắn gọn và đơn giản hơn là “Hệ thống lập pháp hình sự”. Do đó, trong khoa học luật hình sự khi đề cập pháp luật hình sự theo nghĩa hẹp thì người ta thường đồng nhất hai phạm trù (thuật ngữ) 13
  11. của sự hình thành và phát triển suốt 75 năm (1945-2020) bắt đầu từ những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng, kết thúc bằng việc pháp điển hóa lần thứ ba với việc thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 và cho đến nay, trong suốt cả chặng đường 75 năm thì hệ thống pháp luật hình sự thực định Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ (trước và sau pháp điển hóa) bao gồm: 1) Thời kỳ 40 năm chưa được pháp điển hóa (1945-1985) và; 2) Thời kỳ 35 năm đã được pháp điển hóa (1985-2020) với lần lượt ba Bộ luật Hình sự là Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ luật Hình sự năm 2015. 2. Mặc dù vậy nhưng trong khoa học pháp lý nói chung, cũng như trong khoa học luật hình sự nói riêng, ở Việt Nam và nước ngoài vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ, toàn diện và có hệ thống nào đề cập riêng và cùng một lúc việc phân tích về mặt lý luận để làm sáng tỏ dưới các góc độ lập pháp hình sự, lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự pháp luật hình sự thực định (1) = lập pháp hình sự (2) vì chúng đều có ý nghĩa và giá trị pháp lý như nhau. II. Còn khi ở sau 06 từ “Hệ thống pháp luật hình sự” không có hai từ “thực định” kèm theo thì lại được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là một hệ thống mang tính tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật hình sự từ cả hai nhóm văn bản pháp luật hình sự do các cơ quan công quyền thuộc cả ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) ban hành, mà cụ thể là: 1) Nhóm thứ nhất — các đạo luật hình sự với tư cách là các văn bản pháp luật hình sự thực định hay còn gọi là các văn bản lập pháp hình sự đúng nghĩa của nó (như đã nêu trên) và nhóm này chỉ do duy nhất cơ quan lập pháp (Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội) có thẩm quyền ban hành; 2) Nhóm thứ hai — các văn bản pháp luật hình sự (khi không có kèm theo hai từ “thực định” ở đằng sau) mà trong đó chỉ đưa ra những giải thích, bình luận hoặc/và hướng dẫn (như Nghị định, Thông tư, v.v. của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ), cũng như của hệ thống các cơ quan tư pháp (như thông tư, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc/và chỉ thị, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao). Và thường là trong Nhóm thứ hai này bao gồm các văn bản pháp luật hình sự do Liên tịch của cơ quan tư pháp tối cao (Tòa án nhân dân tối cao) với các cơ quan bảo vệ pháp luật tối cao (như Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và đôi khi cả một số bộ hay cơ quan khác thuộc Chính phủ) cùng ban hành. Có thể xem cụ thể hơn những vấn đề về các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực hình sự trong sách: GS. TSKH. Haumov A.I (Chủ biên): Từ điển luật hình sự. Nxb. BEC. Mátxcơva, 1997, tr. 595-605 (tiếng Nga). 14
  12. thực định trong suốt thời kỳ 75 năm (1945-2020) kể từ sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 rồi trải qua ba lần pháp điển hóa với ba Bộ luật Hình sự Việt Nam đã nêu trên và cho đến nay, cũng như vai trò của thực tiễn xét xử hình sự nước ta trong 60 năm qua (1960-2020) đối với hệ thống pháp luật hình sự thực định và triển vọng tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành trong giai đoạn đương đại. II. Hệ thống những vấn đề học thuật, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Từ việc phân tích tính cấp thiết về mặt khoa học của việc nghiên cứu vấn đề đã được nêu trên không những chỉ cho phép khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu, mà còn luận chứng cho sự cần thiết về mặt thời sự của việc giải quyết những vấn đề được phân tích trong cuốn sách chuyên khảo này. Tuy nhiên, do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của hệ thống những vấn đề luật hình sự, đặc biệt là về Phần chung và Phần riêng pháp luật hình sự thực định từ sau lần pháp điển hóa thứ nhất đến lần pháp điển hóa thứ ba trong ba Bộ luật Hình sự (các năm 1985, 1999 và 2015) nên việc làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề sẽ được nghiên cứu của tác giả là — chỉ lựa chọn và đặt ra cho mình nhiệm vụ là chỉ đề cập những vấn đề nào mà theo quan điểm của tác giả là cơ bản và quan trọng hơn cả. Có nghĩa là khi giải quyết những vấn đề học thuật cuốn sách này sẽ chỉ đề cập việc phân tích khoa học dưới bốn góc độ (hướng) nghiên cứu đã được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là lịch sử pháp luật hình sự, lập pháp hình sự, thực tiễn xét xử hình sự và hoàn thiện pháp luật hình sự tương ứng theo thứ tự lôgíc lần lượt sau mỗi mũi tên chỉ sang phải (→) của hệ thống 06 nhóm vấn đề học thuật được nghiên cứu, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu và là nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: 1.1. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất là phân tích khoa học dưới góc độ lịch sử pháp luật hình sự để làm sáng tỏ quá trình xây dựng những nền tảng đầu tiên của hệ thống pháp luật hình sự trong thời 15
  13. kỳ 40 năm chưa được pháp điển hóa (1945-1985) bắt đầu từ những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền cách mạng sau Tháng Tám năm 1945 và kết thúc bằng việc thông qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất → 1.2. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ hai là phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự để làm sáng tỏ các đặc điểm có thể được coi là chủ yếu và quan trọng hơn cả của hệ thống pháp luật hình sự thực định (bao gồm các quy phạm của Phần chung và Phần riêng) đã được nhà làm luật chắt lọc và lựa chọn để tiếp tục lĩnh hội từ thời kỳ chưa pháp điển hóa trước đó, đồng thời ghi nhận các quy phạm mới để hình thành nên hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa lần thứ nhất trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 → 1.3. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ ba là phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự để làm sáng tỏ các đặc điểm nào có thể được coi là chủ yếu, quan trọng hơn cả và đặc biệt, là mới (so với Bộ luật Hình sự năm 1985) của hệ thống pháp luật hình sự thực định (bao gồm các quy phạm của Phần chung và Phần riêng) để phát triển hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa lần thứ hai trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 → 1.4. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ tư là phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự để làm sáng tỏ những đặc điểm có thể được coi là chủ yếu và quan trọng hơn cả và đặc biệt, là mới (so với hai Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999) của hệ thống pháp luật hình sự thực định (bao gồm các quy phạm của cả Phần chung và Phần riêng) để tiếp tục phát triển hệ thống pháp luật hình sự thực định đã được pháp điển hóa lần thứ ba trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 → 1.5. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ năm là phân tích khoa học dưới góc độ thực tiễn xét xử hình sự để làm sáng tỏ vai trò của nó, đặc biệt là tại Tòa án nhân dân tối cao đối với việc hình thành và phát triển hệ thống pháp luật hình sự trong suốt quá trình 60 năm (từ năm 1960 đến nay) khi các Tòa án của nước ta đã được tách ra khỏi Bộ Tư pháp 16
  14. để hình thành nên hệ thống Tòa án độc lập (căn cứ theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960) → 1.6. Nhóm vấn đề — đối tượng nghiên cứu — nhiệm vụ nghiên cứu thứ sáu là phân tích khoa học dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự nhưng không phải bàn về tất cả những vấn đề hoàn thiện pháp luật hình sự mà chỉ hạn chế trong phạm vi đưa ra định hướng tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định hiện hành để thông qua đó, xây dựng nên một mô hình khoa học của hệ thống pháp luật hình sự thực định sau pháp điển hóa lần thứ tư trong Dự thảo Bộ luật Hình sự tương lai (với cơ cấu gồm 09 chương, 29 mục và 165 điều (kèm theo các luận chứng để lý giải về kỹ thuật lập pháp) sao cho phải đáp ứng được năm tiêu chí bắt buộc chung về kỹ thuật lập pháp của một văn bản lập pháp hình sự ưu việt trong nhà nước pháp quyền1 nhằm hỗ trợ cho hoạt động lập pháp hình sự của nước nhà, và bằng cách đó góp phần thực hiện tốt một trong các nhiệm vụ phát triển tổng quát có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến các lĩnh vực như: Nhà nước và pháp luật, kỷ luật và kỷ cương, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trong những năm tiếp theo mà Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã chỉ ra là: “Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...; hoàn thiện hệ thống pháp luật..., tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm”2. 2. Như vậy, từ lợi ích của việc đưa ra hệ thống 06 nhóm vấn đề học thuật được nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên mà dưới đây tại điểm 2 mục VI tác giả đã xây dựng bố cục gồm 06 chương của cuốn sách này. 1. Năm (05) tiêu chí đó là: 1) Phải chặt chẽ về mặt cấu trúc; 2) Phải nhất quán về mặt lôgíc pháp lý; 3) Phải chính xác về mặt khoa học; 4) Phải khả thi về mặt thực tiễn và; 5) Phải trong sáng và rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu về mặt thuật ngữ pháp lý. Xem cụ thể hơn: Lê Văn Cảm (Biên soạn): Nhận thức khoa học về Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba (Sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr. 82. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 79. 17
  15. III. Ý nghĩa và phạm vi nghiên cứu 1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu những vấn đề trong cuốn sách chuyên khảo này có thể nhận thấy trên ba bình diện (lĩnh vực) thể hiện được thừa nhận chung sau đây của luật hình sự: 1.1. Về mặt lập pháp — trên cơ sở nhận thức khoa học về kỹ thuật lập pháp đối với một văn bản lập pháp hình sự ưu việt, tác giả cuốn sách đã: 1) Soạn ra một Dự thảo Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai (gồm 09 chương, 26 mục và 165 điều); 2) Phân tích về kỹ thuật lập pháp hình sự đối với hai nhóm điều khoản trong Dự thảo này gồm nhóm các điều khoản mới và nhóm các điều khoản được đề xuất sửa đổi, bổ sung từ một số điều của Phần chung Bộ luật Hình sự năm 20151) và; 3) Bằng cách đó, lập luận cho định hướng tiếp tục hoàn thiện hơn nữa về kỹ thuật lập pháp đối với hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định hiện hành của nước nhà trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Về mặt lý luận — đây là công trình nghiên cứu khoa học chuyên khảo và đồng bộ đầu tiên trong lý luận luật hình sự Việt Nam đề cập riêng việc phân tích một cách sâu sắc, có hệ thống và toàn diện để làm sáng tỏ những vấn đề về 75 năm (1945-2020) hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hình sự nước nhà từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay tương ứng với 06 nhóm vấn đề học thuật đã nêu ở trên. 1.3. Và cuối cùng, về mặt thực tiễn — các luận điểm trong cuốn sách chuyên khảo này là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho hoạt động lập pháp hình sự của Nhà nước (mà trực tiếp là cho việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản có liên quan của hệ thống pháp luật hình sự thực định hiện hành trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 20172), mà còn hỗ trợ cho việc nghiên cứu những vấn đề về luật hình sự Việt Nam (dưới cùng một lúc 04 góc độ nêu trên) của các cán bộ làm công tác thực tiễn 1, 2. Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2017/QH13 (Luật số 12/2017/ QH14) (sau đây viết tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0