intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiết 28 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

Chia sẻ: Cuncon2211 Cuncon2211 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

420
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp HS: - Nhận rõ đặc điểm các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp. - Nâng cao kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết. B. Phương tiện thực hiện: Sgk, sgv, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV chia đôi bảng để cùng tìm hiểu về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiết 28 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

  1. Tiết 28 Tiếng Việt ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Nhận rõ đặc điểm các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để diễn đạt tốt khi giao tiếp. - Nâng cao kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết. B. Phương tiện thực hiện: Sgk, sgv, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV chia đôi bảng để cùng tìm hiểu về đặc điểm của cả ngôn ngữ nói và viết qua các phương diện: Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp. Các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ. Từ ngữ và câu văn. Trên cơ sở đó, GV đưa ra câu hỏi phát vấn đối vời từng nội dung.
  2. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Thuở ban đầu, loài người trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau bằng ngôn ngữ nói. Sau này khi sáng tạo ra chữ viết, người ta dùng chữ viết cùng với tiếng nói để thông tin với nhau. Từ đó hình thành 2 dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết: Ngôn ngữ nói Ngôn ngữ viết 1. Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp: 1. Hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp: - Ngôn ngữ nói dùng trong giao tiếp hàng ngày, khi Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn - người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp và luân bản và được tiếp nhận bằng thị giác. đổi vai cho nhau. -> Người nói và người nghe phải có những phản ứng -> Cả người viết và người đọc đều có điều kiện suy thời mà ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ về ngôn phân tích kĩ ngôn ngữ. ngữ. 2. Các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ: 2. Các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ: - Phương tiện cơ bản: ngữ điệu.
  3. - Phương tiện cơ bản: các kí hiệu chữ viết, các quy S chính tả, các quy cách tổ chức văn bản. - Yếu tố hỗ trợ: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… - Yếu tố hỗ trợ: hệ thống dấu câu, hình ảnh minh ho bảng biểu, sơ đồ,… 3. Từ ngữ và câu văn: 3. Từ ngữ và câu văn: - Từ ngữ: khá đa dạng, có thể dùng từ khẩu ngữ, từ - Từ ngữ: chính xác, phù hợp với từng phong cách, phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, từ đưa dùng từ khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng,… - Câu văn: có thể dùng câu tỉnh lược, câu dài có ch - Câu văn: câu dài, nhiều thành phần, liên kết mạch các yếu tố dư thừa, trùng lặp (do không có điều ki chặt chẽ. giũa hoặc người nói cố ý lặp lại). * Chú ý: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ có những trường hợp cần lưu ý: - Có khi ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản: văn bản truyện có các lời nói của nhân vật, bài báo ghi lại cuộc phỏng vấn hoặc tọa đàm,… - Có khi ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lời nói miệng: thuyết trình trong hội nghị, nói trước công chúng theo một văn bản,… * Kết luận: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm riêng về nhiều phương diện, cần nói và viết cho phù đặc điểm đó.
  4. II. Thực hành: 1. Bài tập 1/88: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích: - Thuật ngữ: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, bản sắc, phong cách, thể văn, văn nghệ, chính trị, khoa học. - Tách dòng sau mỗi câu để trình bày rõ từng luận điểm. - Dùng các từ ngữ chỉ thứ tự trình bày để đánh dấu các luận điểm. - Dấu câu: chấm, phẩy, ngoặc đơn, ngoặc kép. - Sự lựa chọn và thay thế từ: vốn chữ của tiếng ta (từ vựng), phép tắc của tiếng ta (ngữ pháp). 2. Bài tập 2/88: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: - Luân phiên đổi vai giữa Tràng và cô gái. - Dùng từ hô gọi: kìa, này, ơi, nhỉ. - Dùng từ tình thái: có khối…đấy, đấy, thật đấy. - Kết cấu câu trong ngôn ngữ nói: có…thì, đã…thì. - Từ khẩu ngữ: mấy (giò), có khối, nói khoác, sợ gì, đằng ấy. - Cử chỉ, điệu bộ: cười như nắc nẻ, cong cớn, liếc mắt, cười tít. 3. Bài tập 3/89:
  5. Chữa câu cho phù hợp với ngôn ngữ viết: a. Bỏ từ: “thì đã” và “hết ý” ; thêm từ “rất” vào trước từ “đẹp”. b. Bỏ từ “như” ; “vống lên” -> qúa mức thực tế ; “đến mức vô tội vạ” -> một cách tùy tiện. c. Cá, rùa, ba ba, tôm, cua, ốc sống ở dưới nước đến các loài chim, vạc, cò, gia cầm như vịt, ngỗng chúng cũng chẳng chừa một loài nào. 4. Củng cố: Nhắc lại đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 5. Dặn dò: học bài và soạn bài “Ca dao hài hước”. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2