intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiết kiệm điện khi dùng hàng điện máy

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

252
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo các nhà chuyên môn, lượng điện tiêu thụ cho sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào cách thức sử dụng các thiết bị điện gia dụng cũng như công suất tiêu thụ của từng thiết bị. Vấn đề là phải nắm vững cách thức sử dụng đảm bảo tiết kiệm điện mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. Các loại đèn: Hiện nay, nhiều người đang có khuynh hướng thay đèn huỳnh quang bằng đèn compact nhờ có nhiều ưu điểm như: kích thước nhỏ gọn, tuổi thọ cao (có thể hoạt động đến 10.000 giờ); hiệu suất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiết kiệm điện khi dùng hàng điện máy

  1. Tiết kiệm điện khi dùng hàng điện máy Theo các nhà chuyên môn, lượng điện tiêu thụ cho sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào cách thức sử dụng các thiết bị điện gia dụng cũng như công suất tiêu thụ của từng thiết bị. Vấn đề là phải nắm vững cách thức sử dụng đảm bảo tiết kiệm điện mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. * Các loại đèn: Hiện nay, nhiều người đang có khuynh hướng thay đèn huỳnh quang bằng đèn compact nhờ có nhiều ưu điểm như: kích thước nhỏ gọn, tuổi thọ cao (có thể hoạt động đến 10.000 giờ); hiệu suất phát sáng cao, có thể đạt đến 75 Lm/W; độ chói tương đối ít, khoảng 15.000 cd/m2 (trong khi đèn bóng tròn là 7.000.000 cd/m2); nhiệt độ bên ngoài bóng đèn thấp (khoảng 450C và đặc biệt là tính năng tiết kiệm điện rất cao so với bóng đèn tròn. * Phích cắm điện, ổ cắm điện: Phích cắm và ổ cắm điện (trên tường hoặc loại nối dài) sẽ làm tốn thêm điện khá nhiều nếu phích cắm lỏng trong ổ cắm, ví dụ như nồi cơm điện có thể gây lãng phí đến 40% điện năng. Khi lắp đặt hoặc mua các ổ điện nối dài, bạn nên mua
  2. sản phẩm của các nhãn hiệu có uy tín về chất lượng để sử dụng bền lâu và tránh tình trạng phích cắm lỏng. * Bàn ủi: Chọn loại bàn ủi tự động có công suất vừa phải (khoảng 500 W) giúp tăng nhiệt nhanh và cắt điện tự động, đảm bảo ủi đồ phẳng đẹp và ít tốn điện hơn. Nên ủi nhiều quần áo cùng một lúc và đặt ở mức nóng ít. Phân loại quần áo trước khi ủi. Nên ủi chung các loại vải có cùng chất liệu và để chế độ nóng thích hợp với từng loại vải. Trước tiên, ủi các đồ dày cần nhiệt độ cao (do thời gian bàn ủi nóng lên rất nhanh, nhưng thời gian nguội đi kéo dài hơn), sau đó đến các đồ mỏng. Sau khi ngắt điện, tận dụng lúc bàn ủi còn nóng ủi tiếp vài quần áo mỏng còn lại sau cùng. Để mặt bàn ủi truyền nhiệt tốt, mỗi tuần nên làm sạch bề mặt ủi ít nhất hai lần. * Quạt điện: Quạt tiêu thụ điện nhiều hoặc ít phụ thuộc vào tốc độ quay. Nên sử dụng tốc độ thấp và vừa kết hợp với gió trời (mở cửa sổ) để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ của quạt. Ví dụ quạt có đường kính cánh 4 tấc (400 mm), ở tốc độ chậm, tiêu thụ chỉ có 40 W, trong khi ở tốc độ cao công suất tiêu thụ sẽ lên đến 60 W. Làm vệ sinh lồng và cánh quạt khi có bụi bám nhiều. Thỉnh thoảng tra dầu cho trục quạt hoặc cho mỡ vào bộ đảo (quạt bàn) 3 tháng một lần để cánh quạt được quay nhẹ. Nếu quạt có trang bị bộ phận tính giờ, bạn nên hẹn giờ để tắt điện tự động khi không cần sử dụng.
  3. * Lò vi ba: Nếu có thời gian, thức ăn lấy ra từ ngăn đá tủ lạnh nên để bớt lạnh trước khi rã đông bằng lò vi ba, bởi có khi bạn phải rã đông nhiều lần mới làm tan đá từ thức ăn. Chọn thời gian thích hợp để rã đông hoặc nấu nướng theo từng loại thực phẩm khác nhau. * Bếp điện: Khi nấu nước hoặc nấu thức ăn, chọn nồi, chảo có dung tích phù hợp với lượng thức ăn cần nấu để tận dụng tối đa nhiệt lượng cung cấp từ bếp điện. Điều này cũng áp dụng cho loại bếp điện từ. * Lò nướng: Khi nướng nhiều thịt hoặc cá, chuẩn bị sẵn sàng thức ăn để có thể nướng liên tục nhiều lượt, giúp tận dụng tối đa lượng nhiệt trong lò. Không nên mở lò khi đang nướng thực phẩm để xem chín hay chưa, vì như thế sẽ làm mất đi một lượng nhiệt đáng kể. Chỉnh thời gian nướng vừa đủ cho từng loại thực phẩm. Bình thường, không cần thiết phải làm nóng lò trước khi bỏ thực phẩm vào. * Ấm đun nước và bình thủy điện Thường xuyên làm vệ sinh các cặn vôi, phèn bám bên trong ấm ở thành và đáy ấm để nâng cao hiệu quả nấu nước và kéo dài thời gian sử dụng của ấm, đặc biệt ở những vùng có nước bị nhiễm bẩn như hiện nay. Đối với bình thủy điện, do không có chức năng giữ nhiệt tốt (khi nước sôi, bình tự động chuyển sang chế độ
  4. giữ nóng và chỉ giữ nóng trong một giờ), nên sau khi nước sôi, bạn nên châm vào một bình thủy thường. * Nồi cơm điện: Trước khi nấu cơm, tốt nhất nên làm vệ sinh sạch sẽ đáy nồi và mâm cấp nhiệt để cả hai mặt tiếp xúc tốt. Tận dụng sức nóng trong nồi để luộc trứng hoặc hâm lại thức ăn. * Máy nước nóng loại gián tiếp: điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức trung bình để tránh gây phỏng cho người và tiết kiệm điện. Kiểm tra thường xuyên và làm sạch bộ lọc ít nhất 3 tháng một lần. Khi sử dụng xong nhớ tắt công tắc điện. * Tủ lạnh: Nên đặt tủ lạnh ở nơi mát, khô, thoáng gió, cách xa tường khoảng 30 cm và đặc biệt là tránh xa những nguồn nhiệt như phía sau máy lạnh, bếp ga, lò vi ba... Để tủ lạnh hoạt động ở chế độ lạnh trung bình trở xuống, đặc biệt là những lúc có ít thức ăn trữ trong tủ. Khi sờ tay vào vỏ tủ lạnh bị giật hoặc tê tê, nên sửa chữa ngay vì điện rò không chỉ gây nguy hiểm mà còn rất hao điện. * Máy lạnh: Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải thích hợp thể trạng của bạn. NHIệT độ lý tưởng thường là 260C, vừa giúp tiết kiệm điện năng vừa tốt cho sức khỏe (không làm giảm sức đề kháng của cơ thể khi đi ra ngoài). Chọn công suất máy lạnh phù hợp cho căn phòng. Thông thường, sử dụng máy lạnh một ngựa (1 HP) cho căn
  5. phòng có thể tích 45 m3 là thích hợp nhất. Đặt chế độ hẹn giờ để tắt máy lạnh tự động vào thời điểm mát mẻ hơn (đặc biệt khi trời có mưa), vào lúc giữa khuya hoặc gần sáng. Khi không cần thiết, nên sử dụng quạt thông gió thay cho máy lạnh, vừa giúp tiết kiệm điện vừa làm cho không khí trong phòng được trao đổi với không khí ngoài trời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2