intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu chảy cấp ở trẻ em Gastroenteritis/Diarrhoea - Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

86
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan 1.Ðịnh nghĩa: * Trẻ em đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần một ngày) và tính chất phân thay đổi: phân loãng, nhiều nước. + Bệnh ỉa chảy cấp - thường diễn ra dưới 5 ngày, - nếu trên 2 tuần là ỉa chảy kéo dài. 2.Nguyên nhân: + Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng... - thường do ăn và uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc - tiếp xúc với phân của người mắc bệnh có chứa mầm bệnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu chảy cấp ở trẻ em Gastroenteritis/Diarrhoea - Phần 1

  1. Tiêu chảy cấp ở trẻ em - Gastroenteritis/Diarrhoea Phần 1 I.Tổng quan 1.Ðịnh nghĩa: * Trẻ em đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần một ngày) và tính chất phân thay đổi: phân loãng, nhiều nước. + Bệnh ỉa chảy cấp - thường diễn ra dưới 5 ngày, - nếu trên 2 tuần là ỉa chảy kéo dài. 2.Nguyên nhân: + Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng... - thường do ăn và uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc - tiếp xúc với phân của người mắc bệnh có chứa mầm bệnh.
  2. - vi khuẩn (Coli gây bệnh, Salmonella, Shigella,phẩy khuẩn tả, vv.) - virut (virut Rota, vv.); - kí sinh trùng đường ruột (giun, vv.) + Nguyên nhân khác - trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, giảm hấp thụ; - thể trạng dị ứng với một số loại thực phẩm (tôm, đồ biển, vv.); - chế độ nuôi dưỡng thiếu vệ sinh; - trẻ em bị viêm nhiễm ở tai - mũi - họng đã nuốt dịch viêm có vi khuẩn xuống dạ dày, ruột, vv. 3.Dịch tễ +Yếu tố thuận lợi: -Không rửa tay trước khi ăn, ăn rau sống rửa không sạch, uống nước lã chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. -Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc một số bệnh như sởi, suy dinh dưỡng... +Khảo sát 55 nước đang phát triển: - 3 nước có dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em tốt nhất là Philippin, Peru và Nam Phi; Indonesia đứng ở vị trí thứ 4.
  3. - Còn Lào, Yemen, Chad, Somali và Ethiopia nằm trong nhóm có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tệ nhất. - Việt nam vẫn còn nằm trong nhóm nước chăm sóc sức khỏe trẻ em kém. + Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): - trên toàn thế giới khoảng 9,7-13 triệu trẻ < 5 tuổi tử vong hàng năm. - trong số đó 4,3 triệu trẻ chết vì NKHHCT, mà chủ yếu là viêm phổi. - khoảng 1,6 - 2,5 triệu trẻ em tử vong vì bệnh tiêu chảy. - thống kê năm 2007 VN vẫn còn 2,6 triệu trẻ em bị SDD thấp còi suy (39,9%). Trẻ SDD thấp còi cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em lên 2,5-2,8 lần so với trẻ bình thường. + Thực tế cho thấy, chỉ cần các dụng cụ y tế và những kiến thức tối thiểu là có thể cứu sống hơn 6 triệu trẻ: - Đó là thuốc kháng sinh (điều trị viêm phổi – căn bệnh gây tử vong số 1) và - Oserol (gồm nước muối, đường và kali) để điều trị tiêu chảy (căn bệnh gây tử vong cao đứng hàng thứ 2 đối với trẻ nhỏ). II.Lâm sàng: *Bệnh cảnh thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ, với các HC sau: 1.Hội chứng tiêu hóa:
  4. -Ỉa chảy, phân loãng, nhiều nước, đi nhiều lần (có khi 15-20 lần/ngày). -Phân mùi chua hoặc khó ngửi, có nhiều mũi nhày hoặc có máu. -Có thể nôn, thường nôn sau khi ăn. -Trẻ từ chối ăn các thức ăn thông thường và uống nhiều nước, đái ít. 2.Mất nước điện giải: -Quấy khóc, vật vã hoặc lờ đờ, -khát nước, nước tiểu giảm khối lượng, khóc không có nước mắt, mắt trũng, miệng khô, -thở nhanh, sâu hơn bình thường, mạch nhanh nhỏ, thóp lõm, huyết áp tụt. 3.Sốt: -có thể sốt hoặc không. Thường trẻ bị sốt cao đột ngột 39-40 độ C, gây co giật nếu không phát hiện và xử trí kịp thời. -có thể có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như ho, chảy mũi, khám thấy họng viêm cấp, phát ban. III.Ðiều trị: 1.Khuyến cáo của WHO và UNICEF, - điều trị tiêu chảy ở trẻ em là bù nước và điện giải (ORS) - và tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung như bình thường,
  5. - không nên sử dụng kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy (trừ trường hợp bị lỵ). 2.Nguyên tắc điều trị: * là phải phát hiện sớm, bồi phụ nhanh, đủ nước và các chất điện giải mà trẻ bị mất đi do tiêu chảy tùy thuộc vào mức độ mất nước: a.Mất nước nhẹ (độ A): +Trẻ tỉnh táo, miệng ướt, khóc có nước mắt, uống nước bình thường. +Nên cho trẻ -uống nhiều nước và điện giải hơn bình thường, -có thể dùng nước cháo muối, nước gạo rang, nước oresol, -cho uống sau mỗi lần tiêu chảy, uống đến khi trẻ hết khát. -theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ, nếu không đỡ mà nặng lên thì phải đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế. b.Mất nước vừa (độ B): +Vật vã kích thích, mắt trũng, miệng lưỡi khô, khóc không có nước mắt, da khô, uống nước háo hức. +Phải điều trị tại trung tâm y tế. -Tiếp tục cho trẻ uống nước, điện giải dựa theo cân nặng của trẻ.
  6. -Có thể cho trẻ uống bằng cốc, từng thìa, -nếu trẻ nôn thì chờ 10 phút sau lại cho uống tiếp. c.Mất nước nặng (độ C): +Mệt lả, li bì, hôn mê, -mắt rất trũng, da khô, -trẻ không đi tiểu được -khóc không có nước mắt, -uống kém hoặc không uống được. +Đây là tình trạng mất nước nặng, -có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, -cần được điều trị cấp cứu tại trung tâm y tế. -Bù nhanh chóng lượng dịch đã mất bằng đường uống, ống thông dạ dày hoặc qua đường tĩnh mạch bằng các dung dịch đẳng trương. 3.Cách điều trị tốt nhất a.Là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là: -Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml. -Trẻ 2-10 tuổi: 100-200ml.
  7. -Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = cân nặng (kg) x 75. b.Cách cho trẻ uống -Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc. -Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. -Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước, nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch). 5.Cách dùng dịch điều trị tiêu chảy: a.ORS: +Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa: Glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). +Cách pha dung dịch ORS: -Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, -đong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, khuấy kỹ đến khi bột hòa tan hoàn toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. -Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới. b.Cách nấu cháo muối:
  8. Dùng 1 nắm gạo, 1 nhúm muối (1 thìa cà phê gạt ngang) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần. c.Nước gạo rang muối: 50g gạo rang vàng cho 1 thìa gạt cà phê muối nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần. d.Súp cà rốt: Cà rốt 500g, muối ăn một thìa gạt ngang, 1 lít nước. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, đun sôi lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2