intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiêu Chảy do Clostridium difficile ( Viêm Đại Tràng Màng Giả)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

309
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các độc tố sản xuất bởi những chủng Clostridium difficile trong ống tiêu hoá gây viêm đại tràng màng giả, điển hình là sau khi sử dụng kháng sinh. Các triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, đôi khi có máu, nhưng hiếm khi diễn tiến đến nhiễm trùng huyết và đau bụng cấp (bụng ngoại khoa).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiêu Chảy do Clostridium difficile ( Viêm Đại Tràng Màng Giả)

  1. Tiêu Chảy do Clostridium difficile ( Viêm Đại Tràng Màng Giả) Các độc tố sản xuất bởi những chủng Clostridium difficile trong ống tiêu hoá gây viêm đại tràng màng giả, điển hình là sau khi sử dụng kháng sinh. Các triệu chứng thường gặp là tiêu chảy, đôi khi có máu, nhưng hiếm khi diễn tiến đến nhiễm trùng huyết và đau bụng cấp (bụng ngoại khoa). - Chẩn đoán bằng nhận diện độc tố của C. difficile trong phân. Điều trị bằng metronidazole hoặc vancomycin uống. - C. difficile là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm đại tràng do kháng sinh và là nhiễm trùng bệnh viện điển hình. H1- Hình ảnh đại tràng
  2. H2-Vi khuẩn Clostridium difficile
  3. H3-Vi khuẩn Clostridium difficile dưới kính hiển vi - Tiêu chảy do C. difficile xảy ra ở 8% các trường hợp bệnh nhân nội trú và là nguyên nhân của 20 đến 30% các trường hợp tiêu chảy sau khi nhập viện. Tuổi cao, bệnh nền nghiêm trọng, nằm viện dài ngày, sống ở các nhà an dưỡng là những yếu tố nguy cơ. - C. difficile hiện diện nhưng không gây triệu chứng ở 15% đến 70% trẻ sơ sinh, từ 3% đến 8% người trưởng thành khoẻ mạnh và gặp thường xuyên ở ngoài môi trường (đất, nước, thú cưng nuôi trong nhà). - Bệnh xảy ra có thể do hậu quả của sự tăng sinh quá mức các vi sinh vật nội tại (có sẵn trong cơ thể người bệnh) hoặc do nhiễm khuẩn từ nguồn bên ngoài. Các nhân viên y tế là nguồn lây nhiễm thường xuyên. - Các biến đổi vi khuẩn chí bình thường của ống tiêu hoá sau khi dùng kháng sinh là yếu tố thuận lợi nhất cho bệnh khởi phát. Mặc dù đa số các loại kháng sinh đều có thể gây viêm đại tràng màng giả, các thuốc cephalosporins (đặc biệt các
  4. cephalosporin thế hệ 3), các penicillins (đặc biệt ampicillin, amoxicillin), và clindamycin là những tác nhân đem đến nguy cơ cao nhất. - Viêm đại tràng do C. difficile còn có thể xảy ra sau khi dùng một số thuốc hoá trị liệu ung thư. - Vi khuẩn bài tiết đồng thời một chất gây độc tế bào (cytotoxin) và một độc tố ruột (enterotoxin). Độc tố tác động chủ yếu trên đại tràng, khiến đại tràng bài tiết dịch và hình thành các màng giả đặc trưng là những mảng riêng biệt màu trắng hơi ngả vàng có thể bong tróc ra dễ dàng. Các mảng này có thể liên kết lại với nhau trong những trường hợp nặng. H4-Hình ảnh viêm đại tràng màng giả qua nội soi - Phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon), thường hiếm gặp, hay xảy ra sau khi dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột.
  5. A-Triệu Chứng và Dấu Hiệu - Triệu chứng điển hình khởi phát từ 5 đến 10 ngày sau khi sử dụng kháng sinh nhưng cũng có thể xảy ra ngay từ ngày thứ nhất hoặc 2 tháng sau đó. Tiêu chảy có thể nhẹ, tiêu phân sệt, hoặc tiêu nhiều lần toàn nước. Thường gặp nhất là đau quặn bụng, buồn nôn hoặc nôn hiếm gặp hơn. - Rất hiếm gặp tình trạng phát tán trong mô giới hạn (limited tissue dissemination), nhiễm trùng huyết hay đau bụng cấp. Đã xảy ra những trường hợp viêm khớp phản ứng (reactive arthritis) sau khi bị tiêu chảy do C. difficile. B-Chẩn Đoán - Cần nghĩ đến viêm đại tràng màng giả ở bất cứ bệnh nhân nào xuất hiện tiêu chảy trong thời gian 2 tháng sau khi sử dụng kháng sinh hoặc sau khi nhập viện 72 h. - Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm phân tìm độc tố A và B của C. difficile (Elisa). Thường thì xét nghiệm một mẫu phân là đủ, nhưng có thể cần phải làm nhắc lại nhiều lần nếu nghi ngờ chẩn đoán nhưng mẫu xét nghiệm đầu tiên lại cho kết quả âm tính.
  6. H5-Kit để chẩn đoán xác định các độc tố của vi khuẩn C. difficile H6-Kit để chẩn đoán xác định các độc tố của vi khuẩn C. difficile Bạch cầu thường hiện diện trong phân, nhưng dấu hiệu này không đặc hiệu.
  7. H7-Hình ảnh giải phẫu bệnh viêm đại tràng màng giả
  8. H8-Hình ảnh giải phẫu bệnh viêm đại tràng màng giả
  9. H9-Hình ảnh viêm đại tràng màng giả trên CT scan
  10. H10-Hình ảnh viêm đại tràng màng giả qua nội soi H11-Hình ảnh viêm đại tràng màng giả
  11. C-Điều Trị - Metronidazole 250 mg uống ngày 4 lần hoặc 500 mg uống ngày 3 lần trong 10 ngày là điều trị chọn lựa. - Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng hoặc tái phát, có thể dùng nhắc lại liều metronidazole như trên trong 21 ngày, hoặc vancomycin 125 đến 500 mg uống ngày 4 lần trong 10 ngày. Một số bệnh nhân cần phải dùng đến bacitracin 500 mg ngày 4 lần trong 10 ngày, cholestyramine resin, hoặc men vi sinh sống Saccharomyces boullardii. - Tái phát xảy ra ở 15 đến 20% các trường hợp. Ở một số ít bệnh nhân, cần phải cắt bỏ toàn bộ đại tràng để điều trị dứt điểm. - Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn (rửa tay) là tối cần thiết để giảm thiểu sự lây lan của C. difficile giữa các bệnh nhân và nhân viên y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2