intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu đêm - nỗi khổ của bà bầu

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đó, việc thường xuyên đi tiểu và tiểu về đêm là một trong những nỗi khổ mà phần đông các mẹ bầu gặp phải. Đây là hiện tượng bình thường, thường gặp trong thai kỳ và cũng thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Hiện tượng sinh lý bình thường Tử cung (dạ con) vốn nằm ngay phía sau bàng quang (bọng đái). Do vậy, khi mang thai, tử cung tăng dần kích thước theo tuổi thai; từ vị trí phía sau bàng quang, tử cung to dần lên và nằm đè lên bàng quang. Bàng quang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu đêm - nỗi khổ của bà bầu

  1. Tiểu đêm - nỗi khổ của bà bầu Trong đó, việc thường xuyên đi tiểu và tiểu về đêm là một trong những nỗi khổ mà phần đông các mẹ bầu gặp phải. Đây là hiện tượng bình thường, thường gặp trong thai kỳ và cũng thường chấm dứt sau khi em bé chào đời. Hiện tượng sinh lý bình thường Tử cung (dạ con) vốn nằm ngay phía sau bàng quang (bọng đái). Do vậy, khi mang thai, tử cung tăng dần kích thước theo tuổi thai; từ vị trí phía sau bàng quang, tử cung to dần lên và nằm đè lên bàng quang. Bàng quang bị chèn ép gây ra tình trạng bị kích thích thường xuyên và làm cho thai phụ có cảm giác mắc đi tiểu. Tình trạng này thường bắt đầu xảy ra từ tháng thứ 3 – 4 của thai kỳ trở đi. Thai phụ có cảm giác mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn, mặc dù lượng nước tiểu không gia tăng (chỉ tăng số lần đi tiểu). Tình trạng này gây bất tiện cho sinh hoạt của thai phụ vào ban ngày, còn ban đêm có thể gây mất ngủ do việc phải thức giấc thường xuyên. Đây là hiện tượng bình thường và thường gặp ở hầu
  2. hết các thai phụ tuy nhiên các bà bầu cần biết để phân biệt tình trạng sinh lý này với những dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, cũng dễ xảy ra với thai phụ. Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm trùng tiểu Thường nhiễm trùng đường tiểu trên (từ bàng quang lên đến thận) sẽ có nóng sốt lạnh run, đau vùng hông lưng, tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu đục hay tiểu máu. Tuy nhiên, trên thai phụ, các triệu chứng này thường lại không rõ ràng (ngoại trừ tiểu lắt nhắt giống như tình trạng bàng quang bị chèn ép do sinh lý); khoảng phân nửa các trường hợp nhiễm trùng tiểu trên là không có triệu chứng, chỉ biểu hiện thông qua xét nghiệm, nhưng lại có thể phát triển trầm trọng đưa đến dọa sinh non hoặc sinh non. Do đó, xét nghiệm nước tiểu thông thường trong mỗi lần khám thai sẽ sàng lọc được nhiều bệnh, trong đó có nhiễm trùng tiểu (khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ cấy nước tiểu của thai phụ để tìm nhiễm trùng). Để cải thiện tình trạng tiểu lắt nhắt do chèn ép, thai phụ nên vận động thường xuyên, cố gắng đi hết số lượng nước tiểu hiện có trong mỗi lần đi tiểu; hạn chế uống nước trước khi đi ngủ (cữ nước uống cuối trước giấc ngủ đêm khoảng 2 giờ).
  3. Đi khám thai định kỳ và làm xét nghiệm nước tiểu thường qui để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng tiểu. Đặc biệt, chị em không được chủ quan, lơ là với các dấu hiệu khó chịu của bản thân, nên khai báo đầy đủ, chi tiết các dấu hiệu khó chịu để lưu ý bác sĩ về tình trạng tiết niệu, tuân thủ điều trị khi có nhiễm trùng tiểu thật sự để tránh được những hậu quả đáng tiếc của việc sinh non
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0