YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
Tiểu luận: A dirty dilemma - Exporting hazardous waste
47
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Tiểu luận: A dirty dilemma - Exporting hazardous waste gồm các nội dung chính như sau: Định nghĩa chất thải nguy hại, phân loại chất thải nguy hại, thực trạng xuất khẩu chất thải nguy hại hiện nay,...Mời các em cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: A dirty dilemma - Exporting hazardous waste
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA: KINH TẾ BỘ MÔN: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀTÀI: A DIRTY DILEMMA: EXPORTING HAZARDOUS WASTE GIẢNG VIÊN: BÙI THỊ THANH NGA SINH VIÊN : BÙI THỊ MỴ 52972 MẠC THỊ ĐOAN 52943 LÊ THỊ THU XUYẾN 52861 PHẠM HÀ ANH 50783 Hải Phòng 2017
- Môi trường kinh doanh quốc tế I. ĐỊNH NGHĨA CHẤT THẢI NGUY HẠI: Thuật ngữ chất thải nguy hại lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như: Philiphin: chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật. Canada: chất nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường. Và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó. Chương trình môi trường của Liên hợp quốc ( 12/1985): ngoài chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải ( dạng rắn, lỏng, bán rắnsemisolid, và các bình chứa khí) mà do hoạt tính hóa học, độc tính nổ, ăn mòn hoặc các độc tính khác, gây nguy hại hoặc có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác. Mỹ: [ được đề cập trong luật RCRA (the Resource Conservation and Recovery Act – 1976)] chất thải ( dạng rắn, dạng lỏng, bán rắnsemisolid, và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi: 1. Nằm trong danh mục chất thải nguy hại do EPA đưa ra ( gồm 4 danh sách) 2. Có 1 trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháynổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính 3. Được chủ thải (hay nhà sản xuất) công bố là chất thải nguy hại Hoa Cỏ May Never give up Page 2
- Môi trường kinh doanh quốc tế Tại Việt Nam, đứng trước các nguy cơ bùng nổ chất thải nguy hại là hệ quả của việc phát triển công nghiệp, ngày 16/7/1999, Thủ Tướng Chính Phủ ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1999/QDD9TTg trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người. Các chất nguy hại được liệt kê trong danh mục (phụ lục 1 của quy chế). Danh mục do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương quy định. Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến đặc tính (cháynổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy hại. Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí) gây tác hại do bản thân chúng hay khí tương tác với các chất khác có định nghĩa không đề cập. Nhìn chung nội dung của định nghĩa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển khoa học – xã hội của mỗi nước. Trong các định nghĩa nếu trên có thể thấy rằng định nghĩa về chất thải nguy hại của Mỹ là rõ ràng nhất và có nội dung rộng nhất. Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng hơn. II. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI NGUY HẠI. II.1 Theo đặc tính Tính cháy: một chất thải được xem là chát thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất sau: Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol
- Môi trường kinh doanh quốc tế Là khí nén Là chất oxy hóa Tính ăn mòn: pH là thông số thông dụng dùng đề đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có ăn mòn hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong những tính chất sau: Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5 Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm ( 0,25 inch) 1 năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 55 C ( 130 F) Tính phản ứng ( reactivity) : chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau: Thường không ổn định (unstable) và dễ thay đôi một cách mãnh liệt mà không gây nổ Phản ứng mãnh liệt với nước ở dạng khí khi trộn với nước có khả năng nổ khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường. là chất thải chứa cyanide hoặc sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11,5 có thể tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại chó sức khỏe con người và môi trường. chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ hoặc tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh ( strong initiating source) hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín. Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn. Là chất nổ bị cầm theo luật định Những chất thải này theo EPA (Mỹ) thuộc nhóm D003. Hoa Cỏ May Never give up Page 4
- Môi trường kinh doanh quốc tế Đặc tính độc: để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật, hiện nay còn sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ ( toxicity charateristic leaching procedureTCLP) để xác định. Kết quả của các thành phần trong thí nghiệm được so sánh với giá trị được cho trong bảng 2.1 ( gồm 25 chất hữu cơ, 8 kim lọa và 6 thuốc trừ sâu), nếu nồng độ lớn hơn giá trị trong bảng thì có thể kết luận chất thải đó là chất thải nguy hại. Bảng 2.1 nồng độ tối đa của chất ô nhiễm đối với đậc tính độc Để xác định chất thải có phải là chất nguy hại hay không, có thể tham khảo loại chất thải như được quy định trong quy chế được ban hành theo quyết định 155/1999/QĐTTg. Bên cạnh cách phân loại đã trình bày ở trên, theo luật RCRA của Mỹ bên cạnh các đặc tính của chất thải, EPA còn liệt kê các chất thải nguy hại đặc trưng theo phân nhóm khác nhau K,F,U,P và việc phân loại được thực hiện theo một quy trình như sau: Hoa Cỏ May Never give up Page 5
- Môi trường kinh doanh quốc tế III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHẤT THẢI NGUY HẠI HIỆN NAY. Dân số thế giới ngày càng đông đúc và tiêu dùng ngày càng cao, vì vậy chất thải đang gia tăng với tốc độ chóng mặt. Hàng năm, thế giới thải ra hơn 4 tỷ tấn chất thải (gồm chất thải ở thành thị, công nghiệp và độc hại). Vấn đề giải quyết rác thải đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chi phí xử lý chất thải độc hại và chất thải rắn, hay tái chế rất tốn kém, nên đa số các doanh nghiệp chọn giải pháp xuất khẩu sang các nước đang phát triển. Tình trạng giao dịch bất hợp pháp chất thải đã tăng bội phần trong những năm gần đây. Thị trường giao dịch chất thải hiện nay thật bất ngờ khi lên tới con số 443 tỷ USD/năm, con số này ngày càng tăng vì khối lượng xuất khẩu và giá cả gia tăng. Điểm đến hàng đầu của chất thải là Trung Quốc. Theo số liệu của báo Guardian, trong năm 2010, nước này nhập khẩu khoảng 7,4 triệu tấn nhựa phế thải, 28 triệu tấn giấy thải và 5,8 triệu tấn sắt phế liệu. Từ năm 2000 đến 2008, châu Âu xuất khẩu chất thải nhựa tăng 250%, khoảng 87% trong số này xuất khẩu sang Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Công). Xuất khẩu rác của châu Âu gia tăng vì luật nghiêm ngặt của EU buộc chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tái chế chất thải nhiều hơn, tăng chi phí chôn lấp. Vì thế, đưa chất thải ra nước ngoài sẽ là cách đơn giản nhất để giảm chi phí. Cũng theo Guardian, hơn 1/3 giấy và nhựa thải ở Anh đã được đưa đến Trung Quốc. Hoa Cỏ May Never give up Page 6
- Môi trường kinh doanh quốc tế Theo bản báo cáo của Ban thư ký Hiệp ước thư Basel (chống vận chuyển chất thải độc hại giữa các quốc gia, đặc biệt là từ các nước phát triển vào các nước ít phát triển), trong năm 2003, Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ và Đức là những nước xuất khẩu chất thải nhiều nhất châu Âu. Những nước nhập khẩu nhiều nhất châu Âu là Italia, Pháp và thật trớ trêu là cả Đức. Mặc dù luật pháp cấm vận chuyển chất thải nguy hại từ EU vào các nước ngoài Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), ước tính, mỗi năm có khoảng 250.000 tấn các sản phẩm điện tử đã qua sử dụng vẫn chảy như lũ về khu vực Tây Phi và châu Á điểm nóng là Ghana, Nigeria, Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc dưới vỏ bọc “hàng đã qua sử dụng” hoặc “đóng góp từ thiện”, cho phép các thương nhân lách luật. Ở những nước bị nhập khẩu loại chất thải này, những công nhân, thường là trẻ em, là người tiếp xúc trực tiếp với chúng mà không có dụng cụ bảo vệ nào. Hơn 15 triệu người kiếm tiền từ chất thải này và gần như tất cả trong số họ đều ở các nước đang phát triển. Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc và Sáng kiến hải quan xanh ước tính nhóm tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lậu chất thải kiếm được từ 20 30 tỷ USD/năm. Một cuộc kiểm tra tại 18 cảng biển châu Âu trong năm 2005 cho thấy có khoảng 47% chất thải xuất khẩu là bất hợp pháp. Theo một báo cáo của Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế, giao dịch nhựa tái chế trên toàn cầu ước tính đạt 12 triệu tấn/năm, trị giá 5 tỷ USD. Chất thải dù là ở tiêu chuẩn nào đi nữa cũng ít nhiều ẩn chứa các mầm bệnh hoặc những chất ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Vì vậy, những nhà xuất nhập khẩu chất thải vì món lợi trước mắt đã mang đến nguy cơ bệnh tật và hủy hoại môi trường sống của các nước đang phát triển. Các nước trở thành bãi rác của thế giới: Ghana là một trong những quốc gia ở châu Phi, nơi chất thải điện tử từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Agbogbloshie, từng là vùng đất ngập nước trước đây, nhưng hiện nay được biết đến là một trong những bãi rác thải điện tử lớn nhất thế giới. Bị người dân địa phương ví như thành phố diệt vong “Sodom và Gomorrah”, Agbogbloshie là một nơi ảm đạm khi chất thải được đốt và những thứ có giá trị bị lấy đi từ đồ điện tử cũ kỹ bởi rất nhiều công nhân. Hoa Cỏ May Never give up Page 7
- Môi trường kinh doanh quốc tế Philippines: Cảng Manila ở Philippines là nơi có các bãi rác cho 50 xe côngtenơ vận chuyển, trong đó mỗi xe có kích thước bằng khoảng một chiếc xe buýt trường học, chở đầy rác từ Canada. Các xe này được cho là chở nhựa tái chế nhưng thực ra là chứa rác thải. Nigeria: Ước tính, khoảng 15 xe côngtenơ chứa đầy phế thải điện tử đến Nigeria mỗi ngày. Những xe này đến thành phố cảng Lagos, nơi có một thị trường điện tử khổng lồ. Thật không may, hầu hết các thiết bị điện tử bị hỏng, không thể sửa chữa và bị ném vào bãi rác. Những bãi rác đó là nơi những người nhặt rác thu gom các vật dụng có giá trị trong điều kiện làm việc nguy hiểm. Trước đây, chính Nigeria cũng phát hiện thấy các bãi rác có chứa chất thải độc hại từ các nước khác như Italy. Trung Quốc: Mặc dù rất nhiều các thiết bị điện tử được sản xuất tại Trung Quốc nhưng nhiều thiết bị đó lại được vận chuyển đến nước này như chất thải điện tử bất chấp lệnh cấm. Một trong những trung tâm lớn nhất ở Trung Quốc là thị trấn Guiyu, nơi những con đường được lót bằng chất thải điện tử. Điều này đã gây tác động xấu đến môi trường của khu vực vì những đống phế liệu chất đống ở những cánh đồng bên ngoài thị trấn. Ấn Độ: Theo báo cáo, rất nhiều chất thải châu Âu, bao gồm kim loại, hàng dệt và lốp xe đều được đổ tại Ấn Độ. Nhiều chất thải điện tử bất hợp pháp cũng chuyển đến đất nước này trong khi các cơ sở tái chế trang bị nghèo nàn không thể xử lý chúng ngoài biện pháp đốt hoặc chôn lấp. Ấn Độ cũng là nơi nhà máy đóng tàu Alang hoạt động. Khoảng một nửa trong số tất cả các tàu được trục vớt trên thế giới ở nhà máy này được gửi đi tái chế. Hàng trăm người lao động chân tay tháo dỡ những tàu bị mắc trong điều kiện làm việc hết sức nguy hiểm. Pakistan: Theo Mạng lưới hành động Basel, hơn 500.000 máy tính đã qua sử dụng từ các nước phát triển vẫn được gửi đến Pakistan mỗi năm. Chất thải điện tử đang tìm đường tới Pakistan từ các nước như Singapore, Mỹ và một số quốc gia châu Âu bất chấp thực tế vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng. Chỉ có khoảng 1540% trong số hơn 500.000 máy tính trong tình trạng có thể sử dụng, số còn lại được phụ nữ và trẻ em tái chế trong điều kiện làm việc rất nguy hiểm. Hoa Cỏ May Never give up Page 8
- Môi trường kinh doanh quốc tế Bangladesh: Các nghiên cứu của Tổ chức Môi trường và Phát triển xã hội cho thấy hơn 83% lao động trẻ em phải tiếp xúc với các chất độc hại liên quan đến tái chế rác thải điện tử ở Bangladesh. Trong số đó, hơn 15% lao động chết mỗi năm. Trước đây, Bangladesh từng là bãi rác, nơi tập kết của tất cả mọi thứ từ rác thải nhựa và amiăng đến thép kém chất lượng, dầu thải và pin đã qua sử dụng từ nhiều quốc gia khác. Ngoài việc nhập khẩu trái phép chất thải điện tử, ngành công nghiệp phá dỡ tàu ở Bangladesh là ngành công nghiệp lớn thứ hai trên thế giới và hàng triệu tấn tàu cũ được nhập khẩu mỗi năm. Bờ biển Ngà: Sự kiện đổ chất thải trái phép ở Bờ biển Ngà là một trong những ví dụ chấn động nhất trên thế giới. 500 Metric tấn chất thải độc hại từ châu Âu đã được chở đến Bờ biển Ngà và sau đó được chuyển đến các xe tải chở dầu. Tiếp đó, chất thải được bán ra vào ban đêm tại 14 bãi rác đặt rải rác xung quanh thủ đô Abidjan. Do các bãi rác này gần nguồn nước và gần những cánh đồng trồng lương thực nên chất độc từ các bãi rác đã làm 8 người chết và hơn 80.000 người phải vào viện khám, điều trị. Indonesia: Ở Indonesia, xuất khẩu kim loại phế liệu là hợp pháp miễn sao phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định, tuy nhiên đất nước này vẫn phải đối mặt với vấn đề chất thải bất hợp pháp. Điều này đã khiến đất nước phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu chất thải ô nhiễm. Mặc dù các chất thải được dán nhãn kim loại phế liệu nhưng các quan chức hải quan đã phát hiện ra các xe côngtenơ chở các vật liệu được trộn với cát, nhựa, nhựa đường và các chất thải hỗn hợp bất hợp pháp khác. Vào năm 2012, Indonesia đã trả lại Anh 1.800 tấn chất thải ô nhiễm khả nghi. Trước đó, năm 2011, Indonesia đã tạm giữ và trả lại 51 xe côngtenơ phế thải từ Anh. Thủ đô Jakarta cũng là nơi có khoảng 500.000 người nhặt rác thải điện tử để kiếm sống. Kenya: Do số lượng chất thải điện tử được vận chuyển đến Kenya, nước này đã triển khai dự án quản lý chất thải điện tử từ năm 2010. Nairobi là nơi có các cơ sở tái chế quy mô lớn đầu tiên ở phía đông châu Phi, nơi người lao động có thể làm việc trong điều kiện an toàn khi tiếp xúc với khoảng 15.000 tấn chất thải điện tử được vận chuyển đến nước này mỗi năm. Những chất thải bao gồm phần lớn điện thoại di động và máy tính từ các nước như Mỹ. Hoa Cỏ May Never give up Page 9
- Môi trường kinh doanh quốc tế Guinea: Trong những năm cuối thập niên 80, khoảng 15.000 tấn chất thải của người Mỹ đã đổ vào đảo Kassa, chỉ cách thủ đô Guinea có bốn dặm về phía đất liền. Chất thải đến từ các lò đốt rác thành phố Philadelphia và chứa một hỗn hợp các kim loại nặng nguy hiểm cũng như các chất dioxin độc hại. Một công ty Na Uy đã được thuê để chôn các chất thải và dán nhãn chúng như nguyên liệu sản xuất gạch xây dựng. Mùi độc hại và thảm thực vật chết đã nhắc nhở các quan chức phải hành động. Cuối cùng, các chất thải đã được trả lại nước Mỹ, nơi chúng được chôn trong một bãi rác. Mexico: Mexico được coi là một bãi rác chứa các chất thải nguy hại đến từ Mỹ vào những năm 1980. Chất thải được tập kết tại các bãi chôn lấp không được kiểm soát sau khi được vận chuyển qua biên giới bằng cách giấu trong hàng hóa khác trên xe tải hoặc xe lửa. Nam Phi: Một bài viết trên tạp chí New Scientist từ năm 1989 tiết lộ rằng 120 thùng chứa chất thải có xuất xứ từ Mỹ đã được đổ xuống Nam Phi. Chất thải chứa bùn có lẫn với thủy ngân. Mới đây, Mạng lưới Hành động Basel cũng phát hiện các nhà tái chế Mỹ đã xuất khẩu trái phép chất thải điện tử tới Nam Phi. Chất thải điện tử được thu thập và ngụy trang tái chế ở Mỹ nhưng sau đó được tàu vận chuyển đến Durban. Thụy Điển: Thụy Điển là một trong số ít các quốc gia thực sự đón nhận rác thải từ các nước khác. Đó là bởi vì chưa đến 1% rác thải có nguồn gốc Thụy Điển được chôn ở các bãi rác. Phần còn lại được tái chế hoặc đốt cháy tại các nhà máy đặc biệt để tạo ra nhiệt sưởi ấm các ngôi nhà. Việc biến rác thành năng lượng hết sức hiệu quả cùng với việc thiếu rác ở Thụy Điển khiến nước này bắt đầu nhập khẩu rác thải từ Na Uy, Ireland, Ý và Anh. IV. NHỮNG TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC XUẤT KHẨU CHẤT THẢI NGUY HẠI. Chất thải nguy hại là vô cùng nguy hiểm. Vấn đề chất thải độc hại bắt đầu được quan tâm từ năm 2006, khi thế giới chứng kiến hàng trăm tấn chất thải độc hại được chuyển đến, vứt bỏ ở thành phố Abidjian của Bờ Biển Ngà, làm ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người nhiễm bệnh. Lượng chất thải này do tàu biển của một Công ty Hà Lan chuyển đến và sau đó ký hợp đồng thuê một công ty địa phương xử lý bằng cách chôn lấp. Hoa Cỏ May Never give up Page 10
- Môi trường kinh doanh quốc tế Gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các nguồn độc gây hại cho sức khỏe của con người đồng thời còn tạo ra lượng rác thải quá lớn mà không thể xử lý được Rác là nỗi lo thường trực của các nước giàu khi bãi rác không còn chỗ chứa và việc xử lý cũng như tái sinh rác gặp nhiều khó khăn. Cùng nỗi lo ô nhiễm môi trường trong nước, vấn đề rác tại phương Tây còn nằm trong cái gọi là “hội chứng NIMBY” (notinmybackyard không có ở sân sau nhà tôi) Các chất độc hại trong rác ngày càng cao, chi phí xử lý rác thải tăng lên đáng kể Gây ra những biến chứng về mặt con người, tạo ra các chất ngấm vào nguồn nước, đất, hủy hoại môi trường sống của chính con người Việc nhập khẩu chất thải nguy hại đối với bất kỳ một quốc gia nào đều gây ra bất lợi đối với việc phát triển của nước mình, tự biến nước mình thành bãi rác của thể giới, cản trở sự phát triển, tăng trưởng do chi phí để xử lý những đống rác thải đó còn cao hơn cả chi phí khi mà nhập khẩu vào. Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), trong rác thải điện tử có chứa hơn 1000 hợp chất khác nhau, chủ yếu là thành phần kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ khó có thể nhận biết, dễ gây tâm lý chủ quan với những tác hại mà các chất độc này có thể gây ra, những hóa chất này tiềm ẩn nguy cơ gây ra các chứng bệnh rất khó chữa trị và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người như bệnh ung thư, bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch và thần kinh Có nhiều loại phế liệu NK không đảm bảo quy chuẩn về môi trường, chưa được làm sạch, còn lẫn nhiều loại tạp chất hoặc các loại hàng hóa được “núp” dưới danh nghĩa là máy móc, thiết bị nhưng đã lạc hậu, cũ nát, tiêu hao năng lượng, không còn khả năng hoạt động hoặc bị các nước công nghiệp thải hồi. V. KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA QUAN ĐIỂM. Hoa Cỏ May Never give up Page 11
- Môi trường kinh doanh quốc tế Hơn 170 quốc gia đã thống nhất đẩy nhanh lệnh cấm toàn cầu đối với việc xuất khẩu các loại phế thải độc hại tới các nước đang phát triển tại Hội nghị Môi trường Liên hợp quốc, diễn ra tháng 10 năm 2015, ở Cartagena, Colombia. Thỏa thuận này nhằm đảm bảo rằng các nước đang phát triển sẽ không trở thành bãi phế liệu của các nước phát triển với những chất thải độc hại như hóa chất công nghiệp, máy tính cũ, điện thoại di động lỗi thời và những tàu chất đầy amiăng. Các đại biểu có mặt tại Hội nghị này đã thống nhất rằng lệnh cấm này nên chính thức có hiệu lực ngay khi có thêm 17 quốc gia nữa thông qua Công ước Basel sửa đổi về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng. Đến nay đã có 51 quốc gia phê chuẩn Công ước Basel sửa đổi 1995 này. Hoa Kỳ, nước xuất khẩu chất thải điện tử hàng đầu thế giới, là một trong những quốc gia không phê chuẩn ngay từ Công ước Basel 1989. Đến nay, đất nước này vẫn không xử lý chất thải điện tử trong nước mà chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, châu Phi và Mỹ Latinh. Lệnh cấm toàn cầu này được các nước châu Phi, Trung Quốc và Liên minh châu Âu ủng hộ mạnh mẽ. Trong khi đó, những nước phản đối tiêu biểu là Canada, Úc, New Zealand, Nhật Bản và gần đây có thêm Ấn Độ. Vấn đề chất thải độc hại bắt đầu được quan tâm từ năm 2006, khi thế giới chứng kiến hàng trăm tấn chất thải độc hại được chuyển đến, vứt bỏ ở thành phố Abidjian của Bờ Biển Ngà, làm ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục ngàn người nhiễm bệnh. Lượng chất thải này do tàu biển của một Công ty Hà Lan chuyển đến và sau đó ký hợp đồng thuê một công ty địa phương xử lý bằng cách chôn lấp. Jim Puckett, người đứng đầu mạng lưới hành động Basel, cho biết hiện không có số liệu thống kê đáng tin cậy nào về lượng chất thải độc hại xuất sang các nước nghèo vì các nước xuất khẩu không bao giờ lưu giữ hồ sơ chính xác và thậm chí còn cố tình kê khai sai danh mục những chất thải mà họ chuyển ra khỏi nước mình. Hoa Cỏ May Never give up Page 12
- Môi trường kinh doanh quốc tế Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới đối với các chất thải nguy hại cho phép những nước thành viên có quyền cấm nhập khẩu chất thải độc hại và nhà xuất khẩu chỉ được chuyển rác thải điện tử ra nước ngoài khi có sự đồng ý của nước tiếp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thiếu kinh phí, nạn tham nhũng tràn lan và việc Hoa Kỳ không thông qua đã làm suy yếu hiệu lực của Công ước này, khiến hàng triệu người nghèo trên thế giới vẫn phải tiếp xúc với kim loại nặng, chất PCBs (polychlorin biphenyl) và các chất thải độc hại khác. Do vậy lệnh cấm hoàn toàn xuất khẩu các chất thải độc hại là giải pháp duy nhất cho vấn đề này. Hoa Cỏ May Never give up Page 13
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)