intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Bộ chỉ thị môi trường quốc gia trong lĩnh vực môi trường không khí

Chia sẻ: Hiền Tran | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

97
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Bộ chỉ thị môi trường quốc gia trong lĩnh vực môi trường không khí trình bày: Giới thiệu về bộ chỉ thị môi trường quốc gia và ứng dụng trong môi trường không khí, cấu trúc bộ chỉ thị, thông tin thu được từ các chỉ thị môi trường không khí, khả năng ứng dụng chỉ thị ở Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Bộ chỉ thị môi trường quốc gia trong lĩnh vực môi trường không khí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG<br /> ­­­­­­­­­­­oOo­­­­­­­­­­­<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TIỂU LUẬN MÔN<br />  CHỈ THỊ VÀ CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> <br />                ĐỀ TÀI: <br /> Bộ chỉ thị môi trường quốc gia <br /> Trong lĩnh vực môi trường không khí<br />  Thông tư 43/2015/TT­BTNMT<br /> <br /> <br /> <br />   SVTH:  Trần Thị Hồng Hiền                                        20141609<br />                    Lê Thị Đạt                                                        20130820<br />                    Nguyễn Thị Kim Oanh                                    20143388      <br />                    Nguyễn Thị An                                                 20140020<br />                    Phùng Thị Lợi                                                  20142734<br /> <br /> 1<br /> Hà nội, tháng 5 năm 2017<br /> <br /> <br /> <br />                               MỤC LỤC     <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br />        Hiện nay môi trường đang là vấn đề nóng không chỉ trên đất nước ta mà còn là đề <br /> tài luôn được đề  cập nhắc đến trên toàn thế  giới. Hệ sinh thái tài nguyên môi trường <br /> đã và đang bị  phá hủy một cách nghiêm trọng từng ngày, từng giờ  với tốc độ  nhanh <br /> chóng. Loài người đã và đang phải trả giá cho những gì mà mà mình đã gây ra đối với  <br /> môi trường hiện tại và cách đây hàng trăm năm. Toàn nhân loại cũng đã tự ý thức được  <br /> rằng, nếu các vấn đề môi trường không được xem xét, đánh giá đầy đủ và kĩ lưỡng thì <br /> tăng trưởng kinh tế  và công nghiệp hóa với tốc đọ  hiện nay nhất định sẽ  đi kèm với  <br /> hủy hoại môi trường và đưa con người tới bờ vực của diệt vong. Vì vậy rất nhiều bộ <br /> luật, thông tư đã ban hành để đánh giá hiện trạng và kiểm soát chất lượng hệ sinh thái.<br />      Trong bài tiểu luận này chúng em lựa chọn Thông tư số 43/2015/TT­BTNMT về bộ <br /> chỉ thị  môi trường quốc gia làm cơ  sở  để  tìm hiểu và áp dụng chỉ  thị   cho môi trường <br /> không khí.<br /> Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót mong cô và các bạn bổ sung để hệ thống kiến thức <br /> của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin cảm ơn!<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> Phần 1:<br /> Giới thiệu về bộ chỉ thị môi trường quốc <br /> gia và ứng dụng trong môi trường không <br /> khí<br /> <br /> I.1 Giới thiệu về bộ chỉ thị môi trường quốc gia <br /> <br />          Ngày 29/9/2015, Bộ  trưởng Bộ  TN&MT đã ban hành Thông tư  số  43/2015/TT­<br /> BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ  chỉ thị  môi trường và quản lý số  liệu  <br /> quan trắc môi trường. Thông tư gồm 4 chương, 27 điều, hướng dẫn chi tiết các Điều <br /> 127, Khoản 2 Điều 132 và Khoản 3 Điều 137 của Luật BVMT năm 2014. Trong đó, Bộ <br /> chỉ  thị  môi trường quốc gia gồm 36 chỉ  thị môi trường, 93 chỉ  thị  thứ  cấp được phân <br /> thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ  thị  động lực, nhóm chỉ  thị  sức ép, nhóm chỉ  thị  hiện <br /> trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng.<br /> Bộ  chỉ  thị  môi trường này là cơ  sở  dữ  liệu quan trọng để  đánh giá hiện trạng môi <br /> trường, góp phần hữu hiệu trong quản lí và kiểm soát ô nhiễm trong phát triển đất <br /> nước. Dựa vào bộ  chỉ  thị, xác định chỉ  thị  cho từng địa phương, từng khu vực, cung  <br /> cấp thông tin cho cộng đồng và các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách, giúp hoạch <br /> định chính sách, đặt ra các chỉ  tiêu môi trường, theo dõi thực hiện chính sách về  môi  <br /> trường, giúp hoạch định, thực thi và đánh giá hiệu quả  của các chính sách đó. Bộ  chỉ <br /> thị  môi trường quốc gia giúp giảm bớt số lượng đo đạc và thông số  cần thiết để  thể <br /> hiện chính xác hiện trạng tạo bức tranh tổng thể chính là mục địch của hệ chỉ thị, giúp  <br /> tiết kiệm ngân sách quốc gia và đơn giản hóa quá trình truyền đạt các kết quả đo đạc <br /> tới người sử dụng.<br /> <br /> <br /> I.2  Môi trường không khí<br /> <br />       Đánh giá hiện trạng môi trường không khí là xác định chất lượng không khí trong <br /> khu vực đang xét. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> Áp dụng bộ chỉ thị môi trường không khí quốc gia vào lĩnh vực môi trường không khí  <br /> là lựa chọn chỉ thị áp dụng trong môi trường không khí để theo dõi, đánh giá diễn biến  <br /> chất lượng môi trường không khí; phục vụ công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường  <br /> không khí quốc gia và địa phương. Chỉ  thị  môi trường không khí được sử  dụng để <br /> đánh giá tình hình thực hiện các chỉ  tiêu môi trường không khí  trong Kế hoạch phát <br /> triển kinh tế ­ xã hội quốc gia và mỗi địa phương áp dụng.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Phần 2:<br /> Cấu trúc bộ chỉ thị<br /> <br />    Trong lĩnh vực không khí, chỉ thị nằm trong cấu trúc chỉ thị  môi trường chung được  <br /> ban hành, vì vậy chúng em xin trình bày cấu trúc bộ chỉ thị môi trường quốc gia trong  <br /> thông tư 43/2015/TT­BTNMT <br /> <br /> <br /> II.1 Nguyên tắc xây dựng các chỉ thị môi trường<br />  Bảo đảm tính phù hợp<br />  Bảo đảm tính chính xác<br />  Bảo đảm tính nhất quán.<br />  Bảo đảm tính liên tục.<br />  Bảo đảm tính sẵn có<br />  Bảo đảm tính có thể so sánh<br /> <br /> <br />  II.2 Xây dựng bộ chỉ thị môi trường<br />      Tổng cục Môi trường giúp Bộ  Tài nguyên và Môi trường xây dựng bộ  chỉ  thị  môi  <br /> trường   quốc   gia   theo   quy   định  t ạ i  Kho ả n   2   Đi ề u   132   Lu ậ t   b ả o   v ệ   môi <br /> tr ườ ng  năm 2014. Định kỳ 05 (năm) năm một lần, Tổng cục Môi trường rà soát, trình <br /> Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sửa đổi, bổ sung bộ chỉ thị môi trường quốc gia.<br /> Sở Tài nguyên và Môi trường giúp  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bộ  chỉ  thị  môi <br /> trường   địa   phương   theo   quy   định  t ạ i  Kho ả n   3   Đi ề u   132   Lu ậ t   b ả o   v ệ   môi <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> tr ườ ng  năm  2014 bảo đảm số  lượng chỉ thị  đạt tối thiểu 75% số lượng chỉ thị  môi <br /> trường quốc gia và đủ 05 (năm) thành phần theo mô hình DPSIR<br /> <br /> II.3 Cấu trúc bộ chỉ thị. <br />     Bộ chỉ  thị  môi trường quốc gia gồm 36 chỉ thị  môi trường, 93 chỉ  thị  thứ  cấp được  <br /> phân thành 05 nhóm, gồm: nhóm chỉ  thị  động lực, nhóm chỉ  thị  sức ép, nhóm chỉ  thị <br /> hiện trạng, nhóm chỉ thị tác động và nhóm chỉ thị đáp ứng.<br />  Các loại chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR: Bộ chỉ thị môi trường theo mô hình  <br /> DPSIR bao gồm 5 loại chỉ thị môi trường sau đây: <br />   Các chỉ thị  về động lực (D) phát triển kinh tế  ­ xã hội, gây biến đổi áp lực đối  <br /> với môi trường;<br />  Các chỉ  thị  về  áp lực (P) về  chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng môi <br /> trường;<br />  Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường);<br />  Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ, cuộc sống <br /> của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế ­ xã hội;<br />  Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người (chính sách, biện  <br /> pháp,   hành   động)   nhằm   giảm   thiểu   các   động   lực,   áp   lực   gây   biến   đổi   môi <br /> trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi trường.<br /> <br /> <br /> II.4 Cấu trúc bộ chỉ thị áp dụng trong môi trường không khí<br />    Theo khung chỉ thị môi trường DPSIR, phân biệt giữa động lực gián tiếp như là sự <br /> phát triển của xã hội và kinh tế với những áp lực trực tiếp như là sự phát thải trực <br /> tiếp vào môi trường, phân biệt giữa trạng thái của môi trường và các tác động của <br /> trạng thái môi trường lên sức khỏe con người, hệ sinh thái và của cải vật chất. Chính <br /> vì sự phân biệt rõ ràng như vậy nên khi áp dụng vào một môi trường nhất định các chỉ <br /> thị trong bộ chỉ thị môi trường cũng được phân chia rõ ràng theo đại diện trực tiếp cho <br /> các môi trường. <br /> Trong nhóm chỉ thị về động lực, các chỉ thị bao gồm phát triển dân số, diễn biến GDP <br /> hằng năm và các lĩnh vực có liên quan đến không khí như giao thông, công nghiệp, xây <br /> dựng, sinh hoạt đo thị, năng lượng. <br /> Trong nhóm chỉ thị về áp lực, chỉ thị môi trường chỉ nguồn thải chất ô nhiễm: NO2, <br /> SO2, bụi, CO, VOC...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Trong nhóm chỉ thị về trạng thái, trình bày các chỉ thị về nồng độ chất ô nhiễm, CO, <br /> O3, trong môi trường không khí đô thị. Số ngày có nồng độ vượt giá trị số cho phép ở <br /> đô thị đối với NO2, SO2 , bụi, CO<br /> Nhóm Tác động trình bày chỉ thị về tác động nông nghiệp liền kề vùng ô nhiễm; diễn <br /> biến các hệ sinh thái trong đô thị; rủi ro và phơi nhiễm ô nhiễm không khí đối với sức <br /> khỏe cộng đồng.<br /> Đáp ứng lại tác động là chỉ thị đáp ứng về hiệu suất năng lượng: năng lượng tiêu thụ <br /> so với phát triển kinh tế; các chính sách môi trường để đạt mục tiêu quốc gia về môi <br /> trường; các chính sách đối với ngành; sử dụng nhiên liệu sạch hơn, nguồn năng lượng <br /> sạch hơn, đầu tư cho bảo vệ môi trường, diện tích cây xanh đô thị; nâng cao nhận <br /> thức môi trường và các chính sách xóa đói giảm nghèo cụ thể.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Phần 3:<br /> Thông tin thu được từ các chỉ thị môi <br /> trường không khí<br /> <br /> Thông tư 43/2015/TT­BTNMT quy định bộ chỉ thị môi trường gồm 36 chỉ thị môi <br /> trường phân chia vào 5 nhóm:<br />  Nhóm chỉ thị động lực (gồm 11 chỉ thị tương ứng với 37 chỉ thị thứ cấp)<br /> <br />  Nhóm chỉ thị sức ép (gồm 6 chỉ thị tương ứng với 12 chỉ thị thứ cấp)<br /> <br />  Nhóm chỉ thị hiện trạng (gồm 5 chỉ thị tương ứng với 12 chỉ thị thứ cấp)<br /> <br />  Nhómchỉ thị tác động (1 chỉ thị tương ứng với 3 chỉ thị thứ cấp)<br /> <br />  Nhóm chỉ thị đáp ứng (gồm 13 chỉ thị tương ứng với 29 chỉ thị thứ cấp).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> Đối với lĩnh vực môi trường không khí, các nhóm chỉ  thị  cũng có chỉ  thị  rõ ràng đại <br /> diện cho môi trường không khí riêng, song các chỉ thị đều có mối liên quan và liên hệ <br /> lẫn nhau. Trong phạm vi bài tìm hiểu, chúng em tìm hiểu những chỉ  thị  liên quan rõ <br /> ràng nhất với môi trường không khí mà không xét các chỉ  thị  gián tiếp hoặc có liên <br /> quan nhưng không phải là chỉ thị chính. Để  dễ  hiểu, thông tin thu được từ  các chỉ  thị <br /> môi trường không khí chúng em xin trình bày theo cấu trúc bộ chỉ thị môi trường dưới  <br /> đây:<br /> <br /> <br /> III.1 Chỉ thị phát triển giao thông<br />      Chỉ thị phát triển giao thông là chỉ thị sơ cấp nằm trong nhóm chỉ thị đáp ứng, đây là chỉ thị <br /> có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá chất lượng ô nhiễm không khí đô thị. Chỉ  thị  phất triển  <br /> giao  thông trong thông tư 43/2015/TT­ BTNMT chia làm 4 loại chỉ thị thứ cấp, các chỉ thị thứ <br /> cấp chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí đô thị<br /> <br /> <br /> <br /> III.1.1 Số lượng các phương tiện giao thông đăng kiểm hằng năm<br />     Đơn vị tính của chỉ thị là chiếc. Số lượng các phương tiện đăng kiểm cho thấy mức độ  sử <br /> dụng phhương tiện giao thông, số lượng phương tiện tỉ lệ với mức độ  phát thải do phương <br /> tiện di chuyển.<br /> <br /> <br /> <br /> III.1.2 Tuổi thọ trung bình của các loại phương tiện giao thông<br />      Đơn vị  tính chỉ  thị  là năm. Chỉ  thị  mô tả  tên các lĩnh vực giao thông, tuổi thị  trung  <br /> bình của các loại phương tiện cho biết chất lượng xe, cho biết khả năng phát thải khí  <br /> thải động cơ vào không khí ở mức độ nào. Tuổi thọ đánh giá theo từng phương tiện:<br /> Giao thông đường bộ: độ tuổi ô tô, xe máy <br /> Giao thông đường sắt: tuổi đầu máy<br /> Giao thông đường thủy: tàu thủy nội địa, tuổi tàu biển<br /> Giao thông đường không: tuỏi đội tàu bay<br /> <br /> <br /> <br /> III.1.3 Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong nước/quốc tế  theo <br /> đường thủy<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> Đơn vị  tính chỉ  thị  là triệu tấn. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường  <br /> thủy cho thấy mức độ sử dụng loại hình giao thông này<br /> <br /> III.1.4 Số lượng cảng, bến tàu thủy<br /> Đơn vị tính: số cảng, bến tàu. Mô tả số lượng cảng, bến tàu sử dụng<br /> <br /> <br /> <br /> III.2 Các chỉ thị khác trong nhóm động lực<br />   Một số chỉ thị trong nhóm động lực của thông tư 43/2015/TT­BTNMT cung cấp thông  <br /> tin về chất lượng không khí và ảnh hưởng của hoạt động khác vào không khí<br />  Chỉ thị về phát triển dân số, nông nghiệp, y tế, GDP hằng năm là động lực phát <br /> triển công nghiệp, xây dựng, kinh tế... cho biết xu thế và áp lực về vấn đề môi <br /> trường dự kiến<br /> <br />  Chỉ  thị  phát triển Công nghiệp: diễn biến hoạt động trong nghành công nghiệp  <br /> có khả  năng gây ô nhiêm không khí nhue số   lượng các ngành công nghiệp, số <br /> lượng các khu công nghiệp và diện tích của chúng<br /> <br />  Chỉ thị về phát triển xây dựng: diễn biến các hoạt động xây duẹng trong đô thị:  <br /> xây dựng nhà cửa, xây dựng cầu đường. <br /> <br /> <br /> <br /> III.3 Chỉ thị thải lượng bụi và khí thải<br />      Chỉ thị thải lượng bụi và khí thải thuộc nhóm chỉ  thị  áp lực. Đơn vị  tính kg/ngày.  <br /> Bao gồm Thải lượng PM10, TSP, SO2, NO2, CO tổng số  và theo ngành công nghiệp, <br /> nông nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ. Việc phát thải các chất này từ các lĩnh vực nêu trên <br /> tạo ra sức ép đối với chất lượng không khí đô thị.<br /> <br /> <br /> III.4 Chỉ thị biến đổi khí hậu<br />    Nằm trong nhóm chỉ thị  áp lực, chỉ thị biến đổi thứ  cấp đặc biệt chỉ  rõ vấn đề  môi <br /> trường lâu dài. Trong đó chỉ  thị  thứ  cấp Lượng phát thải khí nhà kính theo các ngành <br /> công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và theo các  <br /> khí CH4, N2O, CO2 , với đơn vị tính là triệu tấn CO2 tương đương chỉ ra áp lực với môi <br /> trường không khí khi phát triển kinh tế xã hội.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> III.5 Chỉ thị chất lượng môi trường không khí<br /> Đây là chỉ thị về hiện trạng môi trường. Bao gồm các chỉ thị thứ cấp:<br /> <br /> <br /> III.5.1 Nồng độ  các chất (TSP, PM10, SO2, NO2, CO) trung bình trong môi <br /> trường không khí xung quanh. <br />   Đơn vị tính mg/m3; mô tả kết quả quan trắc tại khu đô thị, khu dân cư, khu vực sản <br /> xuất, điểm nút giao thông<br /> <br /> <br /> III.5.2 Tỷ  lệ  ngày trong năm có nồng độ  các chất độc hại trong không khí <br /> vượt quá qui chuẩn cho phép.<br />        Đơn vị tính chỉ thị là ngày/năm. Mô tả  kết quả quan trắc trung bình 24h vượt quá <br /> tiêu chuẩn cho phép đối với các thông số  TSP, PM 10, SO2, NO2, CO được đo tại các <br /> trạm quan trắc liên tục.<br /> <br /> <br /> <br /> III.6 Chỉ thị ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng<br /> <br />        Thuộc nhóm chỉ thị  tác động, chỉ thị   ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mô tả <br /> những ảnh hưởng từ  môi trường tác động tới sự  sống con người.  ảnh hưởng rõ ràng  <br /> nhất trong môi trường không khí là chỉ thị thứ cấp Tỷ lệ người bị bệnh đường hô hấp <br /> ở khu vực bị ô nhiễm và khu vực đối chứng (không bị ô nhiễm không khí) đơn vị  tính  <br /> là %, mô tả  tỷ lệ người mắc bệnh trên tổng số  người dân tại khu vực bị  ô nhiễm va <br /> không bị ô nhiễm<br /> Chỉ  thị  thứ  cấp Số  lượng người mắc bệnh nghề  nghiệp liên quan đến ô nhiễm môi <br /> trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn) tại các khu vực sản xuất đơn vị tính là người, <br /> mô tả những rủi ro và tác động xấu do môi trường không khí gây ra.<br /> <br /> <br /> <br /> III.7 Các chỉ thị trong nhóm đáp ứng đối với môi trường không <br /> khí<br /> <br /> Trong bộ chỉ thị  môi trường quốc gia đang tìm hiểu có 11 chỉ  thị  trong nhóm đáp ứng <br /> trên tổng số  36 chỉ  thị. Bao gồm các biện pháp đáp  ứng có thể  hướng tới các ngành <br /> <br /> <br /> 9<br /> như  tăng hiệu quả  sản xuất năng lượng, xây dựng các tiêu chuẩn đối với các loại <br /> nguyên liệu/ chất đốt, sử  dụng  ở  cá nhà máy nhiệt điện, áp dụng các biện pháp làm  <br /> sạch môi trường không khí ... Cụ thể là các chỉ thị:<br /> Văn bản pháp luật trong quản lý môi trường<br /> <br /> Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường<br /> <br /> Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và kế  hoạch bảo vệ  môi <br /> trường<br /> <br /> Công tác thanh tra, xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT<br /> <br /> Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường<br /> <br /> Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng<br /> <br /> Kiểm soát nước thải<br /> <br /> Hoạt động quan trắc môi trường<br /> <br /> Chất thải rắn<br /> <br /> Các chỉ thị đều có liên quan đến xác định, đánh giá đáp ứng môi trường ngược trở lại  <br /> tác động.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 10<br /> Phần 4:<br /> Khả năng ứng dụng chỉ thị ở Việt Nam<br />      Hiện nay, bộ chỉ thị đang được áp dụng rộng cho các địa phương để tiếp tục hoàn  <br /> thiện bộ chỉ thị một cách hoàn chỉnh cho các lần ra bộ thông tư sau. Tuy việc đánh giá  <br /> hiện trạng môi trường theo cách này mang lại những hiệu quả nhất đinh nhưng cũng <br /> tồn tại những bất cập. Mặc dù bộ  chỉ thị  quốc gia của nước ta đã được thông qua và  <br /> ban hành nhưng bộ chỉ thị này chưa thực sự đầy đủ, chỉ có chỉ thị đánh giá chất lượng <br /> nước và chỉ  thị  đánh giá chất lượng không khí mà chưa đề  cập đến chỉ  thị  đánh giá <br /> chất lượng đất. Đặc biệt bộ  CTMT cho cấp tỉnh/thành chưa được quan tâm đề  cập <br /> nhiều. Do mục tiêu, nhiệm vụ  khác nhau và giới hạn phạm vi cũng như  độ  bao phủ <br /> của nguồn dữ liệu của mỗi tỉnh là khác nhau nên mỗi tỉnh/ thành khi muốn sử dụng bộ <br /> chỉ thị môi trường quốc gia này để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực mình cần  <br /> phải xác định lại những nội dụng quan trọng liên quan trực tiếp đến đối tượng cần <br /> đánh giá. Hơn nữa nhóm chỉ thị được lựa chọn để đánh giá cho khu vực tỉnh/ thành cần <br /> phải phù hợp với điều kiện môi trường và điều kiện kinh tế của từng địa phương và  <br /> cần phải tập trung vào các vấn đề như thời gian, phương pháp xây dựng báo cáo, cấu <br /> trúc, nội dung của báo cáo. Đây là một vấn đề  cực kì khó khăn và có tầm quan trọng  <br /> trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả đánh giá của địa phương đó. Sau đây là nội dung trình  <br /> bày về  2 mặt hạn chế   ảnh hưởng trực tiếp tới khả  năng  ứng  ứng bộ  chỉ  thị  môi  <br /> trường quôc gia của các địa phương trên toàn quốc.<br /> <br /> <br /> <br /> IV.1 Hạn chế về chất lượng bộ chỉ thị môi trường quôc gia<br /> <br /> <br />       Như  đã nêu trên các chỉ  thị  trong bộ  chỉ  thị  môi trường quốc gia để  đánh gí chất <br /> lượng cấc thành phần đất, nước, không khí còn nhiều hạn chế. Chính việc thiếu dữ <br /> liệu của các thành tố môi trường trong đánh giá hiện trạng này mà việc đánh giá chất <br /> lượng môi trường chưa thực sự bao quát và đáng tin cậy.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> IV.2 Hạn chế  về  khả  năng áp dụng bộ  chỉ  thị  môi trường quốc  <br /> gia ở các địa phương<br /> <br /> <br />      Nước ta là đất nước đang phát triển, nơi mà nguổn cơ  sở  dữ  liệu không đầy đủ,  <br /> phân tán và khó thu thập, không có kinh phí để  nghiên cứu sâu và quỹ  thời gian dành  <br /> cho công việc không nhiều. Vì vậy công tác thu thập các chỉ  thị là rất khó khăn. Hơn  <br /> nữa thực tế  hiện nay cho thấy việc lựa chọn bộ  chỉ  thị  chưa tập trung đánh giá về <br /> mức độ  sẵn có dữ  liệu, do vậy mức độ  phù hợp của các chỉ  thị  cho cấp tỉnh chưa  <br /> được đánh giá cao và ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính toán các chỉ thị và cuối cùng sẽ <br /> ảnh hưởng tới chất lượng quá trình đánh giá hiện trạng. Điều đáng lo ngại là có rất <br /> nhiều nguồn không  ổn định bao gồm các lỗi về  đo lường, lỗi do hệ  thống cũng như <br /> việc thiêu hụt dữ  liệu đối với cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố  sẽ  làm ảnh hưởng <br /> đến chất lượng Bộ chỉ thị (trong quá trình xây dựng).Để  hạn chế vấn đề  này đôi với <br /> cấp tỉnh/thành phố nên cần lựa chọn việc xây dựng Bộ CTMT nhằm phục vụ đánh giá  <br /> hiện trạng môi trường. Đồng thời cẩn tiếp tục nghiên cứu xây dựng chỉ  thị  đánh giá <br /> cụ  thể  cho môi trường đất, nước đối với cấp tỉnh/thành để  giúp cho các nhà hoạch  <br /> định chính sách có thông tin đánh giá tổng hợp hiện trạng môi trường của địa phương <br /> trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tê ­xã hội và môi trường một cách bển vững.<br /> <br /> <br /> IV.3 Hiệu quả  áp dụng chỉ  thị  vào môi trường không khí Việt  <br /> Nam<br /> <br /> <br />  Bộ  chỉ thị  môi trường quốc gia đã đáp ứng các tiêu chí quốc gia về  lựa chọn chỉ thị.  <br /> Danh sách các chỉ  thị  môi trường không khí được xây dựng trên cơ  sở  xem xét từng <br /> thành phần của chuỗi DPSIR. Có thể  coi các chỉ  thị  được nêu ra như  các vấn đề  cần  <br /> quan tâm trong phạm vi các lĩnh vực khác nhau và phù hợp với việc đánh giá tình trạng  <br /> <br /> <br /> 12<br /> ô nhiễm không khí đô thị trên bình diện quốc gia. Tuy nhiên, tại cấp độ tỉnh, huyện, ô <br /> nhiễm không khí có thể chỉ một vài ngành gây ra và không hẳn tất cả các chất ô nhiễm  <br /> lại là vấn đề đối với một tỉnh thành nhất định. Do đó sự điều chỉnh phù hợp tùy thuộc  <br /> vào cấp độ đang được xem xét mà cần thiết phải hiệu chỉnh bộ chỉ thị.<br /> <br /> Ví dụ:  Về kiểm soát ô nhiễm do khí thải<br /> Khí thải phát sinh từ từng nhà máy trong các KCN, CCN không thể được thu gom, xử <br /> lý tập trung nên hiện nay các doanh nghiệp tự  xử  lý khí thải. Vì vậy, nếu các Ban  <br /> quản lý KCN hoặc công ty nào nghiêm túc thi hành các quy định, quy chuẩn về  môi <br /> trường thì khí thải các nhà máy trongKCN đạt yêu cầu về giới hạn cho phép theo các <br /> QCVN (thí dụ phần lớn các công ty trong các KCN Vietnam – Singapore, Amata, Đồng  <br /> Nai 2, Khu chế xuất Tân Thuận, KCN Bắc Thăng Long,   các công ty xi măng Holcim, <br /> Nghi Sơn…). Ngược lại, nếu Ban quản lý KCN hoặc doanh nghiệp không thực hiện <br /> tốt các quy định pháp luật thì khí thải công nghiệp  không đạt QCVN (thí dụ  các nhà <br /> máy thép  ở  Thái Nguyên,   nhiều nhà máy xi măng  ở  Kiên Giang, Hải Dương, Ninh  <br /> Bình…) để kiểm soát, đánh giá và theo dõi hiện trạng ô nhiễm không khí tại các khu  <br /> công nghiêp trong các vùng này nhà hoạch định môi trường cần khống chế  phát thải <br /> nhờ các văn bản pháp luật dựa theo chỉ thị về đáp ứng môi trường. Sự  phát triển của  <br /> KCN, CCN là chỉ  thị  về  động lực để  xác định định hướng, kế  hoạch thực hiện các  <br /> công tác bảo vệ môi trường và đề ra phương án phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, đảm  <br /> bảo chất lượng không khí theo các quy định trong đáp ứng. Thành phần chất thải phụ <br /> thuộc vào lĩnh vực sản xuất giúp nhà hoạch định theo dõi các chỉ số áp lực môi trường,  <br /> việc đo đạc và tiếp nhận thông tin từ  quan trắc giúp đánh giá hiện trạng môi trường  <br /> khu vực đang xét, từ  đó dựa vào các chỉ  thị  về  tác động để  đánh giá môi trường một  <br /> cách hiệu quả và chính xác nhất.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 13<br />                               KẾT LUẬN<br /> <br />     Thông tư số 43/2015/TT­BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2015 và thay <br /> thế cho Thông tư số 08/2010/TT­BTNMT; Thông tư số 09/2009/TT­BTNMT và Thông  <br /> tư 10/2009/TT­BTNMT. Thông tư là cơ sở pháp lý quan trọng hỗ trợ cho công tác quản <br /> lý nhà nước về BVMT; tăng cường quản lý thống nhất thông tin, số liệu quan trắc môi  <br /> trường, cung cấp các số liệu, thông tin tin cậy về chất lượng môi trường cho công tác  <br /> hoạch định chính sách, bảo vệ môi trường.<br /> Trong bộ  chỉ  thị  môi trường Việt Nam, các chỉ  thị  đề  cập đến môi trường không khí <br /> bao gồm chỉ thị Tổng lượng chất phát thải gây ô nhiễm không khí ở một số địa điểm <br /> tiêu biểu hằng năm và tổng lượng chất phát thải gây ô nhiễm không khí do một số <br /> hoạt động gây ra thuộc các chỉ thị  áp lực; chỉ thị  hiện trạng bao gồm chất lượng môi <br /> trường, nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí tại một số các địa điểm tiêu biểu; độ <br /> ồn  ở  một số  khu vực dân cư    và khu công nghiệp; chỉ  thị  động lực là số  lượng các  <br /> phương tiện giao thông có động cơ đốt trong ngoài ra còn một số chỉ thị gián tiếp như <br /> pH và các thông số hóa học cả nước, của chất thải rắn và các chỉ thị về phát triển kinh <br /> tế xã hội và nhu cầu của con người. Khi áp dụng  bộ chỉ thị môi trường vào lĩnh vực  <br /> không khí cần xem xét trên tất cả  các nhóm chỉ  thị  bao gồm Động lực, áp lực, hiện  <br /> trạng, tác động, đáp  ứng để  đánh giá đầy đủ, chi tiết và khách quan nhất hiện trạng  <br /> môi trường theo từng khu vực. Với đặc thù phát triển không đồng đều và các điều <br /> kiện tự nhiên khác nhau trong mỗi khu vực, việc áp dụng bộ chỉ thị về không khí vào  <br /> từng địa phương  ở  Việt Nam cần trú trọng vào mục tiêu xây dựng và phát triển của <br /> địa phương.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br />       DANH MỤC THAM KHẢO<br /> <br /> 1. Thông tư 43/2015/TT­BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi <br /> trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường do bộ trưởng bộ tài nguyên môi <br /> trường ban hành<br /> <br /> 2. Thông tư số 10/2009/TT­BTNMT qui định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối <br /> với môi trường không khí, nước mặt lục địa và nước biển ven bờ<br /> <br /> 3. Tạp chí môi trường số 12/2015: Bộ chỉ thị môi trường­cơ sở dữ liệu quan trọng  <br /> để đánh giá hiện trạng môi trường<br /> <br /> 4. Thông tư  qui định về  xây dựng và quản lý các chỉ  thị  môi trường quốc gia,  <br /> 09/2009/TT­BTNMT, bộ Tài nguyên Môi trường ban hành<br /> <br /> 5. Giáo trình phân tích chất lượng môi trường, PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Văn <br /> Diệu Anh, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2016­ Chương 1: Chỉ thị môi trường và tiêu  <br /> chuẩn đánh giá chất lượng môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 15<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1