intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận cao họckhoa Quản trị kinh doanh: Bố trí nguồn nhân lực

Chia sẻ: Trần Nam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

70
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài tiểu luận trình bày 6 phần: Khái niệm và vai trò của bố trí nguồn nhân lực, tiến trình bố trí nhân sự, liên hệ thực tiễn, yêu cầu và nguyên tắc trong bố trí nguồn nhân lực. Các mô hình bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, động viên tinh thần làm việc của nhân viên,... Mời các bạn cùng tham khảo bài tiểu luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận cao họckhoa Quản trị kinh doanh: Bố trí nguồn nhân lực

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ................... TIỂU LUẬN CAO HỌC MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: Bố trí nguồn nhân lực GVHD: TS.Lê Văn Tý Nhóm thực hiện: 8 Lớp: Quản trị 210700303 Trang 1
  2. MỤC LỤC ĐỀ MỤC                                                                                                                          SỐ  TRANG MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong nền kinh tê th ́ ị  trường hiên nay, tr ̣ ước sự  biến động mạnh mẽ  của môi trường kinh doanh, tính chât khôc liêt c ́ ́ ̣ ủa sự  cạnh tranh và nhu câù  đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tât c ́ ả những vân đê này đã ́ ̀   và đang là sức ép lớn đôi v ́ ới doanh nghiêp. C ̣ ác doanh   nghiệp muốn trụ  vững, cũng như tiếp tục phát triển thì không chỉ  cần có một chiến lược kinh   doanh hợp lý mà còn phải hình thành cơ cấu tổ chức mới sao cho phù hợp với   chiến lược  ấy. Quá trình hình thành cơ  cấu tổ  chức của một doanh nghiệp   không bao giờ  có thể  phủ  định được tầm quan trọng của việc bố  trí nguồn  nhân lực.  Chris Brewster ­ học giả  hàng đầu Châu Âu về  lĩnh vực quản trị  nguồn nhân lực ­ đã nói: "Nhân sự  là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh  Trang 2
  3. nghiệp, vì thế cả trong và sau khủng hoảng, chúng ta có thể giảm chi phí lao  động nhưng hạn chế tới mức thấp nhất việc cắt giảm nhân sự”. Vâng, chỉ có  sự  bố  trí, sử  dụng nguồn nhân lực hợp lý mới giúp doanh  nghiệp đạt được   mục tiêu và các kế hoạch chiến lược. Nhưng việc bố trí nguồn nhân lực sao   cho hiệu quả lại không hề  đơn giản. Để  có cái nhìn hoàn chỉnh và toàn diện   hơn cũng như nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm 8 ­ Lớp quản   trị  210700303 chọn: “Bố  trí nguồn nhân lực” làm đề  tài tiểu luận. Hi vọng  bài tiểu luận của nhóm sẽ  cung cấp được những thông tin hữu ích và giúp  mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu khi nghiên cứu vấn đề  bố  trí nguồn nhân lực  trong doanh  nghiệp là để  hiểu sâu sắc khái niệm, vai trò và tiến trình của   bố  trí nguồn  nhân lực, từ  đó liên hệ  tới thực tiễn bố  trí, sắp xếp nguồn nhân lực trong  doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và cuối cùng là rút ra được thêm được các  bí quyết để trở thành một nhà quản trị  nhân sự giỏi. Ngoài ra với đề  tài này,  chúng tôi cũng mong muốn giúp chính bản thân cũng như  các bạn sinh viên   hiểu rõ hơn được quá trình và cách thức tuyển dụng nhận sự   ở  các doanh  nghiệp hiện nay để  đỡ bỡ ngỡ và bớt được những khó khăn khi tham gia xin   việc sau này. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Sử  dụng phương pháp tổng hợp để  đưa ra định nghĩa,  tiến trình và  vai trò bố trí nguồn nhân lực;  Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong quá trình nghiên cứu;  Sử dụng phương pháp quy nạp để tổng hợp các phần trùng lặp trong  quá trình chỉnh sửa nối ghép bài của các nhóm viên. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trang 3
  4.  Đối tượng nghiên cứu: Bố trí nguồn nhân lực.  Phạm vi nghiên cứu: Xung quanh nội dung bố trí nguồn nhân lực. 5. KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN Nội dung chính của bài tiểu luận gồm có 6 phần:  Khái niệm và vai trò của bố trí nguồn nhân lực.  Tiến trình bố trí nhân sự.  Liên hệ thực tiễn.  Yêu cầu và nguyên tắc trong bố trí nguồn nhân lực.  Các mô hình bố trí nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.  Động viên tinh thần làm việc của nhân viên. NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VÀ BỐ  TRÍ  NGUỒN NHÂN LỰC Trang 4
  5. 1.1. Khái niệm và vai trò của Nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm  Theo Beng (Fischer & Dornhusch, 1995), nguồn nhân lực được hiểu là  toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại  thu nhập trong tương lai.   Còn theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), nguồn nhân lực lại là tổng thể  các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia   một công việc lao động nào đó.  Kinh tế  phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ  phận dân số  trong độ  tuổi quy định có khả  năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được  biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ  tuổi  lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể  huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn,  kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng  số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc  đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai  mặt: số  lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số  được  tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những  người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là  những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ  tuổi lao  động quy định nhưng đang đi học…  Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị  có thể  hiểu: Nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố  số  lượng,chất lượng và cơ  cấu phát triển người lao động nói chung cả   ở  hiện   tại cũng như  trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ  chức, mỗi địa phương,   mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Trang 5
  6. 1.1.2. Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự  phát triển   kinh tế ­ xã hội  hiện nay Mối quan hệ  giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế  thì nguồn lao  động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế  trong  các nguồn lực để phát triển kinh tế. Theo nhà kinh tế người Anh, William Petty cho rằng “Lao động là cha,  đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất” ; C.Mác cho rằng “Con người là yếu  tố  số  một của lao động sản xuất”. Trong truyền thống Việt Nam xác định  ''Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Nhà tương lai Mỹ  Avill Toffer  cũng  nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta "Tiền bạc tiêu mãi cũng   hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không  những không mất đi mà còn lớn lên" (Power Shift­Thăng trầm quyền lực­  Avill Toffer).   Thứ   nhất  là,  nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính  quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế­ xã hội. Nguồn nhân  lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và   tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở  vật chất  kỹ  thuật, khoa học công nghệ… có mối quan hệ  nhân quả  với nhau, nhưng   trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát   triển kinh tế  ­ xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn  nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó   không bị  cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử  dụng hợp lý, còn các  nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ  là yếu tố  có hạn và chỉ  phát huy   được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy,   con người với tư  cách là nguôn nhân lực, là chủ  thể  sáng tạo, là yếu tố  bản   Trang 6
  7. thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết  định quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội. Ngày nay một quốc gia có thể   không giàu về  tài nguyên, điều kiện  thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh   và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện: ­ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn. ­ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. ­ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông   đảo. ­ Bốn  là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.  Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố  quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi   căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao   động thủ  công là phổ  biến sang sử  dụng một cách phổ  biến sức lao động  được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên  tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó  là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH ­ HĐH rút ngắn, tiếp  cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế ­ xã hội còn thấp, do đó   yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết  định tới sự thành công của sự nghiệp CNH ­ HĐH đất nước và phát triển bền  vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực  làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.  Thứ  ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để  rút ngắn  khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  và đẩy nhanh sự  nghiệp  CNH ­ HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững. Trang 7
  8.  Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh  tế quốc tế.  Quá trình hội nhập vào nền kinh tế  khu vực và   quốc tế, nguồn nhân  lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam  đang đứng   trước nhiều thách thức lớn. 1.2. Khái niệm và vai trò của Bố trí nguồn nhân lực 1.2.1. Khái niệm Bố trí nguồn nhân lực là tìm kiếm nguồn nhân lực về nhân sự để bố trí  vào bộ máy của doanh nghiệp cho thích hợp. 1.2.2. Vai trò   Từ  việc phân tích vai trò của nguồn nhân lực ta có thể  thấy bố  trí  nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong sự hình thành  và phát triển cuả bất cứ một doanh nghiệp hay tổ chức nào. Bố trí và sử dụng  nhân sự giúp tạo lập sức mạnh thống nhất cho tổ chức và các nhóm làm việc,  phát huy được sở trường của mỗi người và từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu suất   làm việc.   “Một tổ chức/ doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình  bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm  và sự  khéo léo của họ  nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Bố  trí nguồn  nhân lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh   nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng kết  quả  hoạt động cũng như  phát triển năng lực của họ.” (theo A. J. Price trong   Human Resource Management in a Business Context – Vấn đề quản lý nguồn   nhân   lực   trong   bối   cảnh   kinh   doanh,   báo   International   Thomson   Business  Press, tái bản lần 2 năm 2004). Trang 8
  9. 2. TIẾN TRÌNH BỐ TRÍ NHÂN LỰC Tiến trình bố trí nguồn nhân lực theo 8 bước chính sau:  Bước 1: Lập kế hoạch bố trí nhân sự. ­ Lập kế hoạch cho yêu cầu tương lai. ­ Kế hoạch cân đối giữa yêu cầu hiện có và cần có. ­ Kế hoạch tổ chức tuyển dụng chọn nhân sự, cho thôi việc. ­ Kế hoạch chất lượng nhân sự.  Bước 2: Tổ chức tuyển dụng. ­ Diễn giải chức danh công việc mà nhà quản trị cần tuyển dụng. ­ Đề  ra các tiêu chuẩn tuyển dụng: khả  năng, tính cách, cá nhân, trình  độ. Trang 9
  10. ­ Việc tuyển chọn  nhân sự cho các đơn vị trong trường phải đảm bảo   các nguyên tắc và các yêu cầu sau: + Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. +   Có   trình   độ   chuyên   môn,   nghiệp   vụ,   tương   xứng   với   công   việc,  nhiệm vụ được giao. + Có  đủ   sức khỏe, có nguyện vọng phục vụ lâu dài, gắn bó với   đơn  vị và Nhà trường. ­ Nguồn tuyển dụng:  ưu tiên cho các nhân sự  đang phục vụ  trong tổ  chức hoặc đang ở địa phương có tổ chức đang hoạt động. ­ Thông báo tuyển dụng qua các phương tiện truyền thông đại chúng. ­ Tổ  chức phòng  ốc, nhân sự  phụ  trách bộ  phận tuyển dụng.   Thông  thường, người tiến hành tuyển dụng thường là một hội đồng bao gồm các  thành viên sau đây: Giám đốc doanh nghiệp; Trưởng phòng nhân sự; Chuyên  gia trong lĩnh vực cần tuyển; Nhân sự  sẽ  phụ  trách trực tiếp nếu  ứng viên  trúng tuyển; Nhân viên thuộc phòng nhân sự làm thư ký; Thời gian, địa điểm  tiến hành tuyển dụng: ­ Lựa chọn thời gian, địa điểm phù hợp, thuận lợi cho buổi tiến hành   tuyển dụng cũng là việc làm mà nhà tuyển dụng phải cân nhắc kỹ  càng. Để  ứng cử viên phải chờ đợi quá lâu, địa điểm tiến hành tuyển dụng không được  sạch sẽ  hoặc không được chuẩn bị  chu đáo… sẽ   ảnh hưởng tới chất lượng   trong cuộc thi của ứng cử viên. ­ Ngoài ra, việc tổ chức tốt một buổi tuyển dụng thể hiện ở một phong   cách làm việc chuyên nghiệp; sự chuẩn bị chu đáo cũng là cách tiếp thị, quảng   cáo hình ảnh doanh nghiệp của bạn ra bên ngoài.  Bước 3: Chọn nhân sự. ­ Xem xét đơn xin việc. Trang 10
  11. ­ Phỏng vấn, sang lọc hồ sơ. + Kiểm tra hồ   sơ, những hồ  sơ  không đúng thủ tục, yêu cầu cá nhân  bổ sung đủ thủ tục theo qui định (theo thông báo tuyển dụng, hồ   sơ được các  cấp có thẩm quyền. + Xác nhận, riêng sơ   yếu lý lịch và giấy khám sức khoẻ  có thời gian  chứng nhận không được quá 01 tháng).  + Nếu  đủ  tiêu chuẩn thì  đưa vào danh sách sơ  tuyển, nếu không  đủ  tiêu chuẩn thì thông báo trả lại hồ sơ cho ứng viên. + Hội đồng sơ  tuyển của các đơn vị  kiểm tra trình độ    của người dự  tuyển bằng các phương pháp sau đây thông qua chấm điểm:  Kiểm tra trình độ qua các văn bằng chứng chỉ, qua kết quả   học tập,  qua nhận xét của các trường lớp hiện có trong hồ sơ cá nhân.  Kiểm tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp người xin việc về: ý thức  nghề  nghiệp, về  khả  năng  ứng xử, về  hoàn cảnh gia đình, về  nguyện vọng   của bản thân...  Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm.  Kiểm tra trình độ  nghiệp vụ, chuyên môn bằng trả  lời vấn đáp trực  tiếp hoặc ra câu hỏi trả lời trên giấy.  Bước 4: Thử việc và định hướng. Ứng viên sau khi trúng tuyển được giao việc để làm thử.  Bước 5: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp. ­ Có 3 kĩ năng để  đào tạo huấn luyện nhân sự: Kỹ  thuật; Quan hệ đối  xử; Giải quyết vấn đề Trang 11
  12. ­ Phát triển nghề  nghiệp: sự  phát triển nghề  nghiệp chủ  yếu là sự  chuẩn bị của cấp quản trị đối với những biến động sẽ tới, bằng cách làm cho  khả năng và nguyện vọng của cá nhân phù hợp với nhu cầu của tổ chức.  Bước 6: Đánh giá công việc và thành quả. Việc đánh giá có thể  thực hiện không chính thức qua xem xét theo dõi  công việc hàng ngày, hoặc chính thức tổ chức đánh giá trên công việc.  Bước 7: Điều động nhân sự. ­ Giúp nhân viên thăng tiến. ­ Chuyển công tác. ­ Đưa họ xuống một chức vụ thấp hơn nếu năng lực kém.  Bước 8: Thôi việc. Các trường hợp thôi việc chính: từ chức, từ nhiệm, sa thải và giảm biên  chế, về hưu hoặc mất việc do công ty giải thể 3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Sau đây là hình thức thông báo tuyển dụng của một số  doanh nghiệp  Việt Nam hiện nay: TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM CẦN TUYỂN NHÂN SỰ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Sơ lược về công ty: ­ Tập đoàn Tài Chính Cathay có gần 50 năm hoạt động thành công trong lĩnh   vực Ngân hàng, đầu tư  tín dụng, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ.  Tập đoàn Được xếp hạng thứ 291 trong 500 Công ty lớn nhất thế giới. ­ Tập đoàn tài chính Cathay là một công ty cổ  phần tài chính vững mạnh và  lớn nhất Đài Loan với tổng tài sản đến năm 2009 là 134 tỷ đô la Mỹ. ­ Tập đoàn tài chính Cathay chính thức thành lập Công ty TNHH BHNT Cathay   Trang 12
  13. Việt Nam, là Công ty Châu Á đầu tiên được Bộ tài chính cấp phép hoạt động  trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Kế  thừa lịch sử  gần 50 năm hoạt động  thành công trong lĩnh vực kinh doanh, với tiêu chí  hoạt động của Công ty   “Luôn tôn trọng khách hàng, hướng tới một dịch vụ hoàn hảo” Cathay tiếp tục  duy trì chính sách kinh doanh ổn định vững mạnh, dịch vụ bảo hiểm tài chính  toàn diện trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh khu vực Châu Á. Tiêu chí hoạt động:  ­ Bước đầu, chúng tôi sẽ  tập trung xây dựng đội ngũ đại lý xuất sắc (trọng  tâm là những đại lý toàn thời gian và chuyên nghiệp). Bên cạnh đó, với ban   lãnh đạo xuất xắc, chúng tôi sẽ  vận dụng 45 năm kinh nghiệm  ở  Đài Loan  một cách tốt nhất trong việc tiếp thị và thiết kế nên những sản phẩm độc đáo  nhằm từng bước tạo một bản sắc riêng của Cathay Life trên thị  trường Việt  Nam. ­ Bước tiếp theo, chúng tôi sẽ  mở rộng kinh doanh đến những nhân viên của   các  công  ty   Đài   Loan  tại   Việt  Nam.  Ngoài  ra,  với   đà  tăng  trưởng   của  thị  trường, chúng tôi cũng sẽ mở rộng bảo hiểm nhóm và bảo hiểm liên kết ngân  hàng bằng cách cộng tác với Ngân hàng Indovina ( IVB) và ngân hàng Cathay   United (Việt Nam) và khách hàng của họ. Thông điệp từ công ty: Trong tương lai, chúng tôi tin tưởng sẽ nhân đôi thành  công của chiến lược tác động kép hai mũi nhọn “Bảo hiểm + Ngân hàng” từ  tập đoàn tài chính Cathay Đài Loan để trở thành định chế tài chính vững mạnh   và đáng tin cậy nhất ở Việt Nam. Website: http://www.cathaylife.com.vn THÔNG TIN VIỆC LÀM Vị trí tuyển dụng: Nhân Viên Bộ Phận Tuyển Dụng Nhân sự. Ngành   nghề:  Hành   chính/Thư   ký/Biên   phiên   dịch/Nhân   sự/Pháp   lý/Kinh  doanh/Bán hàng/Bán sỉ lẻ. Mã công việc: CTVKD Số lượng: 5 Giới tính: Nam – Nữ Tuổi: 20 ­ 40 Bằng cấp: Trung cấp trở lên Địa điểm: Hà Nội – Việt Nam Hình thức: Nhân viên chính thức Cấp bậc: Mới đi làm Loại hình: Toàn thời gian ­ Bán thời gian. Mức lương: 200 USD ­ 300 USD Phụ cấp khác: ­ Cơ  hội được làm việc  ổn định, lâu dài. Môi trường làm việc năng động,  Trang 13
  14. chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến rõ ràng. ­ Chế độ lương, thưởng cao, phù hợp khả năng, năng lực. ­ Các chế độ lao động khác theo Quy chế của công ty. ­ Nghỉ Thứ 7, Chủ Nhật và các ngày lễ khác. ­ Được huấn luyện các kỹ năng nghiệp vụ. Hạn nộp hồ sơ: 30/06/2011 MÔ TẢ CÔNG VIỆC Mô tả công việc:  ­ Tổ chức tuyển dụng nhân sự toàn công ty theo quy trình tuyển dụng tại công   ty. ­ Thực hiện các công tác liên quan đến đào tạo nhân viên tại công ty theo quy  trình đào tạo. ­ Theo dõi đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo yêu cầu của trưởng   phòng. ­ Tuyển dụng nhân sự trực tiếp cho phòng kinh doanh. ­ Sắp xếp, quản lý hồ sơ nhân sự, trực tiếp đào tạo nhân viên mới (Nhân viên  sẽ được công ty tổ chức đào tạo miễn phí trước khi tiếp nhận công việc). ­ Lên kế hoạch hoạt động trong tuần và báo cáo với cấp trên. Kỹ năng công việc: ­ Tốt nghiệp từ Trung Cấp trở lên. ­ Yêu thích kinh doanh, ngoại hình ưa nhìn, giao tiếp tốt, tự tin, năng động ­ Có khả năng quản lý đội nhóm, hoạch định chiến lược kinh doanh, chịu được  áp lực cao trong công việc, có tinh thần cầu tiến. ­  Ưu tiên tốt nghiệp các chuyên ngành Quản trị  kinh doanh, Marketing, Quản  trị nguồn nhân lực. Thời gian làm việc: Giờ hành chính. Thời gian thử việc: Nhận việc ngay. Kinh nghiệm: Chưa có kinh nghiệm. Cơ hội huấn luyện: ­ Được tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu trong nghiệp vụ của công ty. ­ Được tham gia vào các kỳ nghỉ, picnic, tour du lịch hàng năm. ­ Lương thưởng trả xứng đáng theo năng lực và khả năng làm việc. Trang 14
  15. ­ Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp và công bằng. ­ Được làm việc, tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và hiện đại. Phúc lợi: Được du lịch trong và ngoài nước. Ngày nghỉ: Làm việc từ  thứ  2 đến thứ  6, nghỉ  thứ  bảy ­ chủ  nhật, ngày lễ,   ngày tết. THÔNG TIN HỒ SƠ ­ Đơn xin việc làm. ­ Sơ yếu lý lịch. ­ 1 Bản sao hộ khẩu (photo công chứng). ­ 2 CMND và các bằng cấp có liên quan (photo công chứng). ­ 3 ảnh 3x4. ­ Giấy khám sức khỏe. * Lưu ý: hồ sơ photo phải có công chứng, chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ. THÔNG TIN LIÊN HỆ Công ty: TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM Tên liên lạc: Mr. Cường E­mail: ngoccuongvu127@gmail.com Điện thoại: 0986.140.401 /0985.101.231 Địa chỉ: Phòng Nhân sự  ­ Tầng 12 Tòa Nhà Ladeco 266 Đội Cấn ­ Ba Đình ­  Hà Nội. 4. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC TRONG BỐ TRÍ NGUỒN NHÂN  LỰC 4.1. Yêu cầu Tục ngữ  Việt Nam có câu: “Quý hồ  tinh bất quý hồ  đa” có nghĩa là ít  người nhưng giỏi, tinh xảo còn hơn là nhiều người mà năng lực kém. Khi bố trí nhân sự vào bộ máy của doanh nghiệp cần lưu ý bố  trí đúng  người, đúng việc, đúng chức năng và phải gọn nhẹ đạt hiệu quả cao. Có như  vậy mới mong đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Trang 15
  16. Trong quá trình bố trí nguồn nhân lực ta cần căn cứ vào chiến lược kinh  doanh của doanh nghiệp, căn cứ  vào quy mô kinh doanh, căn cứ  vào thực  trạng thị trường lao động, và quan trọng hơn là căn cứ vào thực trạng nguồn  nhân lực hiện có của doanh nghiệp để  xác định xem doanh nghiệp ta cần có  bao nhiêu cán bộ  và nhân viên cho các chức danh cụ  thể? với những tiêu  chuẩn gì? vào thời điểm nào chúng ta sẽ  cần? Và do vậy, nhà lãnh đạo phải   biết trù tính để  trả  lời câu hỏi làm thế  nào để  có được những nhân sự  phù  hợp? Và làm thế  nào để  mỗi nhân viên và cán bộ  chúng ta có phát huy hết  năng lực sở trường của họ?...v.v… Như vậy, có thể thấy bốn yêu cầu cơ bản cần đạt được trong bố trí và  sử dụng nhân sự là:  Đảm bảo đúng số lượng: đảm bảo đủ số lượng lao động theo cầu  của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tránh tình trạng thừa hoặc thiếu   nhân lực. Đối với doanh nghiệp, bài toán đảm bảo số  lượng nhân lực là cơ  bản nhất.    Đảm bảo đúng người: đảm bảo sử  dụng lao động đúng với năng  lực, sở trường và nguyện vọng của người lao động. Người lao động được bố  trí sai sở trường của họ thì sẽ  ảnh hưởng đến năng suất lao động. Hơn nữa,   trong xã hội hiện đại nguyện vọng của người lao động cũng cần được chú ý  nhằm tạo ra động lực cho họ trong quá trình lao động.  Đảm bảo đúng nơi, đúng chỗ: đúng theo yêu cầu của quá trình kinh  doanh, đúng theo nhu cầu của bộ  phận sử  dụng lao động. Trong các doanh  nghiệp quy mô lớn thì vấn đề lao động được sử dụng không đúng nơi thường   xuyên xảy ra hơn, tức là các bộ  phận trong doanh nghiệp bị  ép sử  dụng lao   động từ trên xuống;  Đảm bảo đúng thời hạn: có nghĩa là phải đảm bảo tính mềm dẻo  và linh hoạt trong sử  dụng lao động. Việc sử  dụng lao động phải đảm bảo  Trang 16
  17. tránh các đột biến về  nhân lực trong quá trình kinh doanh do các yếu tố  hưu   trí, bỏ  việc… Hoặc trong nhiều trường hợp cần đa dạng hoá các loại hình  hợp đồng nhằm tiết kiệm chi phí nhân công đối với các doanh nghiệp mà  hoạt động mang tính thời vụ.  4.2.  Nguyên t   ắc   Nguyên tắc 1: Bố trí và sử dụng nhân sự phải có trù tính trước. Doanh nghiệp cần phải có quy hoạch cụ  thể  trong bố  trí và sử  dụng   nhân sự để đảm bảo bố trí đúng người đúng việc. Quy hoạch cán bộ chính là  việc xác định trước những người có khả  năng đảm nhiệm những trọng trách  trong những thay đổi nhân sự  sắp có của doanh nghiệp. Đa phần các trù tính  được tiến hành ngầm và không công khai. Lặng lẽ là một kỹ xảo và thể hiện  trí tuệ  của nhà quản trị. Điều này là rất quan trọng để  đảm bảo chính sách  quy hoạch cán bộ thành công bởi vì có thể nói cả thế giới này đều bị cho phối   bởi tình cảm. Ngược lại, trên thực tế, nếu nhà lãnh đạo để người khác ý thức   được sự  quan tâm của mình đến những người thất bại thì bạn sẽ  cứu được  tính mệnh của họ trong vô tri vô giác. Ngoài ra, trong quy hoạch cán bộ  cũng  cần chú ý đến những nhân vật quyền uy đứng đằng sau thao túng tinh thần  của họ nhằm tránh những trục trặc và rào cản.  Xuất phát từ nguyên tắc này, quá trình sử dụng nhân sự  phải đảm bảo  có mục đích. Theo đó, doanh nghiệp cần thiết lập được cho mỗi người một   mục đích cần đạt đến trong mỗi thời kỳ. í tưởng dùng người là rất quan trọng   vì nó có tính động viên nhân sự rất cao. Sử dụng nhân sự đúng mục đích ảnh   hưởng đến sự  trưởng thành của từng nhân viên và liên quan đến ích lợi của   từng nhân viên và đóng góp của họ đối với doanh nghiệp. Cũng cần lưu ý là   phải biết mạnh dạn trong bố trí và sử dụng nhân sự. Nhân sự giỏi là kết quả  của quá trình bồi dưỡng mà nên, cần mạnh tay sử dụng nhân viên để họ xông   pha trong thực hiện những công việc nhiều thách thức. Dùng người mạnh dạn  Trang 17
  18. là phải biết phá bỏ  các khuôn thước cũ. Thực trạng thị  trường lao động của  Việt Nam hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải mạnh dạn sử dụng nhân sự  trẻ. Sử dụng nhân sự  trẻ chính là sử dụng họ khi đang ở thời kỳ  trai trẻ tinh  lực thịnh vượng. Muốn làm được tốt điều này, nhà lãnh đạo cần phải đặt bài  toán rõ ràng về đóng góp của từng nhân viên. Nếu nhân viên lập được những   công lớn thì đừng cố đi tìm những sai sót vặt vãnh của họ. Việc đề bạt cán bộ  nhanh hay chậm không chỉ  dựa vào một căn cứ. Trong nhiều trường hợp   doanh nghiệp hoàn toàn có thể đề bạt vượt cấp. Cuối cùng, khi dự  trù nhân sự, doanh nghiệp cần phải tính toán trước  về  số  lượng và chất lượng. Ngoài năng lực chuyên môn, bố  trí và sử  dụng   nhân sự phải coi trọng phẩm chất đạo đức. Phẩm chất cá nhân của nhân viên  là điều cần lưu tâm trong bố trí và sử dụng nhân sự. Ngoài các tiêu chuẩn về  chuyên môn, doanh nghiệp cần sử dụng các tiêu chuẩn về tinh thần tiết kiệm,  ý   thức   tập   thể,   tính   liêm   khiết   trung   thực,   mức   độ   cam   kết   với   doanh   nghiệp… Sử  dụng được những người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ  giúp   doanh nghiệp giữ được thế ổn định lâu dài và chiêu mộ được nhiều người tài.  Nguyên tắc 2: Bố trí và sử dụng nhân sự theo lôgíc hiệu suất hay   phải đảm bảo tính khoa học của tổ chức lao động. Việc bố  trí và sử  dụng nhân sự  phải căn cứ  vào hiệu suất công việc   phải đạt được. Các cá nhân phải làm tăng hiệu suất của tập thể, vì vậy cần   phải đúng người, đúng việc, và phải tạo lập được các ê kíp làm việc phụ  thuộc và hỗ  trợ  lẫn nhau. Cũng theo đó, nguyên tắc trong định biên và bố  trí  nhân sự  phải là bố  trí người theo yêu cầu của công việc. Để  đảm bảo hiệu  suất, việc bố trí và sử dụng lao động do vậy phải đảm bảo các nguyên tắc: ­ Đảm bảo tính chuyên môn hoá, thống nhất quy trình nghiệp vụ  trên  toàn hệ thống doanh nghiệp; Trang 18
  19. ­ Đảm bảo tính hợp tác giữa các cá nhân và nhóm. Trên nguyên tắc đó,  mục tiêu, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, vị trí, bộ phận trong doanh  nghiệp phải được xác định rõ ràng; ­ Đảm bảo có tầm hạn quản trị  phù hợp. Thực hiện theo nguyên tắc   này, việc bố trí cán bộ phải đảm bảo phù hợp với năng lực của nhà quản trị,   năng lực của nhân viên, các điều kiện cơ  sở  vật chất hỗ  trợ  quá trình làm  việc, hệ thống thông tin… Nếu vi phạm nguyên tắc này, doanh nghiệp có thể  rơi vào tình trạng quá tải quản lý hoặc lãng phí nguồn nhân lực. ­ Bố  trí và sử  dụng nhân sự  do vậy phải xuất phát từ  hiện thực của   doanh nghiệp và năng lực của nhân viên. Sự  thành công của mỗi con người  đều   có   quan   hệ   chặt   chẽ   đến   môi   trường   của   nó,   trong   tình   huống   bình  thường hoàn cảnh hiện thực có thể  trở  thành điều kiện và cũng có thể  trở  thành vật cản cho sự thành công của nhân viên. Do đó dẫn dắt nhân viên xây  dựng con đường trưởng thành và cống hiến phải căn cứ  vào hoàn cảnh thực   tế là điều rất có ý nghĩa. ­ Tiếp theo, nhà lãnh đạo cần biết tính toán phân loại nhân viên theo các   cấp độ nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp và năng lực của nhân viên.  Bố  trí và sử dụng nhân sự như vậy phải căn cứ đúng vào sở trường và các tố chất   khác nhau của mỗi người để tính toán các cấp độ sử dụng, cũng như mức độ  mà mỗi người có thể đạt đến. Việc đánh giá chính xác nhân viên do vậy cũng   tỏ ra rất quan trọng. Nhà quản trị phải có tinh thần tỉnh táo, sâu sắc và có năng  lực đánh giá khách quan khi dùng người theo các cấp độ. ­ Hơn nữa, việc bố trí và sử dụng nhân sự theo nguyên tắc hiệu suất sẽ  yêu cầu doanh nghiệp sử  dụng nhân viên theo đúng trình độ  của họ  (Dùng  người theo học thức). Điều cơ bản cần lưu ý là học thức của một con người   luôn thay đổi theo quá trình học tập và tu dưỡng của họ. Như  vậy, với mỗi  nhân viên muốn được người khác sử dụng mình thì phải không ngừng gia tăng  tri thức. Nhà quản trị  do vậy cũng phải biết vạch ra lộ  trình phấn đấu tu   Trang 19
  20. dưỡng cho từng cá nhân để có thể sử dụng họ vào các công việc thích hợp tại   các thời điểm khác nhau. ­ Ngoài ra, doanh nghiệp cần quán triệt bố trí và sử dụng nhân sự phải   gắn với chức vụ.Cách dùng người phải căn cứ vào năng lực của họ để cho họ  một chức danh. Một nhà quản trị  nhân sự  giỏi phải biết căn cứ  vào tài năng   cao thấp của nhân viên để cất nhắc họ vào những chức vụ thích hợp, căn cứ  vào đạo đức phẩm chất của họ để xác định vị trí của họ. Vật dụng không thể  chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá tác dụng, nhưng với mỗi con người nếu không  dành cho họ một chức danh phù hợp thì sẽ không thể có được. Như vậy, mỗi   cá nhân trong doanh nghiệp cần phải có được danh và phận cho riêng mình. ­ Cuối cùng, bố  trí và sử  dụng nhân sự  phải cân nhắc giữa lợi ích cá   nhân và lợi ích tập thể. Khi bố trí và sử dụng nhân viên cần phải lấy nguyện  vọng và lợi ích của đa số  làm mục đích. Theo đó, nhà quản trị giỏi phải thực  hiện đồng thời hai xu hướng: xu hướng thứ  nhất là không quá hẹp hòi với  người thân thuộc và người có quan hệ, xu hướng thứ hai là cũng không được  phép mang chức vụ ra làm vật thay cho tình cảm để  tặng người. Tuyển nhân  viên phải đảm bảo thực hiện có chức vụ  mới tuyển người chứ không nên vì   cá nhân nào đó mà đặt ra các chức vụ. Thực chất là bố  trí người theo công   việc chứ không bố trí chức vụ theo con người. Nhà quản trị khi bố trí nhân sự  phải chú trọng cân nhắc để tránh xuất phát từ cá nhân mà làm hại lợi ích tập   thể. Hơn thế, cần phải thấy rõ ràng là không nhất thiết phải sử dụng người   có quan hệ  mật thiết với mình để  hoàn thành những công việc quan trọng.  Người có ý kiến cùng với lãnh đạo chưa hẳn đã dùng được, và cũng chớ loại  bỏ ngay những người có ý kiến trái ngược. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0