YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận chỉ thị môi trường tỉnh Hưng Yên
291
lượt xem 40
download
lượt xem 40
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sự phát triển về kinh tế cũng như sự phát triển về con người mang lại sự hưng thịnh và bình yên cho tỉnh đúng như tên gọi của tỉnh là Hưng Yên. Song chính những sự phát triển đó cũng tạo áp lực với môi trường nước làm ảnh hưởng đến hiện trạng, chất lượng nguồn nước của tỉnh. Nguồn nước ô nhiễm con người và sinh vật cũng bị tác động xấu. Chính quyền, cơ quan các cấp có thẩm quyền các cấp và chính từng người dân Hưng Yên đã đang và sẽ tìm biện pháp giảm...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận chỉ thị môi trường tỉnh Hưng Yên
- Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Phương MSSV: DTK1051050021 Lớp: 46Y Trường: ĐH KTCN Thái Nguyên Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Bích Thảo 1
- MỞ ĐẦU Hưng Yên là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng động lực phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa vùng B ắc Bộ và cả nước; có những điều kiện thuận lợi để phục vụ cho sự phát tri ển chung nh ư về vị trí địa lý, có các tuyến đường giao thông quan trọng là quốc lộ 5, quốc lộ 39, quốc lộ 38..., điều kiện tự nhiên thuận lợi... Tỉnh Hưng Yên được bao bọc bởi sông Hồng (64km) và sông Luộc (28 km) nên có nguồn nước ngọt dồi dào, nguồn nước mặt phong phú, ch ưa kể hệ thống kênh rạch, ao hồ của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh cũng có những mỏ nước ngầm rất lớn, nhất là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị và đời sống nhân dân trong tỉnh mà còn cung cấp lượng lớn cho các địa phương lân c ận. Ngu ồn tài nguyên nước của tỉnh có thể nói là phong phú nh ưng n ếu không bi ết khai thác sử dụng hợp lý thì nước sạch sẽ mau chóng chở thành vấn đề bức xúc trong nhân dân và gây khó khăn cho các cơ quan quản lý của tỉnh Hưng Yên. Cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Hưng Yên cũng bắt nhịp với sự phát triển đó và trở thành một tỉnh có ch ỉ số phát tri ển kinh t ế cao. Nh ưng hiện nay môi trường nước là một vấn đề đáng phải quan tâm của Hưng yên.Sự phát triển tạo áp lực, hiện trạng môi trường nước cũng diễn biến ngày một xấu đi. Vậy làm thế nào để bảo vệ được tài nguyên nước? Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho nhân dân, nước dùng cho sản xuất? Đó là những câu hỏi đặt ra cần có phương hướng giải quy ết đối v ới lãnh đạo vầ người dân Hưng Yên. Động lực phát triển – nguồn gây ô nhiễm nước tại Hưng 1. Yên 2
- * Dân số Với dân số là 1.132.285 người (số liệu năm 2010) và diện tích 923,09 km2. Mật độ dân số là 1.223 người/km2. Hưng Yên được đánh giá là một tỉnh có mật độ dân số rất cao so với các tỉnh trên cả nước. Dân số cao dẫn đến lượng nước được sử dụng cũng lớn tạo ra nước thải sinh hoạt lớn. Dân số cao còn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh t ế khác. Các ngành công nghiệp dù ít hay nhiều cũng cần sử dụng nước tạo nguồn nước thải công nghiệp trong tỉnh. * Nước sử dụng trong nông nghiệp: Hưng Yên với đặc trưng là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, cũng không có biển; địa hình tương đối bằng phẳng; được bao b ọc b ởi sông Hồng và sông Luộc nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào ( sông H ồng có lưu lượng dòng chảy 6.400 m3/s). Điều kiện thuận lợi nên sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế lớn của tỉnh từ thời xa xưa. Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 59.226 ha, cây hàng năm 55,645 ha (chiếm 91%) còn lại là cây trồng lâu năm, nuôi trồng thủy sản và đất sử d ụng cho nh ững mục đích khác. Nông dân Hưng yên trồng chủ yếu là lúa nước, nuôi trồng hoa màu nên lượng nước dùng cho nông nghiệp là không nhỏ. Sự phát triển nông nghiệp kéo theo lượng thuốc trừ sâu phân hóa học đưa vào nguồn n ước càng lớn. Trung bình 20-30% thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không được cây trồng hấ p thụ sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tĩnh lũy trong đất gây ô nhi ễm nguồn n ước, đất. Ngành chăn nuôi cũng là nguồn sinh ra nước thải trên địa bàn tỉnh. * Sự phát triển của ngành công nghiệp tại Hưng Yên Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh gây áp lực nặng nề với tài nguyên nước của vùng. 3
- Đến nay trên địa bàn tỉnh 13 KCN với tổng diện tích 3.684,6ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch t ổng th ể phát triển các KCN cả nước, trong đó có 04 KCN đã đi vào hoạt đ ộng, ti ếp nhận dự án đầu tư, bao gồm: - Khu công nghiệp Phố Nối A: do Công ty Quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư, giai đoạn I có quy mô diện tích 390ha, đi vào hoạt động từ năm 2003, đến nay đã tiếp nh ận 114 dự án đ ầu t ư, t ỷ lệ lấp đầy đạt 80,5%; giai đoạn mở rộng có quy mô 204,8 ha đang được tiến hành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. - KCN Dệt may Phố Nối (thuộc KCN Phố Nối B): do Công ty C ổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối làm chủ đầu tư, giai đoạn I có quy mô khoảng 25,17ha, đi vào hoạt động từ năm 2004, đã ti ếp nh ận 11 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; giai đoạn II có quy mô 94,34ha, chủ đầu tư đang tiến hành san lấp mặt bằng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN. - KCN Thăng Long II (thuộc KCN Phố Nối B): do Công ty TNHH KCN Thăng Long II làm chủ đầu tư, giai đoạn I có quy mô di ện tích 219,6ha, đi vào hoạt động từ năm 2009, đến nay đã ti ếp nh ận 32 d ự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 71,22%; giai đoạn mở rộng có quy mô 125,6ha đang được chủ đầu tư tiến hành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. - KCN Minh Đức: do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng VNT làm chủ đầu tư với quy mô 198ha, hiện tại do chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa được bàn giao đất nên chưa triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN. Tại KCN Minh Đức có 22 dự án đầu tư đã được UBND tỉnh cấp phép và cho thuê đất trước khi thành lập KCN, với diện tích đất đã cho thuê là 38,7ha, đạt 28,5% diên tich đât công nghiêp có thể cho thuê của ̣́ ́ ̣ cả KCN. Sự phát triển công nghiệp là động lực lớn cho sự phát triển tỉnh nhà nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm nước nghiêm trọng cho nguồn nước của tỉnh. 4
- * Nước thải từ các làng nghề: Tại Hưng Yên có 33 làng nghề,mỗi làng nghề dao động từ 400 đến 700 hộ sản xuất, trong đó phải kể đến : Nghề làm tương Bần, Làng ngh ề đúc đồng, Làng nghề thuộc da Liêu Xá-Yên Mĩ, làng ngh ề ch ế biến dong ri ềng xã Tứ Dân- Khoái Châu, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo – Văn Lâm... Tất cả các làng nghề đều mang lại nguồn thu không nhỏ cho người dân, góp phần cho sự phát triển của tỉnh. Song sự phát triển cũng mang lại h ạn chế chính là mỗi làng nghề lại có những loại nước thải có tính chất đặc thù làm ô nhiễm nguồn nước. 2. Những động lực phát triển tạo áp lực lớn đến ngu ồn nước đ ịa phương - Dân số là 1.132.285 người. Trung bình mỗi người sử dụng khoảng 100 dm3/ngày và nước thải chiếm khoảng 80% nguồn nước sử dụng. Do đó nước thải sinh hoạt là khoảng 90.500 m 3. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần hữu cơ và vi khuẩn. Dẫn đến hàm lượng BOD, COD, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, ngoài ra nước thải loại này còn chứa vi khuẩn Coliform. Nước th ải sinh hoạt cần được tập chung xử lý tốt không sẽ ảnh hưởng xấu tới nguồn nước mặt. Hoặc gây ra ô nhiễm mùi. - Ô nhiễm nước do nông nghiệp cũng là áp lực lớn đối với người dân và các cấp quản lý của tỉnh Hưng Yên. - Theo kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, nguồn nước thải công nghiệp của tỉnh (năm 2011) có các đặc điểm sau: Kim loại SS COD BOD Coliform 5
- nặng Nồng độ Nồng độ Nồng độ Chỉ số Thành phố chất COD nằm BOD5 các Coliform cao Hưng rắn lơ trong khoảng từ hơn tiêu lửng từ khoảng từ 35 – 290 chuẩn từ 2,3 Yên đến 60 – 430 mg/l, cao đến 290 lần 116 mg/l mg/l, cao hơn 286 tiêu hơn hơn tiêu chuẩn cho cao tiêu chuẩn chuẩn cho phép 4 4 lần cho phép phép 2,8 lần lần Nồng Nồng độ Các Cao Cao thị trấn độ các hơn tiêu hơn tiêu Coliform cao chất lơ chuẩn 1,1 chuẩn cho hơn tiêu lửng cao đến từ chuẩn từ 1,7 2,3 phép hơn tiêu lần 1,3 đến 3 đến 74 lần chuẩn từ lần 1,1 – 1,6 lần Tổng Nồng Nồng Một số Khu chất rắn độ oxy độ nguồn nước công oxy nghiệp lơ lửng hóa học sinh học có hàm lượng Phố Nối cao hơn cao từ 1,2 cao hơn chì cao hơn tiêu chuẩn đến 2,5 từ 1,1 đến từ 1,5 đến 2 A 1,1 – 2 lần lần 2,5 lần lần Tổng Khu Cao Cao rắn lơ hơn tiêu hơn công 1,1 nghiệp lửng cao chuẩn 1,2 đến 2,5 Phố Nối hơn 1,1 – đến 2,7 lần 3 lần lần B Tổng Một số Khu Cao Cao rắn lơ từ 1,4 đến hơn 2,45 nguồn nước Công 6
- nghiệp lửng cao 2,2 lần lần thải có hàm Như hơn lượng chì cao 1,47 lần hơn từ 2 đến Quỳnh 3 lần Tổng Cum Cao Cao Có rắn lơ từ 2,2 đến hơn từ 1,8 nguồn nước công nghiệp lửng cao 3 lần đến thải có chứa 2,5 Mỹ Hào hơn 1,5 – lần ion kim loại 2,5 lần nặng + Hiện nay trong khu Công nghiệp Phố Nối A có 95 dự án đang hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh vào khoảng 8.800m3/ngày đêm (cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp). (Theo kết quả quan trắc năm 2011 và quan trắc định kỳ 6 tháng đầu năm 2012). C ả ch ỉ số BOD và COD đ ều vượt quá QCVN 08:2008/BTNMT. + Trong khu công nghiệp dệt may Phố Nối có 11 dự án đang hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh vào khoảng 1.550m 3/ngày đêm ( Kết quả quan trắc định kỳ 2011).... - Tại các làng nghề do mật độ dân cư đông đúc, các xưởng sản xu ất đ ều xen lẫn với khu dân cư, công nghệ sản xuất hầu hết là truyền thống, lạc hậu, thủ công là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhi ễm. Đ ặc bi ệt t ại H ưng Yên là các làng nghề sau gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng: + Làng nghề thuộc da Liêu Xá huyện Mỹ Hào: Nguồn nước th ải có ch ứa da, mỡ... làm nước thải nhanh chóng bị hôi thối làm ô nhi ễm dòng sông ch ảy qua làng nghề. + Thôn Nội Mai xã An Viên huyện Tiên Lữ có nghề sản xuất bún, bánh phở chủ yếu sản xuất theo phương pháp thủ công bán thủ công nên toàn bộ nước thải của quá trình sản xuất đều được thải ra cống thoát nước chung của thôn, xóm làm nước có màu đen và mùi khó chịu. 7
- + Làng nghề chế biến dong riềng ở Khoái Châu: sản xuất ra tinh bột rong riềng cần một lượng lớn nước nên nhà nào cũng khai thác triệt để nguồn nước ngầm. Để chế biến được 1 sào dong riềng cần sử dụng 40 đến 45 m 3 nước và thải ra 700 đến 800 kg bã. 3. Thực trạng diễn biến chất lượng môi trường nước của tỉnh * Môi trường nước mặt Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Luộc, sông Đuống. Bên cạnh đó Hưng Yên có h ệ th ống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Nghĩa trụ, sông Đi ện Biên, sông Kim Sơn...là điều kiên thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghi ệp mà còn thỏa mãn nhu cầu phát triển công nghiệp, sinh hoạt, giao thông đ ường thủy: - Sông Hồng chỗ rộng nhất là 1300m, chỗ hẹp nhất là 400m, chảy qua Hưng Yên khoảng 57km, tạo giới hạn tự nhiên về phía tây của tỉnh. - Sông Luộc: rộng trung bình 150 -250m, sâu 4- 5m. Toàn bộ sông dài 70km, đoạn chảy qua Hưng Yên có chiều dài 26km, tạo thành giới hạn địa giới phía nam của tỉnh - Sông Đuống: chảy trên địa bàn tỉnh Hải Dương, sát tỉnh Hưng Yên ở phía Đông và Đông Bắc. Nguồn nước lưu thông trên địa bàn tỉnh lớn. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế làm tăng nhu cầu s ử dụng n ước. Nguồn nước phát sinh chủ yếu lại không xuất phát trong tỉnh mà ngu ồn nước trong tỉnh lại phát sinh tại chỗ thấp là nguyên nhân khiến cho vào mùa khô chỗ thấp không tiếp nhận được nước sạch tại thượng nguồn dẫn đến giảm khả năng hòa tan của oxi trong nước. Thêm vào đó, hàng ngày n ước m ặt v ẫn phải tiếp nhận các nguồn gây ô nhiễm đến từ nước thải, khí thải và rác thải...đưa đến tình trạng ô nhiễm nước mặt, có nơi còn ô nhiễm nặng. Theo kết quả quan trắc, phân tích gần đây chất lượng nước mặt tại nhiều nơi trong tỉnh vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Chất lượng nước sinh hoạt tại các thị trấn đều có hàm lượng sắt, mangan, amoni xấp xỉ hoặc 8
- cao hơn tiêu chuẩn của bộ Y tế ban hành. Chất l ượng nước m ặt khu v ực các thị trấn đều có hàm lượng BOD 5, COD, SS và coliform cao hơn tiêu chuẩn t ừ 1,1 đến 10 lần; Nước thải tại các khu vực thị trấn huy ện chủ yếu là n ước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất tiểu thủ công nghiệp, h ẩu h ết l ượng n ước thải này chưa được xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa hiệu quả. Tại các điểm xả thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên đ ịa bàn t ỉnh phần lớn các mẫu nước thải phân tích có các chỉ tiêu ô nhi ễm môi tr ường vượt giới hạn cho phép. Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt thực hiện năm 2009 tại một số sông trên địa bàn tỉnh như sông Bần, sông Hồng (đoạn qua cẩu Yên Lệnh), sông Hòa Bình,... cho thấy hàm lượng một số ch ất ô nhi ễm vượt quá QCVN08;2008/BTNMT về chất lượng nước mặt (loại B1) nh ư BOD vượt từ 1,07 đến 1,4 lần; COD vượt 1,166 đến 1,433 lần, TSS v ượt 1,32 đến 4,24 lần, NH3 vượt 1,08 đến 1,28 lần, dầu mỡ vượt 1,1 – 1,5 lần, Fe 1,462 lần, Nitrit vượt 1,25 – 3 lần. Nói chung: trữ lượng nguồn nước mặt đang ngày càng bị suy giảm do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa kèm theo đó là ô nhi ễm, suy giảm chất lượng nước. Từ chỗ là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đến nay nước mặt hầu như chỉ còn được sử dụng trực tiếp cho s ản xuất nông nghiệp. Để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt nước mặt đòi hỏi phải xử lý. Vì có nhiều tạp chất khó xử lý, kim loại n ặng , hóa chất nên rất ít được sử dụng. Tình trạng mương, cống thoát nước vừa thiếu vừa chất lượng kém, các nguồn nước thải, chất thải chưa được xử lý triệt để làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sông và nước ngầm. * Môi trường nước ngầm: Địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi, lượng nước này không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận. 9
- Theo kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm từ năm 2001 đến năm 2008 của trung tâm xử lý môi trường và kết quả quan trắc của Viện khoa h ọc và Công nghệ môi trường – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho thấy: - Đối với khu vực thành phố Hưng Yên: nồng độ sắt cao hơn quy chuẩn kỹ thuật cho phép 1,1 đến 1,4 lần, nồng độ nitrit nằm trong khoảng 0,03 đến 2,4 mg/l; nồng độ asen nằm trong khoảng 0,001 đến 0,007 mg/l đạt tiêu chuẩn cho phép; chưa phát hiện được nước ngầm chứa coliform. - Đối với các thị trấn và vùng nông thôn: chất lượng nước ngầm khu vực thị trấn đều có hàm lượng sắt, mangan, amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,1 đến 5 lần; Các thông số kim loại nặng đạt tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh có độ mặn, nồng độ sắt, mangan và coliform cao, nhiều giếng khơi có hiện tượng chua, đặc biệt khu vực thành phố, huyện Kim Động và huyện Phù Cừ. 4. Tác động của ô nhiễm nguồn nước Nguồn nước đóng vai trò quan trọng với hầu hết các hoạt động của con người và sinh vật. Hàng ngày con người khai thác và s ử dụng m ột l ượng l ớn nước cho các hoạt động khác nhau như cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt, công nghiệp....Các nguồn nước cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh thái, nơi sống của các loài sinh vật thủy sinh. Rõ ràng n ếu ngu ồn nước bị ô nhiễm, hay chất lượng nước bị suy giảm sẽ có nh ững tác động b ất lợi đến môi trường và con người. Với những thực trạng đã nêu trên ta có thể thấy được mức độ ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Sự ô nhiễm, suy giảm ch ất lượng nước gây ra nhiều hậu quả đối với sinh vật và con người: * Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước tới sinh vật, và sản xuất. Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, kênh mương nơi xả thải và ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp: 10
- - Những khu vực có nồng độ chất rắn lơ lửng cao, đặc biệt là vào mùa mưa lũ làm giảm tầm nhìn của động vật nước do vậy làm c ản tr ở s ự b ắt mồi, chất rắn lắng động và che phủ lên trứng cản trở sự nở trứng c ủa các loài động vật nước.... - Nhiều loài thủy sinh do hấp thụ các chất độc trong nước thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể, một số trường hợp gây đột biến gen, t ạo nhiều loài mới hoặc gây chết cho sinh vật. - Hàng chục con kênh mương đã biến thành dòng nước chết, b ốc mùi hôi tanh khó chịu. - Nước ô nhiễm làm cá tôm chết nổi cây trồng héo rũ. - Trên địa bàn Văn Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thủy lợi sông ngòi bị ô nhiễm nên không thể tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng chục hecta đất canh tác phải bỏ hoang, không thể cấy trồng. * Ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tới sức khỏe con người chủ yếu là do nước bị ô nhiễm kim loại nặng và các vi khuẩn gây bệnh thông qua 2 con đường: - Một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay ăn phải các loại rau quả và thủy sản được nuôi trồng trong vùng bị ô nhiễm. Đặc biệt là tại nhiều làng, xã vẫn sử dụng nước ao, sông để sinh hoạt, dùng giếng làng đ ể ăn uống nh ư xã Phú Cường huyện Kim Động.Điển hình nhất là bệnh tiêu ch ảy c ấp. Ngoài ra có nhiều bệnh khác như tả, ung thư, các bệnh khác về đường tiêu hóa.... - Hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động gây ra các bệnh ngoài da, bệnh về mắt... Một số khu vực nước bị nhiễm phèn, độ muối cao gây nguy hi ểm cho người sử dụng, làm gia tăng khả năng lan truyền bệnh dịch. Ô nhiễm môi trường nước còn làm xấu mỹ quan nguồn nước Làm giảm chất lượng nước cho các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp nên làm tăng chi phí để xử lý nguồn nước... 11
- 5. Biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại Hưng Yên Tác động của ô nhiễm nguồn nước làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, chất lượng môi trường sống, kinh tế của người dân, môi trường sống của sinh vật. Biết được những tác động đó lãnh đạo và người dân tỉnh Hưng Yên đã có những biện pháp và hành động cụ thể để bảo vệ môi trường nước như sau: - Tại các thị xã, thị trấn mô hình đội vệ sinh môi trường đã hình thành từ lâu. Đến năm 2011 đã thành lập được 80 đội vệ sinh môi trường. Mô hình đội vệ sinh môi trường vẫn đang tiếp tục được nhân rộng theo quy mô xóm, làng, xã và phát huy hiệu quả. Những hành động cụ thể đã thực hiện là khơi thông và làm sạch hệ thống cống rãnh tại địa phương, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường nước... Nhiều địa phương nh ư Văn Giang, Mỹ Hào, Văn Lâm, Phù Cừ, Yên Mỹ các đội vệ sinh môi tr ường hoạt động rất tích cực. - Nhiều hoạt động thanh tra kiểm tra, đánh giá đã được c ơ quan tiến hành đem lại hiệu quả tích cực. - Ra quân hàng loạt ngày chủ nhật xanh vì môi trường xanh - Hoàn thiện nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của h ệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để giúp cơ quan quản lý th ực hiện tốt công tác của mình về bảo vệ môi trường nước - Có hình thức xử phạt với những cá nhân, tổ ch ức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. - Tăng cường đầu tư và sử dụng thành tựu khoa học công ngh ệ nhằm khác thác hiệu quả nguồn nước ngầm, nước mặt. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật chuy ển giao công nghệ. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường của tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh như: Thanh niên bảo vệ môi 12
- trường, Thanh niên nông thôn với việc sử dụng hóa chất trên đồng ruộng, Bảo vệ môi trường phục vụ phát triển... * Xử lý nước thải tại khu công nghiệp tập chung: Đến cuối năm 2011, 100% khu công nghiệp đi vào hoạt động đã có h ệ thống nước th ải t ập chung. Một số khu công nghiệp làng nghề cũng đã xây dựng hệ thống nước th ải t ập chung: - Khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A đã xây dựng h ệ th ống n ước thải tập chung giai đoạn 1, công suất 3.000m3/ngày đêm. và đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với các thông số đặc trưng (như pH, DO, TSS, COD…) để theo dõi chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. - KCN dệt may Phố Nối: Chủ đầu tư đã xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung giai đoạn với công suất 10.000m 3/ngày đêm, có công nghệ xử lý đặc thù cho ngành dệt nhuộm, may mặc, nên nước thải của các dự án trong KCN không phải xử lý sơ bộ mà được thu gom trực ti ếp v ề nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý. Khu công nghiệp Thăng Long II: Chủ đầu tư đã xây dựng công - trình xử lý nước thải tập trung giai đoạn I, công suất 3.000m 3/ngày đêm, và đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với các thông số đặc trưng (như pH, DO, TSS, COD…) để theo dõi chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Hiện tại, trong KCN có 19 dự án đã đi vào hoạt động, phát sinh chủ yếu nước thải sinh hoạt với tổng lượng nước thải trung bình là khoảng 300m3/ngày đêm, và đều được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN để xử lý. Một số Khu công nghiệp khác cũng đã thực hiện những biện pháp tích cực để xử lý nước thải như KCN Minh Đức, KCN dệt may Vinatex. - Ví dụ điển hình cho KCN làng nghề là KCN làng nghề tái chế nhựa Minh Khai diện tích 10 hecta đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập chung công xuất 500 m3/ngày đêm. * Bảo vệ môi trường nước trong nông nghiệp: 13
- Việc phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân trong canh tác là điều không thể thiếu và thực sự cần thiết. Nhưng chính những hoạt động này là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước nông nghiệp. Tại Hưng Yên để nâng cao nhận thức người dân các ngành chức năng đã tổ chức nh ững đ ợt tập huấn, hội thảo nhằm cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường từ hoạt động nông nghiệp để tránh việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo 4 đúng: đúng lúc, đúng loại, đúng kỹ thuật sẽ đẩy lùi được sâu bệnh, cây trồng phát triển thuận l ợi, hiệu quả kinh tế đồng thời hạn chế được lượng thuốc trừ sâu thải vào môi trường làm ô nhiễm môi trường nước. KẾT LUẬN Sự phát triển về kinh tế cũng như sự phát triển về con người mang lại s ự hưng thịnh và bình yên cho tỉnh đúng nh ư tên gọi của t ỉnh là H ưng Yên. Song chính những sự phát triển đó cũng tạo áp lực với môi trường nước làm ảnh hưởng đến hiện trạng, chất lượng nguồn nước của tỉnh. Nguồn nước ô nhiễm con người và sinh vật cũng bị tác động xấu. Chính quy ền, c ơ quan các cấp có thẩm quyền các cấp và chính từng người dân Hưng Yên đã đang và s ẽ tìm biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ chính cuộc sống của người dân. 14
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn