Tiểu luận: Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn_ Con đường nâng cao thu nhập cho nông dân
lượt xem 132
download
Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn là xu thế tất yếu của con đường phát triển nông nghiệp ở nước ta; là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và là nhu cầu thích ứng với hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là con đường hữu hiệu để tăng thu nhập cho người nông dân
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn_ Con đường nâng cao thu nhập cho nông dân
- ------ Tiểu luận Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn_ Con đường nâng cao thu nhập cho nông dân
- MỤC LỤC Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn .............................................. 4 Những thành tựu đã đạt được................................................................................. 4 Những vấn đề tồn tại, cần tập trung sức giải quyết............................................ 6 Ðẩy mạnh CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn .................................................... 6 Bảng: Cơ cấu lao động xã hội theo ngành kinh tế từ năm 1990 đến năm 2005 ............................................................................................................................. 13 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ............................................ 13 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP ............................... 15 LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH VÀ HÀ TÂY .................................................................. 15 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 15 2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................... 16 2.1. Công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam ................................................................. 16 2.2. Cụm công nghiệp làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng .................................... 19 Các kiểu cụm công nghiệp làng nghề ở vùng ĐBSH ...................................................... 20 2.3. Các yếu tố chính quyết định sự thành công của các CCNLN ................................... 24 Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự có của địa phương ............................................ 30 3. Kết luận ..................................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 34 RURAL INDUSTRIALIZATION THROUGH DEVELOPING .................................... 36 CASE STUDIES ON CLUSTERS IN BAC NINH AND HA TAY ............................... 36 1. Introduction ............................................................................................................... 36 2. Research results: ........................................................................................................ 37 2.1. Rural industrialization in Vietnam ......................................................................... 37 2.2. Cluster of craft villages in the Red River Delta ....................................................... 39 2.2.1. Concept of cluster and cluster of craft village ...................................................... 39 2.2.2. Forms of clusters of craft villages in Red River Delta .......................................... 40 2.2.3. Reality in some typical clusters of craft villages ................................................... 42 2.3. Basic factors to the success of clusters of craft villages: .......................................... 44 2.3.1. Market research and promotion: ........................................................................... 44 2.3.3. Good taking of local advantages .......................................................................... 48 3. Conclusion ................................................................................................................ 52 REFERENCES.............................................................................................................. 52
- Công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn con đường nâng cao thu nhập cho nông dân (12/07/2006-04:56:00 PM) In bản tin, bài viết này Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn là xu thế tất yếu của con đường phát triển nông nghiệp ở nước ta; là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường và là nhu cầu thích ứng với hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là con đường hữu hiệu để tăng thu nhập cho người nông dân. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến nông nghiệp - nông thôn đã có nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp - nông thôn, tăng cường đầu tư… nên nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến triển vượt bậc, đời sống nông dân được cải thiện nhiều, bộ mặt nông thôn đang có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay gặp phải hàng lọat những vấn đề nan giải, bất cập. Đó là, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chia cắt, nhất là nông thôn các tỉnh miền Bắc, khu vực miền Trung và Tây Nguyên; năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém; lao động nông thôn dư thừa, thời gian lao động ít; sản phẩm nông nghiệp quá rẻ, không tiêu thụ được; nông dân sản xuất nuôi, trồng tự phát chạy theo giá cả của thị trường… Chính vì thế, thu nhập của nông dân còn bấp bênh và rất thấp, họ là những người có mức thu nhập thấp nhất trong các ngành nghề của người lao động ở nước ta. Chỉ có tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn mới giải quyết được những nan giải trên của nông nghiệp - nông thôn nước ta, mới tạo được điều cho nông dân có thu nhập cao hơn. Chúng ta hãy xem xét từng khâu cụ thể: Về sản xuất: có thể nhìn thấy rất rõ, hiện nay đồng ruộng bị phân chia nhỏ lẻ, phân tán, manh mún như ô thuốc bắc. Gần vào đó là sự sản xuất, nuôi trồng cây con cũng rất bé nhỏ của các hộ nông dân. Vì mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, họ tự chịu trách nhiệm về sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của mình. Phần lớn nông dân sản xuất nông nghiệp theo lố i truyền thống nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém. Một số hộ nông dân tuy có mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại ít dựa vào phương pháp canh tác khoa học, lại thiếu thông tin về thị trường, chỉ trông chờ vào sự may rủi của quy luật cung cầu nên sự thất bát là điều khó tránh khỏi. Khi nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển đến mức độ nhất định, việc chỉ dựa vào sức của người nông dân, giao khoán sản phẩm đến từng hộ sẽ rất hạn chế trong việc phát triển, vì quy mô sản xuất nhỏ, kinh doanh phân tán, thực lực kinh tế rất yếu, khó ngăn cản được những rủi ro. Thông qua công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn có thể thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường; ứng dụng rộng rãi khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về tài nguyên, lao động và giống cây trồng; tập hợp các hộ nông dân thành một tập đoàn, quy tụ họ vào hệ thống sản xuất nông nghiệp theo dây chuyền công nghiệp từ sản xuất, cung ứng - chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Về lưu thông: Hiện nay, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất đã cắt đứt mối liên hệ bên trong giữa sản xuất và thị trường. Bản thân chế độ bao khóan đã tạo ra sự mâu thuẫn giữa thị trường lớn và sản xuất nhỏ. Khi mối quan hệ cung - cầu chuyển từ cung sang vượt quá cầu, do thông tin và sự dự đoán của đại bộ phận nông dân có hạn, thị trường lại ngưng trệ điều tiết, sản xuất lại tự phát, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp trở ngại hoặc bán không đúng với giá dự kiến hoặc thừa ế sẽ xuất hiện tình trạng năng suất cao, được mùa mà thu nhập không tăng thậm chí còn giảm, nông dân hoang mang thiếu phấn khởi trong sản xuất.
- Thông qua công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn, tạo được cầu nối giữa các hộ nông dân với thị trường, đưa sản xuất nhỏ, phân tán của các hộ hòa nhập vào thị trường lớn; hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và nhu cầu của thị trường liên kết chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, thông qua mạng lưới cung tiêu không những sản xuất được thuận lợi mà sản phẩm còn được bán với giá cao và tiêu thụ hết. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nông dân biết được sự cạnh tranh trên thị trường mà không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo được thương hiệu của mình. Nếu quy trình sản xuất khép kín theo hộ nông dân, họ khó có thể ngăn cản được những rủi ro đến bất ngờ, nhất là những rủi ro thiên tai và do sự điều tiết của thị trường … sẽ có những hộ nông dân không duy tr ì được sản xuất. Thông qua công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn có thể tăng cường được khả năng ngăn chặn rủi ro cho nông dân. Mặt khác, t ừ các hd sản xuất – kinh doanh sẽ hình thành một khối gắn bó hữu cơ giữa nông nghiệp - công nghiệp – thương mại, giữa sản xuất - chế biến – tiêu thụ với thị trường. Tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn là phương pháp hữu hiệu để củng cố và hoàn thiện cơ chế bao khóan sản phẩm, bảo đảm tính tự chủ trong sản xuất của nông dân. Hiện nay, so với các ngành khác lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp rất thấp dẫn đến mất đi một lượng lớn tài nguyên nông nghiệp hiện có. Điều đó không chỉ làm yếu đi vị trí của ngành nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn có thể nâng cao trình độ kỹ thuật và trình độ chuyên môn hóa trong nông nghiệp đưa công nghiệp nông thôn phát triển nhanh, gắn thị trường nông thôn với thành phố, thị trường trong nước với quốc tế, tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân không chỉ thu được lợi nhuận trong sản xuất trực tiếp mà còn có thể thu được lợi nhuận gián tiếp từ khâu lưu thông và một phần lợi từ các ngành dịch vụ, cung ứng và chế biến nông sản. Đồng thời tạo cho nông dân có việc làm trong những nông nhàn và giải quyết được nạn dư thừa lao động ở nông thôn hiện nay. Như vậy việc thu nhập của nông dân không ngừng được nâng cao, tạo không khí phấn khởi, yên tâm ở quê hương sản xuất trong thanh niên nông thôn. Nước ta là nước nông nghiệp, cơ sở nền tảng của nông nghiệp còn yếu, công cuộc công nghiệp hóa còn ở giai đọan đầu. Vì vậy, việc thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương khác nhau để triển khai và có kế hoạch thống nhất trong cả nước. Mục tiêu chính là thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp phát triển, gắn với kinh tế thị trường hòa nhập vào quốc tế, điều hòa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tăng nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, tạo cho nông dân có thu nhập cao hơn và cuộc sống khá giả hơn. Nguồn: Tạp chí Báo chí &Tuyên truyền, Số 5/2006 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Những thành tựu đã đạt được
- Cơ cấu nông nghiệp v à kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản v à các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu v à thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; hạt điều diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bông vải diện tích tăng 42,5%, sản lượng tăng 57,4%; đậu tương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản v à ngành nghề nông thôn: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp v à ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng v à dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, tổng công suất tàu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sức ngựa, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến.
- Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có 72 nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thành lập mới được 524 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) v à hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2004 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Nông thôn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp v à cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố. Ðến nay đã có 98% số xã có đường ô-tô tới khu trung tâm, hơn 90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện. Số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả nước là 12,56 máy/100 người dân); 58% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; xây mới 501 chợ, góp phần giảm bớt khó khăn về tiêu thụ nông sản cho nông dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo: Bình quân mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ đói nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 11% năm 2004. Ðiều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều làng xã đã trở thành làng văn hóa, có kinh tế phát triển, bảo đảm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. Những vấn đề tồn tại, cần tập trung sức giải quyết - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chăn nuôi, công nghiệp, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển còn chậm và chưa tương xứng với tiềm năng… Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là thuần nông (năm 2004 lao động nông nghiệp: 58,7%, năm 2001 là: 63,5%). - Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… - Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế còn chậm. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Doanh nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nhưng quy mô nhỏ bé, chủ yếu là dịch vụ (chỉ có 5% liên quan đến sản xuất) và chỉ phát triển mạnh ở v en đô thị, hoặc nơi có kết cấu hạ tầng tương đối phát triển. - Chênh lệch mức sống giữa nông thôn v à thành thị ngày càng gia tăng. Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới dự kiến tỷ lệ nghèo cả nước là 26-27%, riêng ở nông thôn lên 31%, miền núi lên hơn 50%, có nơi lên hơn 60% (vùng Tây Bắc)… Ðẩy mạnh CNH, HÐH nông nghiệp, nông thôn Một số nội dung chủ yếu cần tập trung sức chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả là:
- - Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp v à kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao; phát triển mạnh chăn nuôi với tốc độ và chất lượng cao hơn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững và an ninh lương thực quốc gia… - Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân. - Ðưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng mạnh công nghệ sinh học v à xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng ngừa v à khắc phục dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi…Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp v à hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông, lâm thủy sản… - Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để bảo đảm an toàn về nước. Củng cố hệ thống hồ đập, kè ven sông, ven biển; nâng cấp các hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước. Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm các xã đều có đường ô-tô tới khu trung tâm, từng bước phát triển đường ô-tô tới thôn bản; bảo đảm hơn 90% số dân cư nông thôn có điện sinh hoạt; hơn 75% số dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. - Rà soát bổ sung, điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư... nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện việc hình thành các khu và cụm công nghiệp, cụm làng nghề ở nông thôn để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp v à kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm thủy sản… - Tập trung giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho nông dân v à cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân có đất bị thu hồi để sử dụng v ào mục đích phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. Có chính sách trợ giúp thiết thực để đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn, đáp ứng cho yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tìm việc làm ngoài khu vực nông thôn, kể cả đi lao động ở nước ngoài. - Tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiết thực cho các vùng và cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển hệ thống khuyến nông, nâng cao dân trí và có chính sách tín dụng cho người nghèo từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo và nâng cao mức sống một cách bền vững… - Tập trung đầu tư để hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường học, thực hiện tốt hơn chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng; thực hiện ngày càng có nền nếp và chất lượng về quy chế dân chủ ở nông thôn; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã văn hóa, nâng cao chất lượng hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta… (Tin từ Báo ND 28/7,www.nhandan.org.vn)
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong t ình hình mới Hồ Văn Vĩnh GS, TS, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Cập nhật: 9/4/2008) Qua các kỳ Đại hội Đảng, nhận thức của chúng ta ngày càng rõ hơn về vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, hơn 20 năm đổi mới đã qua, nông nghiệp nước ta tiến bộ vượt bậc, có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu, từ chỗ bị thiếu lương thực triền miên đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, mục tiêu giữ vững an ninh lương thực quốc gia đang đặt ra những vấn đề mới. Ngay từ Đại hội III của Đảng (năm 1960), nhiệm vụ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, gắn với hợp tác hóa nông nghiệp, thực chất là CNH, HĐH nông nghiệp, đã được đặt ra và từng bước thực hiện. Đó là các biện pháp thâm canh gồm: nước-phân-cần-giống v à đẩy mạnh cải tiến công cụ, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp. Trong gần 5 thập kỷ, qua mỗi giai đoạn lịch sử, nội dung và mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn lại được điều chỉnh, bổ sung v à phát triển. Ngày nay, nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng đang được đặt trong tình thế mới, đó là: Thứ nhất: Sự cách biệt quá lớn của CNH, HĐH các ngành công nghiệp và dịch vụ so với ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong công nghiệp và dịch vụ, những năm qua tốc độ CNH, HĐH đạt khá cao, có nhiều lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới như đóng tàu, viễn thông... Nhờ đó tốc độ tăng trưởng của hai khu vực kinh tế này cũng mạnh hơn. Nhưng tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn rất chậm. Nền nông nghiệp nước ta vẫn còn phân tán, manh mún, năng suất lao động thấp, ngay cả những loại nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, chè, thủy sản... chủ yếu vẫn là sản phẩm từ lao động thủ công. Bởi vậy, khó có thể hoàn thành công cuộc CNH, HĐH đất nước nếu nông nghiệp v à kinh tế nông thôn không thoát được tình trạng lạc hậu, kém phát triển. Thứ hai: Nhu cầu lương thực của thế giới đang đứng trước một bước ngoặt lịch sử, chuyển từ dư thừa và giá thấp trong thời gian mười năm về trước sang thời kỳ khan hiếm và giá cao trong những năm tới đây và trong tương lai. Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế ước tính, đến năm 2020 sản lượng lương thực của thế giới sẽ giảm từ 16% - 20% do hiện tượng trái đất ấm lên và diện tích đất canh tác hiện nay đang bị thu hẹp với tốc độ nhanh chóng. Kéo theo đó giá nông sản sẽ tăng cao. Chẳng hạn, vào cuối thập niên tới, giá ngô có thể tăng 72% và giá các loại hạt có dầu tăng 44%(1). Theo Vinanet của Bộ Công - Thương, do "cầu" vượt "cung" nên giá lúa mì đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000 tới nay, trong khi giá gạo tăng gần gấp đôi. Dự báo giá ngô sẽ tăng khoảng 72% vào năm 2020; giá hạt có dầu sẽ tăng khoảng 44%, do nhu cầu sử dụng những sản phẩm này làm nhiên liệu sinh học ngày càng tăng. Từ nay đến năm 2010, giá ngô sẽ tăng thêm khoảng 25%(2). Theo Tổ chức Lương Nông của Liên hợp quốc (FAO), năm 2006 giá lương thực đã có mức tăng kỷ lục tới 40%, một phần do hạn hán v à lũ lụt liên quan đến biến đổi khí hậu, một phần khác do giá dầu tăng làm tăng nhu cầu về nhiên liệu sinh học (được chế biến từ sản phẩm nông nghiệ(3). Hơn nữa, nhu cầu về lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn cũng ngày một tăng cao. Tình hình trên vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với nền nông nghiệp nước ta và tác động rất mạnh tới sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn cả trước mắt cũng như lâu dài.
- Thứ ba: Bảo vệ môi trường sinh thái đang trở thành tâm điểm của toàn thế giới. Hiện nay, hậu quả của tình trạng khí hậu nóng dần lên của trái đất, sự hủy hoại tầng ô-zôn đang đặt nhân loại trước những thảm họa ngày càng lớn và chưa thể lường hết được. Riêng về Việt Nam, theo các chuyên gia sẽ không loại trừ khả năng là từ đây đến năm 2100, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 1 mét, khiến nhiều vùng ven biển, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007/2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2 độ, thì có nguy cơ khoảng 22 triệu người ở Việt Nam sẽ mất (4) nhà ở và mất 45% diện tích đất nông nghiệp . Bảo vệ môi trường sinh thái là nhiệm vụ chiến lược toàn cầu, đòi hỏi mọi người phải cùng chung sức góp phần khắc phục thảm họa môi trường. Ngành nông nghiệp v à kinh tế nông thôn của nước ta không thể không tính đến vấn đề về môi trường trong quá trình CNH, HĐH. Mọi giải pháp, biện pháp phát triển đều vừa phải tính đến những hậu họa của sự tàn phá môi trường, vừa phải tiến hành sản xuất và sinh hoạt thân thiện với môi trường. Thứ tư: Nước ta đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất trong quá trình gia nhập WTO. Về thuận lợi, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực được tiếp tục gia tăng về quy mô, kim ngạch v à bạn hàng, thuế suất nhập khẩu giảm mạnh, có lợi cho nhà xuất khẩu. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2007 nước ta tiếp tục thành công trong xuất khẩu nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của cả nước đạt 10,5 tỉ USD, tăng 20% so với năm 2006. Hiện đã có tới 5 mặt hàng là thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1 - 3 tỉ USD. Bên cạnh thuận lợi thì những khó khăn, thách thức cũng tăng lên. Đặc biệt là sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản. Thực tế hiện nay, trình độ sản xuất của nông dân còn ở mức độ thấp, thể hiện: - Giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và kiểm soát nguồn gốc; - Chưa kiểm soát tốt phân hóa học, phân bón, thuốc trừ sâu v à các loại hóa chất kích thích sinh trưởng khác nhau; - Công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong quá trình hội nhập; - Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, bình quân diện tích đất còn rất thấp, khoảng 0,7-1 ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó; - Giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn v ệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường(5). Cần khẳng định rằng, trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, nông nghiệp v à kinh tế nông thôn vẫn luôn giữ vai trò quan trọng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng GDP và lao động của ngành công nghiệp v à dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP và lao động trong nông nghiệp, nhưng tăng về chất lượng v à giá trị tuyệt đối, có đủ hàng hóa không chỉ bảo đảm nhu cầu ngày càng cao trên thị trường trong nước, mà còn cho xuất khẩu, bảo đảm mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội đối với lao động v à dân cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái... Kinh nghiệm nhiều nước công nghiệp phát triển cho thấy, mặc dầu tỷ trọng dân cư nông thôn, lao động nông nghiệp v à GDP của ngành nông nghiệp giảm đáng kể, thường là dưới 10% so với toàn nền kinh tế, nhưng đó là một nền nông nghiệp hiện đại, không chỉ đáp ứng nhu cầu cao
- trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu, thu nhập của lao động nông nghiệp và dân cư nông thôn không quá chênh lệch so với ngành công nghiệp, dịch vụ v à dân cư thành thị. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, giá trị gia tăng tính trên một lao động nông nghiệp ở một số nước công nghiệp phát triển, thời kỳ 1995 - 1997, tính ra USD, như sau: Ô-xtrây-li-a là 29.044, Đan Mạch: 46.621, Pháp: 34.760, Phần Lan: 28.296, Nhật Bản: 28.665, Hà Lan: 43.836, Na-uy: 31.577, Xin- ga-po: 39.851, Mỹ là 34.727. Trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp v ào GDP thường rất thấp: chỉ từ dưới 1% (Xin-ga-po), 2% (Mỹ, Pháp) và cao nhất là 5% (Đan Mạch), còn Việt Nam chỉ số tương ứng là 226 USD và 26%(6). Trong quá trình phát triển đất nước, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nội dung cơ bản hàng đầu, không chỉ bảo đảm cho thành công trọn vẹn của CNH, HĐH đất nước, mà còn quan trọng hơn là nâng cao đời sống của khoảng 2/3 dân số cả nước là nông dân khấm khá và văn minh hơn. Từ đó tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lao động, dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đó cũng chính là mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng ta. Văn kiện Đại hội X cũng chỉ rõ: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp v à nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn v à nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp v à kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương"(7). Để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới, theo chúng tôi cần có một số giải pháp sau: Một là, cần chuyển đổi mạnh chính sách đầu tư theo hướng tập trung ưu đãi hơn nữa cho nông nghiệp. Đầu tư cho nông nghiệp bao gồm: đầu tư của Nhà nước, đầu tư của hộ nông dân, của doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài. Đặc thù của kinh doanh nông nghiệp là gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc v ào điều kiện thiên nhiên và thời tiết, địa bàn rộng v à xa, cơ sở hạ tầng yếu kém, đi lại khó khăn, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp, nên các nhà đầu tư trong nước v à đầu tư nước ngoài không mặn mà, thiết tha đầu tư vào nông nghiệp. Năm 2007, tỷ trọng FDI cho ngành nông nghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tư đăng ký), chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước có tiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a... Đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp v à nông thôn còn hạn chế, theo Bộ Tài chính, 5 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 113.116 tỉ đồng, mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Việc sử dụng vốn tại nhiều địa phương lại kém hiệu quả(8). Đa phần kinh tế hộ nông dân còn ở quy mô ruộng đất nhỏ lẻ, thu nhập thấp, không có vốn tích lũy để đầu tư, nếu có không phải hộ nào cũng biết đầu tư thế nào cho có hiệu quả do thiếu kiến thức, thiếu thông tin. Do đó, trong khi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp v à dịch vụ thì Nhà nước, một mặt có chính sách ưu đãi hơn đối với đầu tư cho nông nghiệp để bảo đảm các nhà đầu tư thu lợi nhiều hơn; mặt khác Nhà nước phải ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, chí ít cũng phải bằng tỷ lệ giá trị của riêng ngành nông nghiệp đóng góp vào GDP của nền kinh tế, hiện nay là trên 20%(9). Đối với các dự án đầu tư công nghiệp và dịch vụ, Nhà nước giảm bớt đầu tư từ ngân sách nhà nước bằng cách mở rộng phương thức đầu tư BO hoặc BOT, tăng phần ngân sách đầu tư cho nông nghiệp v à khu vực nông thôn. Cần có quan niệm đúng rằng, tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn không có nghĩa là quay trở lại cơ chế bao cấp, càng không phải là một sự "ban ơn", mà là thực hiện chức năng điều tiết của Nhà nước để bảo đảm mục tiêu ổn định chính trị - xã hội, công bằng và hiệu quả của nền kinh tế. Cùng với việc tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn cũng cần kiên quyết giảm mức đóng góp của nông dân v à dân cư nông thôn. Vừa qua, Chính phủ đã quyết định miễn thủy lợi phí cho nông dân, đó là một điều hợp lòng dân, nhưng còn nhiều khoản đóng khác, kể cả thuế sử dụng ruộng đất và các loại phí và lệ phí khác, lượng thu không được bao nhiêu nhưng tốn công sức để quản lý thu, hơn nữa còn gây bất bình và bức xúc cho dân, nuôi dưỡng tệ nhũng nhiễu đang trở nên phổ biến ở nông thôn hiện nay. ở đây, nhiều khi cái mất còn lớn hơn cái được, cả về vật chất và tinh thần.
- Hai là, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ trước đến nay, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn khá toàn diện, nhưng còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, thất thoát nhiều. Lãng phí trong chi tiêu ngân sách nhà nước v à tiêu dùng xã hội còn nghiêm trọng(10). Do đó, trong tình thế mới hiện nay, đầu tư cho nông nghiệp cần tập trung cho mục tiêu "năm hóa": thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong nông nghiệp, thủy lợi luôn là biện pháp hàng đầu nhất là thời gian qua tình hình thời tiết diễn biến phức tạp mà hệ thống thủy lợi, đê điều lại bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất nông nghiệp mà cả dân sinh nên đầu tư cho thủy lợi là giải pháp cấp bách. Thời gian qua, ngân sách nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho thủy lợi, trong đó nhiều công trình thủy lợi lớn không chỉ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, mà còn cho công nghiệp, dịch vụ và đời sống dân cư thành thị, do đó tăng vốn đầu tư cho thủy lợi là một yêu cầu cần thiết và hợp lý. Nhà nước đã có chủ trương miễn thủy lợi phí cho nông dân, nhưng không v ì thế mà coi nhẹ viêc phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, trái lại phải tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống thủy nông lên trình độ cao hơn và để quản lý tốt hơn. Ngoài thủy lợi, điện khí hóa đã có những bước tiến quan trọng, trừ vùng sâu, vùng xa còn gặp khó khăn, nói chung hệ thống điện quốc gia đã bao phủ hầu hết các vùng nông thôn cả nước, trong khi đó cơ giới hóa nông nghiệp vẫn còn là bài toán khó. Không thể chấp nhận một nền nông nghiệp được CNH, HĐH mà lao động chủ yếu bằng thủ công, "con trâu đi trước, cái cày theo sau" như cách đây hàng thế kỷ, do đó cần có giải pháp đồng bộ v à hợp lý để đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp. Để nâng cao trình độ hóa học hóa, sinh học hóa thì ngoài đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh học thì cần đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành nông nghiệp(11) và có cơ chế quản lý thích hợp để khuyến khích các nhà khoa học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, không để nông dân phải tự "bươn chải", phó mặc cho cơ chế thị trường. Ba là, coi trọng nâng cao trình độ dân trí nói chung và trình độ kỹ thuật, công nghệ cho người lao động nông nghiệp. Sự nghiệp CNH, HĐH có sự đóng góp của nhiều người ở nhiều cấp, nhiều ngành nhưng người trực tiếp thực hiện và quyết định thành công chính là nông dân. Họ là người tiếp thu tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, cơ chế, chính sách, tiếp cận thị trường và biến tiềm năng thành hiện thực. Thực tế nông thôn nước ta hiện nay cho thấy, phần lớn con em nông dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều bậc cha mẹ không trong việc lo đủ chi phí cho con em học tập và tìm việc làm. Tình trạng bỏ học dở chừng có xu hướng gia tăng. Phần lớn thanh niên có trình độ sau khi tốt nghiệp ra trường lại không muốn trở về làm nông nghiệp và phục vụ nông thôn. Thực trạng đó dẫn tới lực lượng lao động nông nghiệp vừa yếu về trình độ và kỹ năng, vừa yếu cả về thể lực, vì đa phần còn lại là người lớn tuổi và phụ nữ, những người không thể "ly hương" được mới buộc phải ở lại nông thôn. Nếu vậy, khó có một nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; khoảng cách thành thị - nông thôn khó rút ngắn. Thêm vào đó, các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc và các tiêu cực xã hội khác càng xói mòn tư tưởng và đạo đức của một bộ phận thanh niên nông thôn. Tình trạng đó ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn trầm trọng hơn. Tất cả những tình hình đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình CNH, HĐH. Để nâng cao trình độ dân trí cho dân cư nông thôn và trình độ kỹ thuật, tay nghề cho lực lượng lao động nông nghiệp trong tiến trình CNH, HĐH, theo chúng tôi cần tập trung vào mấy điểm sau đây: - Đổi mới hệ giáo dục phổ thông ở vùng nông thôn, vừa nâng cao chất lượng giáo dục, vừa phân luồng sớm sau cấp trung học cơ sở, chỉ để một tỷ lệ vừa phải học sinh có trình độ tiếp tục học lên. Đối với học sinh đã qua trung học cơ sở không tiếp tục học lên thì được hướng nghiệp đào tạo nghề, nhất là nghề nông. - Phát triển hơn nữa các khóa học dạy nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời bố trí, quy hoạch hợp lý các trường cao đẳng và đại học ở các địa phương để tránh tình trạng quá
- tập trung làm tăng chi phí học hành, nhất là sinh hoạt đắt đỏ nơi đô thị đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, coi trọng các ngành nông, lâm, thủy sản v à các ngành có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. - Mở rộng màng lưới khuyến nông, các trung tâm học tập cộng đồng ở ngay các thôn, xã để phổ biến đường lối, chính sách, các kiến thức khoa học kỹ thuật v à chuyển giao công nghệ cho người lao động ở nông thôn bằng nhiều hình thức thích hợp, như: làm mẫu, tập huấn tại ruộng, hội thảo tại bờ... - Cần có chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân nông thôn, xây dựng các phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, đọc sách - báo, truy cập thông tin trên mạng... nhằm nâng cao thể lực và trí lực của lực lượng trẻ nói riêng và dân cư nông thôn nói chung, có tác dụng hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực xã hội đang có nguy cơ phát triển ở nông thôn hiện nay. Bốn là, tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn, chủ yếu bằng con đường hợp tác hóa. Hiện nay, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tuy đã có được động lực cho kinh tế hộ phát triển hơn 10 năm nay, nhưng đến nay hầu như đã tới trần. Nếu không tiếp tục thúc đẩy kinh tế hộ nông nghiệp, nông thôn sớm thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, thủ công, phân tán thì khó có điều kiện để đưa tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa sản xuất nông nghiệp. Vì thế năng suất lao động v à năng suất cây trồng, vật nuôi vẫn còn thấp, chất lượng nông sản kém, giá thành cao, khó cạnh tranh với nông sản các nước trên thị trường thế giới và ngay cả thị trường nội địa, v à như thế sẽ rất mâu thuẫn với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó, trước mắt cũng như lâu dài, muốn có một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn để hội nhập với nền kinh tế thế giới thì không thể không tổ chức lại nền nông nghiệp với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, có thể là trang trại, công ty cổ phần, doanh nghiệp nông nghiệp, nhưng hình thức tổ chức hợp tác xã vẫn là thích hợp và dễ tiếp thu nhất đối với hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp, bao gồm hợp tác xã dịch vụ và hợp tác xã kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, hiện nay trong nông thôn nước ta phổ biến là hợp tác xã dịch vụ, có vai trò phục vụ hộ nông dân một hoặc một số khâu, còn bản thân hộ nông dân vẫn là đơn vị kinh tế tự chủ, nhiều hộ gia đình vẫn đang đứng ngoài hợp tác xã. Nguyên nhân yếu kém của hợp tác xã nông nghiệp như nhận định của Nghị quyết 13-NQ/TW, đó là trình độ lực lượng sản xuất yếu kém, thiếu sót về nhận thức mô hình hợp tác xã kiểu mới, bất cập trong lãnh đạo và quản lý hợp tác xã, tâm lý hoài nghi, mặc cảm với mô hình hợp tác xã kiểu cũ(12). Để khắc phục những yếu kém, hạn chế của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp hiện nay cần nắm vững những quan điểm, chủ trương và giải pháp trong Nghị quyết 13-NQ/TW ngày18-2-2002. Theo chúng tôi, trước hết cần giải quyết về mặt nhận thức, tư tưởng đối với kinh tế hợp tác, khắc phục tâm lý hoài nghi, mặc cảm đối với mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ bằng cách giới thiệu và nhân rộng mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới có hiệu quả, triệt để tôn trọng các nguyên tắc tổ chức và quản lý hợp tác xã nông nghiệp, nhất là nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng v à quản lý của Nhà nước ở các cấp, các ngành, các địa phương đối với hợp tác xã nông nghiệp. Năm là, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhằm phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Trong những năm qua, nhờ thực hiện nhiều biện pháp tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thời gian qua cơ cấu dân cư nông thôn và lao động nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Dân cư nông thôn đến năm 2005 còn 73% dân số cả nước, còn tỷ lệ lao động nông nghiệp trong sản xuất thuần nông cũng liên tục giảm, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ (xem bảng).
- Bảng: Cơ cấu lao động xã hội theo ngành kinh tế từ năm 1990 đến năm 2005 Tổng số lao động xã hội 1990 1995 2000 2005 Trong ngành nông, lâm và ngư nghiệp 73,00% 71,10% 68,20% 56,80% Trong ngành công nghiệp 11,24% 11,40% 12,10% 17,90% Trong các ngành dịch vụ 15,56% 17,50% 19,70% 25,30% Tuy nhiên, nếu xét về con số tuyệt đối, lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, trong khi diện tích đất dùng cho nông nghiệp không ngừng giảm do quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, dẫn tới bình quân ruộng đất cho lao động nông nghiệp giảm nhanh. Do đó, việc giảm số lao động thuần nông trở thành nhiệm vụ cấp thiết, vừa là tiền đề, vừa là mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thực tế hiện nay, lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn v ào làm việc trong các khu công nghiệp lớn và các hoạt động dịch vụ cao không phải là dễ; đi xuất khẩu lao động cũng rất hạn chế do người dân thiếu vốn ban đầu, thiếu trình độ đào tạo, không đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Trong khi đó một số biện pháp thiết thực trong nước lại đang bị xem nhẹ, như việc khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở nông thôn, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp..., vừa tạo công ăn việc làm cho thanh niên nông thôn không có điều kiện thoát ly khỏi quê nhà, vừa khai thác tiềm năng về đất đai, vốn, tay nghề, nguyên liệu, phục hồi các thương hiệu truyền thống, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Những thành tựu đã đạt được Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 triệu tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn, bình quân mỗi năm lương thực tăng hơn một triệu tấn. Hàng năm vẫn xuất khẩu khoảng 3,5-4 triệu tấn gạo. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Diện tích, sản lượng cây công nghiệp tăng nhanh so với năm 2000, cao-su diện tích tăng 9,5%, sản lượng tăng 37,6%; hồ tiêu diện tích tăng 83,2%, sản lượng tăng 87,8%; hạt điều diện tích tăng 44,3%, sản lượng tăng 205,3%; chè diện tích tăng 35,3%, sản lượng tăng 54,9%; diện tích cây ăn quả tăng 1,4 lần; bông vải diện tích tăng 42,5%, sản lượng tăng 57,4%; đậu t ương diện tích tăng 47,1%, sản lượng tăng 62,2%. Các loại cây công nghiệp có lợi thế xuất khẩu hầu hết đều tăng về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; t ỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần.
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề nông thôn: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 t riệu cơ sở ngành nghề nông thôn, với khoảng 1,4 triệu hộ, thu hút hơn 10 triệu lao động (trong đó có khoảng 1,5 triệu người làm hàng mỹ nghệ). Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2004 đạt gần 7 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm 2000, trong đó nông, lâm sản tăng gần 1,5 lần, thủy sản tăng 1,6 lần. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt sản lượng và giá trị lớn như: gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều. Ðặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ gia dụng và lâm sản tăng mạnh, đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2000. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm t ỷ trọng nông nghiệp. Năm 2004 trong tổng GDP của cả nước, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 24,53% xuống 21,76%; lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 17%, dịch vụ chiếm 25,1%. Năm 2003, hộ thuần nông đã giảm còn 68,8%, hộ kiêm nghề tăng lên, chiếm 12,7% và phi nông nghiệp 18,4%. Nguồn thu của hộ nông dân từ nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,5%; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nông thôn đã dần tăng lên, chiếm 22,5% tổng thu. Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa như: tưới nước, tuốt lúa, xay xát đạt hơn 80%, vận chuyển làm đất đạt hơn 60%. Trong ngành thủy sản, tổng công suất t àu thuyền đánh bắt đạt hơn 4 triệu sức ngựa, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến. Quan hệ sản xuất được xây dựng ngày càng phù hợp. Cả nước hiện có 72 nghìn trang trại, tăng bình quân 10%/năm, kinh tế trang trại đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thành lập mới được 524 hợp tác xã nông nghiệp, chủ yếu hoạt động theo hướng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hiện có hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn (9.255 HTX nông nghiệp, hơn 500 HTX thủy sản, 800 quỹ tín dụng nhân dân...) và hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác, so với năm 2000, số hợp tác xã hoạt động có lãi tăng từ 32% lên 35%, số HTX yếu kém giảm từ 22% xuống còn khoảng 10%. Doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh, năm 2004 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Nông thôn có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh, tăng năng suất cây trồng đã bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; hệ thống đê điều được củng cố. Ðến nay đã có 98% số xã có đường ô-tô tới khu trung tâm, hơn 90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện. Số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn tăng nhanh, đạt 4 máy/100 người dân (cả nước là 12,56 máy/100 người dân); 58% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch; xây mới 501 chợ, góp phần giảm bớt khó khăn về tiêu thụ nông sản cho nông dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo: Bình quân mỗi năm giảm 3% tỷ lệ hộ đói nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 19% năm 2000 xuống còn 11% năm 2004. Ðiều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều làng xã đã trở thành làng văn hóa, có kinh tế phát triển, bảo đảm môi trường sinh thái, văn hóa truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc được phục hồi và phát triển, trình độ dân trí được nâng lên. 1 VNH3.TB9.218 CÔNG NGHIỆP HÓA NÔNG THÔN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH VÀ HÀ TÂY NCS. Nguyễn Xuân Hoản Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD) Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) 1. Đặt vấn đề Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại ở nông thôn, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn. Công nghiệp hóa (CNH) là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong to àn bộ các ngành kinh tế, đồng thời tăng cường sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và trang thiết bị cơ khí trong các ngành sản xuất và kinh doanh. Như vậy, CNH nông thôn là quá trình nâng cao t ỷ trọng về giá trị của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đồng thời nâng cao việc sử dụng thiết bị cơ giới trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Gần 4 thập kỷ qua, kể từ 1960 thế giới đã chứng kiến sự trỗi dạy của xu hướng CNH nông thôn ở các nước châu Á như Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ và gần đây là Trung Quốc. Sự xuất hiện và phát triển nhanh của xu hướng này trước hết bắt nguồn từ sự thất vọng về nền đại công nghiệp qui mô lớn hiện đại ở thành phố trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo [1]. Kinh nghiệm cho thấy ở một số nước Châu Á việc phát triển
- công nghiệp nông thôn đã được tiến hành theo nhiều các khác nhau như ở Đài Loan, Nhà nước khuyến khích lập các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp nhẹ như ngành sợi, dệt, đồ chơi trẻ em, chế biến nông sản thực phẩm nằm phân tán ở các huyện lỵ, thị trấn ở các vùng nông thôn, gần nơi có nguồn nguyên liệu,... Ở Ấn Độ, phát triển các xí nghiệp nhỏ với các ngành thủ công nghiệp ở nông thôn, đó là các ngành cần ít vốn nhưng lại có sẵn nguyên liệu, lao động và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Ở Trung Quốc, sự CNH nông thôn đã phát triển 2 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn do nông dân thực hiện như xí nghiệp Hương Trấn1 từ những năm 1980 [2]. Ở Thái Lan, CNH nông thôn chỉ phát triển ở những vùng thuận lợi, ven các đô thị lớn. Ở nông thôn, phần lớn các xí nghiệp công nghiệp làm chế biến nông, lâm sản và bán tại chỗ. Trong việc CNH nông thôn của Thái Lan có phong trào với tên gọi “One tambon, one product” (mỗi làng, một sản phẩm) được phát động từ năm 1999 sau khi Thủ tướng Thái Lan đi thăm cửa hàng “one village, one product” t ại Nhật Bản [3]. Như vậy, trong quá trình CNH nông thôn, một số nước đã thành công trong việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Còn ở Việt Nam, chiến lược CNH nông thôn đã được đưa ra từ Nghị quyết Trung ương V, khóa VII, ngày 10/06/1993 và đến nay vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh. Câu hỏi đặt ra là trong thời gian qua Việt Nam đã tiến hành sự nghiệp CNH nông thôn theo mô hình nào? Có điều gì mới trong quá trình CNH trong các làng nghề ở nông thôn? Điều gì rút ra được từ sự phát triển của các làng nghề trong quá trình CNH nông thôn ? 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam Đến nay, dân số Việt Nam có trên 84 triệu người, trong đó có 75% dân số sông ở nông thôn. Trong những năm qua, công nghiệp ở thành thị có sự phát triển nhưng không đủ sức thu hút hết lao động tăng thêm đến từ nông nghiệp và các vùng nông thôn. Sự dư thừa lao động và sự di dân từ các vùng nông thôn về các thành phố kiếm việc làm ngày càng tăng nhanh. Hiện nay, tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 42,0% trong cơ cấu kinh tế và tỷ lệ lao động trong công nghiệp chỉ chiếm khoảng 18% trong tổng số lao động của nền kinh tế. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược CNH nông thôn ở Việt Nam là tăng thu nhập của nông dân, mở rộng thị trường lao động và CNH, HĐH cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để đạt được 3 mục tiêu quan trọng này, chiến lược CNH nông thôn được dựa trên cơ khí hóa sản
- xuất nông, công nghiệp và phát triển các ngành nghề chế biến theo hướng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu và các ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn [4]. Thực tế ở Việt nam, trong thời gian qua đã có 2 hình thức CNH nông thôn chủ yếu. Thứ nhất là loại hình CNH nông thôn dựa vào việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và dọc các trục đường quốc lộ chính để thu hút các doanh nghiệp từ thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Loại hình công nghiệp này bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990, đến nay nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đã hình thành hệ thống sản xuất có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, chuyên làm gia công cho các doanh nghiệp của đô thị và nước ngoài. 1 Các doanh nghiệp Hương Trấn (Township an Village Entreprise - TVE) được chia thành doanh nghiệp tập thể (làng, xã, thị trấn) và doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp có ít nhất 8 công nhân gọi là doanh nghiệp tư nhân và dưới 8 công nhân gọi là doanh nghiệp cá thể). 3 Đối với loại hình CNH nông thôn này, Nhà nước đã ban hành các chính sách rất thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư và xây dựng nhiều khu công nghiệp ở các vùng ven đô và các vùng nông thôn. Ban đầu, các thành phố lớn được coi như là một động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH và HĐH của cả nước nên sự ưu tiên được giành cho các tam giác tăng trưởng kinh tế như: Tam giác tăng trưởng phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, ở miền trung là Huế - Đà nẵng – Quảng Ngãi và miền nam là Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu [5]. Nhưng hiện nay, mọi chính sách và sự ưu đãi đều được thực hiện ở tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Đặc biệt, Nhà nước đã thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương tổ chức lập dự án, thẩm định dự án trình Chính phủ phê duyệt, rồi xây dựng và quản lý các khu công nghiệp tại địa phương. Đến nay cả nước có trên 150 khu công nghiệp - khu chế xuất với diện tích trên 25000ha, dự kiến đến năm 2015 sẽ thành lập mới thêm 115 khu công nghiệp và mở rộng 27 khu công nghiệp. Tính từ năm 1988 đến năm 2007, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời giải quyết việc làm cho hơn 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng
- triệu lao động gián tiếp [6]. Thứ hai là loại hình CNH nông thôn thông qua phát triển các làng nghề 2 ở nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và chính quyền địa phương. Các làng nghề thường sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc là các làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến khác. Trong các làng nghề năng động cũng đã và đang có nhiều hộ gia đình chuyển thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn hơn và tham gia vào thị trường trong nứớc và quốc tế. Theo thống kê của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA [7], đến năm 2003 to àn quốc có 2017 làng nghề 3 . Các làng nghề ở Việt Nam đã giải quyết được việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động thường xuyên và đang đóng góp tích cực vào việc CNH nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề đã được tiêu thụ trên 100 nước trên thế giới, giá trị xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt 565 triệu USD/năm. Trong những năm vừa qua, mặc dù Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhưng gần như các làng nghề còn phát triển tự phát, chưa có sự hỗ trợ hiệu quả và kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Hiện nay có nhiều làng nghề không phát triển được và có nguy cơ mất nghề. Nhưng cũng có một số làng nghề năng động đã đổi mới, hiện đại hóa sản xuất và đã trở thành các cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN), đó thường là những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều tiềm năng 2 Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 3 Tiêu chi để xác định làng nghề là làng có các hoạt động liên quan đến nghề nào đó thu hút ít nhất 20% tổng số hộ làm nghề và tạo ra ít nhất 20% tổng giá trị sản xuất tạo ra trên địa bàn của làng đó. 4 sáng tạo, đổi mới và là nơi để nuôi dưỡng và phát triển các doanh nghiệp chính thức (formel) vì thế các CCNLN này cần phải được quy hoạch và phát triển như một hệ thống sáng tạo và sự đổi mới ở nông thôn.
- 2.2. Cụm công nghiệp làng nghề ở vùng Đồng bằng sông Hồng Khái niệm về cụm công và cụm công nghiệp làng nghề Khái niệm cụm công nghiệp “district industriel” xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Marshall [8] xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền bắc nước Anh. Sau đó, khái niệm này được phát triển theo 2 trường phái tiếp cận công nghiệp khác nhau. Các nhà nghiên cứu theo trường phái Pháp như Courlet et Pecqueur [9], Colletis [10],… gọi là các hệ thống sản xuất địa phương SPL “Systèmes productifs localisés”, đó là hệ thống sản xuất đề cập nhiều đến khía cạnh lãnh thổ. Các nhà nghiên cứu theo trường phái Anh - Mỹ gọi là cụm công nghiệp “cluster” hay “district industriel” với các tiếp cận của G. Becattini [11]; M. Porter [12]; Nadvi et Schmitz [13],… Qua việc nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa nông thôn ở vùng ĐBSH, chúng tôi thấy có sự xuất hiện các CCNLN giống như các cụm công nghiệp ở Italia từ những năm 1970 [14]. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ vận dụng khái niệm cụm công nghiệp (cluster) và phương pháp tiếp cận của G. Becattini; M. Porter; Nadvi et Schmitz và tham khảo các công trình nghiên cứu của họ đã thực hiện tại Italia, Mỹ và các nước đang phát triển như Brasil và Inđônêxia. Vậy cụm công nghiệp là gì ? Cụm công nghiệp theo G. Becattini [11, opcit] là một thực thể xã hội – lãnh thổ đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động của một cộng đồng người và quần thể doanh nghiệp trong một không gian địa lý và lịch sử nhất định. Cụm công nghiệp theo M. Porter [12, opcit] là sự tập trung về địa lý của các doanh nghiệp, của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hóa, của những người được hưởng dịch vụ, của các ngành công nghiệp và các tổ chức có liên quan. Thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm công nghiệp. Nhưng trong các định nghĩa đều chứa đề cập đến sự tập trung theo địa lý của các do anh nghiệp gắn kết với sự đổi mới và có sự phát triển năng động do tính hiệp đồng thừa hưởng từ “Tính hiệu quả tập thể’’ thông qua các tác động kinh tế từ bên ngoài, từ mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và các lợi ích của các hoạt động tập thể [13, opcit]. Trong cụm công nghiệp, vấn đề mấu chốt là có sự hiệp đồng, sản xuất với qui mô lớn, có sự tác động qua lại, có sự tương trợ, có sự ganh đua và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường để mang lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Ở Việt Nam, Cụm công nghiệp làng nghề là một hệ thống sản xuất địa phương, được đặc trưng bởi sự tập trung theo địa lý các doanh nghiệp4 sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có 4 Doanh nghiệp ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hộ gia đ ình tham gia sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp
- chính thức có đăng ký thành lập theo luật doanh nghiệp của Việt Nam. 5 sự chuyên môn hóa trong cùng một hoạt động hoặc một nhóm các hoạt động bổ trợ cho nhau. Sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp đã tạo ra các thể chế thúc đẩy sự hình thành và phát triển các mối quan hệ, sự hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ, đồng thời tạo ra mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và tạo ra sự đổi mới, các lợi ích chung cho các thành viên trong cùng lãnh thổ. Các kiểu cụm công nghiệp làng nghề ở vùng ĐBSH Trên cơ sở số liệu điều tra và thông tin thu thập được trong 90 CCNLN ở Hà Tây và Bắc Ninh, chúng tôi đã phân loại được 3 loại CCNLN, cụ thể như sau: A)- Cụm công nghiệp làng nghề đã công nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao (chiếm 30% trong tổng số CCNLN được điều tra), đây là CCNLN năng động với các đặc trưng của loại cụm này như sau: - Mật độ dân số cao (2500người/km2 ), đất nông nghiệp/người rất ít (260m2 /người). - Tỷ lệ hộ làm nghề cao (có 53% số hộ ở địa phương làm ngành nghề và số lượng doanh nghiệp chính thức trong cụm nhiều (30doanh nghiệp/cụm) - Thu nhập từ ngành nghề cao (bình quân 1 triệu đồng/người/tháng). Tổng thu nhập từ ngành nghề chiếm 75% tổng thu nhập của cụm. - Vốn đầu tư cho sản xuất rất cao (trung bình mỗi hộ sản xuất đầu tư trên 100 triệu đồng, mỗi doanh nghiệp đầu t ư vốn trên 1 tỷ đồng). - Có khả năng HĐH cao, đã đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại (nhiều cụm có dây truyền sản xuất tự động). Có nhiều sự đổi mới về trang thiết bị và cơ khí hóa trong sản xuất. - Qui mô của cụm lớn và sử dụng nhiều lao động (bình quân là 4500lao động/cụm và đòi hỏi nhiều lao động có chuyên môn, đã được đào tạo nghề (lao động có trình độ chiếm trên 60%). - Thiếu lao động và phải thuê nhiều lao động đến từ nơi khác (lao động thuê từ địa phương khác đến là trên 1000lao động/1cụm, chiếm 24% tổng số lao động trong to àn cụm). - Có nhiều mối quan hệ, trao đổi giữa các làng nghề với nhau về lao động, vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Thị trường phát triển mạnh ở cả trong nước và nước ngoài. - Có sự cạnh tranh cao về mặt bằng sản xuất, lao động và nguyên liệu trong cụm. - Các CCNLN loại này phần lớn tập trung các ngành hàng đồ gỗ, dệt vải, luyện kim và chế biến thực phẩm. 6 B)- Cụm công nghiệp làng nghề đang công nghiệp hóa có sự kết hợp làm nông nghiệp và ngành nghề (chiếm 36% trong tổng số 90 cụm được điều tra), đây là loại cụm năng động vừa với các đặc trưng của loại là: - Mật độ dân số tương đối cao (1500người/km2 ); Đất nông nghiệp/người thấp (bình quân là 500m2 /người)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay"
26 p | 3366 | 757
-
Tiểu luận “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và các giải pháp ”
25 p | 3035 | 745
-
Tiểu luận “Thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”
38 p | 2304 | 736
-
Tiểu luận Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam
33 p | 1996 | 572
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 p | 1705 | 525
-
Tiểu luận “Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Thực trạng và giải pháp”
17 p | 1346 | 411
-
Tiểu luận "Vấn đề cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn"
25 p | 1080 | 405
-
Tiểu luận “Công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn hiện nay”
13 p | 1319 | 312
-
Tiểu luận về: Thực trạng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
30 p | 670 | 227
-
Tên tiểu luận: 'Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay'
25 p | 412 | 178
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá- Hiện hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay
14 p | 355 | 109
-
Tiểu luận "Công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước ta trong những năm trước mắt"
12 p | 243 | 80
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay
25 p | 174 | 35
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay
25 p | 158 | 26
-
Tiểu luận KTCT: Thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
35 p | 138 | 21
-
TIỂU LUẬN - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
11 p | 112 | 20
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh theo hướng công nghiệp hoá nông thôn
29 p | 58 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn