intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận "Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến kinh tế thế giới"

Chia sẻ: Pham Nguyen Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:52

468
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc khủng hoảng lần này không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình. Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính, mà thực chất là hệ quả của nhau – đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này ở Mỹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận "Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến kinh tế thế giới"

  1. BÀI TIỂU LUẬN Đề tài "Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến kinh tế thế giới"
  2. MỤC LỤC 1.1Cho vay dưới chuẩn................................................................................................................. 3 1.2Mua bán khống........................................................................................................................ 3 1.3Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ ................................................................................................ 3 1.4Khủng khoảng niềm tin ........................................................................................................... 4 2/ THEO DÒNG SỰ KIỆN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ:................................................ 4 2.1 Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ............................................................................. 4 2.1.2 Năm 2008 với những mốc đáng nhớ sau: ............................................................................. 6 2.2 Cuộc khủng hoảng đã lan khỏi nước Mỹ:................................................................................ 7 3/ NHÖÕNG AÛNH HÖÔÛNG CUÛA KHUÛNG HOAÛNG KINH TEÁ MYÕ ÑEÁN NEÀN KINH TEÁ THEÁ GIÔÙI: ........................................................................................................ 13 3.1 KINH TẾ MỸ ĐI VỀ ĐÂU? ................................................................................................ 13 3.1.2 Thị trường chứng khoán Mỹ: ............................................................................................. 17 3.2 TAÙM AÛNH HÖÔÛNG LÔÙN CUÛA KHUÛNG HOAÛNG TAØI CHÍNH MYÕ........ 18 3.3 TAÙC ÑOÄNG ÑEÁN KHU VÖÏC AÙ CHAÂU ............................................................... 20 3.5 ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ TOÀN CẦU: ...................................................................... 23
  3. Cuộc khủng hoảng lần này không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình. Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính, mà thực chất là hệ quả của nhau – đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này ở Mỹ. 1.1Cho vay dưới chuẩn Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản (MBS, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh. 1.2Mua bán khống Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (naked short sale), tức là không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theo kiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than: “Họ giống như kẻ hôi của sau một cơn bão”. 1.3Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng
  4. này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình. Có loại CK không cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn. Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng. Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá”. 1.4Khủng khoảng niềm tin Theo GS. Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. Đây là một trò chơi mà con người ta khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cả mọi người đều bị thua lỗ. Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đã xuống một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục. 2/ THEO DÒNG SỰ KIỆN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ: Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có. Hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan. Sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết. 2.1 Toàn cảnh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Cuộc khủng hoảng tài chính về cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ đã diễn ra từ lâu và bộc lộ rõ nhất trong 2 năm 2007 và 2008, biểu hiện rõ nhất ở tính thanh khoản trên hệ thống ngân hàng và tín dụng toàn cầu. Cuộc khủng hoảng trải qua nhiều
  5. giai đoạn khác nhau, lộ rõ cả những điểm yếu tràn lan trong khuôn khổ luật lệ và hệ thống tài chính toàn cầu. 2.1.1 Những mốc chính trong cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng của thị trường nhà đất ở Mỹ (tình trạng này diễn ra khoảng năm 2005 - 2006) với những khoản vay dưới chuẩn có nguy cơ rủi ro cao và các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh. Từ vài năm trước đó, giá nhà tăng cao cùng với việc được phép vay với điều kiện rất đơn giản, nhiều khách hàng đã tranh thủ tiền của các ngân hàng đầu tư để đầu cơ vào bất động sản với hi vọng kiếm được nhiều tiền từ các khoản mua bán chênh lệch. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó. Điểm lại những mốc sự kiện chính trong chuỗi này để thấy khủng hoảng đã diễn ra như thế nào: • Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu. • Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường. • Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, kinh doanh bất động sản, dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể. Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó. • Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà
  6. ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Thư ký bộ tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản lần này là “mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”. - Ngày 05/02: Công ty Mortage Lenders Network USA đứng thứ 15 trong số các nhà cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở Mỹ, với tổng dư nợ 3.3 tỷ đô la thời điểm quý 3 năm 2006, tuyên bố phá sản. - Ngày 02/04: New Century Financial, nhà cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ, tuyên bố phá sản. - Ngày 19/07: Chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức 14.000 điểm, lần đầu tiên trong lịch sử. - Tháng 8: Khủng hoảng tín dụng toàn cầu, mà chính xác là chứng khoán dựa trên các khoản nợ thế chấp dưới chuẩn, được phát hiện trong các danh mục vốn đầu tư và quỹ trên khắp thế giới từ BNP Paribas cho đến Ngân hàng Trung Quốc. Nhiều nhà cho vay ngừng cho vay tín dụng mua nhà. Cục dữ trữ liên bang đã cho các ngân hàng vay 100 tỷ đô la với lãi suất thấp. - Ngày 16/08: Tập đoàn tài chính Countrywide, đơn vị cho vay thế chấp lớn nhất nước Mỹ, đã phải tránh phá sản bằng cách vay khẩn cấp 11 tỷ đô la từ một nhóm các ngân hàng khác. - Ngày 17/08: Cục dự trữ liên bang đã phải hạ mức hệ số chiết khấu 50 điểm cơ bản từ mức 6.25% xuống 5.75% - Ngày 14/09: Ngân hàng Northern Rock (Anh) đã gặp vấn đề nghiêm trọng về khả năng thanh khoản liên quan đến khủng hoảng cho vay dưới chuẩn. - Ngày 15–17/10: Liên minh các ngân hàng Mỹ được hỗ trợ bởi chính phủ thông báo lập một siêu quỹ trị giá 100 tỷ đô la để mua lại các chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp mà giá trị thị trường đã bị sụt giảm do khủng hoảng vay dưới chuẩn. Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang Ben Bernake và Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ đều đưa ra những cảnh báo về mối nguy hiểm của việc vỡ bong bóng bất động sản. - Ngày 31/10: Cục Dự Trữ Liên Bang hạ lãi suất quỹ liên bang 25 điểm xuống 4.5% - Tháng 11: Cục Dự Trữ Liên Bang bơm thêm 41 tỷ đô la cho các ngân hàng vay với lãi suất thấp. Đây là lần xuất tiền lớn nhất của Cục Dự Trữ Liên Bang kể từ 19 tháng 9 năm 2001 (50.35 tỷ đô la). 2.1.2 Năm 2008 với những mốc đáng nhớ sau:
  7. - Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu để tránh phá sản. Cục Dự Trữ Liên Bang phải cung cấp 30 tỷ đô la để trợ giúp các khoản lỗ của Bear Stearn. - Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla. - Ngày 07/09: Cục Dự Trữ Liên Bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac - Ngày 14/09: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ đô la. - Ngày 15/9: Lehman Bothers tuyên bố phá sản. Ngay sau đó, 3 loại chỉ số ở Mỹ bao gồm chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 sụt giảm mạnh nhất kể từ sau sự kiện 11/9/2001. - Ngày 17/09: Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này tránh phá sản. - Ngày 19/09: Kế hoạch giải cứu tài chính của bộ trưởng tài chính Paulson trị giá 700 tỷ đô la được công bố sau một tuần bất ổn trên thị trường tài chính và nợ tín dụng. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ đã không thông qua bản dự thảo này. - Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhẩt Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase& Co với giá 1.9 tỷ đôla - Ngày 29/09: Quốc hội Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ do bộ Tài chính Mỹ đề xuất. - Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ, đồng thời là ngân hàng cho vay dưới chuẩn lớn nhất Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup. 2.2 Cuộc khủng hoảng đã lan khỏi nước Mỹ:
  8. Cuộc khủng hoảng đã lan ra khỏi nước Mỹ * Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. * Tháng 7 - Tháng 9/2007: Ngân hàng IKB của Đức trở thành ngân hàng đầu tiên tại châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản đầu tư xấu trên thị trường cho vay dưới chuẩn ở Mỹ. Trong khi đó, Ngân hàng SachsenLB của Đức phải nhận sự cứu trợ từ chính phủ. * Ngày 14/9/2007: Lần đầu tiên trong hơn 1 thế kỷ, khách hàng ùn ùn kéo đến bủa vây để đòi rút tiền ở một ngân hàng lớn tại Anh - Ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock - ngân hàng lớn thứ 5 tại Anh. * Ngày 15/10/2007: Citigroup - Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước Mỹ - công bố lợi nhuận Quý 3 bất ngờ giảm 57% do các khoản thua lỗ và trích lập dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11. * Ngày 17/12/2007: Cuộc khủng hoảng tín dụng đã lan sang châu Úc với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties, một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở Sydney.
  9. Những người phản đối kế hoạch giải cứu tại Phố Wall. * Ngày 11/1/2008: Bank of America - ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền gửi và vốn hoá thị trường - đã bỏ ra 4 tỉ USD để mua lại Countrywide Financial sau khi ngân hàng cho vay thế chấp địa ốc này thông báo phá sản do các khoản cho vay khó đòi quá lớn. * 30/1/2008: Ngân hàng lớn nhất Thuỵ Sĩ UBS công bố trích lập dự phòng 4 tỷ USD, nâng tổng số tiền trích lập dự phòng lên 18,4 tỷ USD do những thất thoát quan đến cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố. * 17/2/2008: Anh quốc hữu hóa Ngân hàng Northern Rock. * 28/2/2008: Ngân hàng DZ Bank của Đức được đưa vào danh sách các nạn nhân của cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn với tổng giá trị tài sản mất giá là 1,36 tỷ euro. * 16-17/3/2008: Bear Stearns được bán cho Ngân hàng Đầu tư Mỹ JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu. * 29/4/2008: Deutsche Bank lần đầu tiên trong năm năm công bố một khoản thua lỗ trước thuế sau khi buộc phải trích lập dự phòng 4,2 tỷ USD cho các khoản nợ xấu và các chứng khoán được đảm bảo bởi các khoản thế thấp bất động sản. * 11/7/2008: Chính quyền liên bang Mỹ đoạt quyền kiểm soát Ngân hàng IndyMac Bancorp. Đây là một trong những vụ đóng cửa ngân hàng lớn nhất từ trước tới nay sau khi những người gửi tiền đã rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày. * 31/7/2008: Deutsche Bank công bố khoản trích lập dự phòng tiếp theo là 3,6 tỷ USD, nâng tổng số tiền ngân hàng này mất lên 11 tỷ USD. Deutsche Bank trở thành một trong 10 nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu. * 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ.
  10. * 11/9/2008: Lehman Brothers tuyên bố đang nỗ lực tìm kiếm đối tác để bán lại chính mình. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư này tụt giảm 45%. CÁC NHÂN VIÊN CủA LEHMAN BROTHERS. * 14/9/208: Bank of America cho biết sẽ mua Merrill Lynch với giá 29 USD/cp sau khi từ chối đề nghị mua lại của Lehman Brothers. * 15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào Tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ, Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American International Group - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố. TậP ĐOÀN AIG. * 16/9/2008: Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã đổ hàng tỉ USD vào các thị trường tiền tệ với nỗ lực hạ nhiệt tình trạng căng thẳng và ngăn chặn sự đóng
  11. băng của hệ thống tài chính toàn cầu. Cổ phiếu AIG giảm gần một nửa. Fed công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần. Ngân hàng Barclays của Anh mua lại một phần tài sản tại Bắc Mỹ của Lehman với trị giá 1,75 tỷ USD. * 17/9/2008: Cổ phiếu của Goldman Sachs và Morgan Stanley giảm mạnh; Tập đoàn Lloyds TSB của Anh mua lại đối thủ HBOS; Uỷ ban Chứng khoán Mỹ kiềm chế tình trạng bán khống. * 19/9/2008: Các thị trường chứng khoán thế giới tăng vọt sau khi Mỹ công bố kế hoạch mua lại tài sản của các tập đoàn tài chính đang gặp khó khăn, giúp làm thanh sạch hệ thống tài chính. * 20-21/9/2008: Công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD. Hai ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley được chuyển đổi thành tập đoàn ngân hàng đa năng, đánh dấu sự kết thúc mô hình ngân hàng đầu tư tại Phố Wall. * 22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần Morgan Stanley. * 23/9/2008: Warren Buffett trả 5 tỷ USD mua 9% cổ phần Goldman Sachs; Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra Fannie, Freddie, AIG và Lehman vì nghi ngờ có sự gian lận trong cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. * 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) đã đoạt quyền kiểm soát WaMu và sau đó bán các tài sản của ngân hàng tiết kiệm lớn nhất Mỹ cho JPMorgan Chase & Co. với giá 1,9 tỷ USD. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi đó tại Washington D.C., các thành viên chủ chốt trong quốc hội đã đồng ý về những điều khoản chính trong kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD.
  12. WaMu - một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay thế chấp. * 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Phản ứng ngay lập tức với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm - mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay. * 1/10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD (tỷ lệ 74-25) với một số điểm đã được thay đổi, bao gồm: gia hạn đạo luật cắt giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp và cá nhân (tính sẽ làm ngân sách thất thu 149 tỷ USD); tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang từ 100.000 USD lên 250.000 USD. * 3/10/2008: Sau 3 giờ thảo luận và thuyết phục nhau, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu lần thứ hai và thông qua dự luật giải cứu với tỷ lệ phiếu 262-171. Không đầy 2 giờ sau đó, Tổng thống Mỹ đặt bút ký để chính thức chuyển kế hoạch thành đạo luật. * Ngày 4/10/2008: Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã triệu tập cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp với lãnh đạo 4 nước lớn nhất trong Liên minh Châu Âu là Anh, Pháp, Đức và Ý. Phiên họp kết thúc với tuyên bố hợp tác xử lý khủng hoảng, nhưng không thống nhất được một gói giải pháp tổng thể theo mô hình của Mỹ. * Ngày 5/10/2008: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn. * Ngày 6/10/2008: Trong đêm Chủ nhật 5/10, ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp gửi email thông báo đã thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8 tỷ USD) để mua lại ngân hàng Fortis, trong đó có 9 tỷ Euro bằng cổ phiếu và 5,5 tỷ Euro bằng tiền mặt. BNP sẽ sở hữu 75% Fortis tại Bỉ, 67% Fortis tại Luxembourg, và toàn bộ mảng bảo hiểm của Fortis tại Bỉ. * Ngày 8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930. * Ngày 10/10/2008: Tập đoàn bảo hiểm có lịch sử hoạt động 98 năm tại Nhật là Yamato Life Insurance Co. chính thức đệ đơn xin được bảo hộ phá sản do các khoản nợ đã vượt tài sàn 11,5 tỷ yen (tương đương 116 triệu USD). Đây được coi là mốc đánh dấu cuộc khủng hoảng đã lan sang châu Á. * Ngày 13/10/2008: Giải Nobel Kinh tế 2008 được công bố thuộc về Giáo sư Paul Krugman. Ngoài thành tích xây dựng mô hình ứng dụng thương mại toàn cầu, ông
  13. cũng là người chỉ trích kịch liệt Chính phủ của Tổng thống Bush, và là người vạch ra những hiểm họa của tự do thị trường thiếu sự giám sát của Chính phủ. * Ngày 14/10/1008: Chính phủ Mỹ công bố dành 250 tỉ USD trong gói giải cứu 700 tỉ USD để rót vào các ngân hàng lớn, đổi lại sẽ nhận được cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng này. Đây là bước thay đổi lớn trong chiến lược giải cứu, vì trong kế hoạch ban đầu, Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ xấu ngân hàng, không mua cổ phần. 3/ NHÖÕNG AÛNH HÖÔÛNG CUÛA KHUÛNG HOAÛNG KINH TEÁ MYÕ ÑEÁN NEÀN KINH TEÁ THEÁ GIÔÙI: 3.1 KINH TẾ MỸ ĐI VỀ ĐÂU? Phố Wall đã quá "tham lam" và đầy rẫy những kẻ tham nhũng? 3.1.1Nước Mỹ là con nợ khổng lồ của thế giới? Trên bình diện quốc tế, nước Mỹ đã “ở vị thế thâm hụt cán cân thanh toán nặng nề”. Sự sẵn có của các quỹ nước ngoài cho phép nước Mỹ giữ lãi suất ở một mức tương đối thấp để duy trì tính thanh khoản nhưng cũng khiến cho toàn hệ thống trở nên mong manh dễ đổ vỡ hơn một khi thâm hụt ngân sách liên bang phình ra quá lớn. Trong điều kiện như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có sẵn sàng cho nước Mỹ vay 700 tỷ USD để khôi phục lại
  14. các tổ chức tài chính không. Bởi vì người dân Mỹ đã bị thiệt hại quá nhiều từ cơn khủng hoảng, không thể là nguồn cung cấp số tiền nói trên được. Nói cách khác, vấn đề của nước Mỹ là “chúng ta đã vay nợ quá nhiều, giờ ta đã rơi vào khủng hoảng rồi, cần phải vay nợ tiếp để giải quyết tình hình.” Trong lúc này, nước Mỹ cần một chiến lược tốt hơn, nhưng phải tránh đặt ra quá nhiều quy định không cần thiết, bóp nghẹt những sáng kiến cải cách mới mẻ vốn là nhân tố giúp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng trong những thập kỷ vừa qua. Sau sự đổ vỡ của dot.com trong năm 2000-2001, khu vực công nghệ cao đã khôi phục lại đà tăng trước. Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho khu vực tài chính. Quan trọng là cần phải thận trọng, không nên có những hành động thái quá. Thương cho roi cho vọt, khu vực tài chính cần phải được uốn nắn một cách nghiêm khắc, có vậy, nó mới có thể khôi phục như ban đầu và tiếp tục vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển trong tương lai của đất nước. Danh sách các tổ chức tài chính bị phá sản hoặc phải sáp nhập trong cuộc khủng hoảng Mĩ Tên Quy mô Thiệt hại Giải pháp Tổng tài sản: 639 tỷ Nợ ngân hàng: đôla 613 tỷ đôla Tổng vốn góp cổ 15/09/2008: nộp đơn Nợ trái phiếu: phần: $22490 tỷ đôla phá sản theo chương 1 Lehman 155 tỷ đôla Số lượng nhân viên: Luật Phá sản Mỹ 1 Brothers Cổ phiếu mất 26200 người Là vụ phá sản lớn nhất giá trên 90% Là một trong 4 ngân trong lịch sử Hoa Kỳ vào ngày hàng đầu tư lớn nhất 15/09/2008 của Hoa Kỳ Thua lỗ quý Tổng tài sản: 1,02 IV/2007: 9,83 tỷ nghìn tỷ đôla đô Bán cho ngân hàng Mỹ Số lượng nhân viên: 2 Merrill Lynch 60.000 người Thua lỗ ròng (BoA) với giá 50 tỷ quý I/2008: 1,97 đôla Xếp thứ 32 trong tỷ đôla danh sách Global mất giá tài sản 2000 (các công ty (2007): 16,7 tỷ
  15. lớn nhất thế giới) đôla Tổng tài sản: 1,05 nghìn tỷ đôla Tổng vốn góp ổ Cổ phiếu mất 16/09/2008: Cục Dự phần 78,09 tỷ đôla giá 60% vào trữ Liên bang Mỹ Số lượng nhân viên: ngày 16/09/2008 3 AIG (FED) cấp tín dụng 80 116.000 người Thua lỗ 6 tháng tỷ tương đương 79,9 % Xếp thứ 6 trong đầu năm 2008: cổ phần danh sách Global 13,2 tỷ đôla 2000 (các công ty lớn nhất thế giới) Tổng tài sản: 211 tỷ đôla Là tập đoàn chiếm 20% tổng thế chấp của Mỹ, tương Thua lỗ (2007): đương 3,5 GDP 01/07/2008: Bán cho Countrywide 2,5 tỷ đôla 4 Tổ chức tiết kiệm và ngân hàng Mỹ với giá Financial Mất giá tài sản cho vay lớn thứ 3, 4,1 tỷ đôla (2007): 1 tỷ đôla đồng thời là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử nước Mỹ Tổng tài sản: 350,4 tỷ đôla Thiệt haiij quý Tổng vốn góp cổ IV/2007: 859 phần: 66,7 tỷ đôla 30/05/2008: Bán cho triệu đôla 5 Bear Stearns Số lượng nhân viên: JP Morgan Chase với Mất giá tài sản 15.500 người giá 1,1 tỷ đôla (2007): 1,9 tỷ Là công ty chứng đôla khoans lớn thứ 7 thế giới
  16. Tiền gửi khách Tổng tài sản: 32 tỷ hàng: 19 tỷ đô đô Chi phí 8,9 tỷ đô Là tổ chức cho vay cho bảo hiểm 11/07/2008: Tập đoàn và gửi tiết kiệm lớn tiền gửi Bảo hiểm Tiền gửi 6 IndyMac nhất ở Los Angeles. Chi phí 541 Liên bang Mỹ FDIC Đồng thời là tổ chức triệu đô cho các tiếp quản thế chấp lớn thứ 7 ở khoản tiền gửi Hoa Kỳ vượt mức bảo hiểm Tổng tài sản: 794,4 tỷ đôla Tổng vốn góp cổ 07/09/2008: FED kí phần: 26,7 tỷ đôla Thua lỗ (2007): hợp đồng bỏ ra 1 tỷ đô Số lượng nhân viên: 4,6 tỷ đôla hỗ trợ cho Freddie 7 Freddie Mac 5.281 ngườich Thua llox quý Mac, đổi lại giành Là công ty công lớn II/2008: 821 quyền kiểm soát các cổ thứ 20 trên thế giới triệu đôla phiếu ưu đãi đặc biệt là công ty tài chính của công ty này. lớn thứ 2 về thế chấp tại Mỹ Tổng tài sản: 882,5 tỷ đôla Thua lỗ (2007): Tổng vốn góp cổ 2 tỷ đôla 07/09/2008: cùng với phần: 44 tỷ đôla 8 Fannie Mae Thua lỗ quý Freddie Mac bị FED Là tổ chức hàng đầu II/2008: 2,3 tỷ tiếp quản trong thị trường thế đôla chấp dưới chuẩn của Mỹ Tổng thu nhập (năm Cổ phiếu mất New Century 2006): 417 triệu đôla 90% giá trị Nộp đơn phá sản theo 9 Financial Giá bán trên thị (tháng 03/2007) chương 11 Luật Phá Corp trường: 1,75 tỷ đôla Giá trị thị sản Mỹ Số lượng ngân viên: trường giảm 7.200 người xuống còn 55
  17. Là tập đoàn cho vay triệu đôla dưới chuẩn lớn nhất của Mỹ Tiền gửi khách hàng: 102 triệu 19/09/2008: Tập đoàn đôla Tổng tài sản: 115 Bảo hiểm Tiền gửi 10 Ameri Bank Chi phí 42 triệu triệu đôla Liên Bang Mỹ FDIC đôla cho quỹ tiếp quản bảo hiểm tiền gửi Tổng tài sản: 307 tỷ Thua lỗ 53 tỷ 26/09/2008: Chính phủ đôla đôla để từ tháng tiếp quản và sau đó bán Washington 11 Washington Mutual 6 và 17 tỷ đôla lại cho JP Morgan Mututal Inc là ngân hàng tiết trong 2 tuần gần Chase & Co với giá 1,9 kiệm lớn nhất Mỹ đây tỷ đôla Giá cổ phiếu của Wachovia đã sụt Là ngân hàng lớn giảm tới 81,6%, 30/09/2008: bị bán lại thứ 6 ở Mỹ còn 1,84 USD/ 12 Wachovia hco Citi Group với giá Tổng tài sản: 327,9 cổ phiếu 2,16 tỷ đôla tỷ đôla Thua lỗ 9,7 tỷ đôla trong nửa đầu năm nay 3.1.2 Thị trường chứng khoán Mỹ: Sàn giao dịch chứng khoán New York Thị trường chứng khoán Frankfurt, ngày 7/10, chỉ (NYSE) ngày 9/10, chỉ số Dow Jones số DAX giảm 1,1% so với ngày hôm trước, mặc dù giảm 675 điểm trong một ngày. hôm trước đã giảm tới 7,1%.
  18. 3.2 TAÙM AÛNH HÖÔÛNG LÔÙN CUÛA KHUÛNG HOAÛNG TAØI CHÍNH MYÕ Tốc độ khủng hoảng tài chính phố Wall đã nhanh chóng lan rộng toàn cầu, và nó đã thực sự tác động đến nền kinh tế. Dưới đây là 8 ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng này theo đánh giá của Kinh tế Trung Quốc. Nhìn lại sự kiện ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ Lehman Brothers nộp đơn bảo hộ phá sản, cùng ngày hôm đó ngân hàng lớn thứ ba Merrill Lynch cũng bị Ngân hàng Mỹ mua lại. Ngày 16/9, công ty Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm Quốc tế Mỹ AIG đã bị chính phủ Mỹ tiếp quản.
  19. Tốc độ khủng hoảng tài chính phố Wall đã nhanh chóng lan rộng toàn cầu, và nó đã thực sự tác động đến nền kinh tế. Cuối cùng, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, các quốc gia mới nổi lần lượt tập trung cứu trợ thị trường và đưa ra các gói kích cầu. Ngày 15/11, lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tài chính G20 tại Washington, cộng đồng quốc tế yêu cầu kêu gọi cải cách hệ thống tài chính quốc tế. Tám ảnh hưởng lớn của khủng hoảng tài chính Trong bối cảnh toàn cầu hóa mà khởi nguồn từ Mỹ, tác động của nó cũng mang tính toàn bộ. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính thế giới sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến các phương diện kinh tế thế giới. a) Người ta bắt đầu hoài nghi về kinh tế Mỹ dựa trên nền tảng là mô hình tự do thương mại. Cuộc khủng hoảng này đã bộc lộ đầy đủ những tác hại do thị trường không chịu tiếp nhận sự quản lý và những thiếu sót của hệ thống kinh tế. Để ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng, chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ là quay trở lại từ tự do thương mại sang nền kinh tế có sự can thiệp của nhà nước. Hiện nay, tần suất và mức độ can thiệp vào thị trường của chính phủ Mỹ so với cuộc đại suy thoái của những năm 30 là như nhau. Điều này cho thấy sự nghi ngờ về những tác động của chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, sự hấp dẫn của mô hình tự do thương mại đã bị giảm sút. b) Tăng trưởng kinh tế thế giới gián đọan trong thời gian dài khiến cho các nước rơi vào suy thoái kinh tế, kéo theo đó là khủng hoảng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế trong năm 2008 và hai năm sau bắt đầu chậm lại. Nhật Bản, khu vực Châu Âu và Mỹ và hệ thống kinh tế thế giới thứ ba lần đầu tiên rơi vào suy thoái sau thế chiến thứ 2. Theo thống kê, suy thoái kinh tế Mỹ trải qua 18 tháng, là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài nhất từ sau cuộc đại khủng hoảng. c) Thị trường nguồn năng lượng bùng nổ sẽ có thể chấm dứt. Theo báo cáo của ngân hàng Thế giới trong diễn đàn “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2009”, giá dầu và lương thực giảm mạnh, đặt dấu chấm cho việc tăng giá sản phẩm nghiêm trọng. d) Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang thúc đẩy việc điều chỉnh tiêu dùng Mỹ nhiều năm qua. Trung Quốc và các thị trường mới nổi cũng điều chỉnh phương thức tăng trưởng. Nhưng cục diện thay đổi kinh tế toàn cầu cũng cần các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Đức mở rộng tiêu dùng cá nhân.
  20. e) Cải cách hệ thống kinh tế thế giới Khủng hoảng đã khiến cho hệ thống tài chính phải cải tổ lại, tạo bước ngoặt cho việc cải cách trật tự tài chính quốc tế. Hiển nhiên, trong tương lai, nếu việc cải cách trật tự tài chính thế giới hiện hành bị hạn chế trong việc dàn xếp, và việc Âu Mỹ phải bảo vệ quyền lợi của mình, thì không thể tiến hành việc cải cách hệ thống tài chính thế giới. f) Khủng hoảng đã chứng minh rõ được mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa và sự thiếu tin cậy trong việc giám sát quốc tế Điều này đã khiến cho các nước nhận thức và đánh giá lại sự toàn cầu hóa và những ảnh hưởng bên ngoài của nó, có thái độ thận trọng hơn với nền kinh tế và tự do thương mại Mỹ. Đồng thời, khủng hoảng toàn cầu khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng, nên chính phủ rất băn khoăn và bảo thủ trong việc tạo cơ hội việc làm. Các vòng đàm phán Doha tiếp tục rơi vào bế tắc. g) Thực lực tài chính kinh tế Mỹ đã bị tổn hao nhất định. Khủng hoảng kinh tế cho thấy huyền thoại về tính ổn định của nền hệ thống tài chính Mỹ bị phá vỡ, địa vị chiếm lĩnh hệ thống tài chính phố Wall bị hạ thấp. Đối mặt với khủng hoảng mang tính toàn cầu, khả năng Mỹ dẫn đầu thế giới bị giảm xuống, cần phải bắt tay “cứu trợ thế giới” với các nước Châu Âu, Nhật Bản và thị trường mới nổi như Trung Quốc. Khủng hoảng làm cho Mỹ thiếu hụt tài chính hàng tỷ đôla, và chịu hạn chế của ảnh hưởng kinh tế chính trị. h) Trung Quốc đã phát huy vai trò ổn định trong khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính khiến cho Trung Quốc gặp nhiều thách thức nghiêm trọng, nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội lớn. Cũng giống với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 10 năm trước. Trung quốc được coi như là lực lượng ổn định quan trọng nhất. Nếu chúng ta giỏi trong việc nắm bắt cơ hội, sẽ có thể nâng cao được vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế. Đương nhiên, Trung Quốc vẫn là một nước phát triển, cho dù là trong công cuộc “cứu trợ thế giới”, hay trong quá trình cải cách hệ thống kinh tế thế giới, thì vẫn phải thuận theo xu thế và càng phải liệu sức mà làm 3.3 TAÙC ÑOÄNG ÑEÁN KHU VÖÏC AÙ CHAÂU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1