intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

1.509
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận trình bày các thành tố căn bản của một chính sách nhằm đảm bảo cho chính sách xã hội để vận hành trong thực tiễn. Dựa trên chuyến tham quan thực tế các chính sách công (Điện khí gió và đê bao chuẩn bị cho dự án lọc dầu) tại hai xã Thạnh Phong và Thanh Hải của Huyện Thanh Phú, Tỉnh Bến Tre từ đó dự báo các chính sách xã hội cần triển khai; tư vấn cho các nhà quản lý tại địa phương nhằm giúp họ hình thành chính sách xã hội cụ thể cho nhóm người yếu thế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận cuối kì môn Chính sách xã hội

  1. CÂU HỎI 1. Anh/Chị hãy áp dụng kiến thức thực tiễn để trình bày các thành tố căn bản  của một chính sách nhằm đảm bảo cho chính sách xã hội đó vận hành trong  thực tiễn. Học viên cho ví dụ minh họa với các chính sách xã hội cụ thể. 2. Dựa trên chuyến tham quan thực tế các chính sách công (Điện khí gió và đê   bao chuẩn bị  cho dự  án lọc dầu) tại hai xã Thạnh Phong và Thanh Hải của   Huyện Thanh Phú, Tỉnh Bến Tre.  Anh chị  hãy dự  báo các chính sách xã hội  cần triển khai tại hai xã trên. Học viên viên chọn một trong các chính sách xã  hội vừa nêu để tư vấn cho các nhà quản lý tại địa phương nhằm giúp họ hình   thành chính sách xã hội cụ thể cho nhóm người yếu thế tại địa bàn trên. Trang 1
  2. BÀI LÀM Câu 1. a. Khái niệm chính sách, chính sách xã hội  Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ  ý hướng dẫn các quyết  định và đạt được các kết quả  hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố  về  ý  định, và được thực hiện như  một thủ  tục hoặc giao thức. Các chính sách  thường được cơ  quan quản trị  thông qua trong một tổ  chức. Chính sách có  thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan.  Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ  quan thường hỗ  trợ  quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của  một số  yếu tố  và do đó thường khó kiểm tra khách quan, ví dụ: chính sách  cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các chính sách tương phản để hỗ trợ  việc ra quyết định khách quan thường hoạt động trong tự  nhiên và có thể  được kiểm tra khách quan Chính sách xã hội  là một dạng chính sách được nhà nước ban hành  nhằm cung cấp cho người dân những dịch vụ xã hội tốt nhất. Các chính sách  xã hội nhằm hỗ  trợ  cho các đối tượng khó khăn trong xã hội( nhóm người   yếu thế).  Chính sách xã hội được đưa ra bởi Đảng và nhà nước  nhằm bổ trợ cho   chính sách công, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội và phục vụ  cho  lợi ích chung của xã hội.  Ví dụ: Để tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, Đảng và nhà  nước có chính sách hỗ trợ cho các gia đình thuộc hộ nghèo như sau:  + Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh + Miễn học phí cho học sinh, sinh viên + Hỗ trợ vay vốn xây nhà ở + Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng Trang 2
  3. b. Các thành tố căn bản của một chính sách nhằm đảm bảo cho chính  sách xã hội đó vận hành trong thực tiễn bao gồm: hành lang pháp lý, sự  đồng thuận của nhân dân và thực tiễn.  Trong đó: ­ Hành lang pháp lý là tập hợp các quy định pháp luật hợp thành thể chế, chế  định có tính chuyên ngành dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội  cùng tính chất, liên hệ  khăng khít với nhau, để  phân biệt với các quan hệ  xã  hội thuộc loại khác, bảo đảm cho sự  thống nhất cho sự  vận hành của các  quan hệ  xã hội đó. Mỗi loại quan hệ  xã hội có hành lang pháp lý riêng của   mình.  Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật là thể chế hóa chính sách của  Đảng thành pháp luật nhưng cũng là một bước xây dựng và hoàn thiện chính   sách công. Nếu chính sách (khi chưa được luật pháp hóa) chỉ là những cái đích  mà người ta cần hướng tới, chưa phải là những quy tắc xử  sự  có tính ràng  buộc chung hay tính bắt buộc phải thực hiện, thì pháp luật lại là những chuẩn  mực có giá trị pháp lý bắt buộc chung và được bảo đảm thực hiện bằng sức  mạnh cưỡng chế của Nhà nước; Khi đã được thể chế hóa thì, vì chính sách là   nội dung, pháp luật là hình thức nên chính sách có vai trò chi phối, quyết định  đối với pháp luật. Khi tư tưởng chính sách thay đổi thì pháp luật phải thay đổi   theo. Ngược lại, pháp luật lại là công cụ thực tiễn hóa chính sách. Chính sách  muốn đi vào cuộc sống một cách thực sự  hiệu quả  thì phải đựợc luật pháp  hóa. ­ Đồng thuận của nhân dân là điều kiện khách quan cho sự tồn tại,  ổn định  và phát triển bền vững của mỗi hệ  thống xã hội; đồng thời là phương thức   tập hợp lực lượng hữu hiệu nhất trong đời sống chính trị ­ xã hội, trong công  tác dân vận hiện nay. Đồng thuận của nhân dân là sự  nhất trí cao trong tư  tưởng, hành động tạo nên sức mạnh thực hiện mục đích, lí tưởng chung. Đối   tượng chính sách  ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả  thực thi chính sách. Chính  sách có đạt được mục đích đề  ra hay không, không chỉ  phụ  thuộc vào chất  lượng chính sách và năng lực của chủ  thể  thực thi chính sách, mà còn phụ  thuộc vào thái độ của đối tượng chính sách.  Theo đó, nếu đối tượng chính sách tiếp nhận và ủng hộ  chính sách thì   việc thực thi chính sách sẽ  thuận lợi. Còn nếu đối tượng chính sách không  tiếp nhận chính sách, không  ủng hộ  chính sách thì việc thực thi sẽ  khó khăn,  từ đó làm cho chi phí thực thi chính sách tăng lên. Việc chỉ có một bộ phận đối   Trang 3
  4. tượng chính sách tiếp nhận chính sách cũng làm cho quá trình thực thi chính  sách trở  nên khó khăn hơn. Do đó, sự  tiếp nhận và  ủng hộ  của đối tượng  chính sách là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực  thi chính sách công. Mục tiêu chính sách thường đa dạng, nhưng thường được  thể hiện là sự phân phối và điều chỉnh đối với lợi ích của một bộ phận người   cũng như  tiến hành kiểm soát hay làm thay đổi hành vi đối với một bộ  phận  người. Mức độ hưởng ứng và tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách  vừa liên quan đến sự  tính toán về  mặt chi phí – lợi ích của đối tượng chính   sách, vừa liên quan đến mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của  đối tượng chính sách.  Một chính sách được ban hành, nếu mang lại lợi ích thiết thực cho đối  tượng chính sách hoặc mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hành vi của   đối tượng chính sách không lớn thì thường dễ được đối tượng chính sách tiếp  nhận, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Trái lại, nếu đối  tượng chính sách cho rằng, chính sách đó không mang lại lợi ích cho họ, thậm   chí ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ, hoặc mức độ điều chỉnh của chính   sách đối với hành vi của đối tượng chính sách là lớn thì đối tượng chính sách   thường ít tiếp nhận chính sách, thậm chí là cản trở  thực hiện chính sách. Vì  vậy, để  tăng cường sự  tiếp nhận của đối tượng chính sách, việc hoạch định  chính sách cần phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thể hiện được lợi  ích cơ  bản của người dân hoặc xác định mức độ  phù hợp trong điều chỉnh   hành vi đối với đối tượng chính sách. ­ Chính sách thực tiễn với sự phát triển của xã hội là một tất yếu. Xây dựng,  thực hiện các chính sách phù hợp với các giai tầng xã hội; giải quyết hài hòa  các quan hệ  xã hội, ngăn chặn, giải quyết có hiệu quả  những vấn đề  xã hội  bức xúc, những mâu thuẫn có thể  dẫn đến xung đột xã hội… quan tâm thích  đáng đến các tầng lớp, bộ  phận yếu thế  trong xã hội, đồng bào các dân tộc  thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắc phục xu hướng gia tăng phân hóa   giàu – nghèo, bảo đảm sự  phát triển xã hội  ổn định và bền vững... Kịp thời   kiểm soát và xử lý các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội..  Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hóa   xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ  trong   phát triển sản xuất, tăng năng xuất lao động, thực hiện bình đẳng trong các   quan hệ  xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp. Các vấn đề  chính  sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ  vai  Trang 4
  5. trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ  chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết   những vấn đề xã hội. c. Ví dụ minh họa đối với các chính sách xã hội cụ thể:  Hiện tại ở nước ta đang có 2 hướng chính sách về xã hội chính là: + Nhóm chính sách xã hội được đưa ra cho những người lao động trong xã hội  và những đối tượng  ấy vẫn hay được gọi là đối tượng xã hội và đối tượng  chính sách. + Chính sách đối với giai cấp xã hội là những chính sách dành cho nhiều tầng  lớp trong xã hội hiện tại, với những nhóm xã hội điển hình như: tầng lớp tri  thức, tầng lớp thanh thiếu niên, chính sách về tôn giáo, chính sách dân tộc... + Bên cạnh đó, khi thực thi một số  chính sach công, chính sách xã hội còn   được áp dụng tức thời cho một số đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn như  quy hoạch cầu, đường bị mất đất đai và nhà ở... Có thể xem đây là những chính sách được đưa ra bởi nhà nước, với mục  đích  ổn định an sinh xã hội thông qua những hành động động cụ  thể. Nhiều  nhóm đối tượng khác nhau sẽ  được phân loại rõ ràng để  hưởng những chính  sách về  xã hội do chính nhà nước áp dụng. Về  định nghĩa “đối tượng chính  sách” bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn chính là những đối tượng thuộc vào  diện những người lao động nhưng vì hoàn cảnh, điều kiện sống khó khăn có  thể từ kinh tế  hoặc do những tác nhân tự  nhiên chủ  quan, hoặc hoàn cảnh từ  chính bản thân họ. Nhóm đối tượng này sẽ được hưởng các chính sách về xã  hội do chính phủ hỗ trợ với mục đích giúp họ  được sống với quyền lợi bình  đẳng. Những tầng lớp khác trong xã hội, tăng điều kiện được tiếp cận với   những thông tin, và dịch vụ xã hội được cải tiến. Đối tượng cụ thể bao gồm:  + Nhóm đối tượng thuộc diện người dân tộc thiểu số tại Việt Nam + Những công dân  ưu tú điển hình, trực tiếp tham gia vào những hoạt động  sản xuất với trên 5 năm làm việc liên tục, và trong đó sẽ  cần phải có 02 năm  đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua” được phía tỉnh, thành phố, nơi địa phương cư  trú công nhận và trao tặng bằng khen. + Trường hợp là những thương bệnh binh, công an nhân dân, quân nhân, tại  ngũ được đơn vị  cử  đi học, hoặc đã thực hiện xong nghĩa vụ  từ  12 tháng trở  lên và hiện tại đã xuất ngũ ở khu vực 1. Trang 5
  6. + Nhóm đối tượng là con của thương bệnh binh, liệt sĩ, con của bà mẹ  Việt   Nam anh hùng, con thương binh bị mất sức lao động từ  81% trở  lên, con anh   hùng lao động, con anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. + Đối tượng là công an nhân dân hoặc quân nhân, được đơn vị  cử  đi học tập  hoặc quân nhân, công an đã thực hiện xong nghĩa vụ  trên 24 tháng trở  lên và  hiện tại đã xuất ngũ. Các hộ được hưởng quyền lợi, chính sách nhà nước + Hộ nghèo + Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn + Gia đình thuộc hộ dân tộc thiểu số + Hộ gia đình có người là thương bệnh binh và có công với cách mạng + Những hộ gia đình bị ảnh hưởng từ chất độc màu da cam do hậu quả chiến   tranh để lại Xét trường hợp cụ thể: Chính sách xã hội đối với hộ gia đình có người   là thương bệnh binh và có công với cách mạng. Chính sách xã hội đối  với hộ gi đình có người là thương bệnh binh và có công với cách mạng  được thực hiện bởi 3 thành tố: + Hành lang pháp lý: Chính sách xã hội đối với hộ gi đình có người là thương   bệnh binh và có công với cách mạng được thể  hiện thành văn bản luật và   được áp dụng trên phạm vi cả nước. + Sự đồng thuận của nhân dân: Đây là một chính sách mang tính nhân văn thể  hiện sự đền ơn đáp nghiã đối với các thương bệnh binh và các chiến sỹ đã hy  sinh trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Được Đảng, nhà nước và nhân dân ủng   hộ. Hằng năm, tháng 7 được xem là tháng tình nguyện của thanh niên: thăm  mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi gia đình chính sách, viếng nghĩa trang liệt sĩ,  thắp nến tri ân ngày 27.7,... + Chính sách mang tính thực tiễn: Ngoài vật chất, các hộ gia đình có người là  thương bệnh binh và có công với cách mạng còn được sự  hỗ  trợ  chia sẻ  về  mặt tinh thần. Trong thời hòa bình, dù mang thương tật, hoặc mất mác người   thân, nhưng các hộ gia đình có người là thương bệnh binh và có công với cách  mạng vẫn cảm thấy được sự  quan tâm của Đảng, nhà nước, xã hội. Có như  thế, mới thấy sự  dũng cảm và hy sinh trong chiến tranh là xứng đáng, khi  chiến tranh xảy ra, Tổ  quốc cần thì nhân dân mới sẵn sàng đứng lên cùng  Đảng và nhà nước chống giặc bảo vệ Tổ quốc.  Trang 6
  7. Câu 2. a. Giới thiệu về huyện Thạnh Phú, xã Thạnh Phong, xã Thạnh Hải Thạnh Phú là một trong 3 huyện biển của tỉnh Bến Tre với diện tích  411 km2, dân số  127.800 người, mật độ  dân số  khá thấp đạt 312 người/km2.   Thị Trấn Thạnh Phú nằm trên Quốc lộ 57, cách thành phố Bến Tre 45 km, có   đường bờ biển dài khoảng 25 km thuộc 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải.   Xã Thạnh Phong diện tích 39,61km2, mật độ dân số còn thấp (thấp hơn  312 người/km2) nằm phía Tây Nam của huyện thạnh Phú là vùng chuyên sản   xuất thủy sản, nông nghiệp. Thạnh Phong với khí hậu mát mẻ, môi trường  sinh thái trong lành giữa màu xanh của những cánh rừng bạc ngàn, rộng lớn,  thuộc vùng hạ  lưu song Mêkông, bên bờ  biển đông, địa bàn sông ngòi chằng  chịt và có các bãi bồi, tạo nên nơi lý tưởng cho những làng nghề truyền thống:   Xứ  biển­sân nghêu­đầm tôm­ao cá­rẫy dưa­vườn xoài Tứ  Quý hình thành và  phát triển, mang lại nét văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc. Khu du   lịch sinh thái cộng đồng Thạnh Phong nằm  ở vị trí trung tâm của quần thể du   Trang 7
  8. lịch Tây Nam Bộ. Phía Đông giáp Biển đông, phía Tây giáp song Cổ  Chiên,  thuộc vị  trí đối diện với Thành Phố  Trà Vinh và Vĩnh Long, cách thị  Trấn   Thạnh Phú 17 km, cách Thành Phố Bến Tre khoảng 57 km về hướng Bắc. Xã Thạnh Hải  có diện tích 55,11 km2, mật độ  dân số  còn thấp hơn  mật độ  chung của huyện. Tại đây có hệ  thống rừng phòng hộ  và rừng đặc  dụng nhằm giữ  sạt lỡ  đất và biến đổi khí hậu. Thạnh Hải phát triển du lịch  biển, bãi biển Cồn Bửng, một trong những bãi biển vẫn còn lưu giữ  được   nguyên nét  hoang sơ  vốn có, với những món  ăn hải sản­đặc sản của quê  hương.   Nhìn chung kinh tế  huyện tập trung chủ  yếu là nông nghiệp và nuôi   trồng thủy hải sản với chính sách 3 cây, 3 con chủ  lực: 3 cây “Cây lúa, cây   dừa, cây xoài”, 3 con “ Con tôm, con Bò, con gà”, hiện nay các sản phẩm cũng  đã hình thành nên thương hiệu của Thạnh Phú: “Gạo sạch Thạnh Phú”­là loại   gạo trồng trong vuông nuôi tôm ít phân và không thuốc trừ sâu; Xoài tứ Quý;… đã được đăng ký nhãn hiệu, truy suất nguồn gốc sản phẩm. Huyện còn tỉ  lệ  hộ  nghèo 6,73%; có 5/18 xã thị  trấn được công nhận xã nông thôn mới; dự  kiến đến cuối năm 2020 có thêm 2 xã; đến 2025 huyện đạt huyện nông thôn  mới; xây dựng 02 xã thành độ thị loại V.  Các chính sách công đầu tư phát triển 2 xã biển của Thạnh Hải, Thạnh   Phong của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre hiện nay đã và đang tập trung trên  2 xã này: ­ Thạnh Hải: Phát triển du lịch biển, xây dựng hoàn thiện các công trình như  quần thể di tích “Đường Hồ  Chí Minh trên biển”; Lăng Ông Nam Hải và Dự  án Điện khí gió của Tập đoàn Tân Hoàn Cầu chủ đầu; đi kèm với dự án là xây   dựng các thiết chế để phục vụ dụ lịch trong thời gian sắp tới.  + Dự  án Khu di tích đường Hồ  Chí Minh trên biển   tại Cồn Bửng, xã  Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, là một trong những địa danh lưu  giữ  giá trị lịch sử văn hóa của cuộc kháng chiến vĩ đại, nơi sản sinh ra các vị  anh hùng trung kiên bất khuất. Khu di tích có tổng diện tích 635 ha, vốn đầu  tư  1.500 tỷ  đồng. Tại đây đã dựng Bia di tích Đường Hồ  Chí Minh trên biển   và các viên đá khác của một số tỉnh thành, cơ quan đơn vị trên khắp đất nước   Việt Nam.  Đây là công trình văn hóa, lịch sử  được đặt đúng điểm xuất phát của   những con tàu không số năm xưa, ngay trong khu du lịch tầm cỡ quốc gia, để  Trang 8
  9. tưởng nhớ  đến những nỗ  lực không mệt mỏi của cán bộ  chiến sỹ  Đoàn tàu  Không số  nhằm chi viện  đắc lực cho chiến trường miền Nam trong cuộc  kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hào hùng của dân tộc. Công trình được thiết  kế với qui mô lớn, phù hợp với không gian địa điểm xây dựng và ý nghĩa quan  trọng của tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển. Nơi đây cảnh quan tuyệt đẹp,  gần khách sạn 4 sao, gần bãi tắm và là một trong những điểm du lịch thú vị  hấp dẫn du khách bốn phương. + Lăng Ông Nam Hải là lăng mới thay thế cho lăng xây tạm thời từ cuối năm  2004 đến nay để thờ 2 cá ông (tọa lạc tại khu vực lăng cũ ở tổ NDTQ số 2, ấp   Thạnh Hải, còn gọi là cồn Bửng ­ xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú), do Công   ty cổ phần Khai thác khoáng sản ATM ­ Hà Nội đầu tư. Công trình này nằm   trong quần thể chung của Dự án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị  Di  tích lịch sử  Đường Hồ  Chí Minh trên biển”. Qua đó, tạo tiền đề  tốt cho sự  phát triển du lịch tâm linh và phát triển kinh tế, văn hóa ­ xã hội ở cồn Bửng. Tổng   kinh   phí   xây   dựng   lăng   mới   khoảng   30   tỷ   đồng,   diện   tích   2.600m2, với thiết kế phục vụ khoảng 50 ngàn lượt du khách trên 1 lần lễ hội   Nghinh ông diễn ra nhiều ngày. Lăng được xây dựng theo kiến trúc phương   Đông, trong đó có tiền sảnh, điện thờ, khu trưng bày cốt 2 cá ông và các hạng   mục phụ khác của công trình. Theo truyền thuyết, cá ông (cá voi) được xem là  pháp y (áo choàng sau) của Quan Thế Âm (hay Nam Hải Bồ tát) quăng xuống   biển để cứu giúp người dân đi biển trước những bão táp cuồng phong. Lễ hội   Nghinh ông là lễ  tưởng nhớ  công  ơn của vị  “đại tướng quân Nam Hải” đã   không ít lần cứu giúp ngư dân vượt qua sóng to gió lớn, đem lại điềm lành và   hạnh phúc cho mọi người. + Dự án Điện khí gió của Tập đoàn Tân Hoàn Cầu là dự án Nhà máy điện gió   số  5, tại xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú. Nhà máy có công suất 120MW,   gồm 24 tuabin gió 3,3 ­ 4,5MW, được xây dựng mới hoàn toàn trên biển, với   diện tích mặt biển sử  dụng 48ha. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ  là một địa  điểm nổi bật, tạo cảnh quan mới lạ, thu hút khách du lịch, tạo sinh kế  cho   người dân, góp phần phát triển chung của tỉnh. ­ Thạnh Phong: Chính phủ định hướng có chủ  trương đầu tư  Cảng nước sâu  và nhà máy lọc dầu cấp quốc gia, hiện nay đang tập trung làm bờ kè tránh thay  đổi dòng chảy và sạc lỡ. Trang 9
  10. b. Dự báo các chính sách xã hội cần triển khai tại hai xã Thạnh Phong  và Thạnh Hải ­ Chính sách đền bù cho người dân có nhà ở và đất canh tác nông nghiệp trong   các dự án du lịch và điện khí gió và hỗ trợ tái định cư, việc làm, trường học...   cho các hộ gia đình này. ­ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo chịu ảnh hưởng của dự án tại địa phương. ­ Chính sách bảo vệ môi trường dân sinh, hệ sinh thái ven biển. ­ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển kinh tế. ­ Chính sách hỗ trợ các tín ngưỡng, tôn giáo. c. Phân tích chính sách đền bù cho người dân có nhà  ở  và đất canh tác  nông nghiệp trong  các dự án du lịch và điện khí gió và hỗ trợ tái định cư,   việc làm, trường học... cho các hộ gia đình này. Trong quá trình thực hiện các dự án, việc thu mua và đền bù đất là điều  bắt buộc xảy ra. Đa số  việc đền bù tiền  của nhà nước và doanh nghiệp cho   người dân là phù hợp tức thời. Tuy nhiên, chính sách hỗ  trợ  tái định cư, việc  làm, trường học... cho các hộ  gia đình này là một vấn đề  quan trọng nhưng  chưa thực hiện sâu sát được. Người dân địa phương quen với việc canh tác   nông nghiệp bỗng dưng mất nhà, mất đất canh tác. Trong trường hợp không  được hỗ trợ, người dân sẽ tự phát mua nhà ở một khu vực khác. Vì vậy, việc   thay đổi chỗ   ở, thay đổi trường học của con cái, mất đất canh tác, không có  việc làm hoặc việc làm không phù hợp  có thể dẫn đến nghèo đói, tệ  nạn xã  hội trong tương lai. Vì vậy, tốt nhất, khi thực hiện dự án, nhà  nước nên thống kê số lượng   người trong độ  tuổi lao động có nguy cơ mất việc làm, mất đất canh tác. Hỗ  trợ họ có khu tái định cư phù hợp để con cái có thể đến trường học tập. Bản   thân họ cũng cần hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ  và năng lực.   Có như thế, lợi ích mà các dự án mang lại cho địa phương  càng ngày sẽ được  nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội. Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0