intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận cuối kỳ: Thái độ của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN về cộng đồng LGBT

Chia sẻ: _Vũ Khôi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

345
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận cuối kỳ "Thái độ của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN về cộng đồng LGBT" được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu cụ thể về thái độ, quan điểm của một bộ phận giới trẻ về cộng đồng LGBT. Phát hiện ra nguyên nhân tồn tại những thái độ khác nhau. Từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục (đính chính, định hướng lại những quan điểm sai lầm còn tồn tại về cộng đồng LGBT). Tạo điều kiện để khích lệ, cổ vũ, động viên cộng đồng LGBT trong trường nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục thể hiện bản thân, sáng tạo…. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận cuối kỳ: Thái độ của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN về cộng đồng LGBT

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN Đề tài: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT Họ và tên: Đỗ Kim Ngân MSSV: 19032575 Khoa: Việt Nam học và Tiếng việt Giảng viên: TS. Trần Thị Thanh Vân ThS. Nguyễn Thị Kim Lân Hà Nội , tháng 8 năm 2021
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin phép được gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đưa bộ môn Nhập môn Năng lực thông tin vào chương trình giảng dạy. Tiếp theo, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên bộ môn TS. Trần Thị Thanh Vân và Ths. Nguyễn Thị Kim Lân đã hết sức tâm huyết truyền đạt kiến thức đối với sinh viên trong học phần này, Mặc dù, do tình hình dịch bệnh chỉ có thể tiến hành giảng dạy qua hình thức trực tuyến, nhưng chúng em vẫn được tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất, từ đó nhìn nhận và tiếp cận vấn đề một cách khoa học, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thuận lợi nhất. Mặc dù đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học xong vì kiến thức và năng lực còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong muốn nhận được đánh giá của cô để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5 2. Tổng quan về đề tài ..................................................................................... 6 2.1 Trên thế giới .................................................................................................. 6 2.2 Tại Việt Nam ................................................................................................. 6 2.3 Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN .......................... 7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8 3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 8 3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 8 4.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 8 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 8 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 8 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 9 NỘI DUNG .................................................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ............ 10 1. 1 Các khái niệm ................................................................................................... 10 1.1.1 LGBT .................................................................................................. 10 1.1.2 Đồng tính............................................................................................ 10 1.1.3 Song tính ............................................................................................ 10 1.1.4 Chuyển giới ........................................................................................ 10 1.1.5 Bản dạng giới ..................................................................................... 10 1.1.6 Giới .................................................................................................... 10 1.1.7 Giới tính. ............................................................................................ 10 2
  4. 1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu ....................................................... 10 1.2.1 Lý thuyết tâm lý học về nhận thức...................................................... 10 1.2.2 Lý thuyết tâm lý học về thái độ ....................................................... 111 CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT ........................ 12 2.1 Thực trạng thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN về cộng đồng LGBT.................................................................... 12 2.1.1 Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát ....................................... 12 2.1.2 Nhu cầu giao lưu kết bạn của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN với cộng đồng LGBT ...................... 12 2.1.3 Thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN trước những hành động kỳ thị cộng đồng LGBT ......................................................................................................... 143 2.2 Nguyên nhân dẫn đến những thái độ khác nhau của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đến cộng đồng LGBT .......... 154 2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến thái độ tích cực về cộng đồng LGBT ........... 154 2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thái độ tiêu cực về cộng đồng LGBT ........... 155 2.3. Đề xuất giải pháp ............................................................................................ 166 KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….18 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 19 Phụ lục ......................................................................................................................... 20 3
  5. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Sinh viên các khóa trong trường tham gia khảo sát .................................... 22 Biểu đồ 2: Sự quan tâm của sinh viên về cộng đồng LGBT ........................................ 22 Biểu đồ 3: Nhu cầu giao lưu, kết bạn của sinh viên với cộng đồng LGBT ................. 23 Biểu đồ 4: Sinh viên trước những hành động kỳ thị cộng đồng LGBT ....................... 23 4
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một người đồng tính, song tính hay chuyển giới,…(gọi chung là những người thuộc cộng đồng LGBT) không còn quá xa lạ với giới trẻ hiện nay, đặc biệt là trong thời đại tiếng nói của sự bình đẳng được ủng hộ nhiệt tình không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Trước khi được sống là chính mình, sống đúng với cá tính, con người thật của mình, cộng đồng LGBT đã phải trải qua thời gian vô cùng khó khăn để được chấp nhận. Họ từng sống trong sự kỳ thị của xã hội, thậm chí bị coi là những bệnh nhân tâm thần, là những kẻ bệnh hoạn lệch lạc về tâm lý, lối sống tha hóa. Những định kiến và kỳ thị từ xã hội đè nặng lên tâm trí họ. “Con người ở khắp mọi nơi đều giống nhau vì họ đều là con người” (Trần N. T., 1999, p. 12). Đó là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa nhân văn. Xã hội nào cũng mong muốn hướng tới sự bình đẳng, ca ngợi và tôn vinh sự đa dạng. Quyền con người là một trong những giá trị cao nhất mà các quốc gia đề cao và bảo vệ. Song song với sự phát triển của đất nước là sự phát triển của con người về các quan hệ đạo đức, suy nghĩ, lối sống…. Chính vì thế cộng đồng LGBT ngày càng được đón nhận với những cái nhìn tích cực hơn mặc cho quyền của một bộ phận công dân này vẫn còn là vấn đề gây tranh luận ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy xu hướng ủng hộ cộng đồng này trên thế giới ngày càng tăng. Không thể phủ nhận, trong những năm gần đây hiện tượng đồng tính, song tính, chuyển giới… phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là quốc gia nhạy bén với tình hình thế giới nên những vấn đề liên quan đến LGBT cũng đang nhận được sự quan tâm của dư luận cũng như giới khoa học. Ngày càng nhiều những sự kiện, phong trào bình đẳng giới, đòi quyền kết hôn đồng giới,…được tổ chức ở Việt Nam, nhận thức của công dân Viêt Nam - đặc biệt là giới trẻ đã có nhiều thay đổi. Nhưng liệu bên cạnh phương diện đồng tình, ủng hộ thì đâu đó còn bộ phận vẫn giữ cho mình những thái độ trái chiều hay không? Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (USSH) là ngôi trường đào tạo hàng đầu về lĩnh vực xã hội trong cả nước vì thế việc sinh viên trong trường được tiếp cận với vấn đề LGBT. Bên cạnh đó, Hội sinh viên trường còn có 5
  7. CLB Nhân Văn- Bình Đẳng Giới với mục đích giúp sinh viên USSH nói riêng và thanh niên nói chung xóa bỏ định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới. Tại môi trường đầy tính nhân văn như vậy, tôi muốn có những đánh giá thực tế hơn về quan điểm của các bạn sinh viên với vấn đề LGBT ở thời điểm hiện tại. Vì thế tôi xin phép tiến hành nghiên cứu tiểu luận: “Thái độ của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN về cộng đồng LGBT”. 2. Tổng quan về đề tài 2.1 Trên thế giới Mỗi khu vực, quốc gia hiện tượng đồng tính, song tính, chuyển giới lại xuất hiện và tồn tại dưới những hình thức khác nhau nên thái độ của xã hội đối với cộng đồng này ở mỗi khu vực cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn, thời cận đại ở Nhật Bản, đối với các samurai, một thiếu niên được khuyến khích quan hệ tình dục với một chiến binh lớn tuổi nhưng quan hệ giữa hai người nam trưởng thành là không thích hợp (Tình Yêu Của Các Samurai, 1990) Từ thập niên 1970, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề người đồng tính. Thống kê về thái độ toàn cầu của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2007 với nội dung: Xã hội có nên chấp nhận đồng tính luyến ái không? đã thu được kết quả như: Hoa Kỳ 49% có, 41% không; Pháp 83% có 17% không; Vương quốc Anh 71% có 21% không; Hàn Quốc 18% có 77% không....(NW et al., 2007). Dữ liệu thống kê cho thấy vấn đề về người đồng tính cũng nhận được sự quan tâm khá cao từ xã hội, xong không phải quốc gia nào cũng ủng hộ cộng đồng này ngay từ đầu. Tuy vậy, hiện nay trên thế giới có 28/220 quốc gia và vùng lãnh thổ chấp nhận hôn nhân đồng giới. Điều đó chứng tỏ thái độ của nhân loại với cộng đồng LGBT ngày càng cởi mở, tích cực hơn. Các quốc gia còn lại tuy chưa công nhận song cũng không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp. 2.2 Tại Việt Nam Không thể phủ nhận hiện tượng đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam đang ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Một phần có sự phát triển như vậy bởi cộng đồng đang dần tạo dựng được chỗ đứng để có thể thể hiện bản thân. Ở Việt Nam luật pháp không coi đồng tính là tội phạm hay tệ nạn. Những vấn đề có liên quan trực tiếp đến bộ phận công dân này vẫn chưa được thừa nhận cụ thể và rõ ràng trong những văn bản 6
  8. pháp luật tại nước ta, song không vì thế mà thái độ của công dân với cộng đồng này cũng bị giới hạn khuôn khổ. Từ ngay thập niên 90 đã xuất hiện các đề tài nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu về thái độ xã hội đối với cộng đồng người đồng tính vẫn còn mỏng và hạn chế. Chỉ khi có những bước tiến mới về xã hội, con người thoải mái hơn trong việc thể hiện suy nghĩ của mình thì việc nghiên cứu về thái độ dành cho cộng đồng LGBT cũng phát triển với những chiều hướng khác nhau. Số lượng những nghiên cứu về cộng đồng LGBT nói chung không hề nhỏ, xoay quanh nhiều vấn đề khác nhau: quyền của người đồng tính, liên giới với các công trình nghiên cứu như: “Về quyền xác định giới tính và quyền phẫu thuật chuyển giới tính tại Việt Nam”, Trương Hồng Quang (2014), Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; “Quyền của nhóm LGBT-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thị Lan, Đại học Luật Hà Nội....; hay vấn đề bạo hành với nghiên cứu “Bạo lực với người đồng tính tại Hà Nội”, Lê Thị Thu, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-ĐHQGHN (Lê T. T., 2014) Đặc biệt, trong hơn 10 năm trở lại đây, viện iSEE được sáng lập với tư cách là một trong những tổ chức tiên phong trong hoạt động nghiên cứu về LGBT. Nhờ những đề tài nghiên cứu của Viện iSEE đã cung cấp những cái nhìn đa diện hợ về cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Trong đó phải kể đến nghiên cứu với đề tài: “Có phải bởi vì tôi là LGBT?” của tác giả Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương đã đưa ra những định kiến, hố đen còn tồn tại trong suy nghĩ của một bộ phận công dân đối với LGBT và những khó khăn mà cộng đồng này đang gặp phải với số liệu thống kê: 31,6% những người khảo sát cho thấy họ đang bị phân biệt đối xử, 27,6% bị phân biệt đối xử trên 10 lần trong 12 tháng... 2.3 Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN Vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBT cũng đã và đang trở thành mối quan tâm và được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của nhiều sinh viên trong trường. Trong đó có nhiều đề tài được đánh giá cao: “Định kiến, kỳ thị và phân biệt đối với người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam” của Phạm Thu Hoa, Đồng Thị Yến; “Rào cản trong công khai xu hướng tình dục của người song tính”, nhóm sinh viên ngành Công tác xã hội và ngành Thái Lan học, trưởng nhóm Phạm Kim Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN...(19032575 | Trung tâm Thông tin Thư viện - ĐHQGHN (Library and Information Center Vietnam National University, Hanoi)), n.d.). Đặc biệt đề tài “Rào cản trong công khai xu hướng tình dục của người song tính” đã xuất sắc giành Giải Nhất 7
  9. sinh viên Nghiên cứu Khoa học cấp ĐHQGHN năm 2018. Các đề tài này không chỉ có giá trị thực tiễn cao mà còn là nguồn thông tin đáng tin cậy cho những nghiên cứu về sau. Với mong muốn tiếp tục phát triển thêm nhiều khía cạnh có liên quan đến cộng đồng LGBT, đồng thời nhận thức những đề tài nghiên cứu trước chưa đánh giá được cụ thể những thái độ khi tiếp xúc với cộng đồng LGBT ( có thì là ở khía cạnh tiêu cực về các định kiến, sự kỳ thị...) nên tôi đã quyết định theo đuổi đề tài: “Thái độ của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN về cộng đồng LGBT” để có thể đóng góp thông tin về vấn đề này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, K62, K63 và K64, K65. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian nghiên cứu: năm 2021 - Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu cụ thể về thái độ, quan điểm của một bộ phận giới trẻ về cộng đồng LGBT 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tăng cường số liệu, dẫn chứng cụ thể về vấn đề nghiên cứu. - Phát hiện ra nguyên nhân tồn tại những thái độ khác nhau. Từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục (đính chính, định hướng lại những quan điểm sai lầm còn tồn tại về cộng đồng LGBT). - Tạo điều kiện để khích lệ, cổ vũ, động viên cộng đồng LGBT trong trường nói riêng và cả nước nói chung tiếp tục thể hiện bản thân, sáng tạo…. 5. Câu hỏi nghiên cứu Sinh viên đang học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN hiện nay có thái độ như thế nào đối với người thuộc cộng đồng LGBT? 8
  10. Vì sao họ lại có những thái độ, cách ứng xử như vậy? 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: quan sát thông qua các hoạt động mà mỗi cá nhân tham gia nhằm khai thác thông tin đa chiều, bổ trợ cho các nhận định của đề tài. - Phương pháp phân tích tài liệu: đề tài sử dụng phương pháp phân tích nguồn tài liệu sơ cấp: số liệu dựa trên khảo sát tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN - Khảo sát được thực hiện dưới hình thức bảng hỏi, từ ngày 01/08/2021 đến ngày 08/08/2021 trên Internet. Khảo sát được truyền bá chủ yếu thông qua kênh Facebook. Thời gian trung bình để hoàn thành một phiếu khảo sát là 5 phút. Sau khi hoàn thành quá trình khảo sát, sẽ thu thập số liệu, phân tích và kết quả được trình bày dưới dạng biểu đồ tròn. 9
  11. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 1. 1 Các khái niệm 1.1.1 LGBT: là cách viết tắt tiếng Anh thông dụng nhất cho cộng đồng đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới "lesbian, gay, bisexual, transgender" (ISEE_Factsheet_Bang+doi+chieu+thuat+ngu+LGBT_2014.Pdf, n.d.). Đồng tính, song tính và chuyển giới được dùng để nhấn mạnh những bản dạng và xu hướng tình dục đa dạng. 1.1.2 Đồng tính: là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm và/hoặc tình dục với người cùng giới tính. 1.1.3 Song tính: là người có cảm giác hấp dẫn về tình cảm và/hoặc tình dục đối với cả hai giới tính. 1.1.4 Chuyển giới: là người có bản dạng giới tự nhận không trùng với giới tính sinh học. 1.1.5 Bản dạng giới: còn gọi là nhận thức giới tính, nhận dạng giới tính là tâm lý của một người tự xác định về giới tính của bản thân. Nhận thức giới tính không nhất thiết dựa trên giới tính sinh học hoặc giới tính được người khác cảm nhận và cũng không phải là thiên hướng tình dục. Nhận thức giới tính có thể là: nam, nữ, người chuyển giới, không phải là nam cũng không phải là nữ. 1.1.6 Giới: Giới chỉ các vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan niệm xã hội hình thành nên được coi là chuẩn mực của nam giới và nữ giới. Giới chỉ các quan niêm, mong đợi và các chuẩn mực được công nhận rộng rãi liên quan đến phụ nữ và đàn ông. Chúng bao gồm cả những quan niệm về đặc điểm và khả năng "điển hình" cho phụ nữ và đàn ông nên ứng xử như thế nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Chúng phản ánh và tác động lên vai trò khác nhau mà phụ nữ và nam giới có thể thực hiện trong xã hội cũng như vị trí, sức mạnh kinh tế. 1.1.7 Giới tính: Giới tính chỉ đặc điểm sinh học và sinh lí học giúp phân biệt được đàn ông và phụ nữ. 1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 1.2.1 Lý thuyết tâm lý học về nhận thức Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, gồm nhiều giai đoạn, quy trình, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác nhau và mang lại những sản phầm 10
  12. khác nhau về hiện tượng khách quan. Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể chia làm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính gồm cảm giác và tri giác. Nhận thức lý tính gồm tư duy và tưởng tượng (Lê K., 2004) Vận dụng lý thuyết đó vào đề tài, chúng ta nhận thấy rằng: Nhận thức đóng vai trò quan trọng để cá nhân có được những hiểu biết nhất định về hiện thực khách quan. Trong đề tài, nhận thức và thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về cộng đồng LGBT có mối quan hệ chặt chẽ. 1.2.2 Lý thuyết tâm lý học về thái độ Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp của cá nhân bao gồm hệ thống thái độ đối với hiện thực khách quan và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng. Nhóm tập trung vận dụng lý thuyết về hệ thống thái độ. Thuật ngữ thái độ có nhiều cách định nghĩa, trong đó định nghĩa được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu Tâm lý học Việt Nam: “thái độ, về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi”. Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm 4 mặt (Lê K., 2004): - Thái độ đối với tập thể và xã hội: lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, thái độ chính trị, tinh thần cộng đồng… - Thái độ đối với lao động: yêu lao động, cần cù, sáng tạo... - Thái độ đối với mọi người: quý trọng, tinh thần đoàn kết, tính cởi mở, chân thành, thẳng thắn, công bằng… - Thái độ đối với bản thân: khiêm tốn, tự trọng, tinh thần tự phê bình... Trong phạm vi đề tài, chủ yếu đề cập tới thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn đối với cộng đồng LGBT, tức dựa trên lý thuyết về mặt thứ ba của hệ thống thái độ (thái độ với mọi người). 11
  13. CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN VỀ CỘNG ĐỒNG LGBT 2.1 Thực trạng thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN về cộng đồng LGBT Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN có môi trường học đường năng động, hội nhập, tạo điều kiện cho sinh viên được khẳng định, thể hiện bản thân về giới tính, năng lực. Trong chính Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHKHXH&NV Lần thứ X, nhiệm kỳ 2019-2022 đã đề ra khẩu hiệu: “Tuổi trẻ Nhân văn: Đổi mới - Sáng tạo - Văn minh - Hội nhập”. Chính vì vậy, đối với vấn đề liên quan đến giới, đặc biệt là cộng đồng LGBT, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự quan tâm từ các sinh viên được khảo sát trong trường. 2.1.1 Đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát Nhóm đã tiến hành khảo sát trực tuyến trên Internet đối với 106 sinh viên của trường, từ sinh viên năm tư K62 đến sinh viên năm nhất K65, trong đó năm nhất K65 chiếm tỉ lệ cao nhất với 94 người chiếm 88,7%, năm hai chiếm 5,7% và năm ba, năm tư đều chiếm số phần trăm là 2,8%. Như vậy, nghiên cứu đã nhận được sự tham gia khảo sát từ sinh viên cả 4 khóa như mục tiêu đề ra. Theo kết quả từ khảo sát, trong số 106 sinh viên đã tham gia có tới 70,8% quan tâm, có những hiểu biết nhất định về cộng đồng LGBT. Trong khi đó, số sinh viên chưa quan tâm, không biết về LGBT là 29,2%. Con số này vẫn chiếm một tỉ lệ không nhỏ, điều đó phần nào phản ánh các vấn đề về giới và xu hướng tính dục vẫn chưa nhận được sự quan tâm, hiểu biết cần thiết. Khi sinh viên được hỏi về thái độ nếu bắt gặp một người thuộc cộng đồng LGBT trong trường, “Bình thường” là câu trả lời được ghi nhận nhiều nhất, chiếm tới 86,8% trong phiếu khảo sát. Câu trả lời này đồng nghĩa với việc sinh viên không để ý hay bận tâm về giới tính của đối phương, đồng thời thể hiện sự thoải mái nếu có bắt gặp. Trong khi đó, câu trả lời “Không quan tâm” chiếm 7,5%, “Rất quan tâm” chiếm 5,7%. 2.1.2 Nhu cầu giao lưu kết bạn của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN với cộng đồng LGBT Khi được đặt ra câu hỏi có muốn giao lưu, kết bạn với những người thuộc cộng đồng LGBT hay không, có 92 câu trả lời là “Có” (chiếm tới 86,8%). Ngoài ra, có tới 74 12
  14. người thực hiện khảo sát (chiếm 69,8%) đã từng tiếp xúc với cộng đồng LGBT. Đây là những con số khá tích cực. Đặc biệt, trong số 74 người đã từng tiếp xúc với LGBT, có 39,19% nói rằng họ cảm thấy người thuộc cộng đồng LGBT giống như bao người, không có gì khác biệt; 31,08% có những cảm nhận tích cực về cộng đồng LGBT như thân thiện, hòa đồng, thẳng thắn, khéo léo… Ngược lại, cũng có không ít câu trả lời nói rằng LGBT khó hiểu, một số lại cho rằng người thuộc cộng đồng LGBT khá khó gần, đem lại cảm giác hơi ghê. Những cảm nhận khác nhau này có thể được lý giải bởi sự tiếp xúc với những cá nhân thuộc cộng đồng LGBT khác nhau, trong hoàn cảnh khác nhau. Mặt khác, cũng có những cá nhân thuộc cộng đồng LGBT sống khép mình, chưa thể hiện bản thân nên cách nhìn nhận của những người xung quanh chưa thể đầy đủ, toàn diện. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vẫn có những sinh viên có thái độ tiêu cực với cộng đồng LGBT Bên cạnh đó, trong phiếu khảo sát, tôi đã tìm hiểu về những hành động của cộng đồng LGBT để lại ấn tượng trong các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN và nhận được 68 phản hồi. Những hành động từ cộng đồng LGBT được kể đến như: Thứ nhất, sinh viên cảm nhận được tinh thần tích cực từ các bạn thuộc cộng đồng LGBT. Những bạn đó đã nhận ra được giới tính thật của bản thân, chấp nhận và tự tin sống đúng với xu hướng tính dục của bản thân, tự tin thể hiện trước người khác và dám lên tiếng đấu tranh vì quyền lợi của cộng đồng họ. Có 30,88% trong 68 phản hồi, trả lời theo hướng này. Thứ hai, điều tạo nên ấn tượng của các bạn sinh về cộng đồng LGBT là bởi sự chân thành, quan tâm, giúp đỡ bạn bè, sống lạc quan. Câu trả lời này chiếm 22,06%. Thứ ba, các sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đặc biệt ấn tượng với những người truyền cảm hứng xuất phát từ cộng đồng LGBT, họ tham gia sự kiện diễu hành Hanoi Pride 2019 – Tuần lễ tự hào Hà Nội 2019; họ là những nghệ sĩ, MC đã và đang cống hiến cho xã hội. Đặc biệt phải kể đến là Hương Giang Idol – nữ ca sĩ, MC đồng thời là Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018. Cô là một trong những người thuộc cộng đồng LGBT, vượt lên khó khăn để khẳng định mình, đóng góp những thành công cho quá trình đấu tranh của cộng động mình. Có những bạn sinh viên ngưỡng mộ Hương Giang Idol và coi cô là một tấm gương ý chí, nghị lực đáng để học hỏi. 13
  15. Thứ tư, những người thuộc cộng đồng LGBT đã thể hiện một cách duyên dáng ở môi trường học đường. Họ thể hiện tình cảm với nhau một cách văn minh, chân thành. Như vậy, nhu cầu giao lưu, kết bạn với cộng đồng LGBT ở mỗi sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN là khác nhau. Một trong những nhân tố thúc đẩy nhu cầu đó chính từ những hành động tích cực của cộng đồng LGBT. 2.1.3 Thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN trước những hành động kỳ thị cộng đồng LGBT Nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT luôn hiện hữu trong cuộc sống với nhiều hình thức từ suy nghĩ, thái độ, hành vi. Một nghiên cứu được thực hiện của Trung tâm sáng kiến và sức khỏe dân số (CCIHP,2010) về “Bạo lực trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới ở Việt Nam” cho thấy cộng đồng LGBT ở Việt Nam bị bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần từ chính những người thân trong gia đình. Các hình thức bạo lực thể xác: đánh đập, trói xích, bắt làm công việc nặng nhọc. Đặc biệt bị bạo lực về tinh thần: chửi mắng, lăng mạ, cô lập, giám sát, làm quyền quyền riêng tư,...(Đồng, 2017). Bên cạnh đó, ngày 17/5 hàng năm là ngày thế giới lên tiếng chống lại nạn kỳ thị và phân biệt đối xử với người thuộc cộng đồng LGBT bằng nhiều hành động ý nghĩa. Chính vì vậy, tôi đã đặt ra giả thiết nếu thấy những hành động kỳ thị người thuộc cộng đồng LGBT, bạn có lên án không. Kết quả nhận được có 77 câu trả lời “Có” (chiếm 72,6%) và 29 câu trả lời “Không” (chiếm 23.8%) Bên cạnh đó, có 53,8% người tham gia khảo sát sẵn sàng tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền giúp mọi người hiểu hơn và có nhận thức khách quan, khoa học về cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, có 46,2% đã chọn “Không”, số liệu trên cho thấy sinh viên tuy bất bình trước những hành động kỳ thị nhưng chưa sẵn sàng có những hoạt động cụ thể để thay đổi nhận thức về những giá trị chuẩn mực của cộng đồng LGBT. Điều này góp phần phản ánh sự chưa chủ động tiếp cận, phổ cập các kiến thức về giới và xu hướng tính dục của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. Tóm lại, qua khảo sát và quá trình phân tích số liệu, nhóm nhận thấy phần lớn sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN có thái độ tích cực, nhìn nhận đúng đắn về cộng đồng LGBT. Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên trường còn thái 14
  16. độ tiêu cực. Nhìn chung, sinh viên trường cần được trang bị thêm những kiến thức về giới, đặc biệt về cộng đồng LGBT để có cách nhìn chính xác, khách quan. 2.2 Nguyên nhân dẫn đến những thái độ khác nhau của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đến cộng đồng LGBT 2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến thái độ tích cực về cộng đồng LGBT Theo tôi, thái độ tích cực của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được hình thành bởi nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến: Thứ nhất, bản thân sinh viên chủ động tìm tòi, có sự hiểu biết chính xác về LGBT: các nguồn thông tin chính thống như những công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo, chương trình của Ban Khoa Giáo… Thứ hai, do môi trường học đường của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đầy tính nhân văn, năng động, tiến bộ. Vì vậy mà sinh viên dễ dàng tiếp xúc, có cách nhìn đa chiều về giới. Thứ ba, do xã hội phát triển theo hướng mở, đa dạng: Hiện nay xã hội không chỉ tồn tại hai giới tính là nam và nữ. Có rất nhiều giới tính song song cùng tồn tại, họ đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng của mình và được xã hội công nhận một số quyền lợi nhất định. Bên cạnh đó, những chương trình truyền hình, các cuộc thi cũng tạo điều kiện cho thí sinh thuộc cộng đồng LGBT tham gia, thể hiện bản thân, tạo cầu nối giữa cộng đồng LGBT với xã hội. Thứ tư, do bản thân cộng đồng LGBT cũng không làm gì quá khác biệt, họ sống và làm việc như tất cả mọi người, thể hiện bản thân một cách văn minh. Họ cống hiến cho sự phát triển của xã hội và đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng mình. 2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thái độ tiêu cực về cộng đồng LGBT “Có phải bởi vì tôi yêu người cùng giới? Có phải vì tôi là người chuyển giới? Có phải vì thể hiện, điệu bộ, cử chỉ của tôi?”. Mỗi người đồng tính, song tính hay chuyển giới chắc hẳn đều đã từng ít nhất lần hoài nghi và tự đặt câu hỏi như vậy khi đứng trước sự đối xử không công bằng của người khác với mình. Điều gì khiến họ trở nên khác biệt trong cách nhìn của người khác? Điều gì khiến sự khác biệt đó trở thành lý do cho những thái độ phản ứng tiêu cực của những người xung quanh? 15
  17. Những quan điểm lần lượt được đưa ra: “Tôi không hề phản đối LGBT, nhưng...”, “Tôi có rất nhiều bạn bè là LGBT, nhưng...”. Vậy, những lý do đã dẫn đến những quan điểm đó là gì? Theo tôi, có một số lý do như sau: Thứ nhất, chưa có hiểu biết, nền tảng kiến thức nhất định về LGBT nên có những quan điểm bày tỏ thái độ kinh sợ vì cộng đồng LGBT khác biệt. Thứ hai, do sự bảo thủ, định kiến: Bản thân cảm thấy khó có thể chấp nhận, bảo thủ về ý kiến đã định hình sẵn: “Cuộc sống thường không chật hẹp trong những ngôi nhà, trên những con đường, góc phố, mà chính trong những định kiến và suy nghĩ của con người” (Danh ngôn Định kiến, n.d.). Biểu hiện của định kiến với người đồng tính : thái độ tiêu cực không công bằng của xã hội đối với nhóm người có xu hướng tình dục thiểu số. Đó là sự đánh giá, phán xét đc hình thành từ trước về người đồng tính dựa trên các khuôn mẫu mà cá nhân tiếp thu được từ gia đình, bạn bè (Đồng, 2017). Thứ ba, chịu ảnh hưởng những chuẩn mực truyền thống trong gia đình: Xã hội Việt Nam, các nước phương Đông cũng như các nước trên thế giới đòi hỏi nam giới mạnh mẽ, quyết đoán, gánh vác mọi trọng trách và là trụ cột gia đình. Còn nữ giới lấy “công- dung – ngôn- hạnh” mà làm chuẩn mực. Dân gian có câu: “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng”. Vì vậy, việc có biểu hiện lệch chuẩn sẽ bị xếp vào hạng “đồng bóng”, “đồng tính”, “bê đê”... đồng thời không được xã hội công nhận. Thứ tư, đó là tâm lý đám đông: Khi đã có những hiểu biết nhất định về cộng đồng LGBT, tuy nhiên, hiệu ứng “hùa theo đám đông” làm ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như cách nhìn nhận về cộng đồng LGBT. Đôi khi việc “Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng đưa những tin sai lệch về người đồng tính” như: khắc họa chân dung người đồng tình một cách sai lệch, sử dụng ngôn ngữ chỉ sự thấp hèn, coi thường người đồng tính... đã tác động không nhỏ đến nhận thức và thái độ kỳ thị, định kiến về người đồng tính của người tiếp nhận. 2.3. Đề xuất giải pháp Nắm bắt được những lý do dẫn đến những thái độ tiêu cực, tôi đề xuất một số giải pháp cho vấn đề đặt ra. Trước hết là xây dựng một khối nền kiến thức về cộng đồng LGBT cho những cá nhân, tập thể, nhóm người chưa có hiểu biết về LGBT cũng như bồi đắp những lỗ hổng, những 16
  18. ý kiến tiêu cực về cộng đồng LGBT bằng cách tuyên truyền, giáo dục,... Vào ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã "giải mã" thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Những người thuộc cộng đồng LGBT không phải là những bệnh nhân, họ cần được đối xử như tất cả mọi người. Từ đó ngày 17/5 hằng năm là "Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) - IDAHO" (International Day Against Homophobia and Transphobia). Liên Hiệp quốc coi "Quyền LGBT" (các quyền đối với cộng đồng LGBT như: công nhận hôn nhân đồng giới đối với người đồng tính, cho phép chuyển đổi giới tính với người chuyển giới, công nhận hay cho phép nhận người LGBT sinh con, nhận con nuôi... trong luật pháp) là vấn đề nhân quyền và cần thực hiện tại các quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cần có những tổ chức, đoàn thể có những hoạt động, chương trình tôn vinh những người thuộc cộng đồng LGBT có đóng góp lớn cho sự nghiệp, tổ quốc và xã hội để truyền cảm hứng, niềm tin cho chính cộng đồng LGBT cũng như khẳng định bản thân đối với mọi người và xã hội. Tiếp theo, cần lên án, phê phán những cá nhân, tổ chức, nhóm người có thái độ hay hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, sinh viên trong trường có thể tham gia các câu lạc bộ, tổ chức,... về cộng đồng LGBT, như mô hình Câu lạc bộ Nhân văn – Bình đẳng giới của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN. 17
  19. KẾT LUẬN Qua những tìm hiểu về thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, tôi rút ra một số nhận định có tính kết luận như sau: Về thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN: Phần lớn các sinh viên có thái độ tích cực, ứng xử văn minh với cộng đồng LGBT. Thái độ đó được thể hiện qua sự tôn trọng những khác biệt, nhu cầu muốn giao lưu, kết bạn, nhìn nhận đánh giá những điểm tích cực của cộng đồng LGBT… Đặc biệt, các bạn sinh viên ấn tượng với những hành động tích cực, nhân văn mà cộng đồng LGBT đang thực hiện: “Họ thành công để chứng minh cho những người thân của họ rằng họ cũng như những người bình thường, họ cũng có quyền hạnh phúc, và để họ có điều kiện đấu tranh cho cộng đồng mình” (Người tham gia khảo sát) Về việc hạn chế thái độ tiêu cực với cộng đồng LGBT: Thay đổi nhận thức từ mỗi cá nhân để có cách nhìn nhận chính xác, khách quan về cộng đồng LGBT. Đồng thời, nhà trường cùng các tổ chức Đoàn, Hội tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận nguồn thông tin khoa học, chuẩn xác về giới, xu hướng tính dục và đặc biệt là cộng đồng LGBT. 18
  20. Tài liệu tham khảo 19032575 | Trung tâm Thông tin Thư viện—ĐHQGHN (Library and Information Center Vietnam National University, Hanoi)). (n.d.). Retrieved August 10, 2021, from https://lic.vnu.edu.vn/vi/users/19032575 Danh ngôn Định kiến. (n.d.). Retrieved August 10, 2021, from https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/329 Đào, X. D. (2002). Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên. ĐHQGHN. Đồng, T. Y. (2017). Định kiến đối với người đồng tính: Luận án TS. Tâm lý học: 623104 [Thesis, H.: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn]. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/60959 ISEE_Factsheet_Bang+doi+chieu+thuat+ngu+LGBT_2014.pdf. (n.d.). Retrieved August 10, 2021, from https://static1.squarespace.com/static/526c21b5e4b0d43e45f6c4c2/t/54060f2 be4b00e19c7ed6c1a/1409683243061/iSEE_Factsheet_Bang+doi+chieu+thua t+ngu+LGBT_2014.pdf?fbclid=IwAR1sur0- QMMxpvGjQv6eYOvG2MNUZdcuhSZwPeGuHDDHRlRfsfKX_KnYDF0 Lê K. (2004). Giáo trình tâm lý học đại cương. Đại học Quốc gia Hà Nội. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/81616 Lê T. T. (2014). Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội [Thesis]. http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/12501 Lgbt. (2008). https://search.credoreference.com/content/topic/lgbt Nam B. T. giới và V. (2019, January 11). Xóa định kiến với giới tính thứ 3: Nỗ lực từ 2 phía! Báo Thế giới và Việt Nam. https://baoquocte.vn/xoa-dinh-kien-voi- gioi-tinh-thu-3-no-luc-tu-2-phia-85312.html NW 1615 L. St, Washington S. 800, & Inquiries D. 20036 U.-419-4300 | M.-857- 8562 | F.-419-4372 | M. (2007, October 4). Chapter 3. Views of Religion and Morality. Pew Research Center’s Global Attitudes Project. https://www.pewresearch.org/global/2007/10/04/chapter-3-views-of- religion-and-morality/ SAOStar.vn. (2018, September 28). Sống trong xã hội mang nhiều định kiến kì thị, cộng đồng LGBT sang chấn nặng nề. Tạp chí điện tử Saostar.vn. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2